intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “từ trường” Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh

Chia sẻ: Nguyễn Minh Tú | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:71

345
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “từ trường” Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh được thực hiện nhằm nghiên cứu thiết kế phương án dạy học nhằm phát huy được hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình xây dựng các kiến thức lực từ; cảm ứng từ; lực Lo-ren-xơ trong chương “Từ trường” - Vật lý lớp 11 THPT nâng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “từ trường” Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA VẬT LÝ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý. Đề tài: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC  CHƯƠNG “ TỪ TRƯỜNG ”­ VẬT LÝ 11 THPT NÂNG CAO THEO  HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ CỦA HỌC SINH.                                                        Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Diệu   Nga                                                        Sinh viên                   : Phạm Ngọc Hà                                                        Lớp                           :C­K54
  2. Hà Nội 5/ 2008 LỜI CẢM ƠN Đối với một sinh viên năm cuối việc lựa chọn, nghiên cứu một đề tài khóa   luận tốt nghiệp là một công việc không phải đơn giản. Em xin bày tỏ lòng biết   ơn sâu sắc tới TS. Ngô Diệu Nga đã hướng dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ em   trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành  khóa luận.  Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí   luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý đã giúp đỡ  và tạo điều kiện cho   em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã luôn động   viên giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản khóa luận này. 2
  3. 5 8 8 9 MỤC LỤC 9       Trang PHẦN MỞ ĐẦU                                                                                                                 13 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Bản chất của sự học và chức năng của sự dạy 15 1.2. Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý  15 trong nghiên cứu khoa học. 17      1.2.1. Tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý trong  nghiên cứu khoa học        1.2.2. Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức  18                 trong nghiên cứu khoa học 18   1.3. Tổ chức tình huống có vấn đề và định hướng khái quát chương trình     hóa hoạt động học 19       1.3.1.  Tổ chức tình huống có vấn đề trong dạy học 20       1.3.2. Định hướng khái quát chương trình hóa hoạt động học 21   1.4. Hệ thống các câu hỏi định hướng hành động nhận thức ( định hướng tư  22    duy ) trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. 22       1.4.1. Những yêu cầu cơ bản đối với câu hỏi định hướng hành động nhận th22 ức.       1.4.2. Hệ thống các câu hỏi định hướng hành động nhận thức của học sinh  23 3 24
  4.                 trong tiến trình xây dựng một tri thức mới.   1.5. Thí nghiệm trong dạy học vật lý. 1.5.1. Thí nghiệm biểu diễn 1.5.2. Thí nghiệm thực tập 26 1.6. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học cụ thể cho một tiết học 26 1.6.1. Xác định các yếu tố cơ bản của nội dung tri thức cần dạy 27 1.6.2. Lập sơ đồ logic tiến trình khoa học giải quyết vấn đề xây dựng kiến 27           thức mới. 29 1.6.3. Xác định mục tiêu dạy học. 30 1.6.4. Xây dựng tiến trình hoạt động dạy học cụ thể. 31 31 1.7. Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh. 34 1.7.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá. 1.7.2. Chức năng của kiểm tra đánh giá. 36 1.7.3. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá. 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG I CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH KHOA HỌC XÂY 36 DỰNG TRI  THỨC CH ƯƠNG “ TỪ TRƯỜNG ”­ VẬT LÝ 11 THPT NÂNG CAO 37 2.1. Mục tiêu cần đạt được khi dạy chương “ Từ trường ”. 38 2.2. Các nội dung kiến thức chính. 39 2.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Từ trường ”. 39 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC 49  CHƯƠNG “ TỪ TRƯỜNG ” – VẬT LÝ 11 THPT NÂNG CAO. 3.1. Bài: “ Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện. Cảm ứng từ ”. 49 3.1.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức  50 cần dạy 51 3.1.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức. 51 51 4 55
  5. 3.1.3. Mục tiêu dạy học cụ thể 3.1.4. Chuẩn bị 3.1.5. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể 3.2. Bài 31: “ Tương tác của hai dòng điện thẳng song song. Đơn vị Ampe ”. 3.2.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức  cần dạy 3.2.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức. 3.2.3. Mục tiêu dạy học cụ thể 3.2.4. Chuẩn bị 3.2.5. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể 3.3. Bài 32: “ Lực Lo­ren­xơ ”. 3.3.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức  55 cần dạy 56 3.3.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức. 57 3.3.3. Mục tiêu dạy học cụ thể 57 3.3.4. Chuẩn bị 57 3.3.5. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể 62 KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 63                                            5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế  giới, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để  chuẩn bị  cho thế  hệ  trẻ  có đủ  khả  năng làm chủ  được tri thức khoa học là một   việc làm hết sức cần thiết. Vì thế  nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới   về  mọi mặt để  có thể  đào tạo được những con người lao động có hiệu quả  cao  đáp  ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nghị  quyết Trung  ương II – khóa VIII đã chỉ rõ : Phải “ đổi mới mạnh mẽ  phương pháp giáo dục –   đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo   của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện  6
  7.   đại vào quá trình dạy học … ”. Đại hội đảng khóa X đã xác định:  Cần “…tổ chức   phân ban với tự  chọn  ở  THPT trên cơ  sở  làm tốt công tác hướng nghiệp và phân  luồng từ THCS. Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục ”. Trước những yêu cầu đó, những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã  không ngừng đổi mới, cải cách, phân ban chương trình sách giáo khoa, sách tham  khảo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tìm  tòi, xây dựng kiến thức mới và đảm bảo sự  phù hợp đối với học sinh từng phân  ban. Tuy nhiên trên thực tế,  ở các trường THPT vẫn duy trì lối dạy học giáo viên   thuyết trình, thông báo, học sinh tiếp thu một cách thụ  động, bắt chước. Vậy làm   thế  nào để  học sinh có thể  tham gia vào việc chiếm lĩnh, xây dựng tri thức một   cách tích cực, tự chủ là một công việc khó khăn, cần được nghiên cứu. Chương “ Từ trường ” là một chương khó và trừu tượng đối với học sinh 11  THPT nhưng rất quan trọng trong chương trình Vật lý THPT. Với hai cách trình   bày và bố  cục khác nhau  ở  hai quyển sách giáo khoa: nâng cao và cơ  bản nhưng   đều nhằm xây dựng các kiến thức về từ trường. Thực tế việc dạy phần này ở các   trường phổ  thông chủ  yếu là giáo viên thông báo kiến thức, vai trò tham gia xây  dựng kiến thức của học sinh rất ít, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ  động. Vì vậy em chọn đề  tài: “ Thiết kế  phương án dạy học một số  bài thuộc   chương “ Từ  trường ” ­ Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích   cực, tự chủ của học sinh ”.  II. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thiết kế phương án dạy học nhằm phát huy được hoạt động nhận  thức tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình xây dựng các kiến thức: Lực từ;   cảm ứng từ; lực Lo­ren­xơ trong chương: “ Từ trường ” ­ Vật lý lớp 11 THPT nâng   cao. III. Đối tượng nghiên cứu. 7
  8. ­ Hoạt động học tập, nhận thức của học sinh và hoạt động của giáo viên trong  việc tổ chức nhận thức, định hướng hoạt động của học sinh. ­ Nội dung kiến thức cơ bản của chương “ Từ trường ” ­ V ật lý lớp 11 THPT   nâng cao. IV. Giả thuyết khoa học. Trên cơ  sở  vận dụng những quan điểm lý luận dạy học hiện đại, có thể  tổ  chức hoạt động của học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực,  tự  chủ  vào quá trình xây dựng kiến thức chương “ Từ  trường ” ­ Vật lý lớp 11   THPT nâng cao. V. Nhiệm vụ  nghiên cứu. ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức tình huống học, hướng dẫn học   sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh kiến thức để vận dụng vào quá trình giảng dạy các  kiến thức cụ thể ­ Phân tích, so sánh cấu trúc nội dung và logic của quá trình xây dựng kiến   thức chương “ Từ trường ”  ở sách giáo khoa Vật lý lớp 11 nâng cao với  sách giáo  khoa Vật lý lớp 11 cơ bản . ­ Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “ Từ trường ” ­Vật lý  lớp 11 THPT nâng cao. VI. Phương pháp nghiên cứu. ­ Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học để tìm hiểu các luận điểm dạy học hiện  đại. ­ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định mức độ  nội dung, cấu trúc logic của các kiến thức học sinh cần nắm vững. ­ Điều tra dạy học, thu nhận thông tin từ thực tế. 8
  9. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN   1.1. Bản chất của sự học và chức năng của sự dạy 9
  10.           Theo quan điểm tâm lý học tư duy thì sự học là quá trình hình thành và phát  triển của các dạng thức hành động xác định, là sự  thích ứng của chủ  thể  với tình  huống  thông qua sự đồng hóa ( hiểu được và làm được ) và có sự điều tiết ( có sự  biến đổi của bản thân, tạo được cái mới đối với chủ thể ).            Theo quan điểm xã hôi – tâm lý, học là hoạt động của cá nhân chiếm lĩnh  những kinh nghiệm xã hội lịch sử, biến thành năng lực thể  chất và năng lực tinh   thần của cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.  Cách tốt nhất để  chiếm lĩnh những kinh nghiệm đó là người học tái tạo ra chúng. Như  vậy, người  học không phải là tiếp thu một cách thụ  động, dưới dạng đã đúc kết một cách cô  đọng, chuyển trực tiếp từ giáo viên, từ sách vở và tài liệu vào bộ não mình mà phải  thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà tái tạo chúng, chiếm lĩnh chúng.            Hoạt động dạy học của chủ  thể  tồn tại tương  ứng với động cơ  học tập.   Hoạt động đó gồm một số  hành động. Mỗi hành động gồm một số  thao tác. Ứng   với mỗi thao tác là những phương tiện, công cụ thích hợp Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Điều kiện,  phương tiện Hình 1: Sơ đồ cấu trúc tâm lý hoạt động           Mỗi hành động diễn ra theo các pha: định hướng, chấp hành, kiểm tra. Cơ sở  định hướng là những nội dung cơ  bản nhất, cần cho việc thực hiện thành công   hành động của chủ  thể. Cơ  sở  định   hướng là yếu tố  chủ  yếu quyết định chất  10
  11. lượng, hiệu quả  của hành động. Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc hình   thành cơ sở định hướng hành động của học sinh.           Vưgôtxki cho rằng: Sự phát triển nhận thức có nguồn gốc xã hội, chủ  yếu   thông qua sử  dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong bối cảnh tương tác với người khác.  Điều đó có nghĩa là xã hội tạo cơ sở cho sự phát triển nhận thức. Theo Vưgôtxki,  điều kiện tốt nhất cho sự phát triển nhận thức là vùng phát triển gần. Vùng đó là   khoảng nằm giữa trình độ  phát triển thực tại của cá nhân được xác định bởi trình  độ  độc lập giải quyết vấn đề  và trình độ  phát triển tiềm năng khi có sự  giúp đỡ  của người lớn hoặc người ngang hàng có khả năng hơn trong việc giải quyết vấn   đề. Do đó, sự  học cần có sự  môi giới, giúp đỡ  của người lớn hoặc người ngang  hàng có khả năng hơn qua vùng phát triển gần.           Tóm lại, sự  học nói chung, là sự  thích  ứng của người học với những tình   huống thích đáng, làm nảy sinh và phát triển  ở  người học những dạng thức hoạt   động xác định, phát triển ở người học những năng lực thể  chất, tinh thần và nhân   cách cá nhân. Sự  học nói riêng, có chất lượng một tri thức khoa học mới, là sự  thích ứng của người học với những tình huống học tập thích đáng. Quá trình thích   ứng này chính là hoạt động của người học xây dựng nên tri thức mới với tính cách  là phương tiện tối ưu giải quyết tình huống mới, góp phần làm phát triển các năng  lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách của người học.           Bởi học có bản chất như trên nên trong dạy học, vai trò quan trọng của giáo   viên là tổ chức các tình huống học tập, thực hiện sự kiểm tra và định hướng hữu   hiệu hoạt động học sao cho có thể khêu gợi ở học sinh hoạt động học tập tích cực,  tự lực, dẫn tới sự chiếm lĩnh tri thức khoa học theo cách tiếp cận hiện thực tương   tự như các nhà khoa học. 1.2. Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý   trong nghiên cứu khoa học. 1.2.1. Tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý trong nghiên cứu khoa học. 11
  12.           Tri thức khoa học được xây dựng khi nhà khoa học có động cơ  giải quyết  một vấn đề, tìm lời giải đáp cho một câu hỏi đặt ra, mà việc tìm lời giải đáp cho  câu hỏi chính là tìm tòi cái mới, chứ  không chỉ  đơn thuần là sự  lặp lại các kiến  thức và cách thức hoạt động quen thuộc đã biết, không thể  chỉ  dựa trên tư  duy tái  hiện.             Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, nảy sinh nhu cầu giải  thích các hiện tượng vật lý bằng các mối tương quan bất biến nào đó giữa các dữ  liệu cảm tính ( quan sát và đo đạc ). Khi đó việc tìm lời giải đáp cho câu hỏi về  một tính chất hay một sự  liên hệ  phụ  thuộc nào đó trong thực tế  ( mà ta có thể  phỏng đoán về  sự  tồn tại của chúng ) sẽ  được thực hiện theo con đường: Xuất   phát từ việc thiết kế phương án thí nghiệm khả thi cho phép thu lượm các thông tin   cần thiết, thực thi thí nghiệm để thu lượm các dữ liệu cảm tính trực tiếp, rồi nhờ  kết hợp các hành động suy diễn và quy nạp để  xây dựng nên kết luận, xác nhận   ( mô hình xác nhận ).             Nhưng trong quá trình phát triển của hoạt động khoa học và thực tiễn, sẽ  nảy sinh nhu cầu giải thích các sự  kiện thực nghiệm mới, cũng như  nhu cầu giải  thích chính sự tồn tại của các mối liên hệ đã biết và nhu cầu tiên đoán các mối liên  hệ, các sự kiện có thể xảy ra nhưng còn chưa biết. Khi đó đòi hỏi các nhà khoa học   đưa ra các giả thuyết tổng quát ( các mô hình giả  thuyết tổng quát ), tức là những  điều được thừa nhận ( giống như  một hệ  tiên đề  ) và mang tính chất giả  định.   Những mô hình giả thuyết tổng quát này cho phép giải thích những sự kiện, những  mối liên hệ đã biết và cho phép rút ra những hệ quả logic ( những mô hình hệ quả  logic ), nhờ đó có thể tiên đoán sự tồn tại các sự kiện thực nghiệm hy vọng có thể  xảy ra. Việc thiết kế, thực thi thí nghiệm và phân tích các dữ liệu thu được để xây  dựng mô hình xác nhận sẽ  một mặt cho phép kiểm tra tích hợp thức của mô hình  hệ quả logic, và do đó kiểm tra tích hợp thức của cả mô hình giả thuyết tổng quát.   Đó là điều cần thiết cho sự chấp nhận một tri thức khoa học m ới, đồng thời là cơ  12
  13. sở cho sự phát triển của các thuyết khoa học, một khi thuyết cũ không còn phù hợp   vói thực nghiệm. Mặt khác, bản thân các mô hình hợp thức và những kết quả thực   nghiệm sẽ  có thể đưa đến những ứng dụng khoa học trong thực tiễn sản xuất và   đời sống.            Như vậy, hoạt động giải quyết vấn đề khi xây dựng một tri thức vật lý cụ  thể  trong nghiên cứu khoa học được thực hiện theo tiến trình gồm các bước như  sau:          ­ Bước thứ nhất: Đề xuất vấn đề nghiên cứu             Từ  cái đã biết và nhiệm vụ  cần giải quyết nảy sinh nhu cầu về một cái   chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây   dựng được.             Diễn đạt nhu cầu đó thành một câu hỏi ( bài toán ).          ­ Bước thứ hai: Suy đoán giải pháp            Để giải quyết vấn đề đặt ra, suy đoán điểm xuất phát cho phép tìm lời giải,   chọn hoặc đề  xuất mô hình có thể  vận hành đi tới cái cần tìm; hoặc phỏng đoán   các biến cố thực nghiệm có thể xảy ra mà nhờ đó có thể khảo sát thực nghiệm để  xây dựng cái cần tìm.          ­ Bước thứ ba: Khảo sát lý thuyết hoặc thực nghiệm            Vận hành mô hình để rút ra kết luận hoặc logic về cái cần tìm; hoặc thiết   kế  phương án thực nghiệm, thu lượm các dữ  liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết   luận về cái cần tìm.     ­ Bước thứ tư: Kiểm tra vận dụng kết quả            Cần xem xét khả năng chấp nhận của các kết quả tìm được, trên cơ sở vận   dụng chúng để  giải thích, tiên đoán các sự  kiện và xem xét sự  phù hợp giữa lý  thuyết và thực nghiệm. Xem xét sự  cách biệt giữa kết luận có được nhờ  suy luận   lý thuyết ( mô hình hệ quả logic ) với kết luận có được từ các dữ liệu thực nghiệm  ( mô hình xác nhận ) để quy nạp, chấp nhận kết quả tìm được ( khi có sự phù hợp  13
  14. giữa lý thuyết và thực nghiệm ) hoặc có xem xét bổ  sung, sửa đổi đối với thực   nghiệm hoặc đối với sự  xây dựng và vận hành mô hình khi chưa có sự  phù hợp   giữa lý thuyết và thực nghiệm, nhằm tiếp tục tìm tòi xây dựng cái cần tìm. Việc  vận dụng tri thức mới vào thực tiễn đồng thời cũng là việc tiếp tục kiểm tra để bổ  sung phát triển tri thức khoa học.            Trong nghiên cứu khoa học, mọi kết quả nghiên cứu của nhà khoa học được   thông báo, trải qua sự  tranh luận, phản bác, bảo vệ  trong cộng đồng các nhà khoa  học. Nhờ đó kết quả nghiên cứu được chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện và được cộng   đồng các nhà khoa học chấp nhận. Khi đó mới có những tri thức khoa học đầy đủ  giá trị.            Có thể khái quát toàn bộ  tiến trình xây dựng và bảo vệ tri thức mới trong   nghiên cứu khoa học, có kể  đến vai trò tương tác của xã hội ( cộng đồng các nhà  khoa học ) bằng sơ đồ sau: Tình huống có tiềm ẩn vấn đề. Phát biểu vấn đề ­ bài toán. Giải quyết vấn đề: suy đoán, thực hiện giải pháp. Kiểm tra, xác nhận kết quả: xem xét sự phù hợp của  lý thuyết và thực nghiệm. Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ kết quả. Vận dụng tri thức mới để giải quyết nhiệm vụ đặt ra tiếp theo Hình 2: Sơ đồ tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học. 14
  15.            Trong dạy học, để phát huy tổng hợp các nhân tố tác động: vai trò của HS   trong sự  tự  chủ  hành động xây dựng kiến thức; vai trò của giáo viên trong sự  tổ  chức tình huống học tập và định hướng hành động tìm tòi xây dựng tri thức của   học sinh; vai trò của tương tác xã hội ( của tập thể  học sinh ) đối với quá trình   nhận thức của mỗi cá nhân học sinh; và đồng thời cho học sinh tập làm quen với   quá trình xây dựng và bảo vệ  cái mới trong nghiên cứu khoa học thì cần tổ  chức   tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên  cứu khoa học. 1.2.2. Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ  tri thức mới   trong nghiên cứu khoa học            Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong   nghiên cứu khoa học ( được gọi là tiến trình dạy học giải quyết vấn đề  ) là tiến  trình gồm các pha sau đây:             Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất  ổn hóa tri thức, phát biểu vấn   đề.             Giáo viên tổ chức tình huống học tập ( giao nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề  cho học sinh ). Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ  đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ.              Quan niệm và giải pháp ban đầu của học sinh được thử thách. Học sinh ý   thức được khó khăn ( vấn đề xuất hiện ).               Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vấn đề chính thức được diễn đạt.                Pha thứ  hai: Học sinh hành động độc lập, tự  chủ, trao đổi, tìm tòi giải   quyết vấn đề. 15
  16.              Học sinh độc lập xoay sở vượt qua khó khăn, có sự định hướng của giáo   viên khi cần.              Học sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về cách giải quyết   vấn đề và kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp.              Pha thứ ba: Tranh luận, thể chể hóa, vận dụng tri thức mới.               Dưới sự  hướng dẫn của giáo viên, học sinh tranh luận, bảo vệ  cái xây   dựng được.              Giáo viên chính xác hóa, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới.              Học sinh chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng.   Pha thứ nhất:  Tình huống có tiềm ẩn vấn đề. chuyển giao nhiệm  vụ, bất ổn hóa tri  thức, phát biểu vấn  Phát biểu vấn đề ­ bài toán. Giải quyết vấn đề: suy đoán, thực hiện  Pha thứ hai: HS  giải pháp. hành động độc lập,  tự chủ, trao đổi, tìm  tòi giải quyết vấn  Kiểm tra, xác nhận kết quả: xem xét sự  phù hợp của lý thuyết và thực nghiệm. Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ  Pha thứ ba: Tranh  kết quả. luận, thể chể hóa,  vận dụng tri thức  mới Vận dụng tri thức mới để giải quyết  nhiệm vụ đặt ra tiếp theo Hình 3a: Sơ đồ các pha  Hình 3b: Sơ đồ tiến trình  xây  của tiến trình dạy học              dựng, bảo vệ tri thức mới trong  giải quyết vấn đề nghiên cứu khoa học 16                                   
  17. Hình 3: Sơ đồ các pha của tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng,  bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học          Trong quá trình giải quyết vấn đề, nếu giáo viên luôn phó mặc cho người học  tự  tìm tòi mò mẫm, hành động thì nhiều khi không thể  đạt được mục tiêu kiến   thức, kĩ năng mong muốn. Nhưng nếu ngược lại, giáo viên luôn bày sẵn trước học   sinh các kết quả cần có, hay mô tả, giảng giải kiến thức mới như cái đã có sẵn thì   học sinh sẽ trở nên thụ động ghi nhận, thừa hành bắt chước, do đó không đáp ứng   được yêu cầu rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh, không đủ  để  đảm bảo cho  học sinh chiếm lĩnh được những tri thức khoa học sâu sắc, vững chắc.           Để tạo cơ  hội cho học sinh phát huy đến mức cao nhất hành động tìm tòi,  sáng tạo của mình, đồng thời vẫn đảm bảo cho học sinh đạt được tri thức cần   dạy, giáo viên cần thực hiện kiểu định hướng hữu hiệu hoạt động học – định   hướng khái quát chương trình hóa. Đó là kiểu định hướng giúp cho học sinh ý thức  được đường lối khái quát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề, được thực hiện theo   yêu cầu từ cao đến thấp đối với học sinh: từ tổng quát, tổng thể, toàn bộ đến riêng  biệt, chi tiết, bộ  phận; từ tự  lực tìm tòi đến bắt chước lặp lại theo mẫu do giáo   viên chỉ ra, sao cho thực hiện được một cách có hiệu quả các yêu cầu cao nhất, phù   hợp với trình độ phát triển của học sinh. 1.3. Tổ chức tình huống có vấn đề và định hướng khái quát chương trình hóa  hoạt động học 1.3.1.  Tổ chức tình huống có vấn đề trong dạy học           Khái niệm vấn đề dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà  người  học không thể  giải quyết  được chỉ  bằng kinh nghiệm sẵn có, theo một  khuôn mẫu có sẵn, nghĩa là không thể  dùng tư  duy tái hiện đơn thuần để  giải  17
  18. quyết, và khi được giải quyết được thì người học đã thu nhận được một kiến thức   mới.          Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết   mà HS ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề  và cảm thấy với khả  năng của mình thì hi vọng có thể  giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải   quyết vấn đề đó.           Trong nghiên cứu khoa học, tri thức được xây dựng khi nhà khoa học có động   cơ  giải quyết vấn đề. Bởi vậy trong dạy học các môn khoa học, cần tạo được  động cơ giải quyết vấn đề. Động cơ này sẽ thúc đẩy học sinh tích cực, tự lực giải   quyết vấn đề, từ đó xây dựng kiến thức cho bản thân. Tổ chức tình huống có vấn  đề chính là cách tạo ra động cơ giải quyết vấn đề tốt nhất ở học sinh ( động cơ tốt  nhất vì nó không gây ra căng thẳng tâm lý cho học sinh, do động cơ này xuất phát   từ mong muốn giải quyết vấn đề, hoàn thiện tri thức của học sinh ). Vì thế  trong  dạy học các môn khoa học, giáo viên cần tổ  chức được các tình huống có vấn đề  liên tiếp, sắp đặt theo một trình tự hợp lý của sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu,   để đưa học sinh tiến dần từ chỗ chưa biết đến biết, từ biết không đầy đủ đến biết  đầy đủ và nâng cao dần năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.            Để tổ chức tình huống có vấn đề, giáo viên cần phân tích sâu sắc nội dung   và tiến trình khoa học xây dựng kiến thức cần dạy, lập được sơ  đồ: “ Từ  tình  huống xuất phát thế nào, nảy sinh vấn đề gì; tìm tòi giải quyết vấn đề và đi tới kết  quả  như  thế  nào ”, một cách phù hợp với trình độ  của học sinh và xét trong suốt  quá trình xây dựng, kiểm tra, vận dụng tri thức mới. Sơ đồ này chính là sơ đồ biểu   đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học, giải quyết vấn đề, xây dựng hoặc  kiểm nghiệm vận dụng tri thức cụ thể, nó là cơ  sở khoa học để  giáo viên tổ  chức   các tình huống có vấn đề, thiết kế  mục tiêu dạy học, thiết kế  việc kiểm tra và  định hướng hành động học của học sinh đối với tri thức cần dạy. 18
  19. Điều kiện xuất phát Vấn đề ( đòi hỏi tìm kiếm xây dựng kiến thức) Điều kiện cần sử dụng để đi tìm câu trả lời cho vấn  đề đặt ra BÀI TOÁN Giải quyết bài toán KẾT LUẬN, NHẬN ĐỊNH Hình 4: Dạng khái quát của sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình khoa học giải  quyết vấn đề, đề xuất một kiến thức cụ thể. Điều kiện xuất phát Vấn đề ( đòi hỏi kiểm nghiệm/ ứng dụng thực  tiễn kiến thức) Điều kiện cần sử dụng để đi tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra,  một mặt nhờ suy luận, mặt khác nhờ thí nghiệm và quan sát. BÀI TOÁN – GIẢI PHÁP Giải bài toán  Giải bài toán  nhờ suy luận lí thuyết. nhờ thí nghiệm và quan sát KẾT LUẬN KẾT LUẬN ( thu được nhờ suy luận lí  ( thu được nhờ thí nghiệm và  thuyết ) quan sát) 19 KẾT LUẬN / NHẬN ĐỊNH
  20.   Hình 5: : Dạng khái quát của sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình khoa học  giải quyết vấn đề, kiểm nghiệm hoặc ứng dụng một kiến thức cụ thể. 1.3.2. Định hướng khái quát chương trình hóa hoạt động học          Xuất phát từ tình huống có vấn đề đã dự thảo và phỏng theo sơ đồ biểu đạt   logic của tiến trình xây dựng tri thức đã thiết lập, giáo viên dự  kiến việc định  hướng khái quát chương trình hóa hoạt động nhận thức tích cực, tự  chủ  của học   sinh.           Sự định hướng khái quát chương trình hóa được thực hiện theo từng bước   như sau :        ­ Ban đầu giáo viên không chỉ ra cho học sinh một cách tường minh các kiến   thức và cách thức hoạt động mà học sinh cần áp dụng, chỉ gợi ý để học sinh tự lực   tìm tòi giải quyết vấn đề đã đặt ra. ­ Nếu học sinh không đáp  ứng được thì sự  giúp đỡ  tiếp theo của giáo viên là  sự phát triển định hướng khái quát ban đầu ( gợi ý thêm, cụ thể hóa thêm một bước   ) để thu hẹp phạm vi, mức độ tìm tòi giải quyết vừa sức cho học sinh.           ­ Nếu học sinh vẫn không đáp ứng được thì giáo viên chỉ ra một cách khái quát   tổng thể trình tự các hành động để học sinh tự chủ giải quyết được nhiệm vụ.           ­ Nếu học sinh vẫn không đáp ứng được thì giáo viên chỉ ra cá thao tác cụ thể  riêng biệt của mỗi hành động, để học sinh theo dõi, thực hiện bắt chước. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0