Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1: Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thực<br />
hiện chính sách mở cửa giao lưu thương mại với các nước trên thế giới, nền kinh tế của<br />
Việt Nam đã và đang phát triển một cách nhanh chóng và có những bước tiến đáng kể.<br />
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương<br />
mại được tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ngày càng<br />
phong phú, đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu và đa dạng của người dân. Bên cạnh<br />
đó, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn,<br />
chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo ra<br />
những cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời cũng<br />
đặt ra cho họ không ít những khó khăn và thách thức.<br />
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh<br />
nghiệp. khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những<br />
biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc<br />
một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cú vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi<br />
vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.<br />
Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản<br />
phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của môi trường<br />
cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp<br />
có lối để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề.<br />
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế<br />
thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên. Ngược<br />
lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi thị phần , dần dần<br />
loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối<br />
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.<br />
Được thành lập năm 1990, Công ty Bia Huế là một công ty có truyền thống khá<br />
lâu đời và sau 20 năm hoạt động với những tiến bộ vượt bậc của mình trong hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh, luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp<br />
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
nhẹ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Để có được thành tựu như trên đòi hỏi không ít sự nổ<br />
lực về phía công ty, mở rộng thị trường, mở rộng sản phẩm, luôn tìm hiểu, nắm bắt<br />
nhu cầu của khách hàng để thỏa mãn tối đa mong muốn của khách hàng. Để làm được<br />
điều đó thì không những đòi hỏi phải có sản phẩm tốt mà còn phải thực hiện tốt ở rất<br />
nhiều khâu như quảng cáo, phân phối, tiêu thụ… Trong đó khâu tiêu thụ là khâu cuối<br />
cùng, nó rất quan trọng bởi vì nó là cầu nối trung gian giữa người phân phối và người<br />
tiêu dùng, nó đánh giá kết quả của việc thực hiện tất cả các khâu trên. Hiện nay ở thị<br />
trường Huế đã có mặt rất nhiều các thương hiệu lớn như San Miguel, SaiGon Special,<br />
Tiger, Larue, Heiniken…Nhận thức được điều này trong quá trình thực tập tại công ty<br />
tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công<br />
ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế trên địa bàn thành phố Huế” để làm đề tài tốt<br />
nghiệp của mình.<br />
2: Mục tiêu nghiên cứu:<br />
Tìm hiểu tình hình thực tế về tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty<br />
TNHH Bia Huế.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Bia Huế<br />
Đề ra một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ các sản<br />
phẩm bia của công ty Bia Huế trong thời gian tới.<br />
3: Đối tượng nghiên cứu:<br />
Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua số liệu về doanh thu, sản<br />
lượng, lợi nhuận tiêu thụ của công ty.<br />
Trung gian phân phối: Đại lý, các cửa hàng bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, quán bar,<br />
quán nhậu...... trên địa bàn thành phố Huế.<br />
4: Phạm vi nghiên cứu:<br />
Phạm vi thời gian:<br />
- Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian 3 năm từ<br />
2009-2011.<br />
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011.<br />
Phạm vi không gian:<br />
<br />
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
- Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Bia Huế trên địa bàn thành<br />
phố Huế<br />
- Điều tra các trung gian phân phối của công ty trên địa bàn thành phố Huế.<br />
Phạm vi nội dung:<br />
Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm và đi sâu tìm hiểu<br />
thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Bia Huế đồng thời đề ra một số giải<br />
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của sản phẩm bia của công ty.<br />
5: Phương pháp nghiên cứu:<br />
5.1: Phương pháp thu thập thông tin:<br />
5.1.1: Thông tin sơ cấp:<br />
Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến công ty TNHH Bia Huế như cơ cấu tổ<br />
chức, doanh thu, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh… từ phòng bán hàng,<br />
marketing, PR, nhân sự, kế toán trong thời gian tôi thực tập ở đây.<br />
Thu thập các tài liệu liên quan từ báo chí, Internet, các khóa luận tốt nghiệp đại<br />
học và cao học…<br />
5.1.2: Thông tin thứ cấp:<br />
Số lượng mẫu điều tra: Cỡ mẫu (số quan sát) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số<br />
biến trong bảng câu hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa (Theo Nguyễn Đình Thọ,<br />
Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Do giới hạn về thời gian và khả năng tôi chỉ chọn cỡ<br />
mẫu bằng 5 lần số biến trong bảng câu hỏi.<br />
Đối với đại lý, của hàng bán lẻ, các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, quán bar lớn<br />
nhỏ trên địa bàn thành phố Huế có phân phối bia của Công ty TNHH Bia Huế.<br />
Hiện nay ở thành phố Huế có khoảng 30 đại lý cấp 1; 43 đại lý cấp 1 trên toàn bộ<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung bình mỗi đại phân phối sản phẩm cho khoảng 5 đại lý cấp<br />
2, khoảng hơn 20 điểm bán lẻ, quán ăn,…<br />
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo đại lý cấp 1 và cấp 2, điểm bán<br />
lẻ, quán ăn, quán nhậu, quán bar lớn nhỏ trên địa bàn thành phố Huế có phân phối bia<br />
của Công ty TNHH Bia Huế.<br />
Tiến hành điều tra 10 đại lý cấp 1 và 50 đại lý cấp 2, điểm bán lớn nhỏ trên địa<br />
bàn thành phố Huế.<br />
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
+ Số phiếu phát ra: 60<br />
+ Số phiếu hợp lệ: 49<br />
+ Hình thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp.<br />
5.2: Phương pháp xử lý số liệu<br />
5.2.1 Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình<br />
<br />
X <br />
Trong đó<br />
<br />
X i . f i<br />
f i<br />
<br />
X: Giá trị trung bình;<br />
Xi: lượng biến thứ i;<br />
fi: tần số của giá trị i;<br />
fi: Tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ.<br />
<br />
5.2.2 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của tổng thể (One Sample T Test)<br />
Cặp giả thuyết thống kê<br />
Giả thuyết H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value).<br />
Đối thuyết H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value).<br />
α: Mức ý nghĩa của kiểm định<br />
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết<br />
Sig<br />
<br />
Sig (2-tailed)<br />
<br />
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0<br />
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0<br />
<br />
Sig ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H0<br />
Sig < α/2: Bác bỏ giả thuyết H0<br />
<br />
5.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach Alpha<br />
Nguyên tắc kết luận<br />
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi:<br />
0,8 ≤<br />
<br />
Cronbach Alpha ≤ 1<br />
<br />
: Thang đo lường tốt.<br />
<br />
0,7 ≤<br />
<br />
Cronbach Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được.<br />
<br />
0,6 ≤<br />
<br />
Cronbach Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm<br />
<br />
Đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.<br />
<br />
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Nguyễn Thị Minh Hòa<br />
<br />
5.2.4 Phân tích phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA)<br />
Cặp giả thuyết thống kê<br />
Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách hàng<br />
khác nhau.(Test value).<br />
Đối thuyết H1: Có sự khác nhau trong đánh giá của các nhóm khách hàng khác<br />
nhau.(Test value).<br />
α: Mức ý nghĩa của kiểm định<br />
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết<br />
Sig<br />
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0<br />
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0<br />
<br />
Sig (2-tailed)<br />
Sig ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H0<br />
Sig < α/2: Bác bỏ giả thuyết H0<br />
<br />
5.2.5 Các phương pháp khác<br />
- Trên cơ sở tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, tổng hợp, phân loại,<br />
tiến hành phân tích, đánh giá.<br />
- Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số lương tương đối, tuyệt<br />
đối, bình quân gia quyền, lượng tốc độ phát triển liên hoàn.<br />
- Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa năm nay so với năm trước để đánh<br />
giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến, so sánh liệu thực tế với số liệu dự đoán để biết<br />
được tình hình thực hiện kế hoạch, so sánh số liệu thực tế kỳ này so với số liệu kì<br />
trước để đánh giá tốc độ phát triển.<br />
6: Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của gồm 3 phần<br />
Phần 1: Đặt vấn đề.<br />
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Gồm 3 chương.<br />
Chương 1 – Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm<br />
Chương 2 - Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty TNHH Bia<br />
Huế trên địa bàn thành phố Huế<br />
Chương 3 – Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia<br />
của công ty TNHH Bia Huế<br />
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.<br />
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM<br />
<br />