Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phần I – ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do nghiên cứu<br />
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phải đối mặt với hàng loạt khó<br />
khăn, thách thức từ ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công, lạm<br />
phát trong nước tăng cao, vẫn còn yếu kém và thiếu đồng bộ trong việc quản lý... Mặc<br />
dù vậy, các lĩnh vực trong nền kinh tế nước nhà nhận được những cơ hội từ sự phục<br />
<br />
uế<br />
<br />
hồi của nền kinh tế thế giới cũng như các nỗ lực không ngừng để đảm bảo tăng trưởng<br />
bền vững của Chính phủ. Trong đó, Ngân hàng là một lĩnh vực phải kể đến. Ngân<br />
<br />
H<br />
<br />
hàng với hai chức năng cơ bản là huy động và cho vay đã đáp ứng được nhu cầu về<br />
vốn cho các DN, tổ chức, CN, qua đó góp phần cho sự phát triển của kinh tế nước<br />
<br />
tế<br />
<br />
nhà.<br />
<br />
Có thể nhận thấy một cách khá rõ nét, mức sống của người dân Việt Nam ngày<br />
<br />
h<br />
<br />
càng tăng, nhu cầu về tiện nghi cho cuộc sống hiện đại ngày càng lớn. Đối với một bộ<br />
<br />
in<br />
<br />
phận người dân có thu nhập ổn định, nhu cầu có thể là căn hộ đầy đủ tiện nghi hoặc<br />
<br />
cK<br />
<br />
một chiếc xe hơi đời mới. Tuy nhiên, nhu cầu này đòi hỏi một nguồn tài chính tương<br />
đối lớn trong một thời gian ngắn, vì vậy không phải ai cũng có thể đáp ứng được. Nắm<br />
bắt được nhu cầu này của khách hàng, các sản phẩm cho vay tiêu dùng (hay tín dụng<br />
<br />
họ<br />
<br />
tiêu dùng) đã và đang được các ngân hàng chú trọng phát triển và giới thiệu.<br />
Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, khách hàng cá<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
nhân là một trong những đối tượng chính mà Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu<br />
hướng đến. Do đó, các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng luôn được Á Châu chú trọng<br />
phát triển và nâng cao.<br />
Cho vay tiêu dùng rất phổ biến và đặc biệt ở các nước phát triển, tuy nhiên ở<br />
Việt Nam, hình thức này còn gặp nhiều hạn chế do biến động thị trường, sự điều tiết<br />
của chính phủ và các rủi ro riêng của nó. Từ những kiến thức đã học và quá trình thực<br />
tập tại ngân hàng đã khiến tôi lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng<br />
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Huế”.<br />
<br />
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu lý luận: hệ thống hóa lại các khái niệm liên quan đến ngân<br />
<br />
hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng và một số chỉ<br />
tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng.<br />
-<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn: tập trung nghiên cứu tình hình cho vay tiêu<br />
<br />
dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế giai đoạn 20072011 để thấy được sự biến động, tìm ra được điểm mạnh và điểm còn hạn chế của loại<br />
hình này. Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
<br />
uế<br />
<br />
quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được cung cấp từ phía ngân hàng<br />
<br />
H<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
tế<br />
<br />
đồng thời đọc, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ Internet, sách báo, giáo trình...<br />
Phương pháp xử lý số liệu: tính toán số liệu thô được cung cấp từ phía ngân<br />
<br />
h<br />
<br />
hàng, sau đó phân tích, đánh giá về tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu –<br />
<br />
chi nhánh Huế.<br />
-<br />
<br />
cK<br />
<br />
-<br />
<br />
in<br />
<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
họ<br />
<br />
Về mặt không gian: tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế.<br />
Về mặt thời gian: nghiên cứu số liệu vay tiêu dùng trong 5 năm giai<br />
đoạn 2007-2011.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Về mặt nội dung: phân tích, đánh giá tình hình vay tiêu dùng tại ngân<br />
<br />
hàng Á Châu – chi nhánh Huế giai đoạn 2007-2011.<br />
<br />
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phần II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu<br />
1.1. Tóm tắt các nghiên cứu đã qua<br />
Đào Thị Như Nguyện (K41TCNH) – “Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng<br />
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế”<br />
Đề tài trên đưa ra hệ thống các chỉ tiêu và tính toán nhằm đánh giá hiệu quả<br />
<br />
uế<br />
<br />
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế trong giai đoạn 3 năm 2008-<br />
<br />
H<br />
<br />
2010 từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân<br />
hàng.<br />
<br />
tế<br />
<br />
1.2 Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng tại các NHTM<br />
<br />
h<br />
<br />
1.2.1 Ngân hàng thương mại<br />
<br />
in<br />
<br />
1.2.1.1 Khái niệm NHTM<br />
<br />
cK<br />
<br />
Theo luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam: “TCTD là DN thực hiện<br />
một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là<br />
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận<br />
<br />
họ<br />
<br />
tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.<br />
Cũng theo luật này, “NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục<br />
tiêu lợi nhuận”.<br />
<br />
1.2.1.2 Chức năng của NHTM<br />
Nhìn chung, NHTM có ba chức năng cơ bản.<br />
1.2.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính<br />
NHTM thực hiện chức năng là “cầu nối” giữa những người có vốn dư thừa và<br />
<br />
những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động và khai thác các khoản vốn<br />
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành các khoản cấp tín dụng<br />
<br />
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
cho nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa là<br />
chủ thể cho vay.<br />
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để các<br />
khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân<br />
chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.<br />
1.2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán<br />
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM đứng ra làm trung gian để<br />
<br />
uế<br />
<br />
thực hiện thanh toán các khoản giao dịch giữa các KH, giữa người mua người<br />
bán,…để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. NHTM làm chức<br />
<br />
H<br />
<br />
năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của KH như trích<br />
một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ... NHTM<br />
<br />
tế<br />
<br />
thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian<br />
<br />
h<br />
<br />
tín dụng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi cho KH để theo dõi các khoản thu, chi.<br />
<br />
in<br />
<br />
Với chức năng này, NHTM cung cấp cho KH nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi<br />
như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,... nhờ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tốc độ<br />
<br />
cK<br />
<br />
luân chuyển vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, phát triển nền kinh tế. Ngoài ra<br />
với việc thực hiện chức năng này, NH có thêm một phần lợi nhuận gia tăng thông qua<br />
<br />
họ<br />
<br />
việc thu phí thanh toán.<br />
<br />
1.2.1.2.3 Chức năng tạo tiền<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Bằng việc thực hiện hai chức năng trên, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín<br />
dụng (tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH tại NHTM.<br />
Thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản từ các khoản dự trữ ban đầu, NH có<br />
khả năng tạo ra tạo nên số tiền gửi (tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm<br />
ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi mà chịu tác<br />
động của các yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt<br />
so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Chức năng này chỉ được thực hiện khi có<br />
sự tham gia của cả hệ thống NHTM.<br />
Bên cạnh 3 chức năng cơ bản kể trên, NHTM còn thực hiện thêm chức năng<br />
cung cấp các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội;<br />
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế; dịch vụ ủy thác (bảo lãnh, thu hộ, chi<br />
hộ..); dịch vụ tư vấn đầu tư, cung ứng thông tin...<br />
1.2.1.3 Nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại<br />
1.2.1.3.1 Nghiệp vụ Tài sản Nợ<br />
Nghiệp vụ tài sản nợ (huy động vốn) là hoạt động tiền đề. Trong nghiệp vụ<br />
này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết<br />
mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn<br />
<br />
uế<br />
<br />
vốn phục vụ cho việc cấp tín dụng. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại<br />
<br />
H<br />
<br />
gồm:<br />
Vốn của NH gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.<br />
<br />
-<br />
<br />
Vốn tiền gửi gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm.<br />
<br />
-<br />
<br />
Vốn đi vay gồm vay từ NH trung ương, vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các<br />
<br />
tế<br />
<br />
-<br />
<br />
h<br />
<br />
tổ chức tín dụng khác, vay từ các công ty, vay từ thị trường tài chính trong nước và<br />
<br />
Vốn khác như vốn tài trợ, vốn hình thành từ hoạt động kinh doanh của NH,..<br />
<br />
cK<br />
<br />
-<br />
<br />
in<br />
<br />
vay nước ngoài.<br />
<br />
1.2.1.3.2 Nghiệp vụ Tài sản Có<br />
<br />
họ<br />
<br />
Nghiệp vụ Tài sản có hay nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng<br />
vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thương mại. Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:<br />
-<br />
<br />
Nghiệp vụ ngân quỹ.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghiệp vụ cho vay.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghiệp vụ đầu tư.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghiệp vụ tài sản có khác.<br />
1.2.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian<br />
NHTM tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân<br />
<br />
hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng qua đó làm tăng sự thoả mãn<br />
của khách hàng đối với 2 loại nghiệp vụ cơ bản kể trên. Các dịch vụ trung gian như<br />
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga<br />
<br />
5<br />
<br />