KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN<br />
<br />
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh<br />
tế mở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã,<br />
<br />
uế<br />
<br />
đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện<br />
với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như<br />
<br />
thế giới. Để cạnh tranh thắng lợi, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình thì đòi<br />
hỏi các doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới sao cho phù hợp với xu thế chung của xã<br />
<br />
h<br />
<br />
hội. Chỉ có những doanh nghiệp tổ chức quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
<br />
in<br />
<br />
mình một cách có hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển được.Vì thế hiệu quả sản<br />
xuất kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, không một<br />
<br />
cK<br />
<br />
doanh nghiệp nào hoạt động mà không tính đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh. Thông qua việc xem xét đánh giá những chỉ tiêu của những năm trước sẽ giúp<br />
<br />
họ<br />
<br />
cho ban lãnh đạo thấy được những mặt tích cực cần phát huy, những mặt tiêu cực cần<br />
phải hạn chế, xóa bỏ, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Từ đó, nhà<br />
quản trị hay ban lãnh đạo sẽ có những quyết định, những định hướng cho tương lai của<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tăng khả năng<br />
cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.<br />
Hòa chung với xu thế đổi mới và phát triển của cả nước, những năm qua công<br />
<br />
ng<br />
<br />
ty TNHH Dịch vụ dầu khí tổng hợp Quảng Bình đã không ngừng nổ lực để phát triển,<br />
thay đổi để phù hợp với môi trường hiện nay và đạt được những kết quả đáng kể, dẫn<br />
<br />
ườ<br />
<br />
chứng là trong những năm qua lợi nhuận của công ty tăng qua hằng năm, quy mô hoạt<br />
động sản xuất, dịch vụ mở rộng, công ty đã tuyển thêm nhiều lao động có chuyên môn<br />
<br />
Tr<br />
<br />
nghề nghiệp hơn… đã không ngừng nổ lực để phát triển và đạt được những kết quả<br />
đáng kể. Song vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại vẫn chưa cao,<br />
kết quả đạt được chưa tương xứng với khả năng và nguồn lực hiện có của công ty.Vì<br />
thế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất đáng quan<br />
tâm hiện nay ở công ty.<br />
<br />
SVTH: MAI NGỌC BÍCH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN<br />
<br />
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra ở trên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh của Công ty Cảng Dịch vụ dầu khí tổng hợp Quảng Bình” làm<br />
khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
<br />
2. Mục tiêu của đề tài<br />
<br />
uế<br />
<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
<br />
Nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và góp phần thúc<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
đẩy công ty phát triển bền vững trong thời gian tới.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:<br />
<br />
h<br />
<br />
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
<br />
in<br />
<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
- Phân tích và đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cảng<br />
<br />
cK<br />
<br />
Dịch vụ dầu khí tổng hợp Quảng Bình trong giai đoạn 2011 đến 2013.<br />
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà cụ thể là các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của công ty trong thời gian tới.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đếnhoạt động kinh doanh của<br />
công ty TNHH Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp Quảng Bình.<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
+ Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh<br />
<br />
ườ<br />
<br />
doanh đựa trên số liệu kế toán 3 năm 2011-2013 của công ty TNHH Cảng Dịch vụ<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Dầu khí tổng hợp Quảng Bình.<br />
+ Phạm vi không gian: Công ty TNHHCảng Dịch vụ dầu khí tổng hợp Quảng<br />
<br />
Bình và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.<br />
+ Tài liệu thứ cấp: số liệu được lấy từ phòng kế toán + internet + sách báo.<br />
<br />
SVTH: MAI NGỌC BÍCH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN<br />
<br />
+ Tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra toàn bộ 100 CBCNV trong<br />
Công ty với phiếu điều tra được thiết kế từ trước với 5 nội dung: Nguồn lực, Phân tích<br />
hoạt động kinh doanh, Công tác lập kế hoạch kinh doanh, Công tác điều hành, Đánh<br />
giá chung.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Hình thức điều tra là gữi phiếu điều tra trực tiếp đến tận tay từng cán bộ công<br />
nhân viên trong Công ty.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
4.2. Phương pháp phân tích số liệu<br />
4.2.1.Thống kê mô tả<br />
<br />
Được sử dụng để mô tả các chỉ tiêu về nguồn lực và các chỉ tiêu về kết quả và<br />
hiệu quả kinh doanh của đơn vị.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
4.2.2. Thống kê so sánh<br />
a) Phương pháp so sánh<br />
<br />
một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).<br />
<br />
cK<br />
<br />
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh<br />
<br />
+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của cả hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ<br />
<br />
họ<br />
<br />
phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.<br />
<br />
Chênh lệch tuyệt đối = Số kỳ phân tích – số kỳ gốc<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
+ Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so<br />
với chỉ tiêu gốc thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so<br />
với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.<br />
<br />
ng<br />
<br />
b) Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp phân tích được sử dụng<br />
để xác định (tính) mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết qủa kinh tế khi các<br />
<br />
ườ<br />
<br />
nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích và thương<br />
với kết quả kinh tế.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
c) Phương pháp dãy số thời gian: được sử dụng để phân tích mức độ biến động<br />
<br />
của các chỉ tiêu kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh qua thời gian.<br />
4.2.3. Phương pháp đồ thị thống kê<br />
Được sử dụng để chỉ ra một cách khái quát về xu hướng phát triển cơ bản của<br />
các chỉ tiêu, làm cho luận văn thêm phần hấp dẫn và sinh động từ đó làm cho người<br />
đọc lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng hơn<br />
<br />
SVTH: MAI NGỌC BÍCH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN<br />
<br />
4.2.4. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA<br />
(Công cụ hỗ trợ: Phần mềm phân tích số liệu thống kê SPSS 18.0). Phương<br />
pháp này dùng để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình về ý kiến đánh giá của<br />
các nhóm cán bộ theo các yếu tố có hay không sự khác biệt khi tả lời phỏng vấn.<br />
<br />
uế<br />
<br />
4.2.5. Phương pháp kiểm định T-test<br />
Phương pháp này dung để kiểm định trung bình của tổng thể với một giá trị cụ<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
thể.<br />
<br />
Tất cả các phương pháp trên đây đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
<br />
cK<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
biện chứng, xem xét chủ đề nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển.<br />
<br />
SVTH: MAI NGỌC BÍCH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN<br />
<br />
PHẦN 2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CẦN<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh<br />
1.1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự và hiện tượng trong<br />
<br />
mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. (PGS.TS.<br />
Phạm Thị Gái - Phân tích hoạt động kinh doanh, 2004 - NXB Thống kê, Hà Nội.,<br />
<br />
h<br />
<br />
trang 5).<br />
<br />
in<br />
<br />
“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ<br />
quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở<br />
<br />
cK<br />
<br />
doanh nghiệp, trên cơ sở đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. (TS. Trịnh Văn Sơn, 2005 – Phân tích<br />
<br />
họ<br />
<br />
hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế, trang 9)<br />
<br />
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích<br />
cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng<br />
phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên.Để đáp ứng nhu cầu<br />
<br />
ng<br />
<br />
quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được<br />
hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Phân tích như là hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở<br />
<br />
cho việc ra quyết định. Phân tích kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên<br />
<br />
Tr<br />
<br />
cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đề xuất<br />
những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.<br />
Như vậy, phân tích kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động<br />
<br />
của các mặt của hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều<br />
<br />
SVTH: MAI NGỌC BÍCH<br />
<br />