intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khảo sát công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội , đánh giá ƣu - nhƣợc điểm trong công tác này; từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN ------------o0o------------ ĐỖ THỊ HOÀN TÌM HIỂU CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : QH - 2008 - X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. TRỊNH KHÁNH VÂN HÀ NỘI, 2012
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------- 1 1 – Lý do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------ 1 2 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ---------------------------------------------- 2 3 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------- 2 4 - Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài ---------------------------------------- 3 5 - Phƣơng pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------- 3 6 - Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài ------------------------------------ 3 7 - Bố cục của Khóa luận ------------------------------------------------------------ 4 NỘI DUNG Chƣơng 1: Khái quát về Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội --------------------------------------------------------------------------------------- 5 1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện ---------------------------- 5 1.2 - Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện ---------------------------------------- 6 1.2.1. Chức năng --------------------------------------------------------------- 6 1.2.2. Nhiệm vụ ---------------------------------------------------------------- 7 1.3 - Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------- 7 1.4 - Đội ngũ cán bộ ------------------------------------------------------------------- 9 1.5 - Cơ sở vật chất -------------------------------------------------------------------- 10 1.6 - Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ------------------------------------- 11 1.6.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin -------------------------------------------------- 11 1.6.2. Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin ------------------------------------------- 12 Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu- Đại học Bách Khoa Hà Nội --------------------------------------- 14
  3. 2.1 - Loại hình tài liệu----------------------------------------------------------------- 14 2.1.1- Tài liệu truyền thống ----------------------------------------------------- 14 2.1.2- Tài liệu hiện đại ----------------------------------------------------------- 24 2.2- Công tác bổ sung vốn tài liệu --------------------------------------------------- 28 2.2.1- Đề tài bổ sung ------------------------------------------------------------- 28 2.2.2- Loại hình bổ sung --------------------------------------------------------- 29 2.2.3 - Số lƣợng bổ sung --------------------------------------------------------- 29 2.3 - Phƣơng thức bổ sung vốn tài liệu --------------------------------------------- 29 2.3.1 - Nguồn bổ sung phải trả tiền -------------------------------------------- 30 2.3.2 - Nguồn bổ sung không phải trả tiền ------------------------------------ 31 2.4 - Kinh phí bổ sung ---------------------------------------------------------------- 36 2.5- Qui trình bổ sung ----------------------------------------------------------------- 37 2.6 - Thanh lý tài liệu ----------------------------------------------------------------- 39 Chƣơng 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội --------------------------------------------------------------------------------------- 41 3.1 - Nhận xét -------------------------------------------------------------------------- 41 3.1.1 - Ƣu điểm ------------------------------------------------------------------- 41 3.1.2 - Nhƣợc điểm --------------------------------------------------------------- 44 3.2 - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu- Đại học Bách Khoa Hà Nội --------------------------- 47 3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo ngƣời dùng tin ----------------- 47 3.2.2 - Xây dựng chính sách bổ sung hợp lý ---------------------------------- 53 3.2.3- Tăng cƣờng kinh phí cho công tác bổ sung vốn tài liệu ------------- 57 3.2.4 - Đa dạng hoá nguồn bổ sung ------------------------------------------- 58 3.2.5 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển vốn tài liệu -------------------------------------------------------------------------------------- 64
  4. KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------- 68 Danh mục tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Ngày nay cả nhân loại đang bƣớc vào kỷ nguyên của thông tin và tri thức, trong đó thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con ngƣời. Thông tin tạo nên nguồn lực chi phối mọi sự phát triển của xã hội, tiêu biểu là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hoạt động thông tin – thƣ viện ngày nay càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học, trong đó có Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN). Trƣờng ĐHBK HN là một trong những trƣờng đại học lớn, có đội ngũ cán bộ hùng hậu, với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành. Nhà trƣờng đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay. Trƣờng là một trong những trung tâm lớn đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nƣớc, có mối quan hệ hợp tác song phƣơng, đa dạng với nhiều trƣờng đại học, nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới. Là một trƣờng khoa học công nghệ đa ngành, ngƣời dùng tin ở trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội rất phong phú, đa dạng. Hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học đòi hỏi phải sử dụng lƣợng thông tin lớn và biến đổi không ngừng. Vì vậy, Thƣ viện Tạ Quang Bửu (TV TQB) – Trƣờng ĐHBK HN cần phải cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ, cập nhật, nhanh chóng và phù hợp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong trƣờng. Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng tin là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, công tác phát triển vốn tài liệu tại thƣ viện cần phải đƣợc chú trọng quan tâm. Nhƣng làm thế nào để tổ chức khai thác, phát triển nguồn lực
  5. thông tin hiện có cũng nhƣ sử dụng đƣợc nguồn lực thông tin từ bên ngoài để đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng thông tin của ngƣời dùng tin trong trƣờng một cách hiệu quả nhất. Đây là những đòi hỏi, thách thức đối với Thƣ viện ĐHBK HN nói chung và các cán bộ thông tin - thƣ viện nói riêng. Với những lý do nhƣ trên, trong quá trình thực tập tôi đã đi sâu vào nghiên cứu công tác phát triển vốn tài liệu của thƣ viện và chọn đề tài: “Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu -Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình. 2 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: - Khảo sát công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội , đánh giá ƣu - nhƣợc điểm trong công tác này. - Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện.  Nhiệm vụ: - Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thƣ viện Tạ Quang Bửu. - Nêu rõ vai trò cũng nhƣ tầm quan trọng của Công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu. - Mô tả thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu. - Phân tích và đánh giá những ƣu điểm, hạn chế trong công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu. - Đƣa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu. 3 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  6. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt các nhiệm vụ đã đặt ra trong đề tài khóa luận, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đƣợc xác định và giới hạn nhƣ sau:  Đối tượng nghiên cứu: Vốn tài liệu và công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội.  Phạm vi nghiên cứu: Công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu trong giai đoạn hiện nay. 4 - Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài - Nghiên cứu về Thƣ viện Tạ Quang Bửu đã có một số đề tài và tập trung vào một số vấn đề nhƣ: Công tác xử lý tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Tạ Quang Bửu… - Về công tác phát triển vốn tài liệu thì đã có một số đề tài đề cập đến. Tuy nhiên, xét về mức độ thời gian, hiện tại công tác phát triển vốn tài liệu của Thƣ viện đã có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình. 5 - Phƣơng pháp nghiên cứu Bên cạnh việc vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Khảo sát thực tế, quan sát - Phƣơng pháp phỏng vấn - Phƣơng pháp thống kê số liệu - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
  7. 6 - Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài  Đóng góp về mặt lý luận: Khẳng định vai trò cũng nhƣ tầm quan trọng của công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu.  Đóng góp về thực tiễn: Phản ánh thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu của thƣ viện Tạ Quang Bửu. Từ đó thấy đƣợc những mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong công tác phát triển vốn tài liệu để từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện. 7 - Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về Thƣ viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chƣơng 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  8. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện. Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội là một trƣờng đại học đa ngành về kỹ thuật, nơi đào tạo ra những đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ và quản lý trình độ cao cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc. Trƣờng đƣợc thành lập theo Nghị định 147/NĐ của Chính phủ do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký ngày 15 tháng 10 năm 1956. Sau nửa thế kỉ bền bỉ phấn đấu, Trƣờng DDaHBK HN luôn là một trong những trƣờng đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. Với bề dày lịch sử về công tác giáo dục, cùng nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng nhiều danh hiệu và phần thƣởng quý giá cho các cá nhân và tập thể, đƣợc thể hiện qua những trang vàng truyền thống của trƣờng. Thƣ viện Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đƣợc thành lập từ năm 1956. Trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu là 5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộ phụ trách không có nghiệp vụ thƣ viện, Thƣ viện là một bộ phận trực thuộc Phòng Giáo vụ.
  9. Thƣ viện đã từng đi sơ tán ở: Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hƣng, Hà Tây cùng khối lƣợng lớn sách đem theo để phục vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nƣớc. Cũng trong giai đoạn này, từ Trƣờng ĐHBK HN đã hình thành những trƣờng đại học mới nhƣ: Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Công nghiệp nhẹ và Phân hiệu II về Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự). Thƣ viện Trƣờng cũng chia sẻ nhiều tài liệu và đã cử cán bộ sang làm việc công tác tại Thƣ viện ở trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất và trƣờng Đại học Xây dựng. Từ năm 1973, Thƣ viện tách ra thành đơn vị độc lập. Ban Thƣ viện đã liên tục đƣợc đầu tƣ và phát triển không ngừng. Khi miền Nam đƣợc giải phóng, một số cán bộ Thƣ viện đã vào công tác tại miền Trung và miền Nam để xây dựng Thƣ viện trong đó. Tháng 11/2003, “Thƣ viện” và “Trung tâm thông tin và mạng” đã sáp nhập thành đơn vị mới là “Thƣ viện và Mạng thông tin” với hai nhiệm vụ chính: vận hành và khai thác Thƣ viện điện tử mới và quản lý điều hành Mạng thông tin của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Từ năm học 2006 - 2007, Thƣ viện điện tử Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội mở cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng 2000 chỗ ngồi và tăng cƣờng khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực tuyến. Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để phù hợp với tình hình mới, Bộ phận Thƣ viện tách ra và trở thành đơn vị Thƣ viện Tạ Quang Bửu độc lập, bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trƣờng ĐHBK HN. Địa chỉ: Thƣ viện Tạ Quang Bửu – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 38692243 Website : http://www.library.hut.edu.vn
  10. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện 1.2.1. Chức năng Thƣ viện Tạ Quang Bửu (TV TQB) có chức năng thông tin và thƣ viện, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) và quản lý của Nhà trƣờng thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong Thƣ viện và từ các thƣ viện khác (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắp trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet…) 1.2.2. Nhiệm vụ  Xây dựng vốn tài liệu đủ lớn về số lƣợng, chất lƣợng và phong phú về loại hình. Chủ động trong việc đa dạng hóa, phát triển các nguồn tin và kênh thu thập các tài liệu, các thông tin một cách có hiệu quả, phù hợp với chƣơng trình và định hƣớng mà Nhà trƣờng đang nghiên cứu và giảng dạy.  Nghiên cứu và ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ, các tiêu chuẩn quốc tế về xử lý thông tin vào công tác xử lý tài liệu, tạo tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin.  Tích cực phát triển và mở rộng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, lấy việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trƣờng làm mục tiêu và động lực để phát triển.  Từng bƣớc nâng cấp hiện đại hóa Thƣ viện, đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động của Thƣ viện. Tự động hóa các khâu công việc trong hoạt động của Thƣ viện.  Mở rộng quan hệ với các thƣ viện trong và ngoài nƣớc, các tổ chức liên quan đến lĩnh vực thƣ viện nhằm tăng cƣờng sự trao đổi và hợp tác. Tiến tới thƣ viện phải trở thành đầu mối khai thác, cung cấp, chia sẻ thông tin với các thƣ viện khác trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Cơ cấu tổ chức
  11. Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện hiện tại đƣợc bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.  Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung Thƣ viện và mạng thông tin; 02 Phó giám đốc: 01 Phó giám đốc phục trách về Mạng thông tin và 01 Phó giám đốc phụ trách về Thƣ viện.  Phòng Xử lý thông tin: Phòng Xử lý thông tin gồm 07 cán bộ, trong đó phòng gồm 2 bộ phận sau: Bộ phận phát triển nguồn tin và Bộ phận biên mục. Phòng chịu trách nhiệm: + Xây dựng nguồn lực thông tin mạnh cả vế số lƣợng và chất lƣợng đảm bảo phục vụ tốt các chƣơng trình đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội, từng bƣớc liên thông chia sẻ với hệ thống các thƣ viện trong khu vực. + Xử lý toàn bộ tài liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế về thông tin – thƣ viện nhƣ: MARC21, AACR2 và LCC. Từ đó xây dựng hệ thống tra cứu hiện đại nhằm tăng khả năng tiếp cận và khai thác nguồn lực thông tin hiệu quả và nhanh chóng.  Phòng Dịch vụ thông tin tư liệu: Phòng Dịch vụ thông tin tƣ liệu gồm 23 cán bộ, gồm 4 bộ phận sau: Bộ phận phòng đọc, Bộ phận mƣợn trả, Bộ phận quản lý kho, Bộ phận dịch vụ tham khảo. Phòng Dịch vụ thông tin tƣ liệu chịu trách nhiệm: Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ thƣ viện, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp và hỗ trợ thông tin từ xa; tạo điều kiện tốt nhất để ngƣời dùng tin của Thƣ viện cũng nhƣ các thƣ viện và cơ quan thông tin khác trong cả nƣớc có thể tiếp cận và khai thác nguồn lực thông tin của Thƣ viện một cách có hiệu quả nhất.  Phòng Công nghệ Thư viện Điện tử:
  12. Phòng Công nghệ thƣ viện điện tử gồm 11 cán bộ, gồm 4 bộ phận sau: Bộ phận nghiên cứu phát triển, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận phục vụ đa phƣơng tiện, Bộ phận xây dựng dự án, hành chính tổng hợp. Phòng Công nghệ Thƣ viện Điện tử chịu trách nhiệm chính: + Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng các công nghệ thƣ viện điện tử, thƣ viện số, đảm bảo khả năng truy cập, chia sẻ, trao đổi dữ liệu, trong và giữa các thƣ viện, cơ quan thông tin cũng nhƣ với ngƣời dùng tin. + Xây dựng các hệ thống thông tin số đạt chuẩn, chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác các nguồn thông tin số của ngƣời dùng tin và các cơ quan thông tin – thƣ viện .
  13. Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu 1.4. Đội ngũ cán bộ Thƣ viện Tạ Quang Bửu hiện nay có 44 cán bộ, trong đó: + 09 Thạc sỹ về Thông tin thƣ viện và Công nghệ thông tin (chiếm 20,4%) + 06 Kỹ sƣ Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật (chiếm 13,6%) + 24 Cử nhân Thông tin Thƣ viện ( chiếm 54,5%) + 02 Cử nhân ngoại ngữ (chiếm 4,5%) + 03 Cử nhân Kinh tế và Tài chính kế toán (chiếm 6,8%)
  14. Thạc sỹ về Thông tin thƣ viện và Công nghệ thông tin ( chiếm 20,4%) 4,5% 6,8% 20,4% 13,6% Kỹ sƣ Công nghệ thông tin và các ngành kỹ 54,5 thuật (chiếm 13,6%) Cử nhân Thông tin Thƣ viện ( chiếm 54,5%) Cử nhân ngoại ngữ (Chiếm 4,5%) Hình 2: Biểu đồ về nguồn nhân lực của Thƣ viện Tạ Quang Bửu Cử nhân Kinh tế và Tài chính kế toán ( chiếm 6,8%) 1.5. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của Thƣ viện khá tốt, đƣợc đầu tƣ nhiều trang thiết bị hiện đại. Từ năm 2002, dự án xây dựng Thƣ viện điện tử đƣợc thực hiện với số vốn đầu tƣ 200 tỷ VND. Tháng 10/2006, Thƣ viện điện tử đã đi vào hoạt động với diện tích mặt bằng là 37.000m2 sàn bao gồm 10 tầng. Tuy nhiên, hiện nay Thƣ viện mới chỉ sử dụng từ tầng 1 đến tầng 5 và tầng 9 là phòng Công nghệ mạng với 17.500 m2 gồm: 8 phòng đọc tự chọn xếp theo chuyên ngành, 2 phòng đọc đa phƣơng tiện, 2 phòng mƣợn, 4 phòng tự học, 4 phòng học nhóm, có khoảng 2500 chỗ ngồi và hệ thống kho tàng rộng rãi. Thƣ viện có khả năng đáp ứng 4000 chỗ, phục vụ 10.000 bạn đọc/ngày, 10.000 tra cứu/ ngày. Hiện nay, mỗi ngày Thƣ viện phục vụ khoảng 4.000 lƣợt bạn đọc đến đọc và mƣợn tài liệu về nhà. Bên trong toà nhà đƣợc trang bị các hệ thống điều hoà trung tâm, hệ thống điện, hệ thống thang máy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống quạt thông gió, hút ẩm... đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Thƣ viện đã trang bị 150 máy vi tính với 30 máy tính nối mạng LAN, 150 máy tính đƣợc nối mạng Internet. Thƣ viện sử dụng hệ thống mạng Bknet với
  15. công nghệ hãng Nortl. Máy chủ phần mềm thƣ viện và máy chủ cơ sở dữ liệu của thƣ viện do hãng Sun Micro system cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle, máy chủ khác, sử dụng phần mềm HP. Thƣ viện còn có 10 máy in, 5 máy photocoppy, 3 máy scanner, 2 cổng từ và một cổng RFID và một hệ thống gồm 10 phòng đọc và kho mở với mỗi phòng đƣợc trang bị: + 70 đến 150 Ghế ngồi cho bạn đọc. + 320 đến 550 khoang giá đựng tài liệu. + Mỗi phòng đọc có từ 1 đến 2 máy tính để bạn đọc tra cứu tài liệu. + Mỗi cán bộ thƣ viện có một máy tính để làm chuyên môn, nghiệp vụ và hƣớng dẫn cho bạn đọc sử dụng thƣ viện. 1.6. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin. 1.6.1. Đặc điểm người dùng tin Căn cứ vào số lƣợng NDT thực tế sử dụng thƣ viện và tính chất công việc, có thể chia đối tƣợng NDT tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu trƣờng ĐHBK HN thành ba nhóm chính sau: - Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên. - Nhóm học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh. - Nhóm bạn đọc ngoài trƣờng. Nhóm ngƣời dùng tin Số lƣợng Tỉ lệ(%) Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên 3.000 6.9% Nhóm bạn học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh 40.000 92% Nhóm bạn đọc ngoài trƣờng 500 1.1% Tổng số 43.500 100 Bảng 1. Số lượng người dùng tin của Thư viện Tạ Quang Bửu
  16. 1.6.2. Nhu cầu tin của người dùng tin  Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lí và giảng viên: Nhóm NDT này có khoảng 3.000 ngƣời chiếm 6.9% tổng số bạn đọc của Thƣ viện. Họ vừa là đối tƣợng sử dụng, lại vừa là những ngƣời sáng tạo ra những nguồn thông tin khoa học có giá trị cao cho Thƣ viện. Họ là những ngƣời quản lý, cần những thông tin chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Những thông tin cung cấp cho họ cần chính xác, kịp thời, mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt về khoa học công nghệ để phục vụ tốt cho quá trình lãnh đạo quản lý cũng nhƣ ra quyết định của mình. Hình thức phục vụ là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc… Ngoài ra, họ còn là những giảng viên – những ngƣời chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trƣờng, vừa là chủ thể thông tin vừa là NDT thƣờng xuyên của thƣ viện. Vì tham gia giảng dạy nên họ thƣờng xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Nhóm ngƣời dùng tin này luôn dành thời gian trong việc tìm tài liệu tham khảo tại Thƣ viện. Thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyên sâu có tính thời sự về KHCN thuộc các lĩnh vực đào tạo của trƣờng. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thƣ mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về khoa học và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng nhƣ tạp chí KHKT nƣớc ngoài, các CSDL và các tài liệu điện tử...  Nhóm sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh:
  17. Nhóm NDT này có khoảng 40.000 ngƣời chiếm 92%. Đây là nhóm NDT có số lƣợng đông đảo nhất, chiếm phần lớn số NDT của Thƣ viện. Những năm gần đây trƣờng Đại học Bách Khoa đã chuyển đổi hình thức đào tạo của mình theo cơ chế đào tạo theo tín chỉ. Với hình thức đào tạo này, yêu cầu tự học và tham khảo tài liệu của sinh viên là rất cao. Sinh viên không còn học một cách thụ động nhƣ trƣớc mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài. Do vậy, NCT của nhóm này rất phong phú và đa dạng. Tài liệu họ cần bao gồm cả: tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại. Ngoài ra, họ cũng cần đƣợc cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin mới, cập nhật, bao gồm cả tài liệu trong và nƣớc ngoài của những nƣớc tiên tiến trên thế giới, có nền KHKT phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Nga,…  Nhóm bạn đọc ngoài trường: Nhóm NDT này có khoảng 500 bạn đọc chiếm 1,1%. Bao gồm: Cán bộ hƣu trí, Cựu sinh viên của trƣờng Đại học Bách Khoa. Bạn đọc ngoài trƣờng có nhu cầu sử dụng Thƣ viện nhƣ: Các bạn sinh viên học các khối trƣờng về khoa học kĩ thuật nhƣ Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân…Đây là nhóm NDT khá đặc biệt của Thƣ viện, số lƣợng ít. Nhƣng họ đều là những ngƣời quan tâm và muốn tìm hiều về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Có thể nói mỗi nhóm NDT lại có những đặc điểm khác nhau. Việc phân chia NDT thành các nhóm nhỏ, thuận tiện cho việc quản lý bạn đọc cũng nhƣ việc bổ sung tài liệu cho Thƣ viện sát thực hơn với nhu cầu thông tin của từng nhóm ngƣời. Thƣ viện cũng có kế hoạch bổ sung tài liệu phù hợp với từng nhóm NDT, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của bạn đọc. Đồng thời, nâng cao hiệu quả phục vụ của Thƣ viện.
  18. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 2.1. Loại hình tài liệu tại Thƣ viện Nguồn lực thông tin trong hoạt động thƣ viện chính là cơ sở cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT. Thông tin là động lực góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế và sản xuất, đóng vai trò hàng đầu trong giáo dục và đào tạo, NCKH và là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đƣa ra quyết định. Nhờ có nguồn lực thông tin mà các thƣ viện, các cơ quan thông tin thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Nguồn lực thông tin càng phong phú và đa dạng, càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời dùng. Căn cứ theo loại hình vật mang tin thì nguồn lực thông tin của thƣ viện Trƣờng ĐHBK HN đƣợc chia thành 2 nhóm chính nhƣ sau: tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại (tài liệu điện tử). 2.1.1. Tài liệu truyền thống Thƣ viện Trƣờng ĐHBK HN đã phát triển đƣợc nguồn lực các tài liệu truyền thống tƣơng đối lớn về số lƣợng khoảng hơn 600.000 bản ghi tài liệu và phong phú về loại hình, phù hợp với chƣơng trình và lĩnh vực đào tạo của
  19. Trƣờng. Bao gồm giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu, báo, tạp chí, luận văn, luận án,…  Tài liệu truyền thống tại Thư viện Tạ Quang Bửu có thể chia theo loại hình theo bảng sau: STT Loại hình Tên tài liệu Số bản Tỷ lệ 1 Sách giáo trình 4.100 257.000 42% 2 Sách tham khảo 128.570 155.460 25 % 3 Sách tra cứu 6.850 7.000 1% 4 Tài liệu nội sinh (luận án, luận 5.200 5.200 1% văn, chuyên đề, đề tài NCKH...) 5 Báo, Tạp chí 1.853 192.500 31% Tổng số: 146.573 617.160 100% Bảng 2. Thống kê tài liệu truyền thống theo loại hình tại Thư viện Sách là loại hình tài liệu chiếm số lƣợng lớn nhất trong kho tài liệu của Thƣ viện bao gồm: sách giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu.
  20.  Sách giáo trình: Với đặc điểm là thƣ viện trƣờng đại học, nên giáo trình là dạng tài liệu đƣợc quan tâm đặc biệt, chiếm tỷ lệ lớn trong Thƣ viện. Nó mang đặc thù riêng của thƣ viện các trƣờng đại học. Sách giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các môn học theo chƣơng trình đào tạo của trƣờng, giúp họ có đƣợc nền tảng vững chắc trƣớc khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu. Đây là nguồn tài liệu có giá trị, đƣợc bạn đọc đặc biệt là sinh viên khai thác và sử dụng với cƣờng độ lớn. Qua bảng thống kê trên đã cho thấy giáo trình chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số tài liệu có trong thƣ viện (42%). Hiện nay, sách giáo trình có khoảng 257.000 cuốn sách giáo trình với 4.100 tên. Sách giáo trình tại thƣ viện chủ yếu do các Giáo sƣ, Tiến sỹ, các cán bộ giảng dạy tại các khoa trong trƣờng biên soạn, thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau của trƣờng nhƣ: Điện tử viễn thông, Điện, Công nghệ thông tin, Vật lý, Hóa học, Công nghệ thực phẩm, Dệt may… Có nhiều giáo trình của trƣờng ĐHBK HN trở thành giáo trình học tập của nhiều trƣờng kĩ thuật trong cả nƣớc nhƣ: Toán cao cấp, Cơ học, Chi tiết máy, Kĩ thuật điện tử… Ngoài ra còn có rất nhiều loại giáo trình nhận lƣu chiểu của các trƣờng đại học trong cả nƣớc. Đây chính là nguồn thông tin sẵn có của nhà trƣờng, giúp NDT có điều kiện tham khảo các tài liệu về ngành của mình đang đƣợc giảng dạy tại các trƣờng khác. Số lƣợng giáo trình của các khoa có trong Thƣ viện không đồng đều, phụ thuộc vào lịch sử phát triển cũng nhƣ quy mô đào tạo của từng ngành. Bên cạnh đó, trong kho mƣợn hiện nay vẫn còn nhiều tài liệu giáo trình cũ, những tài liệu in bản Rônêô do các giáo viên trong trƣờng viết từ rất lâu nhƣng do nhiều nguyên nhân nên không có điều kiện viết lại hoặc không thể tái bản lại. Thực tế này khiến sinh viên phải sử dụng tài liệu cũ, mờ và kiến thức trong các tài liệu này không còn phù hợp với chƣơng trình đào tạo hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2