Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng
lượt xem 15
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm phân tích những ý kiến đánh giá của người lao động, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và động lực làm việc của người lao động trong quá trình làm việc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn và thúc đẩy hơn nữa động lực làm việc của đội ngũ công nhân viên làm việc tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC “BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TOYOTA ĐÀ NẴNG” PHAN THỊ MINH TÚ Niêm khóa 2017 – 2021
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC “BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TOYOTA ĐÀ NẴNG” Sinh viên thực hiện: Phan Thị Minh Tú Giáo viên hướng dẫn Lớp: K51A KDTM ThS. Nguyễn Như Phương Anh Niên khóa: 2017-2021 Huế, tháng 1 năm 2021
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em có cơ hội tiếp xúc nhiều với công việc thực tế và qua đó, có thể vận dụng những kiến thức học tập từ lý thuyết vào thực tiễn để hoàn thành tốt thời gian thực tập, cũng như hoàn thành tốt nhất báo cáo thực tập của mình. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, sự hướng dẫn tận tình trong quá trình nghiên cứu, phân tích số liệu cũng như cung cấp các kiến thức liên quan của Cô giáo ThS. Nguyễn Như Phương Anh, để em có thể thực hiện bài báo cáo này một cách đầy đủ và tốt nhất có thể. Do những hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức, bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy, cô, anh, chị trong công ty để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống. Trân trọng kính chào! Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2020 Sinh viên Phan Thị Minh Tú i
- DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH :Trách nhiệm hữu hạn MTV :Một thành viên GTLN : Giá trị lớn nhất GTNN : Giá trị nhỏ nhất ii
- DANH MỤC BẢNG. Bảng 2.1:Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật trong giai đoạn 2017-2019 .......................40 Bảng 2.2: Đội ngũ lao động của công ty trong giai đoạn 2017-2019 ..........................41 Bảng 2.3: Bảng Tổng tài sản, Nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2017-2019......45 Bảng 2.4:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017-2019 .......48 Bảng 2.5: Hệ số lương và tiền lương của cán bộ công nhân viên công ty trong giai đoạn 2017-2019.............................................................................................................52 Bảng 2.6: Các hình thức xử phạt của công ty trong giai đoạn 2017-2019...................60 Bảng 2.7:Thay đổi nhân sự của công ty qua giai đoạn 2017-2019 ..............................62 Bảng 2.8: Thống kê mô tả biến “Điều kiện và môi trường làm việc” ..........................80 Bảng 2.9: Thống kê mô tả biển “Lương thưởng và phúc lợi” ......................................81 Bảng 2.10: Thống kê mô tả biến “Đào tạo và phát triển nghề nghiệp” .......................82 Bảng 2.11: Thống kê mô tả biến “Quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp” ..................83 Bảng 2.12: Thống kê mô tả biến “Bản chất công việc”................................................84 Bảng 2.13: Thống kê mô tả biến “Yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp”......................85 Bảng 2.14: Thống kê mô tả biến “Thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên” ..........86 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định Cronbanch’s Alpha.......................................................87 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với các nhân tố biến độc lập..........89 Bảng 2.17 : Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập ..................................89 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với các nhân tố biến phụ thuộc......91 Bảng 2.19: Bảng phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................91 Bảng 2.20: Phân tích tương quan Pearson ...................................................................92 Bảng 2.21: Tóm tắt mô hình hồi quy .............................................................................93 Bảng 2.22: Kết quả phân tích hồi quy...........................................................................94 Bảng 2.23: Anh (chị) mong đợi gì nhất từ công ty ........................................................96 Bảng 2.24: Sự hấp dẫn từ các công ty khác sẽ khiến nhân viên rời bỏ công ty............98 iii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu về giới tính....................................................................................75 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu về thâm niên làm việc ...................................................................75 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về chức danh trong công việc.......................................................76 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về tình trạng hôn nhân. ................................................................77 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu về trình độ học vấn .......................................................................77 Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu về độ tuổi .....................................................................................78 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu về mức lương hàng tháng.............................................................79 Biểu đồ 2.8 Tần số của phần dư chuẩn hóa ..................................................................95 iv
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................1 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................2 5. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦAVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .............................6 1.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................................6 1.1.1 Khái niệm động lực làm việc..................................................................................6 1.1.2. Tầm quan trọng của việc thúc đẩy động lực làm việc...........................................7 1.1.3 Các học thuyết ảnh hưởng đến thúc đẩy động lực làm việc...................................8 1.1.3.1 Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow...................................................8 1.1.3.2 Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg ......................................................12 1.1.3.3 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom....................................................................14 1.1.3.4 Thuyết nhu cầu của David.CMc.Clelland .........................................................15 1.1.3.5. Thuyết công bằng của J.Stacy Adam ...............................................................16 1.1.3.6 Thuyết ERG của Alderer ...................................................................................16 1.1.3.7 Học thuyết sự tăng cường tính tích cực của Skinner.........................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................18 1.3. Mô hình nghiên cứu sự thúc đẩy động lực làm việc của người lao động ..............22 1.3.1 Một số nghiên cứu về thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên .......................22 1.3.1.1 Mô hình nghiên cứu của nước ngoài. ................................................................22 1.3.1.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước. ................................................................26 1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả...............................................................29 1.3.2.1 Điều kiện làm việc.............................................................................................30 1.3.2.2 Lương thưởng và phúc lợi .................................................................................30 1.3.2.3 Đào tạo và phát triển nghề nghiệp.....................................................................32 1.3.2.4 Bản chất công việc.............................................................................................32 1.3.2.5 Mối quan hệ giữa cấp trên và đồng nghiệp. ......................................................33 v
- 1.3.2.6 Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp....................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................34 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV TOYOTA ĐÀ NẴNG. ..................................................35 2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. ...........................................35 2.1.1 Giới thiệu tóm tắt về công ty ................................................................................35 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...................................................35 2.1.3.Tầm nhìn –Sứ mệnh- Triết lí kinh doanh .............................................................36 2.1.4 Đặc điểm hoạt động và bộ máy quản lí. ...............................................................37 2.1.4.1 Đặc điểm hoạt động...........................................................................................37 2.1.4.2 Bộ máy quản lí...................................................................................................37 2.2 Tình hình sử dụng các nguồn lực tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng.............39 2.2.1 Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật ..........................................................................39 2.2.2 Tình hình nguồn nhân lực tại công ty...................................................................41 2.2.2.1 Cơ cấu lao động .................................................................................................41 2.2.2.2 Mức lương thu nhập qua các năm .....................................................................43 2.2.3:Tình hình tài chính trong thời gian qua .................................................................45 2.2.3.1.Bảng cân đối kế toán qua các năm......................................................................45 2.2.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................................46 2.3 Thực trạng thúc đẩy động lực làm việc tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. .......................................................................................................................................49 2.3.1 Thực trạng chính sách thúc đẩy động lực làm việc tại công ty ................................49 2.3.1.1 Môi trường làm việc của công ty.......................................................................49 2.3.1.2 Chính sách tiền lương, thưởng,phụ cấp cho nhân viên.........................................51 2.3.1.3 Chính sách về BHXH, BHYT .............................................................................55 2.3.1.4 Chính sách kỷ luật. ............................................................................................59 2.3.1.5 Đào tạo và phát triển nghề nghiệp. ......................................................................60 2.3.1.6 Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên. ........................................................63 2.3.1.7 Bản chất của công việc ......................................................................................64 2.3.1.8 Sự công nhận của cấp trên.................................................................................65 2.3.1.9 Sự trung thành với tổ chức ................................................................................65 2.3.1.10 Văn hóa tổ chức của công ty ..........................................................................67 vi
- 2.3.1.11 Các hoạt động công đoàn ................................................................................67 2.3.2 Đánh giá chung việc sử dụng các công cụ thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng.............................................................69 2.3.2.1 Những ưu điểm ..................................................................................................69 2.3.2.2 Những hạn chế...................................................................................................70 2.3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế mà công ty đang gặp phải ............................73 2.4 Kết quả các tiêu chí khảo sát nhằm đưa ra biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng…………………………………85 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV TOYOTA ĐÀ NẴNG...........................................................99 3.1 Định hướng và mục tiêu của công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng.....................99 3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu ...........................................................................................99 3.1.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn ...............................................................100 3.1.3 Mục tiêu phát triển bền vững..............................................................................100 3.2 Quan điểm và những quy định chung của lãnh đạo công ty đối với hoạt động tạo động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. ............100 3.2.1 Quan điểm của lãnh đạo công ty ........................................................................100 3.2.2 Những quy định chung đối với hoạt động tạo động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng........................................................................101 3.3 Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng.................................................................................................102 3.3.1 Giải pháp đối với môi trường làm việc ..............................................................102 3.3.2 Giải pháp đối với công cụ tiền lương,thưởng,phúc lợi.......................................103 3.3.3 Giải pháp đối với đào tạo, phát triển nghề nghiệp. ............................................107 3.3.4 Giải pháp đối với mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên....................................108 3.3.5 Giải pháp đối với bản chất công việc .................................................................109 3.3.6 Giải pháp đối với các thiết chế văn hóa trong công ty .......................................109 3.3.7 Điều kiện để thực hiện biện pháp .......................................................................111 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................112 1.Kết luận.....................................................................................................................112 vii
- 2.Kiến nghị ..................................................................................................................110 viii
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập như hiện nay, với tính cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực con người, việc đầu tiên mà nhà quản trị cần thực hiện là tạo động lực làm việc cho người lao động. Vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Nhưng nếu việc tạo động lực làm việc tại doanh nghiệp không được chú trọng thì việc nhân sự ra đi là một điều tất yếu, dẫn đến doanh nghiệp ấy sẽ mất nhiều chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tinh thần làm việc của các nhân viên còn lại bị ảnh hưởng, năng suất làm việc của toàn công ty sẽ giảm do có nhiều vấn đề nảy sinh khi thay đổi cơ cấu nhân lực. Như vậy, có thể thấy rằng nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để có thể duy trì được đội ngũ nhân viên trung thành và tài giỏi ở lại với công ty thì tạo động lực cho nhân viên là một chủ điểm quan trọng cần được các nhà quản lý quan tâm và khai thác hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với một doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài nghiên cứu là “ Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng.” Đề tài “Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng” tập trung phân tích hiệu quả của việc sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng và từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng các công cụ tạo động lực nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên trong toàn công ty. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua việc thu thập và phân tích những ý kiến đánh giá của người lao động, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và động lực làm việc của người lao động trong quá trình làm việc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự 1
- thỏa mãn và thúc đẩy hơn nữa động lực làm việc của đội ngũ công nhân viên làm việc tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá các yếu tố quyết định đến động lực thúc đẩy làm việc của nhân viên. - Biết được nhu cầu và quan điểm của nhân viên để áp dụng chính sách nhân sự phù hợp. - Đưa ra một số giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện các vấn đề tồn tại của công ty trong hoạt động. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu đối với công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng với các số liệu thống kê, các tài liệu tham khảo được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019 nhằm đảm bảo tính cấp thiết của đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. Đối tượng điều tra của đề tài là nhân viên làm việc tại các phòng ban của công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được đề tài, em sử dụng các phương pháp sau: a.Phương pháp điều tra thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp: Số liệu có sẵn và được thu thập từ các báo cáo của Toyota Đà Nẵng. Các số liệu từ các nguồn là website, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài trước đó... * Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với công cụ là bảng hỏi. Bảng hỏi được trực tiếp đưa cho người được phỏng vấn. Những câu hỏi mà người được phỏng vấn hiểu sai hoặc không hiểu sẽ được giải thích rõ ràng để trả lời một cách chính xác. * Phương pháp chọn mẫu 2
- Với mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập bao gồm 24 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc gồm 3 biến quan sát, để đáp ứng được yêu cầu điều tra và đảm bảo đại diện cho tổng thế nghiên cứu, cũng như các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính bội các nhân tố độc lập với biến phụ thuộc trong phân tích và xử lý số liệu, nên kích cỡ mẫu phải thỏa mãn các điều kiện dưới đây: + Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát: Nmin = Số biến quan sát * 5 = 27*5= 135 + Theo “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” (Nguyễn Đình Thọ, 2014) số mẫu thiết kế để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thỏa mãn điều kiện sau: Nmin = 8*7 + 50 =106 Trong đó: p là số biến độc lập Chúng ta lưu ý mẫu này là mẫu tối thiểu chứ không phải là mẫu bắt buộc, mẫu nghiên cứu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng có giá trị. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, từ cách tính cỡ mẫu như trên cùng với số lượng nhân viên trong công ty là 153 tiến hành nghiên cứu điều tra tổng thể. b.Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20, được tiến hành dựa trên quy trình dưới đây : Thứ nhất, mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS . Thứ hai, nhập dữ liệu theo phương pháp nhập 1 lần , làm sạch dữ liệu bằng thống kê và bảng tần số . Thứ ba, tiến hành các bước xử lý và phân tích dữ liệu . + Phân tích thống kê mô tả : Trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được sử dụng phương pháp phân tích thống kể như số tương đối , tuyệt đối , lượng tăng giảm tuyệt đối , tốc độ tăng giảm tương đối để thấy rõ sự biến động về tình hình nhân sự và phân tích kết quả hoạt động doanh của công ty nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đề tài . 3
- + Phân tích độ tin cậy ( hệ số Cronbach's Alpha ) : Để xem thang đo đáng tin cậy ở mức độ nào . Độ tin cậy đạt yêu cầu : > 0.6 là sử dụng được . Kiểm tra hệ số Cronbach's Alpha để kiểm tra thang đo , các tiêu thức trong từng nhóm có phù hợp hay không . + Phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy , độ giá trị được xem xét đến thông qua phân tích EFA , kiểm định KMO và Bartlett . Phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn các tham số trớc lượng , nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo . c. Phương pháp duy vật biện chứng Đây là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu, để nhận thức các bản chất của hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội và để xem xét phân tích vấn đề một cách khoa học, khách quan. Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng mới, đặt trong mối liên hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. d.Phương pháp quan sát Là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay cử chỉ, hành vi con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Ý Nghĩa: Quan sát là phương pháp cơ bản để nhận thức sự vật. Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp; phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa rất lớn, đem lại những giá trị khoa học thật sự. 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được thực hiện 3 chương: CHƯƠNG 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. 4
- CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng thúc đẩy động lực làm việc tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. CHƯƠNG 3: Một số biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng. 5
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1 Cơ sở lí luận. 1.1.1 Khái niệm động lực làm việc Trong giai đoạn hiện nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng , đó là nhân tố quy định nên sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức . Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân trong doanh nghiệp , nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động . Có thể có những quan niệm khác nhau về động lực trong lao động như: Theo Nguyễn Vân Điềm , Nguyễn Ngọc Quân : “ Động lực lao động là sự khao khát , tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu , kết quả nào đó ” . Theo Bùi Anh Tuấn : “ Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất , hiệu quả cao . Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng , nỗ lực , say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bạn thân người lao động ” Thúc đẩy động lực làm việc là dẫn dắt nhân viên đạt được những mục tiêu đã đề ra với nỗ lực lớn nhất. Khi nói rằng các nhà quản lý thúc đẩy các nhu cầu nhân viên có ý nghĩa là ta nói rằng họ làm những việc là họ hy vọng sẽ đáp ứng những xu hướng và nguyện vọng đó là thúc đẩy các nhân viên hành động theo một cách thức mong muốn. Với sự thoả mản và tinh thần trong công việc là yếu tố quan trọng. Thúc đẩy động lực làm việc cho những nhân viên có ý nghĩa quyết định then chốt đến sự thành công của doanh nghiệp và một phần trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Xác định một cách rõ ràng động lực thúc đẩy là tập hợp các ảnh hưởng đó là nguyên nhân con người có thái độ tích cực hơn. 6
- 1.1.2. Tầm quan trọng của việc thúc đẩy động lực làm việc Thúc đẩy động lực cho nhân viên là chìa khóa để cải thiện kết quả làm việc.“Bạn có thể đưa con ngựa ra tới tận bờ sông nhưng không thể bắt nó uống nước. Ngựa chỉ uống khi nó khát – và con người cũng vậy.” Con người chỉ làm việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc. Cho dù là cố gắng tỏ ra nổi trội trong công việc hay thu mình trong tháp ngà, người ta cũng chỉ hành động do bị điều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau: “Muốn thúc đẩy người khác làm theo ý mình thì phải cần tạo được động lực làm việc ở họ, tiếp theo là thoả mãn nhu cầu đó cho họ, đồng thời hướng sự thoả mãn nhu cầu đó vào việc thực hiện mục tiêu của mình”. Chính vì thế trong hoạt động quản trị chúng ta cần hiểu được những nhu cầu, mong muốn của nhân viên, xem người ta cần gì nhất muốn gì nhất, để đưa ra những phần thưởng xứng đáng để kích thích họ thực hiện những mục tiêu cả doanh nghiệp đề ra. Việc quản lý của nhà quản lý có đầu ra, có tổ chức dưới sự giám sát hoặc ảnh hưởng của người đó, hay nói cách khác quản lý đó là hoạt động tập thể. Nhưng một tập thể được tổ chức và điều hành như thế nào cũng chưa phải là quan trọng, điều quan trọng nhất chính là việc các cá nhân sẽ phải làm việc như thế nào, tổ chức sẽ không thể hoạt động tốt khi các cá nhân của tổ chức đó đều làm việc không tốt. Mọi cố gắng của chúng ta sẽ trở nên vô ích nếu các thành viên của tổ chức không cố gắng để đóng góp nhiều nhất cái mà họ có thể làm được cho tổ chức. Nhà quản trị có cách giải quyết làm thế nào để cho người cấp dưới làm việc đạt hiệu quả cao nhất đó là thông qua sự thúc đẩy động lực cho cấp dưới hoạt động tốt hơn. Như vậy việc thúc đẩy động lực làm việc của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Nói tóm lại việc xây dựng các hoạt động thúc đẩy động lực trong công ty nhằm: nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, và đạt được mục tiêu xã hội đó là: phát triển con người. 7
- 1.1.3 Các học thuyết ảnh hưởng đến thúc đẩy động lực làm việc 1.1.3.1 Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow Nguồn:Chienluocsong.com Nhà tâm lý học người Mỹ A.Maslow (1908-1970) đã phát triển ra lý thuyết về cấp bậc nhu cầu của con người vào năm 1943 và sau đó lý thuyết này trở nên phổ biến trên toàn thế giới đến ngày nay. Ông cho rằng con người được thúc đẩy bởi nhiều nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này có thể chia thành 5 loại: nhu cầu sinh lý(vật chất), nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự mình thực hiện. Nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động lực thúc đẩy nữa. Nhu cầu sinh học (vật chất): là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con nguời tồn tại như: ăn, uống, mặc…A.Maslow quan niệm rằng khi những nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi nguời. 8
- Nhu cầu an toàn, an ninh: sau khi đã có đủ các điều kiện sinh hoạt cơ bản, nhu cầu sinh lý không còn là lực lượng mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người làm việc và thay vào đó là nhu cầu an toàn. Nhu cầu này có thể chia làm 2 loại: - Nhu cầu an toàn hiện tại: tức là yêu cầu các mặt của đời sống xã hội hiện tại của mình đều có thể được bảo đảm. Ví dụ: an toàn về việc làm, an toàn trong quá trình lao động sản xuất, an toàn thân thể trong đời sống xã hội v.v.. - Nhu cầu an toàn trong tương lai: tức là yêu cầu cuộc sống tương lai phải được đảm bảo. Nhưng tương lai thường không chắc chắn và những điều không chắc chắn thường làm cho người ta lo lắng, do đó người ta đều theo đuổi sự an toàn trong tương lai. Ví dụ: việc đảm bảo cuộc sống sau khi bị bệnh, già, bị thương, bị tàn tật… Nhu cầu giao tiếp xã hội (về liên kết và chấp nhận): Maslow cho rằng con người là một loại động vật xã hội. Con người không sống và làm việc một cách cô lập mà sống và làm việc trong môi trường xã hội nhất định, trong mối quan hệ nhất định với các thành viên khác trong xã hội. do đó, người ta thường mong muốn làm việc trong tình hình được tiếp nhận hoặc trong sự quy thuộc nào đó. Điều đó có nghĩa là người ta mong muốn được người khác chú ý, tiếp nhận, quan tâm, yêu mến và thông cảm, tức là có được sự quy thuộc về tình cảm, được ở trong quần thể nào đó chứ không muốn là một kẻ cô độc trong xã hội hoặc tổ chức. Nhu cầu giao tiếp xã hội là một nhu cầu tế nhị so với nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Mức độ của nhu cầu đó ở mỗi người có sự khác nhau, tùy theo tính cách, quá trình công tác, trình độ học vấn của mỗi người. Nhu cầu tôn trọng: nhu cầu này dẫn tới những sự thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Nhu cầu này bao gồm: nhu cầu tự tôn trọng và nhu cầu được người khác tôn trọng. Nhu cầu được người khác tôn trọng có nghĩa là khi có cống hiến được người khác thừa nhận, được cấp trên và đồng sự đánh giá tương đối tốt và tán dương. Tự tôn trọng và được người khác tôn trọng là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bạn muốn được người khác tôn trọng thì trước hết bạn phải có những điều kiện để được người khác tôn trọng, bạn phải có ý thức tự trọng: tự tin vào năng lực công tác của mình, quyết tâm nắm vững tri thức, không chịu thua kém người khác, những điều mà 9
- người khác hiểu thì mình không thể không hiểu, những điều mà người khác không biết thì mình cũng phải biết, chỉ có như vậy mới có thể được người khác tôn trọng. Ý thức tự tôn trọng là động lực thúc đẩy người ta tiến tới. ai cũng có ý thức tự tôn trọng. Do đó, người lãnh đạo phải chú ý nghiên cứu nhu cầu đặc điểm của công nhân viên về mặt này, tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ, càng không thể làm tổn thương ý thức tự trọng của họ. Chỉ có như vậy mới khơi dậy tính chủ động, tích cực của họ trong công tác. Nhu cầu khẳng định bản thân: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong : cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Nhu cầu tự hoàn thiện thể hiện trên hai mặt: - Ý thức về khả năng đảm đương công việc: những người có nhu cầu này là những người muốn điều khiển sự vật và môi trường khách quan, không muốn những sự việc liên quan đến mình phát sinh và phát triển một cách bị động mà mong chúng diễn ra dưới sự điều khiển của mình. Ví dụ: trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, những công nhân trẻ bắt đầu làm việc dưới sự hướng dẫn của thợ cả; sau khi nắm vững kỹ thuật, sẽ bắt đầu có ý nghĩ độc lập thao tác, trên cơ sở đó, họ sẽ không còn muốn làm việc theo kiểu lặp đi lặp lại nữa mà muốn sử dụng tri thức đã nắm được, chủ động nghiên cứu phân tích, cải tiến và hoàn thiện công việc. - Niềm vui thành tích: trong công việc, người ta thường đặt ra cho mình những mục tiêu có mức độ khó khăn nhất định nhưng trải qua cố gắng sẽ có thể đạt được. Công việc mà họ tiến hành vừa không bảo thủ, vừa không mạo hiểm. Họ làm việc dưới tiền đề cho rằng mình có thể tác động đến kết quả của sự việc. Đối với những người đó, hứng thú làm việc là thành quả hoặc thành công của công việc. Những người có ý thức lập thành tích thường cần biết kết quả công việc của mình. Niềm vui thành công thường quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ khoản thù lao nào. Thuyết cấp bậc nhu cầu của A.Maslow được đánh giá rất cao vì nó có một ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản lý là muốn động viên nhân viên thì cần phải biết người lao động của mình đang ở cấp độ nhu cầu nào, để từ đó có các giải pháp cho 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
101 p | 463 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 27 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Vĩnh Châu giai đoạn 2018-2020 (Thực trạng và giải pháp)
93 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em Vinamilk của người dân ở tỉnh Kiên Giang
93 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm Thu
79 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ nhà ở tại Khu dân cư thương mại 586 Hậu Giang
86 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt chi nhánh Cần Thơ
81 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ và Địa ốc Đất Phương Nam giai đoạn 2013-2015
73 p | 26 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
94 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
77 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược marketing tại Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu
93 p | 26 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc – Tỉnh Hậu Giang
92 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Gò Quao
85 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
80 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lựa chọn kênh phân phối tôm sú trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
96 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ
86 p | 19 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn