Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS Ngô Minh Tâm<br />
<br />
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thập niên vừa qua đã đánh<br />
dấu sự phát triển vượt bậc của loài người trong công cuộc chinh phục công nghệ. Tuy<br />
nhiên, thị trường viễn thông di động hiện nay đang bước vào thời kỳ bão hòa1, tốc độ<br />
tăng trưởng chung trên thị trường chậm lại trong khi sự cạnh tranh giữa các nhà mạng<br />
ngày càng gay gắt.<br />
Cũng trong bối cảnh cạnh tranh không ngừng đó, nhiều nhà bán lẻ và công ty<br />
trong ngành công nghiệp dịch vụ đang tập trung vào cung cấp giá trị dành cho khách<br />
hàng (value to customers) như một lợi thế cạnh tranh (competitive advantage). Các<br />
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng giá trị cảm nhận của khách hàng có mối liên hệ<br />
chặt chẽ với sự hài lòng của khách hàng (customer satisfaction), lòng trung thành<br />
(loyalty), và lòng tin (trust) (ví dụ: Lee et al., 2002; Parasuraman and Grewal, 2000;<br />
Yang and Peterson, 2004) và hiển nhiên có liên quan đến những nhà nghiên cứu hành<br />
vi khách hàng và tiếp thị dịch vụ.<br />
Ngày nay, trong ngành dịch vụ thông tin di động, khách hàng ngày càng có nhiều<br />
cơ hội lựa chọn dịch vụ hơn, họ ít bị ràng buộc với nhà cung cấp dịch vụ. Khách hàng<br />
là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp, sự trung thành của khách hàng có ý nghĩa sống<br />
còn với sự phát triển trong tương lai của một công ty nói chung hay nhà cung cấp dịch<br />
vụ di động nói riêng. Khách hàng trung thành góp phần duy trì mức lợi nhuận ổn định<br />
khi mà mức thuê bao của các nhà mạng đang ở mức bão hòa, thị trường ở giai đoạn<br />
trưởng thành và cạnh tranh trở nên quyết liệt.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, việc thực hiện đề tài : “Nghiên<br />
cứu mối liên hệ giữa giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành của khách<br />
hàng đối với thương hiệu Mobifone trên địa bàn thành phố Huế” là cần thiết, vì từ<br />
1<br />
<br />
Theo ông Phùng Văn Cường - Giám đốc Trung tâm CNTT của Tập đoàn viễn thông Quân đội<br />
Viettel: “Thị trường viễn thông đã bão hòa. Hiện nay Việt Nam đã có 130 triệu thuê bao di động,<br />
nhưng dân số chỉ có 90 triệu người. Nếu không có dịch vụ mới thì thị trường sẽ bão hòa”.<br />
http://www.baomoi.com/Thi-truong-vien-thong-da-bao-hoa/76/13307708.epi<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Gấm<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS Ngô Minh Tâm<br />
<br />
đó có thể nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, lòng trung thành của khách hàng và<br />
khả năng chiếm lĩnh thị phần của Mobifone so với đối thủ cạnh tranh.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1.Mục tiêu chung<br />
Phân tích mối liên hệ giữa giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành của<br />
khách hàng đối với thương hiệu Mobifone từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng<br />
cao sự hài lòng; gia tăng lòng trung thành của khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị<br />
phần của Mobifone so với đối thủ cạnh tranh.<br />
2.2.Mục tiêu cụ thể<br />
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương hiệu, mô hình CSI, giá trị cảm nhận,<br />
sự hài lòng, trung thành của khách hàng.<br />
Xác định các yếu tố thành phần của giá trị cảm nhận tác động đến sự hài lòng<br />
và lòng trung thành của khách hàng.<br />
Phân tích mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận đến sự hài lòng, lòng trung thành<br />
của khách hàng thông qua mô hình SEM.<br />
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng, gia tăng lòng trung thành<br />
của khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị phần của công ty TTDĐ Mobifone.<br />
3.Câu hỏi nghiên cứu<br />
Giá trị cảm nhận của khách hàng bao gồm những yếu tố thành phần nào? Các<br />
yếu tố thành phần nào của giá trị cảm nhận có khả năng tác động đến sự hài lòng, lòng<br />
trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ của Mobifone?<br />
Giá trị cảm nhận thương hiệu tác động như thế nào đến sự hài lòng của khách hàng?<br />
Sự hài lòng có tác động như thế nào đến lòng trung thành của khách hàng?<br />
Giá trị cảm nhận có tác động như thế nào đến lòng trung thành của khách hàng?<br />
Những giải pháp nào cần được thực hiện để phát triển thương hiệu Mobifone<br />
nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị phần của<br />
công ty TTDĐ Mobifone?<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Gấm<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS Ngô Minh Tâm<br />
<br />
4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Khách thể nghiên cứu: Khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động của<br />
công ty TTDĐ – VMS Mobifone chi nhánh Huế.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa giá trị cảm nhận với sự hài lòng, lòng<br />
trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Mobifone trên địa bàn thành phố Huế.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Huế.<br />
Về thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu<br />
thập trong phạm vi thời gian từ năm 2012 đến năm 2014. Các dữ liệu sơ cấp được thu<br />
thập trong vòng 3 tháng (từ 10/02/2014 đến tháng 10/05/2014).<br />
5.Phương pháp nghiên cứu.<br />
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm:<br />
5.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:<br />
Trong giai đoạn này, tiến hành nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích, đánh giá các<br />
nghiên cứu trước đó cũng như các tài liệu thứ cấp có liên quan để hình thành, định<br />
hướng mô hình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.<br />
Tài liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn:<br />
- Website chính thức, tạp chí nội bộ của MobiFone<br />
- Dữ liệu được cung cấp từ phòng Kế hoạch bán hàng, phòng Nhân sự… của chi<br />
nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế.<br />
- Các tài liệu, sách báo, tạp chí, luận văn liên quan đến các lý thuyết thương<br />
hiệu, sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng.<br />
5.2.Phương pháp nghiên cứu định tính<br />
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khách hàng<br />
trong marketing, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM, TPHCM, Việt Nam cho<br />
rằng: “Nghiên cứu định tính thường được sử dụng để tìm hiểu sâu về thái độ và hành<br />
vi khách hàng”.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Gấm<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS Ngô Minh Tâm<br />
<br />
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong<br />
mô hình nghiên cứu. Trong đề tài này, nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua<br />
việc phỏng vấn sâu các đối tượng là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của<br />
Mobifone trên địa bàn thành phố Huế, đồng thời phỏng vấn chuyên gia là các nhân<br />
viên phòng kế hoạch bán hàng, nhân viên thu cước. Kết hợp với một số nội dung câu<br />
hỏi được chuẩn bị trước dựa theo các mô hình đã nghiên cứu cùng với các lý thuyết về<br />
hành vi người tiêu dùng từ đó đưa ra một số chỉ tiêu cần có khi xây dựng bảng hỏi.<br />
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào nghiên<br />
cứu chính thức.<br />
5.3.Phương pháp nghiên cứu định lượng<br />
Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên lý thuyết mô hình ECSI (mô hình chỉ<br />
số về hài lòng khách hàng của các quốc gia) nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
sự hài lòng, sự trung thành của khách hàng và mô hình SEM với phần mềm xử lý số<br />
liệu AMOS để kiểm định mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung<br />
thành của khách hàng.<br />
Nghiên cứu sơ bộ: Sau khi hoàn thành bảng hỏi định lượng sơ bộ dựa trên kết<br />
quả của nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu thử nghiệm. Áp dụng<br />
phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra 30 người thuộc đối tượng nghiên cứu của<br />
đề tài. Sau đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung và khắc phục những sai sót và hạn chế<br />
của bảng hỏi nhằm hoàn thiện bảng hỏi định lượng cho điều tra chính thức.<br />
Nghiên cứu chính thức: Sau khi bảng hỏi đã được hoàn thiện, tiến hành thu thập<br />
dữ liệu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, sử dụng phiếu điều<br />
tra đối với các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động của Mobifone với<br />
cỡ mẫu đã tính trước.<br />
5.4.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu<br />
Kỹ thuật phân tích của nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô<br />
hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) và sự hỗ trợ của<br />
phần mềm SPSS 16.0 và phần mềm AMOS 16.0 (Analysis Of Moment Structures).<br />
Với kỹ thuật phân tích này sẽ bỏ qua đa cộng tuyến trong mô hình và sự tin cậy của<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Gấm<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS Ngô Minh Tâm<br />
<br />
thị trường cũng được xem xét thông qua các sai số đo lường, kỹ thuật được tiến hành<br />
như sau:<br />
Phân tích nhân tố EFA nhằm xem xét các biến nào dùng để đánh giá giá trị<br />
cảm nhận của khách hàng. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu<br />
chuẩn: Hệ số tải nhân tố |Factor Loading| lớn nhất của mỗi hệ thang đo ≥ 0.5, tổng<br />
phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988), hệ số KMO ≥ 0.5 và kiểm định<br />
Bartlett có ý nghĩa thống kê.<br />
Tiếp theo sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation<br />
Factor Analysis) để kiểm tra mô hình đo lường có đạt yêu cầu không. Để đo lường<br />
mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, ta sử dụng các chỉ số Chisquare (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so<br />
sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là phù hợp<br />
với thị trường khi chỉ số Chi-square có P-value < 0.05. Nếu một mô hình nhận được<br />
giá trị TLI, CFI ≥ 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2 hoặc có thể ≤ 3<br />
(Carmines & McIver, 1981); RMSEA ≤ 0.08 (Steiger, 1990) được xem là phù hợp với<br />
dữ liệu thị trường. ngoài ra khi phân tích CFA nên thực hiện các đánh giá khác như<br />
đánh giá độ tin cậy thang đo, tính đơn nguyên, đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân<br />
biệt của thang đo.<br />
Sau đó sử dụng mô hình SEM để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố của<br />
giá trị cảm nhận và sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng và mức độ ảnh<br />
hưởng của từng nhân tố.<br />
Quy trình phân tích, xử lý số liệu:<br />
1. Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS.<br />
2. Nhập dữ liệu lần 1 trên phần mềm Excel (sau đó được kiểm tra lại lần 2)<br />
3. Tiến hành các bước xử lý và phân tích dữ liệu<br />
4. Nhận định khách hàng về các yếu tố giá trị cảm nhận thương hiệu<br />
5. Nhận định khách hàng về các yếu tố giá trị cảm nhận thương hiệu<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Gấm<br />
<br />
5<br />
<br />