GVHD: ThS. Phạm Phương Trung<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Ngày nay với quan điểm lao động là tài sản quý báu của doanh nghiệp các nhà<br />
quản trị đã khám phá ra rằng sự thỏa mãn của người lao động là yếu tố then chốt đi<br />
đến thành công của doanh nghiệp. Năng suất lao động, thá i độ và tinh thần làm việc<br />
chịu ảnh hưởng nhiều bởi mức độ thỏa mãn của người lao động trong công việc. Vì<br />
thế, để có một đội ngủ lao động hùng mạnh, các chủ doanh nghiệp không ngại mạnh<br />
tay ký các điều khoản thù lao hấp dẫn, sẵn sàng bỏ ra những khoản đầu tư lớn để tạo<br />
không gian làm việc tiện nghi và các chính sách thù lao hấp dẫn, mặc dù vậy vẫn có<br />
không ít người đang cảm thấy thiếu thỏa mãn với công việc của mình. “Một cuộc khảo<br />
sát được thực hiện năm 2008 bởi Careerbuilder - một wesite việc làm hàng đầu thế<br />
giới- đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ trong 4 người thì<br />
có một người đang cảm thấy chán nản với việc là m của mình, và số người chán nản<br />
như vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm gần đây; cứ 6 trong số 10 người được hỏi<br />
đề u có ý rời bỏ công việc hiện tại để tìm đến một công việc khác trong vòng 2 năm<br />
tới.”(doanhnhan360.com(19/08/2008)).<br />
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động, làm thế nào<br />
để người lao động hài lòng và giảm cảm giác nhàm chán với công v iệc, làm thế nào để<br />
một nhân viên có tinh thần làm việc thấp đến đâu vẫn có thể trở nên nhiệt tình hăng<br />
hái. Đây là điều mà các nhà quản trị luôn quan tâm và trăn trở.<br />
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn<br />
định, bên cạnh các máy móc kỹ thuật tiên tiến còn đòi hỏi phải có một đội ngũ công<br />
nhân có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu về chất lượng của thị trường. Đặc biệt đối với<br />
các công ty trong ngành dệt may. Trong khi đó, một thực tế tồn tại lâu nay của các<br />
công ty dệt may là thiếu lực lượng lao động và tính ổn định của lực lượng lao động<br />
hiện tại thấp. Theo tính toán của nhiều địa phương và ngành dệt - may, năm 2010, số<br />
lao động tuyển mới chỉ đủ bù đắp số lao động bỏ việc, nên thiếu lao động đang khá<br />
trầm trọng, không chỉ lao động kỹ thuật, mà ngay cả lao động phổ thông, giản đơn.<br />
Đây chính là rủi ro nhân lực của các công ty dệt may. Công ty cổ phần đầu tư dệt may<br />
Thiên An Phát là một công ty non trẻ trong ngành dệt may của Việt Nam. Để có thể<br />
SVTH: Lê Văn Phước – Lớp K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Phạm Phương Trung<br />
<br />
tồn tại và phát triển, cạnh t ranh với các đối thủ trong vùng và cả nước, một trong<br />
những yếu tố quan trọng là duy trì và phát triển đội ngũ lao động có tay nghề. Làm sao<br />
để công nhân không bỏ việc, để họ luôn muốn làm việc và cống hiến cho công ty, điều<br />
này phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn đối với công việc của họ tại công ty. Chính vì thế<br />
nên cần đo lường, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn đối với<br />
công việc của đội ngũ lao động, từ đó có thể đưa ra các biện pháp, chính sách thích<br />
hợp nhằm ổn định nguồn lao động hiện tại và thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao<br />
động tại địa phương, đáp ứng cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Đây chính<br />
là lý do để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công<br />
việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát” . Kết<br />
quả nghiên cứu sẽ giúp Công ty có cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực thi<br />
những chính sách nhân sự hợp lý, khắc phục những khó khăn trong công tác nhân lực<br />
hiện nay.<br />
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn đối với công việc của<br />
người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát.<br />
Xác định mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động.<br />
Xác định mối tương quan giữa mức độ thỏa mãn và các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
mức độ thỏa mãn trong công việc.<br />
Xác định cường độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ thỏa mãn công việc<br />
của người lao động.<br />
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:<br />
Những yếu tố chủ yếu nào tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người<br />
lao động?<br />
Mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động trong công ty như thế nào?<br />
Sự thỏa mãn của người lao động có khác nhau khi các đặc điểm như công việc,<br />
lương khác nhau hay không?<br />
<br />
SVTH: Lê Văn Phước – Lớp K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Phạm Phương Trung<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghi ên cứu .<br />
Mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Phạm vi không gian<br />
Công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát<br />
Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2009 – 2011<br />
từ các phòng ban của công ty; Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người<br />
lao động tại công ty từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu<br />
chính thức<br />
4.1. Nghiên cứu sơ bộ<br />
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Phương<br />
pháp này được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn sâu (n=2) theo một nội dung<br />
được chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn đồng thời tham khảo ý kiến của anh Lê<br />
Trần Bảo An, là quản lý nhân sự trực tiếp tại công ty để từ đó điều chỉnh thang đo phù<br />
hợp với đặc điểm của công ty dệt may.<br />
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu<br />
chính thức. Bảng câu hỏi sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện được đưa vào<br />
nghiên cứu chính thức.<br />
4.2 .Nghiên cứu chính thức<br />
4.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi<br />
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần của mức độ thỏa mãn đều sử<br />
dụng thang đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là rất không đồng ý với phát<br />
biểu và lựa chọn số 5 là rất đồng ý với phát biểu.<br />
4.2.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo<br />
Mô hình nghiên cứu về mức độ thỏa mãn có bảy yếu tố tác động đến sự thỏa<br />
mãn của nhân viên đối với công việc, bao gồm:<br />
(1) Bản chất công việc<br />
SVTH: Lê Văn Phước – Lớp K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Phạm Phương Trung<br />
<br />
(2) Lương<br />
(3) Đồng nghiệp<br />
(4) Lãnh đạo<br />
(5) Cơ hội đào tạo, thăng tiến<br />
(6) Phúc lợi<br />
(7) Môi trường làm việc<br />
Mức độ thỏa mãn của người lao động đối với công việc được đo lường bởi ba<br />
biến nói về mức độ thỏa mãn chung .<br />
4.2.3. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu<br />
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ<br />
thuật phỏng vấn công nhân tại công ty thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Kích thước<br />
mẫu được xác định theo công thức cứ một biến trong bảng câu hỏi thì tương ứng với 5<br />
bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi có 35 biến, ta xác định được kích thước mẫu là 175 . Việc<br />
chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bảng hỏi được phát<br />
cho công nhân trong giờ ăn trưa tại công ty. Công nhân của công ty đầu tư dệt may<br />
Thiên An Phát nghỉ ăn trưa theo từng bộ ph ận, vì thế sau khi công nhân của từng bộ<br />
phận ăn xong, còn lại khoảng 15 phút nghỉ ngơi trước khi vào làm thì nhóm nghiên<br />
cứu tiếp cận và phát bảng hỏi, đồng thời hướng dẫn trả lời.<br />
4.2.4. Phân tích nhân tố<br />
Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS p hiên bản 16.0. Sau khi mã<br />
hóa và làm sạch dữ liệu sẽ tiếp tục được đưa vào để phân tích nhân tố.<br />
+ Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành<br />
phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor<br />
loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Component” được sử<br />
dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial<br />
Eigenvalues” > 1.<br />
Xác định số lượng nhân tố<br />
Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ s ố Eigenvalue, chỉ số này đại diện<br />
cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những<br />
nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003).<br />
SVTH: Lê Văn Phước – Lớp K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Phạm Phương Trung<br />
<br />
Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria) : tổng phương sai trích<br />
phải lớn hơn 50%.<br />
Độ giá trị hội tụ<br />
Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân<br />
tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002).<br />
4.2.5. Đánh giá thang đo<br />
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội<br />
tại (internal connsistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan<br />
biến tổng (item-total correclation).<br />
Hệ số Cronbach Alpha<br />
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng C ronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì<br />
thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề<br />
nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái<br />
niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối vớ i người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu<br />
(Hoàng Trọng -Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì<br />
Cronbach Alpha từ 0.7 trở lên là chấp nhận được.<br />
Hệ số tương quan biến tổng (item -total correclation)<br />
Hệ số tương quan biển tổng l à hệ số tương quan của một biến với điểm trung<br />
bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương<br />
quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein<br />
(1994), các biến có hệ số tương quan biế n tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ<br />
bị loại khỏi thang đo.<br />
4.2.6. Điều chỉnh mô hình lý thuyết.<br />
Sau khi thực hiện xong phân tích nhân tố EFA và đánh giá độ tin cậy của thang<br />
đo thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu do<br />
đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khi tiến<br />
hành hồi quy.<br />
<br />
SVTH: Lê Văn Phước – Lớp K42 QTKD Tổng Hợp<br />
<br />
5<br />
<br />