intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

Chia sẻ: Tomjerry010 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

55
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu về quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm trong quy chế trả lương của công ty và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ TRANG KHÓA HỌC 2017 -2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Trang Th.S Nguyễn Ánh Dương Ngành: Quản trị nhân lực Lớp: K51 QTNL Huế, tháng 01 năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành QTNL tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ to lớn và tận tình từ nhà trường, thầy cô bạn bè và các anh chị tại công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Quản Trị Kinh Doanh cùng toàn thể giảng viên chuyên nghành Quản Trị Nhân Lực- Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, giúp tôi nâng cao được nhiều kĩ năng cũng như tạo nhiều điều kiện để cho tôi tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để nâng cao kiến thức thực tiễn, đây không chỉ là kiến thức để tôi hoàn thành bài khoá luận mà còn hành trang quý báu tôi sẽ mang theo trong chặn đường sắp tới, khi tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Lê Hồng Long- Tổng giám đốc công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An, và anh Lê Văn Oánh - Phó phòng HCNS đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại công ty, tôi xin cảm ơn đội ngũ nhân viên công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn chị Bùi Thị Hiếu - chuyên viên phòng HCNS đã tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp số liệu để cho tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Ánh Dương đã tận tình giúp đỡ dành thời gian và công sức trong việc hướng dẫn và định hướng cho tôi trong quá trình thực tập cuối khóa, để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh sẻ chia, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý nhận xét của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Hoàn thiện Quy chế trả lương cho người lao động tại công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An” được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tự thực hiện. Các số liệu và trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Khóa luận này là mới và không được sao chép từ bất kỳ một khóa luận nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày … tháng … năm 20… Tác giả khóa luận
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: ..................................................................................3 4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu........................................................................4 5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG7 1.1. Các vấn đề cơ bản về tiền lương. ..............................................................................7 1.1.1. Khái niệm về tiền lương .....................................................................................7 1.1.2. Cơ cấu của tiền lương............................................................................................8 1.1.3. Khái niệm, yêu cầu và các nguyên tắc của tổ chức tiền lương ...........................11 1.2. Các vấn đề cơ bản về quy chế trả lương .................................................................14 1.2.1. Khái niệm về quy chế trả lương .......................................................................14 1.2.2. Các căn cứ để xây dựng quy chế trả lương ......................................................15 1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng quy chế trả lương ....................................................16 1.2.4. Quy trình xây dựng quy chế trả lương .............................................................17 1.2.5. Nội dung của quy chế trả lương .......................................................................18 1.2.5.1. Những quy định chung .....................................................................................19 1.2.5.2. Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương.......................................................19 1.2.5.3. Phân phối quỹ tiền lương..................................................................................20 1.2.5.4. Tổ chức thực hiện .............................................................................................21 1.2.6. Vai trò của quy chế trả lương trong doanh nghiệp...........................................21 1.2.6.1. Đối với doanh nghiệp .......................................................................................21 1.2.6.2. Đối với người lao động ....................................................................................22 1.2.6.3. Đối với nhà nước ..............................................................................................22 SVTH: Trần Thị Trang i
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương 1.2.7. Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương.......................................................23 1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế trả lương trong doanh nghiệp.................24 1.2.8.1. Các nhân tố bên ngoài tổ chức .........................................................................24 1.2.8.2. Các nhân tố bên trong tổ chức..........................................................................25 1.2.8.3. Các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước về lao động tiền lương ..........28 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quy chế trả lương ...................................................28 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN ....................................................................................................30 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An.................................30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ...........................................................................33 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ............................................................34 2.1.4. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017 – 2019. ..................................................................................................39 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017-2019 ..........43 2.2. Đánh giá quy chế trả lương tại công ty ..................................................................46 2.2.1. Căn cứ xây dựng quy chế trả lương.....................................................................46 2.2.2. Quỹ lương và sử dụng quỹ tiền lương .................................................................46 2.2.3. Nguyên tắc trả lương ...........................................................................................47 2.2.4. Công thức tính lương chung ................................................................................47 2.2.5. Quy định trong quá trình thực hiện quy chế........................................................49 2.2.6. Cách thức tính lương ...........................................................................................50 2.2.6.1. Cách tính lương sản phẩm cá nhân...................................................................50 2.2.6.2. Tiền lương chế độ.............................................................................................51 2.2.6.3. Cách tính tiền lương bù ...................................................................................52 2.2.6.4. Cách tính tiền lương học tập, đào tạo, hội nghị................................................52 2.2.6.6 Cách tính tiền lương cho người lao động chấm dứt HĐLĐ trong tháng .................52 2.2.7. Tổ chức thực hiện quy chế trả lương...................................................................52 2.3. Thang bảng lương...................................................................................................53 2.4. Đánh giá của người lao động về quy chế trả lương của công ty ............................58 2.4.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu ............................................................................60 SVTH: Trần Thị Trang ii
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương 2.4.2. Đánh giá của người lao động trong công ty về quy chế trả lương. .....................64 2.4.2.1. Đánh giá về “Nguyên tắc trả lương”. ...............................................................64 2.4.2.2. Đánh giá về “Cách tính lương” ........................................................................67 2.4.2.3. Đánh giá về việc “Quy định trong quá trình thực hiện quy chế trả lương” .....70 2.4.2.4. Đánh giá về “Quỹ tiền lương” ..........................................................................73 2.4.2.5. Đánh giá về “Nguồn thông tin tiếp cận quy chế lương” ..................................76 2.4.2.6. Đánh giá chung của người lao động về đối với quy chế trả lương của Công ty ..........................................................................................................................78 2.4.3. Đánh giá chung....................................................................................................78 2.4.3.1. Kết quả đạt được:..............................................................................................78 2.4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: .................................................................................79 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN...............................................80 3.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp: ...............................................................................80 3.2. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An............................................................................................................80 3.2.1. Giải pháp để hoàn thiện quỹ tiền lương: .............................................................80 3.2.2. Giải pháp để hoàn thiện nguồn thông tin tiếp cận quy chế trả lương..................81 3.2.3. Giải pháp để hoàn thiện nguyên tắc trả lương:....................................................82 3.2.4. Hoàn thiện các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện quy chế trả lương.........................................................................................................................82 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................84 1. Kết luận:..................................................................................................................84 2. Kiến nghị.................................................................................................................84 2.1. Đối với cơ quan quản lý..........................................................................................84 2.2. Đối với công ty .......................................................................................................85 3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................86 PHỤ LỤC ......................................................................................................................87 SVTH: Trần Thị Trang iii
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mã hóa các biến quan sát ................................................................................5 Bảng 2.1. Danh sách các cổ đông tham gia góp vốn.....................................................31 Bảng 2.2. Tình hình lao động của CTCP Dệt May Phú Hoà An giai đoạn 2017- 2019 ....39 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019....................................43 Bảng 2.8. Đánh giá của người lao động về NTTL ........................................................65 Bảng 2.9. Đánh giá của người lao động về Cách tính lương.........................................67 Bảng 2.10. Đánh giá của người lao động về Quy định thực hiện QCTL ......................70 Bảng 2.11. Đánh giá của người lao động về Quỹ tiền lương ........................................73 Bảng 2.12. Đánh giá của người lao động về Nguồn thông tin tiếp cận QCTL .............76 Bảng 2.13. Đánh giá chung về quy chế trả lương .........................................................78 SVTH: Trần Thị Trang iv
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình biến động lao động 2019 ..........................................................42 Biểu đồ 2.2. Số lượng lao động thôi việc và tuyển dụng năm 2019 .............................43 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính ...................................................60 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi .....................................................60 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu đối tượng điều tra theo trình độ học vấn ......................................61 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu đối tượng điều tra theo kinh nghiệm làm việc..............................62 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu đối tượng điều tra theo TLTB.......................................................63 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của người lao động về NTTL ....................................................64 Biểu đồ 2.9. Đánh giá của người lao động về Cách tính lương ....................................67 Biểu đồ 2.10. Đánh giá của người lao động về Quy định thực hiện QCTL..................70 Biểu đồ 2.11. Đánh giá của người lao động về Quỹ tiền lương ....................................73 Biểu đồ 2.12. Đánh giá của người lao động về nguồn thông tin tiếp cận QCTL..........76 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1.Doanh thu CM giai đoạn 2017-2019 ..............................................................44 Hình 2.2.Năng suất lao động giai đoạn 2017 – 2019 ....................................................45 Hình 2.3. Thu nhập bình quân giai đoạn 2017 – 2019 ..................................................46 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của CTCP Dệt May Phú Hòa An ........................................33 SVTH: Trần Thị Trang v
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC QCTL Quy chế trả lương CBCNV Cán bộ công nhân viên CTCP Công ty cổ phần ML Mức lương MLTT Mức lương tối thiểu HSPT Hệ số phức tạp NTTL Nguyên tắc trả lương NLĐ Người lao động HCNS Hành chính Nhân sự TCKT Tài chính kế toán SVTH: Trần Thị Trang vi
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cùng với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật đã tạo ra nhiều thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề của các nhà quản trị là phải làm sao để doanh nghiệp của mình có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy sự cạnh tranh như hiện nay. Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp như nguồn vốn, khoa học kĩ thuật, công nghệ, … đặc biệt là con người. Con người là yếu tố quan trọng nhất, là mấu chốt của mọi vấn đề. Nếu như không có con người thì các yếu tố khác cũng không thể hoạt động được, con người không chỉ có vai trò giúp tổ chức phát triển mà còn là yếu tố để duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đối với người lao động tiền lương là một trong những mối quan tâm hàng đầu bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến,… Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời, tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống. Không những thế, tiền lương là một phần của chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tiền lương có vai trò quan trọng đối với người lao động và cả doanh nghiệp. Vì vậy, quy chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì ổn định nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Thực tế cho thấy việc nhân viên rời bỏ công ty là do nhiều nguyên nhân liên quan đến môi trường làm việc, tiền lương, bản chất công việc….trong số đó các vấn đề liên quan đến tiền lương là phổ biến bởi nó là vấn đề nhạy cảm và là mối quan tâm hàng đầu của cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Theo kết quả báo cáo tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hoà An trong 6 tháng đầu năm 2020 số lao động nghỉ việc là 286 lao động. Do đó, nghiên cứu về quy chế trả lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc tìm hiểu, đánh giá, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quy chế trả lương góp phần không nhỏ trong việc tiết kiệm chi phí, giúp SVTH: Trần Thị Trang 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương doanh nghiệp phát triển bền vững. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An” cho đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy chế trả lương cũng như góp phần vào công tác hoàn thiện quy chế trả lương của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu về quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm trong quy chế trả lương của công ty và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về Quy chế trả lương. + Đánh giá quy chế trả lương của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An trong giai đoạn 2017-2019. + Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An trong giai đoạn 2021- 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. - Đối tượng khảo sát: Những người lao động đang tham gia làm việc tại CTCP Dệt May Phú Hòa An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2017 – 2019. + Số liệu sơ cấp: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung phân tích và hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. SVTH: Trần Thị Trang 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương - 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các luận văn tại thư viện trường đại học kinh tế, các giáo trình liên quan, các công trình nghiên cứu có liên quan..., ngoài ra còn thu thập dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp từ phòng HCNS, phòng kinh doanh và phòng KTTC của công ty như Quy chế trả lương, Thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh… - Dữ liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra bảng hỏi: thu thập ý kiến đánh giá của người lao động về thực trạng về quy chế trả lương của công ty và những đề xuất của họ. Quy trình chọn mẫu và xác định cỡ mẫu được thực hiện qua: Xác định tổng thể nghiên cứu Thiết kế khung chọn mẫu Lựa chọn phương pháp chọn mẫu Xác định kích thước mẫu Phương pháp điều tra thu thập cỡ mẫu Xác định kích thước mẫu theo công thức Slovin (1984): n= ∗ Trong đó: n là kích thước mẫu N là kích thước tổng thể e là sai số do chọn mẫu (5% - 10%) Số lượng CBCNV của Công ty Dệt may Phú Hòa An là N= 890 người, sai số SVTH: Trần Thị Trang 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương lệch do chọn mẫu e=10%. Vậy theo công thức của Slovin thì kích thước mẫu tối thiểu được chọn để khảo sát là: n= =89,89 ~ 90 ∗ , Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 90 mẫu, dựa vào kết quả này và trong khuôn khổ thời gian cho phép, tác giả đề xuất kích thước mẫu được chọn để điều tra là 120 mẫu và điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra có một số bảng khảo sát không hợp lệ do đó số bảng hỏi được thu về và xử lý, phân tích là 110 phiếu. - Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống dựa trên danh sách cán bộ, công nhân viên đang tham gia làm việc tại công ty.Qua số liệu được cung cấp tại phòng nhân sự với tổng số lao động là 890 lao động. Xác định bước nhảy dựa trên công thức: K= Trong đó: P là tổng số người lao động đang tham gia làm việc trong thời gian nghiên cứu. n là cỡ mẫu Kết quả tính toán cho ra K= 9.88. Như vậy, cứ 9 người lao động đang tham gia làm việc trong công ty ta tiến hành điều tra một người. Bảng hỏi được phát cho người lao động theo phương pháp này dựa trên danh sách được cung cấp. Việc điều tra được tiến hành cho đến khi thu được số mẫu mong muốn. 4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Từ những số liệu có được của doanh nghiệp sẽ tóm tắt, phân tích về cơ cấu lao động và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoản thời gian từ năm 2017- 2019. Từ việc khảo sát ý kiến đánh giá của người lao động về quy chế trả lương của công ty sẽ tiến hành thống kê tổng hợp, biểu đồ hóa và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS và Excel. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê, tóm tắt trình bày và mô tả về SVTH: Trần Thị Trang 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương mẫu khảo sát như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm viêc,sự đánh giá của người lao động về quy chế trả lương tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An... Kết hợp với kiểm định giá trị trung bình One Samples T-test các tiêu chí đánh giá quy chế trả lương của công ty, với cặp giả thiết:  H0: µ = Giá trị kiểm định  H1: µ # Giá trị kiểm định + Nếu Sig. ≥ 0,05: Chấp nhận giả thiết H0 + Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1  Mức ý nghĩa: 95 % Bảng 1.1. Mã hóa các biến quan sát Biến Mô tả Anh (chị) được trả mức tiền lương cao hơn mức tiền lương tối thiểu nhà NT1 nước quy định. NT2 Tiền lương được trả khi tăng ca phù hợp với quy định của Pháp luật. NT3 Tiền lương của anh (chị) được công khai trên bảng lương chi tiết hàng tháng. Tiền lương được trả đúng thời gian theo quy chế phân phối tiền lương của NT4 Công ty. CTL1 Các tiêu chí để tính lương rõ ràng cụ thể. CTL2 Các tiêu chí để phân hạng thành tích phù hợp. CTL3 Cách tính lương quy định trong sổ lương của công ty rõ ràng, dễ hiểu. CTL4 Cách tính lương của công ty phù hợp, phát huy được hiệu quả làm việc. CTL5 Cách tính lương bù của công ty hợp lý. CTL6 Cách tính lương học tập, đào tạo, hội họp của công ty hợp lý. CTL7 Cách tính lương đối với lao động chấm dứt HĐLĐ trong tháng phù hợp QĐ1 Thời gian thử việc đúng với quy định của Pháp luật. QĐ2 Tiền lương thử việc cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định. SVTH: Trần Thị Trang 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương Biến Mô tả QĐ3 Công ty có các chế độ cơm ca cho lao động thử việc. QĐ4 Quy định của công ty về các trường hợp đột xuất là hợp tình hợp lý. QĐ5 Mức lương thấp nhất của công ty cao hơn mức lương tối thiểu vùng QL1 Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động cao. QL2 Quỹ khen thưởng từ lương cao. QL3 Quỹ tiền lương dự phòng cao. TT1 Công ty gửi công khai quy chế lương đến các đơn vị. TT2 Công ty tổ chức các buổi phổ biến quy chế lương cho người lao động. TT3 Anh (chị) biết đến quy chế lương do người khác nói lại. TT4 Anh (chị) dễ dàng trong việc tiếp cập quy chế lương. 5. Kết cấu đề tài Đề tài ngoài những phần: Đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục viết tắt, phụ lục, danh mục bảng biểu, hình ảnh và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học về tiền lương và Quy chế trả lương. - Chương 2: Đánh giá Quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hoà An. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hoà An. SVTH: Trần Thị Trang 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG 1.1. Các vấn đề cơ bản về tiền lương 1.1.1. Khái niệm về tiền lương Tiền lương luôn được coi là đối tượng quan tâm hàng đầu của người lao động và của các doanh nghiệp. Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của bản thân người đó và với gia đình họ, còn đối với doanh nghiệp thì tiền lương lại là một yếu tố nằm trong chi phí sản suất. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì quan niệm về tiền lương cũng có sự thay đổi để phù hợp với hình thái kinh tế xã hội. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa (TBCN), mọi tư liệu lao động điều được sở hữu của các nhà tư bản, người lao động không có tư liệu lao động phải đi làm thuê cho chủ tư bản. Do đó, theo C.Mác, tiền lương được hiểu theo quan điểm của sau: “Tiền lương là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động”. Như vậy, quan điểm về tiền lương dưới CNTB được xuất phát từ việc coi sức lao động là một hàng hoá đặc biệt được đưa ra trao đổi và mua bán một cách công khai. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên căn cứ số lượng, chất lượng lao động cống hiến. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận. Theo Bộ luật lao động 2019, điều 90: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”. Ngoài ra, tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. SVTH: Trần Thị Trang 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương 1.1.2. Cơ cấu của tiền lương  Hệ thống chế độ tiền lương Hệ thống chế độ tiền lương gồm: - Mức lương tối thiểu (chung, vùng, ngành, doanh nghiệp, tùy từng quốc gia quy định). - Chế độ lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ (hoặc lương cơ bản, lương chính) gồm: thang lương, bảng lương, mức lương, phụ thuộc vào các yếu tố thường xuyên do yêu cầu của công việc, chức vụ quyết định (mức độ phức tạp của công việc, chức vụ; hao phí lao động; điều kiện lao động; trách nhiệm của công việc, chức vụ; chính sách ưu đãi, khuyến khích theo ngành, nghề,...). - Chế độ phụ cấp lương, nhằm bổ sung các yếu tố không thường xuyên mà lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ chưa tính hết được, hoặc vì tính hiệu quả của việc quy định chế độ lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ. - Chế độ nâng bậc, ngạch lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, hoặc tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chức danh, tiêu chuẩn công chức, viên chức nhà nước. - Chế độ tiền lương làm thêm giờ. - Chế độ tiền lương làm việc ban đêm. - Chế độ tiền lương ngừng việc. - Chế độ tiền lương ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép), nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ được hưởng lương (nghỉ việc riêng: cưới, tang lễ cha, mẹ, vợ, con),... - Chế độ tiền lương được cử đi học tập, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ. - Chế độ tiền lương bị tạm giam, tạm giữ. - Chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương (áp dụng cho hình thức trả lương thời gian có thưởng, đơn giá sản phẩm có thưởng, thưởng chuyên cần, an toàn,...). - Chế độ tạm ứng tiền lương. SVTH: Trần Thị Trang 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương Ngoài các chế độ tiền lương, Nhà nước còn khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, người lao động có thể được hưởng một số chế độ khác như: bữa ăn giữa ca, bữa ăn ca đêm, chế độ ăn định lượng, chế độ bồi dưỡng độc hại, tiền hỗ trợ đi - về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại; hỗ trợ tiền nhà ở, tiền gửi trẻ, tiền thưởng từ lợi nhuận,...  Hình thức trả lương - Trả lương theo thời gian. Tiền lương theo thời gian là tiền trả cho người lao động căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Thực chất của hình thức này trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm. Công thức tính như sau: TLTG = ML × TLVTT Trong đó: TLTG: Tiền lương thời gian trả cho người lao động. ML: Mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương (mức lương giờ, ngày, tháng). TLVTT: Thời gian làm việc thực tế (số ngày công, giờ công đã làm trong kỳ, tuần, tháng. Để áp dụng có hiệu quả hình thức trả lương theo thời gian, cần đảm bảo những điều kiện sau:  Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác, vì tiền lương thời gian phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc thực tế. Thời gian làm việc thực tế quyết định ít nhiều đến tiền lương người lao động nhận được nhiều hay ít.  Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc để xác định được mức độ hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình lao động. Công việc giản đơn thì mức độ hao phí sức lao động ít hơn công việc phức tạp. Do vậy đòi hỏi phải trả lương cao hơn cho công việc có mức độ phức tạp và ngược lại.  Phải bố trí đúng người, đúng việc, đảm bảo phù hợp giữa năng lực và chuyên môn của người lao động, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc. SVTH: Trần Thị Trang 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp Th.S Nguyễn Ánh Dương - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Là hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) mà người lao động làm ra. Chế độ này được áp dụng với những người trực tiếp sản xuất được sản phẩm mình làm ra, mang tính chất độc lập tương đối, có định mức, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt. - Trả lương khoán: Chế độ trả lương khoán áp dụng cho những công việc giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi, mà phải giao từng bộ phận khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Lương được căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương quy định trong trường hợp hợp đồng giao khoán. Đối tượng khoán có thể là cá nhân hay một nhóm lao động. Yêu cầu của hình thức này là đơn giá phải tính toán chặt chẽ và phải có văn bản hợp đồng giao khoán. Nội dung hợp đồng giao khoán phải ghi rõ công việc, khối lượng khoán, chất lượng sản phẩm, thời gian bắt đầu và kết thúc. - Trả lương sản phẩm có thưởng: Hình thức này là chế độ trả lương sản phẩm kết hợp với các hình thức tiền thưởng nếu người lao động vượt mức quy định đã đề ra. Phần tiền thưởng được tính dựa vào mức độ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Việc lựa chọn, áp dụng hình thức trả lương dựa vào yêu cầu hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên phải đảm bảo: - Phù hợp với tính chất công việc. - Phải có tác động khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và hiệu quả lao động. - Tiền lương phải thể hiện rõ có chức năng làm đòn bẩy kinh tế.  Cách (hoặc phương thức) trả lương Sau khi số lượng tiền lương của người lao động được xác định theo kết quả thực hiện (tiền lương thực hiện), người lao động được cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng SVTH: Trần Thị Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2