intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: Mhvghbn Mhvghbn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

469
lượt xem
109
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam khái quát về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại đối với các ngân hàng thương mại. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Hà Thu Lớp : Anh 10 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : PGS, TS Đặng Thị Nhàn Hà Nội, tháng 5/2010
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................... 3 I. Những vấn đề chung về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế .......... 3 1. Sự cần thiết của hoạt động thương mại quốc tế .................................... 3 2. Nhu cầu tài trợ cho hoạt động thương mại quốc tế ................................ 4 3. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế ...................................................... 5 4. Phân loại tài trợ thương mại quốc tế ....................................................... 5 4.1.Theo nguồn tài trợ....................................................................................... 5 4.2. Theo mục đích tài trợ ................................................................................. 6 5. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế..................................................... 6 5.1. Đối với bên nhận tài trợ............................................................................. 6 5.2. Đối với bên tài trợ (ngân hàng thương mại) ............................................ 6 5.3. Đối với nền kinh tế ..................................................................................... 7 6. Một số hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM ............... 8 6.1. Bảo lãnh...................................................................................................... 8 6.2. Chiết khấu bộ chứng từ............................................................................ 10 6.3. Bao thanh toán Factoring và Forfaiting ................................................ 11 6.4. Biên lai tín thác ........................................................................................ 14 6.5. Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ............................................................... 15 6.6 Mở thư tín dụng (L/C) thanh toán hàng NK............................................ 16 6.7. Tín dụng thuê mua ................................................................................... 17 6.8. Đồng tài trợ .............................................................................................. 18
  3. II. Những vấn đề chung về rủi ro và rủi ro trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế ................................................................................. 19 1. Rủi ro và rủi ro trong thương mại quốc tế ............................................19 1.1. Rủi ro ........................................................................................................ 19 1.2. Rủi ro trong thương mại quốc tế ............................................................. 20 2. Rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ...............................21 2.1. Khái niệm.................................................................................................. 21 2.2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ........ 22 2.3. Các loại rủi ro xảy ra trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế...... 22 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ....................................................................................................................... 24 2.5. Nguyên nhân của rủi ro trong tài trợ hoạt động thương mại quốc tế .. 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .........................................................................................................31 I. Một số nét về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank) ........................................................................................ 31 1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................31 2. Mô hình tổ chức ......................................................................................34 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong năm 2009 34 II. Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ............................................................. 40 1. Bảo lãnh ..................................................................................................40 2. Chiết khấu bộ chứng từ ..........................................................................44 3. Phát hành L/C .........................................................................................46 4. Bao thanh toán........................................................................................48 5. Cho vay vốn tài trợ XNK .........................................................................50
  4. III. Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Vietcombank......................................................................... 53 1. Phân tích thực trạng rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế tại Vietcombank................................................................................................53 1.1. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tín dụng nói chung của Vietcombank .................................................................................................... 53 1.2. Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Vietcombank ............................................................................................... 56 2. Ảnh hưởng của rủi ro tài trợ thương mại quốc tế tại VCB ..................61 3. Nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ............................................61 3.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 61 3.2. Nguyên nhân từ phía Vietcombank ......................................................... 62 3.3. Nguyên nhân từ phía người nhận tài trợ ................................................ 63 4. Thực trạng công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .....66 4.1. Thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro ............................. 66 4.2. Thực trạng công tác xử lý nợ xấu ........................................................... 69 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ..........................................................72 I. Định hƣớng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ..................................... 72 1. Định hướng chung của Vietcombank ...................................................72 2. Định hướng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Vietcombank 74 3. Định hướng về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài trợ thương mại quốc tế tại Vietcombank......................................................................................77
  5. II. Một số giải pháp cụ thể để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế đối với Vietcombank ......................... 78 1. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro ...........................................................78 2. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro .......................................................84 III. Một số kiến nghị với các bên có liên quan ...................................... 86 1. Những kiến nghị với Chính phủ và các ngành.....................................86 2. Những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .........................................87 3. Những kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ....89 4. Những kiến nghị đối với các doanh nghiệp ..........................................92 KẾT LUẬN .........................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................95
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BL Bảo lãnh BLNH Bảo lãnh ngân hàng BTT Bao thanh toán LNH Liên Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NK Nhập khẩu NQH Nợ quá hạn TCKT Tổ chức kinh tế TMQT Thương mại quốc tế VCB Vietcombank (Tên tiếng Anh của Ngân hàng Ngoại thương) XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  7. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn của Vietcombank trong hai năm 2008-2009 35 Bảng 2.2: Số liệu dư nợ tín dụng năm 2008 và 2009...........................................36 Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ tại Vietcombank năm 2009.....................37 Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh thẻ tại Vietcombank .........................................38 Bảng 2.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank ..................39 Bảng 2.6: Tình hình hoạt động bảo lãnh Vietcombank năm 2008 và 2009 ........43 Bảng 2.7: Tỷ trọng các loại bảo lãnh trong doanh số phát hành BL năm 2009 ..43 Bảng 2.8: Tình hình hoạt động chiết khấu bộ chứng từ tại VCB ........................46 Bảng 2.9: Tình hình mở L/C thanh toán tiền hàng nhập khẩu tại VCB ..............47 Bảng 2.10: Doanh số bao thanh toán quốc tế tại Vietcombank năm 2008-2009 50 Bảng 2.11: Dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank 2009 ..........53 Bảng 2.12: Tổng dư nợ tín dụng và nợ quá hạn tại Vietcombank từ năm 2006 đến nay .................................................................................................................54 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp phân loại nợ của Vietcombank ................................. 55 Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn trong nghiệp vụ bảo lãnh của Vietcombank .. 57 Bảng 2.15: Tình hình nợ quá hạn trong nghiệp vụ thanh toán L/C của VCB ..... 58 Bảng 2.16: Tình hình nợ quá hạn của Vietcombank từ năm 2006 đến nay ........ 60 Bảng 2.17: Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía khách hàng .............................. 64 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng...........................................10 Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ Factoring ...........................................................12 Sơ đồ 1.3: Qui trình nghiệp vụ Forfaiting ............................................................13 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank .......................................................34 Sơ đồ 2.2: Qui trình bao thanh toán xuất khẩu của Vietcombank .......................48 Sơ đồ 2.3: Qui trình bao thanh toán nhập khẩu của Vietcombank ......................49
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hoạt động thương mại quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam. Thực tiễn gần 25 năm đổi mới của nước ta đã minh chứng cho điều đó. Thông qua thương mại quốc tế, Việt Nam không những phát huy được lợi thế so sánh của mình mà còn tận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng kinh nghiệm quản lý của các nước từ đó nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Để tham gia có hiệu quả vào hoạt động thương mại quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn phát sinh trong suốt quá trình xuất nhập khẩu. Nhận thức được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhiều ngân hàng thương mại đã và đang triển khai hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Trong số các ngân hàng này, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nổi lên như là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tài trợ. Hiện nay, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đang là một trong những hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Vietcombank. Tuy nhiên, cũng giống như các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn những rủi ro. Với mong muốn làm rõ những rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với Vietcombank và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa cũng như hạn chế những rủi ro đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: "Phân tích các rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam" làm đề tài khoá luận của mình. 1
  9. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế; phân tích thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế các rủi ro này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. - Về thời gian: Từ năm 2006 - 2009. Giải pháp đề xuất đến năm 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Người viết sử dụng phương pháp phân tích, thống kê và so sánh nhằm làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài. 5. Nội dung nghiên cứu: Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2
  10. CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Những vấn đề chung về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế 1. Sự cần thiết của hoạt động thương mại quốc tế Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển và phồn thịnh nếu không có sự giao lưu kinh tế với bên ngoài. Trên thực tế, các quốc gia càng phát triển, nhu cầu của người dân càng tăng cao thì các quan hệ thương mại quốc tế càng được mở rộng. Thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Các quốc gia có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực giá rẻ hay khoa học kỹ thuật hiện đại để tiến hành chuyên môn hóa sản xuất một vài loại hàng hóa và dịch vụ nhất định rồi đem trao đổi lấy những hàng hóa mà nước mình sản xuất kém hiệu quả hơn. Nhờ vậy, mỗi nước có thể giảm chi phí sản xuất, tận dụng được tính kinh tế theo qui mô đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thương mại quốc tế bao gồm hai hoạt động chính: xuất khẩu và nhập khẩu mà mỗi hoạt động đều có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Xuất khẩu (XK) đem lại nguồn thu về ngoại tệ, tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và tạo điều kiện cho nhập khẩu diễn ra thuận lợi hơn. Nhập khẩu (NK) giúp bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt do trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng; đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ tạo tiền đề cho sản xuất. Bên cạnh đó, NK còn có tác dụng hỗ trợ 3
  11. XK thông qua việc cung cấp các nguyên nhiên vật liệu, thiết bị đầu vào cho XK. 2. Nhu cầu tài trợ cho hoạt động thương mại quốc tế Xuất nhập khẩu hàng hoá là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, không phải nhà XK, NK nào cũng có đủ vốn để tự tài trợ cho tất cả các giai đoạn đó. Do vậy, họ phải tìm đến sự tài trợ từ bên ngoài. - Nhu cầu tài trợ của nhà nhập khẩu: Giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng: Nhà NK cần được tài trợ cho phần chi phí bỏ ra để nghiên cứu, phân tích thị trường, từ đó đưa ra quyết định về mặt hàng nhập khẩu và lựa chọn nhà XK. Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng: Nhà NK cần được tài trợ để đặt cọc cho nhà xuất khẩu. Giai đoạn nhận hàng: Đối với nhiều phương thức giao hàng, nhà NK phải gánh chịu chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm. Giai đoạn bán lại hàng cho các đầu mối phân phối trong nước: Nếu nhà NK chủ động bán lại hàng thì họ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi nhập hàng cho đến khi hàng hoá được tiêu thụ. - Nhu cầu tài trợ của nhà xuất khẩu: Giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng: Nhà XK có nhu cầu được tài trợ cho quá trình tìm kiếm khách hàng, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài và đàm phán. Giai đoạn sản xuất: Nhà XK cần được tài trợ vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Giai đoạn giao hàng: Nếu nhà XK phải trả chi phí vận chuyển và bảo hiểm thì họ cũng cần tài trợ cho những chi phí này, Giai đoạn sau khi giao hàng: Nhà XK có nhu cầu bù đắp các khoản phải thu, nhất là các khoản phải thu trả chậm. 4
  12. Xuất phát từ những nhu cầu trên của các nhà XNK mà tài trợ thương mại quốc tế đã ra đời và phát triển. 3. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế: Tài trợ thương mại quốc tế là việc một bên (bên tài trợ) cung cấp những phương tiện và hỗ trợ về mặt tài chính giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (bên nhận tài trợ) hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của nó bao gồm việc tài trợ cho xuất khẩu và tài trợ cho nhập khẩu, trên mọi phương diện từ ngắn hạn đến dài hạn. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế trên thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa hai bên: một bên là bên tài trợ (bên đưa ra sự hỗ trợ tài chính), và một bên là các doanh nghiệp (bên nhận sự hỗ trợ). Về bản chất, tài trợ thương mại quốc tế cũng là hình thức tín dụng nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp XNK dưới nhiều hình thức khác nhau. 4. Phân loại tài trợ thương mại quốc tế: 4.1.Theo nguồn tài trợ - Tài trợ của nhà nước: đây là hình thức tài trợ gián tiếp thông qua ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng, các cơ quan của chính phủ… dưới các hình thức bảo lãnh, tái chiết khấu,… hoặc thông qua việc ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ. - Tài trợ của ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương tài trợ trực tiếp cho các trung gian tài chính thông các nghiệp vụ như tái chiết khấu, tái cấp vốn đồng thời tài trợ gián tiếp cho mọi chủ thể của nền kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ. - Tài trợ của các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại): Đây là hình thức tài trợ phổ biến nhất trên thế giới. Đặc trưng của hình thức tài trợ này là tài trợ thông qua việc mua lại các chứng từ, hối phiếu,... và các hình thức cho vay xuất nhập khẩu. 5
  13. - Tài trợ của bản thân người mua/người bán: đây là nguồn tài trợ được thực hiện thông qua việc mua bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Các công cụ thường được sử dụng là hối phiếu trả chậm, thanh toán ghi sổ hoặc ứng trước…. Như vậy, nguồn vốn tài trợ thương mại quốc tế là rất đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài khóa luận này, em chỉ tìm hiểu về các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại (NHTM). 4.2. Theo mục đích tài trợ - Tài trợ xuất khẩu: Đây là hình thức tài trợ nhằm hỗ trợ cho nhà xuất khẩu trước, trong và sau khi thực hiện đơn hàng với nhà nhập khẩu. - Tài trợ nhập khẩu: Đây là hình thức tài trợ nhằm hỗ trợ cho nhà nhập khẩu trong vấn đề tài chính và uy tín để họ có thể nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài thuận tiện và nhanh chóng. 5. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế 5.1. Đối với bên nhận tài trợ Tài trợ thương mại quốc tế giúp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về vốn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, vật dụng,…. phục vụ sản xuất và tiêu dùng đồng thời xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài để thu ngoại tệ. Tài trợ thương mại quốc tế làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng, từ đó giúp gia tăng uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng quốc tế. Cụ thể, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua nguyên nhiên liệu đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng hẹn. Còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng giá trị lớn với mức giá vừa phải. 5.2. Đối với bên tài trợ (ngân hàng thương mại) Tài trợ thương mại quốc tế đem đến một nguồn thu đáng kể góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì ngân hàng thu phí trên mỗi công đoạn dịch 6
  14. vụ thực hiện cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể tăng doanh thu thông qua lãi suất. Trong tài trợ thương mại quốc tế, người ta thường áp dụng nhiều loại hình lãi suất khác nhau như lãi suất cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, lãi suất chiết khấu bộ chứng từ,… Tiền lãi thu được từ những hoạt động tài trợ thường rất cao vì giá trị của các đơn hàng xuất nhập khẩu thường ở mức vừa và lớn. Thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, các ngân hàng có cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp và các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Bởi vì, để thực hiện được hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thì cần phải có sự phối kết hợp của các ngân hàng. Hợp tác giúp hiểu biết lẫn nhau, từ đó tạo niềm tin và tăng cường mối quan hệ làm ăn lâu dài. 5.3. Đối với nền kinh tế Tài trợ thương mại quốc tế thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó, góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta. Thông qua tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM, doanh nghiệp có điều kiện hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần loại bỏ các tệ nạn xã hội, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tài trợ thương mại quốc tế góp phần phục vụ các chương trình, mục tiêu phát triển của đất nước, góp phần mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới; tăng cường sự hợp tác lẫn nhau trên cơ sở các bên cùng có lợi. 7
  15. 6. Một số hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM 6.1 Bảo lãnh 6.1.1 Khái niệm "Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay".1 Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem là loại tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngừa những tổn thất cho bên nhận bảo lãnh khi có sự vi phạm của bên đối tác. 6.1.2. Các hình thức bảo lãnh - Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh  Bảo lãnh trực tiếp: Loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết bồi thường không hủy ngang trực tiếp cho người thụ hưởng. Sau khi đã bồi thường cho người thụ hưởng, ngân hàng truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người được bảo lãnh.  Bảo lãnh gián tiếp: Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước người thụ hưởng (gọi là ngân hàng bảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính hay bảo lãnh gốc) và chuyển cho người thụ hưởng. - Đứng trên góc độ tài trợ thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được chia thành: 1 Khoản 1, Điều 2, Chương 1, Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng 8
  16.  Bảo lãnh xuất khẩu: là hình thức bảo lãnh của ngân hàng cho người được bảo lãnh là người xuất khẩu. Bảo lãnh xuất khẩu bao gồm một số loại: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh bảo hành: là cam kết của của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về bảo hành theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.  Bảo lãnh nhập khẩu: là hình thức bảo lãnh của ngân hàng cho người được bảo lãnh là người nhập khẩu. Hình thức bảo lãnh nhập khẩu cơ bản nhất là bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. 9
  17. 6.1.3 Quy trình của BLNH Ngân hàng (người bảo lãnh) (5) (2) (3) (4) Khách hàng (người được bảo lãnh) Người thứ 3 (người nhận bảo lãnh) (1) Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng (1) Khách hàng ký hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, vay vốn v.v…. và bên thứ ba yêu cầu phải có BLNH. (2) Khách hàng làm đơn yêu cầu bảo lãnh gửi ngân hàng. Ngân hàng thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu của bảo lãnh cũng như mức độ rủi ro. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng bảo lãnh và ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng. (3) Ngân hàng thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba. (4) Theo như đã thỏa thuận với khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra. (5) Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi phí). 6.2. Chiết khấu bộ chứng từ 6.2.1. Khái niệm Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức ngân hàng tài trợ cho nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu xuất trình trong thời hạn quy định. Giá mua bộ chứng từ sẽ thấp hơn trị giá bộ chứng từ sau khi đã trừ đi lãi suất phát sinh và các chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu tiền từ ngân hàng mở L/C. 10
  18. 6.2.2. Các hình thức chiết khấu - Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng không được quay lại đòi tiền người XK nếu người NK từ chối thanh toán bộ chứng từ. - Chiết khấu truy đòi: Với hình thức này, nếu như người nhập khẩu từ chối không thanh toán bộ chứng từ thì ngân hàng có quyền truy đòi khách hàng của mình. Mức phí đối với loại chiết khấu này thấp hơn so với trường hợp chiết khấu miễn truy đòi. 6.2.3 Lợi ích của chiết khấu bộ chứng từ đối với nhà xuất khẩu Bất cứ một nhà xuất khẩu nào cũng muốn quay vòng vốn nhanh tuy nhiên vì nhiều lí do, không phải lúc nào nhà xuất khẩu cũng được thanh toán ngay sau khi giao hàng. Do vậy nếu nhận được hình thức tài trợ này của ngân hàng, thì người xuất khẩu sẽ có ngay một nguồn vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong thời gian chờ người nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng. Mặt khác, người XK có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách cấp tín dụng cho người NK thông qua việc chấp nhận thanh toán trả chậm. 6.3 Bao thanh toán Factoring và Forfaiting 6.3.1 Bao thanh toán Factoring - Khái niệm Theo Công ước UNIDROIT về Bao thanh toán, Hợp đồng Bao thanh toán Factoring là hợp đồng giữa đơn vị bán và đơn vị bao thanh toán, theo đó người bán có thể hoặc chuyển nhượng cho các đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa/dịch vụ giữa người bán và người mua hàng. Đơn vị bao thanh toán phải thực hiện ít nhất hai trong 4 chức năng sau: i) tài trợ cho bên bán, ii) quản lý các tài khoản liên quan đến 11
  19. khoản phải thu, iii) thu hộ các khoản phải thu, iv) bảo hiểm các khoản phải thu không thanh toán của con nợ 2. - Phân loại Bao thanh toán Factoring Theo phạm vi hoạt động địa lý  Factoring nội địa: là Factoring chỉ giới hạn trong biên giới một quốc gia  Factoring quốc tế: là Factoring liên quan đến ít nhất hai quốc gia khác nhau dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu. Theo phạm vi trách nhiệm đối với rủi ro  Factoring có truy đòi: nếu nhà factor không đòi được các khoản phải thu đến hạn từ người mua, họ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán.  Factoring miễn truy đòi: Factor không có quyền đòi lại số tiền ứng trước cho người bán và còn phải thanh toán tiếp phần còn lại của hóa đơn. - Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring Nhà Factor 3 5 2 4 Người bán 1 Người mua Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ Factoring (1) Bên bán lập hóa đơn, cùng với chỉ thị là bên mua trực tiếp trả tiền cho nhà factor, rồi gửi cho bên mua. (2) Bên bán gửi một bản sao hóa đơn cho nhà factor. (3) Nhà factor trả một tỷ lệ nhất định giá trị hóa đơn theo như thỏa thuận cho bên bán. 2 Điều 1, Công ước UNIDROIT về Bao thanh toán quốc tế - UNIDROIT Convention on International Factoring - Ottawa, Canada, 28 May 1988 12
  20. (4) Nhà factor tiến hành các thủ tục kiểm soát tín dụng bao gồm duy trì sổ cái bán hàng, thư từ và các cuộc nói chuyện điện thoại với bên mua, nếu cần thiết. (5) Bên mua thanh toán toàn bộ giá trị hóa đơn cho nhà factor theo thời hạn thỏa thuận. 6.3.2 Bao thanh toán Forfaiting - Khái niệm Bao thanh toán Forfaiting là dịch vụ tài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khấu các khoản phải thu xuất khẩu bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán tại một mức lãi suất cố định. - Qui trình Forfaiting 2 Nhà XK 3 Nhà NK 5 1 7 6 4 9 Forfaiter 8 Ngân hàng Sơ đồ 1.3: Qui trình nghiệp vụ Forfaiting (1). Forfaiter cam kết mua lại các chứng từ (ký hợp đồng Forfaiting) (2). Hợp đồng thương mại (3). Nhà XK giao hàng cho nhà NK (4). Ngân hàng của nhà NK tiến hành bảo lãnh thanh toán (5). Nhà NK giao hối phiếu, kỳ phiếu (đã có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng) cho nhà XK (6). Nhà XK giao các tài liệu chứng từ theo như thỏa thuận cho nhà Forfaiter 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2