Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân
lượt xem 8
download
Khoá luận "Tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay, xác định tác động tiêu cực và tích cực của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên để đưa ra các giải pháp giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội hiệu quả và hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Khóa luận tốt nghiệp ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Kim Chi Họ và tên: Vũ Thị Thảo Mã sinh viên: 2005VTTA039 Lớp: 2005VTTA Khóa: 2020-2024 Lớp: Văn hóa truyền thông 20A Hà Nội - 2024
- LỜI CẢM ƠN . Trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Kim Chi giảng viên hướng dẫn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện hành chính Quốc gia nói chung, các thầy cô trong Bộ môn của chuyên ngành học Văn hóa Truyền thông nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, khóa luận này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân” là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Những phần có sử dụng tài liệu tham khảo có trong khóa luận đã được liệt kê và nêu rõ ra tại phần tài liệu tham khảo. Đồng thời những số liệu hay kết quả trình bày trong khoá luận đều mang tính chất trung thực, không sao chép, đạo nhái. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2024 Sinh viên Vũ Thị Thảo
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 SV Sinh viên 2 MXH Mạng xã hội 3 HVHCQG Học viện Hành chính quốc gia
- DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Bảng 1.1 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Bảng 1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Hành chính quốc gia Bảng 2.1 Mức độ sử dụng MXH của sinh viên Học viện Hành chính quốc gia Bảng 2.2 Số liệu khảo sát thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên HVHCQG DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Biểu đồ 1.1 Phương tiện mà sinh viên sử dụng để truy cập mạng xã hội nhiều nhất Biểu đồ 1.2 Thời lượng sử dụng mạng xã hội trong ngày của sinh viên Biểu đồ 2.1 Mạng xã hội sinh viên sử dụng Biểu đồ 2.2 Thống kê mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Biểu đồ 3.1 Mạng xã hội sinh viên sử dụng
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 4. Khách thể nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY ............................................................................... 6 1.1. Khái niệm mạng xã hội ......................................................................... 6 1.2. Khái niệm hình ảnh cá nhân ................................................................ 7 1.3. Khái niệm xây dựng hình ảnh cá nhân ............................................... 7 1.4. Các loại mạng xã hội sử dụng phổ biến trên thế giới ......................... 7 1.4.1. Facebook .............................................................................................. 7 1.4.2. YouTube ............................................................................................... 8 1.4.3. WhatsApp ............................................................................................. 8 1.4.4. Instagram ............................................................................................. 8 1.4.5. TikTok ................................................................................................ 8 1.4.6. Telegram .............................................................................................. 9 1.4.7. Snapchat ............................................................................................... 9 1.4.8. Twitter ................................................................................................ 9
- 1.4.9. Pinterest................................................................................................ 9 1.5. Các loại mạng xã hội sử dụng phố biến ở Việt Nam ......................... 10 1.5.1. Facebook ............................................................................................ 10 1.5.2. Zalo .............................................................................................. 10 1.5.3. Tik Tok .............................................................................................. 10 1.5.4. Instagram .......................................................................................... 11 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 12 Chƣơng 2. THỰC TRANG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN ...................................................... 13 2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên ................................ 13 2.1.1. Phương tiện, địa điểm truy cập mạng xã hội của sinh viên............. 13 2.1.2. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên .................................. 15 2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên HVHCQG ............. 18 2.2.1. Mạng xã hội sinh viên HVHCQG thƣờng sử dụng ........................ 18 2.2.2. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên HVHCQG ................. 20 2.3. Tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên ................................................................................................ 23 2.3.1. Tác động tích cực của mạng xã hội đối với việc xây dựng hình ảnh cá nhân. .............................................................................................. 23 2.3.1.1 Tác động tích cực từ những trào lưu tích cực trên mạng xã hội ...... 23 2.3.1.2. Tác động tích cực từ những người truyền cảm hứng trên mạng xã hội . 26 2.3.1.3. Tác động tích cực từ việc chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội ......... 27 2.3.1.4. Mạng xã hội là nơi quảng bá hình ảnh cá nhân .............................. 30 2.3.2. Tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với việc xây dựng hình ảnh cá nhân. ............................................................................. 30 2.3.2.1. Tác động tiêu cực của những thông tin độc hại trên mạng xã hội .. 30
- 2.3.2.2. Tác động tiêu cực từ so sánh xã hội trên mạng xã hội .................... 37 2.3.2.3. Tác động tiêu cực từ việc áp lực phải đẹp trên mạng xã hội ........... 38 2.3.2.4. Tác động tiêu cực từ việc rò rỉ thông tin cá nhân............................ 39 2.3.2.5. Tác động tiêu cực từ so sánh xã hội trên mạng xã hội .................... 39 2.3.2.6. Tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa ................................ 40 2.3.2.7. Tác động tiêu cực của việc sống ảo trên mạng xã hội ..................... 41 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................... 43 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI HIỆU QUẢ VÀ HỮU ÍCH ............................................................................................................ 44 3.1. Giải pháp từ phía trƣờng đại học ...................................................... 44 3.2. Giải từ các cơ quan nhà nƣớc ............................................................ 46 3.3. Giải pháp từ phía gia đình ................................................................. 48 3.4. Giải pháp từ sinh viên ......................................................................... 49 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 54 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 55
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, “một thế giới phẳng” với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó Internet nói chung và các MXH nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích, gắn với sự xuất hiện của các ứng dụng, từ blog cho đến các trang mạng. Nếu các loại hình truyền thông thường đi sâu vào việc sản xuất và phân phối nội dung thông tin qua các kênh truyền thống như: báo giấy, báo điện tử, truyền hình, báo nói,… thì MXH lại quy tụ của nhiều thành viên, thông qua đó chia sẻ thông tin, quan điểm, hiểu biết, thái độ về một vấn đề nhất định. Những trang MXH phổ biến hiện nay như: Facebook, Youtube, WhatsApp, TikTok, Instagram, WeChat,… không ngừng thu hút hàng tỷ người tham gia và trở thành một phần quan trọng trong không gian sống của cư dân mạng, là môi trường tinh thần đặc biệt của đời sống xã hội. Với sự hấp dẫn của mình, MXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ SV. Sự phát triển ồ ạt của nhiều mạng xã hội khiến sinh viên càng có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin với kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Tuy nhiên, với khối lượng thông tin lớn chưa qua kiểm duyệt được tung lên mạng xã hội mỗi ngày thì nó đem lại những tác động không nhỏ đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên. Có thể nói, sinh viên hiện nay rất biết việc sử dụng mạng xã hội để gia tăng lượng tri thức, kinh doanh, giải trí. Ngoài những mặt tích cực trên mạng xã hội cũng có những thông tin, trào lưu gây tác vô cùng tiêu cực đến sinh viên. Do đó tác giả lựa chọn đề tài tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân nhằm chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội từ đó đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên sử dụng MXH hiệu quả và hữu ích. 1
- 2. Tổng quan nghiên cứu Nguyễn Lan Nguyên năm 2020 với tựa đề: “Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay”. Đề tài chỉ ra những ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập, đời sống, mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè và công việc từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho sinh viên. [8] Nghiên cứu của Nhóm tác giả Trịnh Hòa Bình và Lê Thị Dĩnh năm 2015 với tựa đề: “Mạng xã hội trực tuyến của giới trẻ đô thị hiện nay”. Nghiên cứu nói về ảnh hưởng của MXH tới các mối quan hệ theo truyền thống với bạn bè, gia đình và những biến đổi của nó, theo đó họ phát hiện ra rằng giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng Internet. Việc giao tiếp qua MXH giúp họ dễ dàng gặp gỡ nhiều người chưa quen biết cũng như trong việc giao tiếp với các người bạn thực. [10] Nguyễn Thái Bá năm 2019 với tựa đề: “Việc sử dụng mạng xã hội đến việc học tập của sinh viên”. Nghiên cứu àm rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, ...) với kết quả học tập của sinh viên, tiến tới lý giải mối quan hệ giữa chúng; từ đó đề xuất các khuyến nghị định hướng việc sử dụng MXH của sinh viên nhằm phục vụ tốt việc học tập. [9] Có những nghiên cứu khác về việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội, tác động của mạng xã hội đến việc kết bạn, học tập và giải trí của học sinh. Tác giả Lê Thu Quỳnh 2014 chủ đề “Trào lưu mạng xã hội Việt Nam” (nghiên cứu trên 3 mạng xã hội phổ biến Vietnam Today: Vietnam, Cyworld Việt Nam và Yahoo! Sử dụng và sử dụng thông tin trên “phương tiện truyền thông xã hội” trên Internet. Với nền tảng Web 2.0 và sự tiện lợi trong thành lập các nhóm, chia sẻ và tiếp nhận thông tin, các trang mạng xã hội đã và đang được sử dụng như một công cụ giáo dục hiệu quả. Thêm vào đó, khi việc trẻ 2
- em, thanh, thiếu niên sử dụng mạng xã hội rộng rãi như hiện nay, nhiệm vụ đặt ra với hoạt động giáo dục cũng phải tranh thủ các tài nguyên khổng lồ mà mạng xã hội đem đến. [5] Ths Mai Thị Quỳnh Như 2023 với về tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên đại học Duy Tân”. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên Trường Đại học Duy Tân và đề xuất các giải pháp ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên đại học Duy Tân. [6] Nhóm tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2015), “Mạng xã hội với sinh viên”. Nghiên cứu này chỉ ra những kiến thức tổng thể nghiên cứu về mạng xã hội (MXH) trên thế giới và ở Việt Nam, chỉ ra thực trạng sử dụng MXH của 4205 sinh viên Việt Nam đang học tại một số trường đại học ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề tự đánh giá bản thân họ. [11] Nghiên cứu của Kristin Sherman năm 2013 về cách mà mạng xã hội thay đổi cách suy nghĩ và học tập, tác giả nghiên cứu việc sử dung MXH từ quan điểm thần kinh học và đã chỉ ra rằng khi nhận được một đoạn thông tin nhỏ, ví dụ như tweet hoặc cập nhật trạng thái trên Facebook, bộ não sẽ phát ra dophamine, chất tạo ra niềm vui giống như khi chúng ta ăn socola, khi yêu hoặc khi sử dụng cocaine. Do đó, não bộ luôn thúc đẩy sử dụng các MXH, điều này giải thích một phần tại sao một số người sử dụng phương tiên truyền thông xã hội trở nên lo lắng và chán nản khi họ ngừng sử dụng chúng, nghiên cứu cũng chỉ ra một số ảnh hưởng tích cực khi sử dụng MXH là tăng kỹ năng tư duy phê phán, giúp việc học tiếng anh dễ dàng hơn do việc có thể thực hành trong một môi trường tương tác an toàn, cải thiện các mối quan hệ xã hội và giúp họ có thể hiểu và ghi nhớ tốt.[9] 3
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Tháng 3/2024 - tháng 4/2024. Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội và tác động của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới hoạt động xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên. 4. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trường đại học Điện Lực, Đại học Giao Thông vận tải, Học viện tài chính, Học viện Hành chính quốc gia) 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay, xác định tác động tiêu cực và tích cực của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên để đưa ra các giải pháp giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội hiệu quả và hữu ích. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát cơ sở lý luận về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên. Khảo sát thực trạng sử dụng MXH của sinh viên nói chung và sinh viên HVHCQG nói riêng. Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của MXH đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên 4
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu và tận dụng được các lợi thế của việc sử dụng mạng xã hội cho hoạt động xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi Tác giả lập phiếu khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân tích thực trạng tác động của MXH đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên các trường ở Hà Nội (Đại Học Điện Lực, Đại học giao thông Vận tải, Học viện Tài chính, Học viện Hành chính quốc gia) trên cơ sở các lý thuyết đã đặt ra ở chương I. Từ đó, chỉ ra những vấn đề tồn tại cần được khắc phục. Đây sẽ là nội dung cơ bản được đề cập trong chương II của luận án. 6.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp Tác giả thực hiện thu thập tài liệu, lập phiếu tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài, đọc hiểu và phân tích các luận điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu, qua đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tác động của MXH đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân của sinh viên. Đây là cơ sở hình thành nội dung chương I của luận án. 6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Tác giả xác định nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn đề xây dựng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về xây dựng hình ảnh cá nhân, đối tượng phỏng vấn là sinh viên năm cuối năm nhất, nhân viên văn phòng, đưa ra các câu hỏi, địa điểm, thời gian thực hiện buổi phỏng vấn là các ngày cuối tuần, nhằm lấy ý kiến của các bạn sinh viên đã và đang học tập các trường đại học được lựa chọn khảo sát. 5
- Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY 1.1. Khái niệm mạng xã hội Mạng xã hội là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Có nhiều cách hiểu về mạng xã hội, chẳng hạn như: Trong cuốn sách Quản lý thông tin trên mạng xã hội trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các tác giả đã cho rằng: Mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là “dịch vụ mạng xã hội” (tiếng Anh là “social networking service”) hay “trang mạng xã hội”, có thểđược hiểu là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để thiết lập, kết nối các mối quan hệ với người khác, với nhóm khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,... hay có mối quan hệ ngoài đời thực. Mạng xã hội được hình thành và phát triển trên nền tảng internet, trong môi trường truyền thông mới - 8môi trường truyền thông số, các tính năng của nó ngày càng tối ưu hóa. Bởi vì, trong môi trường truyền thông số - do kỹ thuật và công nghệ số làm nền tảng, có thể tạo ra những thuộc tính “khác thường” và nằm ngoài suy nghĩ của con người trong môi trường truyền thông truyền thống1. Mạng xã hội là một dịch vụ ảo bao gồm mạng lưới các tương tác và quan hệ xã hội của con người bằng ứng dụng công nghệ trên môi trường internet. Nó tạo điều kiện cho người dùng tương tác, giao tiếp, chia sẻ dữ liệu, thông tin, đồng thời cung cấp các dịch vụ cho phép các thành viên tương tác, phản hồi thông qua các tin nhắn, góp ý... Hiện nay, có thể nói mạng xã hội được xem là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới cả các cá nhân và tổ chức trong nhiều lĩnh vực như: kinh doanh, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và chính trị... Hay mạng xã hội là nền tảng trực tuyến nơi người dùng xây dựng các mối quan hệ với nhau,giữa những người có chung tính cách, nghềnghiệp, công việc, trình độ... Mạng xã hội có nhiều 6
- dạng thức và tính năng khác nhau, có thể được trang bị thêm nhiều công cụ mới, và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng nhưmáy tính hay điện thoại thông minh. Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, thông báo về hoạt động, sự kiện; giúp người dùng kết nối với những người sống ở nhiều địa phương khác nhau, ở các quốc gia khác nhau hoặc trên toàn thế giới. [1] 1.2. Khái niệm hình ảnh cá nhân Hình ảnh cá nhân là tất cả những dấu hiệu nhận biết của bản thân bạn khi người khác nhìn vào. Nói một cách đơn giản thì nó bao gồm nhiều yếu tố như phong cách, ngoại hình, tính cách, trang phục, lời nói hay hành động. Bên cạnh đó, hình ảnh cá nhân còn được hình thành bởi những giá trị mà bạn mang lại cho cuộc sống, xã hội hoặc có thể là một thành tựu bạn đạt được mà khi nhắc đến ai cũng sẽ nhớ về bạn. 1.3. Khái niệm xây dựng hình ảnh cá nhân Xây dựng hình ảnh cá nhân chính là xây dựng nhân hiệu cho bản thân, để người khác có thể nhìn thấy ở bạn như cách ăn mặc, đi đứng, ngoại hình, tính cách hay những gì bạn giúp ích cho xã hội… Từ những điều đó hình thành lên hình ảnh riêng của bạn. 1.4. Các loại mạng xã hội sử dụng phổ biến trên thế giới 1.4.1. Facebook Hiện nay, Facebook là mạng xã hội có 2,7 tỷ người dùng hàng tháng, tương đương 37% dân số thế giới. Được thành lập bởi CEO Mark Zuckerberg vào năm 2004, trang truyền thông xã hội này không chính thức ra mắt thế giới cho đến năm 2006. Kể từ đó, Facebook đã đạt được tiến bộ ấn tượng để trở thành nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. [4] 7
- 1.4.2. YouTube YouTube là trang truyền thông xã hội phổ biến thứ hai trên thế giới, với 2,3 tỷ người dùng hàng tháng. Hơn nữa, YouTube thường được coi là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai sau Google (công ty mẹ của YouTube). Trung bình, người dùng trên toàn thế giới xem hàng tỷ giờ video trên YouTube mỗi ngày. Video đầu tiên được tải lên YouTube vào ngày 25 tháng 4 năm 2005 bởi Jawed Karim, một trong người sáng lập YouTube. [4] 1.4.3. WhatsApp Đứng ở vị trí thứ ba là WhatsApp với 2 tỉ người dùng tích cực hàng tháng. Đây là ứng dụng nhắn tin được sử dụng rộng rãi trên 180 quốc gia. Ban đầu, ứng dụng này chỉ được dùng để gửi tin nhắn cho gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, ứng dụng dần trở thành công cụ liên lạc quan trọng giữa khách hàng và doanh nghiệp. [4] 1.4.4. Instagram Instagram cũng đạt 2 tỉ người dùng tích cực hàng tháng. Instagram ra mắt vào năm 2010, ban đầu chỉ là một ứng dụng xử lý và tạo bộ lọc màu sắc cho hình ảnh, Instagram sau đó đã phát triển thành một ứng dụng chia sẻ ảnh và video. Ứng dụng này được Facebook mua lại với giá khoảng 1 tỉ USD hai năm sau đó. Đây được xem là thương vụ trung tâm trong nỗ lực chuyển từ web sang di động của Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg. [4] 1.4.5. TikTok Mặc dù chỉ mới được phát hành vào năm 2017 nhưng nó là một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới. TikTok gần đây đã vượt qua Google để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất trên internet. Theo số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Apptopia, TikTok đứng đầu trong danh sách 10 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất thế giới năm 2022 với 672 triệu lượt tải. Năm 2021, ByteDance thông báo rằng người dùng hàng tháng của 8
- TikTok đã vượt qua một tỷ. [4] 1.4.6. Telegram Telegram là dịch vụ nhắn tin đang phát triển nhanh hơn nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhờ tính chất mở và nhiều tính năng bảo mật cũng như chính sách quyền riêng tư, ứng dụng này đã thu hút được nhiều người dùng hơn trong những năm qua kể từ khi ra mắt vào tháng 8 năm 2013. Theo tin tức trên website, ngày nay Telegram là một trong ứng dụng phổ biến nhất thế giới, mỗi ứng dụng có hơn 700 triệu người dùng hàng tháng. [4] 1.4.7. Snapchat Không giống như các mạng xã hội khác, Snapchat tập trung vào việc nâng cao khả năng chụp ảnh, quay video ngắn (capture) và chia sẻ với gia đình hoặc bạn bè. Snapchat cũng cho phép người dùng thêm bộ lọc hoặc hiệu ứng vào hình ảnh hoặc video. Hiện tại, Snapchat có khoảng 557 triệu người dùng hàng tháng. [4] 1.4.8. Twitter Twitter hiện có 238 triệu người dùng hàng tháng (tính đến quý 2 năm 2023). Một tính năng khác của Twitter là nó giới hạn độ dài tin nhắn của mỗi người dùng ở mức 280. Hơn nữa, người dùng còn có thể chia sẻ hình ảnh và video... Hơn 500 triệu bài đăng được chia sẻ trên Twitter mỗi ngày. [4] 1.4.9. Pinterest Khi nhắc đến Pinterest, mạng xã hội này được xem là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho các ý tưởng và nội dung sáng tạo liên quan đến thiết kế, kiến trúc, du lịch hay thời trang… Bởi đây là một trang web/ứng dụng giúp đỡ và khuyến khích người dùng hình ảnh và video. Chia sẻ. Pinterest hiện có 478 triệu người dùng hàng tháng. Dù khó có thể so sánh với “gã khổng lồ” như Facebook và YouTube nhưng xu hướng tăng trưởng người dùng rất mạnh mẽ. [4] 9
- 1.5. Các loại mạng xã hội sử dụng phố biến ở Việt Nam 1.5.1. Facebook Theo thống kê tháng 6 năm 2021 từ NapoleonCat (công cụ đo lường mạng xã hội). Tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam khoảng 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số cả nước. So với năm 2019, nó tăng thêm 31 triệu người dùng và tiếp tục dẫn đầu danh sách mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam. Với lượng người dùng Facebook đông đảo, Việt Nam hiện đứng thứ 7 thế giới. Các quốc gia sau: Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Mexico và Philippines. [7] 1.5.2. Zalo Zalo không phải là kênh mới. Nhưng nơi khởi đầu của trang web này là dịch vụ điện thoại và nhắn tin trên Internet của VNG Corp. Trang web này đã được phê duyệt và chính thức ra mắt dưới dạng trang web công cộng vào tháng 12 năm 2020. Zalo hiện có hơn 60 triệu người dùng và là mạng lưới “made in Vietnam” lớn nhất. Giờ đây Zalo đã trở thành một “siêu ứng dụng” với vô số chức năng, ngoài những thứ như nhắn tin, gọi điện. Người dùng giờ đây có thể kinh doanh/mua bán trực tuyến, đặt đồ ăn, gọi xe, chơi game hay thanh toán hóa đơn... Zalo được 2/3 số chủ sở hữu điện thoại trên toàn quốc sử dụng làm ứng dụng “gia đình”. [7] 1.5.3. Tik Tok Theo báo cáo mới nhất được công bố vào tháng 10-2021 của We Are Social. Lượng người dùng ứng dụng TikTok trên 18 tuổi tại Việt Nam là 39,65 triệu người. Tức đã tăng thêm hơn 5,4 triệu người dùng chỉ trong một thời gian khá ngắn. Con số 39,65 triệu cũng đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 toàn cầu về lượng người dùng TikTok sau các quốc gia Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Mexico.Tuy không tiết lộ con số cụ thể, TikTok ước tính người dùng Việt Nam dành trung bình 28 phút mỗi ngày trên TikTok. Tuy nhiên các công 10
- ty nghiên cứu truyền thông độc lập như Kantar hay Nielsen chưa xác nhận số lượng khán giả này. TikTok cho biết Giờ chính đối với người dùng Việt Nam là 6 ~ 8 giờ tối vào thứ Sáu và thứ Bảy. Khi nói đến thời gian hàng ngày trên TikTok. Người dùng dành trung bình 52 phút mỗi ngày cho ứng dụng (BusinessofApps, 2019). Vì vậy, điều này có nghĩa là mọi người đang sử dụng ứng dụng mạng xã hội hàng ngày để tạo và chia sẻ các video ngắn củ chính họ. Hoặc để xem rất nhiều video TikTok hiện có được tải lên nền tảng. Dù bằng cách nào, họ đang làm điều đó gần một giờ mỗi ngày. [7] 1.5.4. Instagram Vào năm 2010, Instagram đã ra đời và trở thành một mạng xã hội phát triển đầy tiềm năng. Đến năm 2012, Facebook mua lại mạng xã hội này. Nhờ đó mà Instagram cũng đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Đây là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ giúp việc truyền thông tiếp thị đạt hiệu quả cao. Instagram với 10.717.000 người dùng (tính tới thời điểm hiện tại) trong đó đối tượng chủ yếu là giới trẻ. Độ tuổi từ 18 – 24 (chiếm hơn 30% tổng số), tập trung chủ yếu là nữ giới (62,7%). Với nội dung tập trung vào các mảng thiên về nghệ thuật, giải trí, ẩm thực, du lịch & thời trang. Là một nền tảng tuyệt vời cho influencer marketing, Instagram đang phát huy giá trị của mình trong việc tiếp cận giới trẻ bằng cách khai thác tiềm năng từ video thời lượng ngắn của mình. Người dùng có thể kết nối trực tiếp và theo dõi các Nghệ sĩ yêu thích của họ thông qua tài khoản chính chủ có tick xanh. Instagram đang dần khẳng định mình là một mạng xã hội năng động, sáng tạo và đáng tin cậy. [7] 1.5.5. Youtube Youtube đang là mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới, với hơn 2,5 tỉ người dùng thường xuyên. Việt Nam hiện có khoảng 63 triệu người dùng YouTube - 11
- qua đó xếp thứ 9 trong tốp 10 quốc gia có lượng người dùng nền tảng này thường xuyên nhất. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều người dùng Internet tại Việt Nam thường xuyên sử dụng YouTube như một công cụ giải trí, xem phim, nghe nhạc hoặc cập nhật tin tức. Xếp thứ nhất trong danh sách quốc gia có nhiều tín đồ của YouTube nhất là Ấn Độ, với 467 triệu người dùng. Các mạng xã hội khác nổi tiếng thế giới như Instagram, WhatsApp hay Twitter lại không phổ biến tại Việt Nam. [7] Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1 tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận về mạng xã hội, các loại mạng xã hội phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận về mạng xã hội của chương I sẽ được sử dụng làm nền tảng cho nghiên cứu thực trạng trong chương II của khóa luận này. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các hình thức khuyến mại đến hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT
136 p | 300 | 71
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của game nhập vai online đến đời sống của sinh viên hiện nay
15 p | 268 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế (Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế)
136 p | 271 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
118 p | 258 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cư dân địa phương tại khu di tích đền Trần - Phủ Dầy Nam Định
10 p | 255 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
120 p | 170 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập
106 p | 154 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu
92 p | 204 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
111 p | 147 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của du lịch đến nghề dệt, may của người Thái ở bản Văn, Mai Châu, Hòa Bình - Đỗ Bình Thiêm
11 p | 179 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam
109 p | 232 | 21
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của chương trình truyền hình thực tế Vietnam’s got Tanlent đến thanh thiếu niên ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
10 p | 165 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 182 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của du lịch đến nghề dệt, may của người Thái ở Bản Văn, Mai Châu, Hòa Bình
11 p | 134 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
134 p | 128 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của giáo lý, các nguyên tắc về môi trường của công giáo đối với môi trường tự nhiên tại giáo xứ Thạch Bích - Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội
17 p | 144 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam
99 p | 107 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn