Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
lượt xem 73
download
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trình bày lý luận chung về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Thanh Phƣơng Lớp : Nhật 3 Khóa : K42 G Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Việt Hùng Hµ néi th¸ng 10/2007
- BẢNG CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN Từ viết tắt Nội dung DNNN Doanh nghiệp nhà nước NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại HSC Hội sở chính TMQT Thương mại quốc tế VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa XNK Xuất nhập khẩu
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. .................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. 4 ....................... I. Tài trợ thương mại quốc tế . ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... 4 ............... 1. Khái niệm và tính tất yếu khách quan của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.. 4 ..................... 2. Chủ thể thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế .............................................................. ............. 7 ... II. Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại .................. ............. ............. 8 .............................................. 1. Khái niệm............................... ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ......................................... .. 8 2. Vai trò ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc 9 tế..................................... III. Các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại 11 ........................................................ 1. Tài trợ nhập 11 khẩu.......................................................................................................................................................................... 2. Tài trợ xuất khẩu .......................................................................................................................................................................... 16 3. ý nghĩa của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại 29 ............................ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ........ ............. ......................................................................................................................... 33 I. Một số nét khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ............. ............. ............. ............. ............. 33 ........... 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ......... .. 33 2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh............. ............. ............. ............. ............. ............. 35 ....... II. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 42 ............. 1. Tổng quan bối cảnh kinh tế thế giới và hoạt động Xuất nhập khẩu của Việt Nam 42 .................... 2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương 46 ......................... 3. Đánh giá hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương 58 ............................. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ............. ............. ............. ............ ............. ............. .............. 72 I. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế................... ............. ............. ............. 72 ...................... 1. Chiến lược phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010................ ............................................................................................................................................................................. 72 2. Định hướng cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ............................................................................................................................. .................................................................... 74 II. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ 76 ................... 1. Phát triển hoạt động tài trợ Xuất nhập khẩu thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ liên quan ........................... ....................... ................ ................ ................ ................ ................ 76 .................. 2. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ tài trợ thương mại quốc 84 tế................................................................. 3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ................................................................................................... 85 4. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh nhằm thúc đầy hiện
- đại hóa ngân hàng. ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ .................. 85 5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thông qua chiến lược con người trong mô hình ngân hàng hiện đại ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ 86 ................. 6. Thực hiện tài trợ thương mại quốc tế trọn gói thông qua việc tăng cường hiệu quả của phòng tài trợ thương mại ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ 88 ..... 7. Tăng cường áp dụng các biện pháp Marketting vào hoạt động ngân hàng. Xây dựng chiến lược khách hàng từ tổng thế đến chi tiết. ................ ................ ................ ................ ................ 89 ...................... 8. Tăng cường củng cố bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hệ thống thanh tra ngân hàng 93 III. Một số kiến nghị ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ .......................... 94 1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành................ ................ ................ ................ ................ ................ ........... 94 2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước................ ................ ................ ................ ................ ................ 95 ........................... KẾT LUẬN ................. ................ ................ ................ ................ ................ ................ ................ .......... ...... ................ ................ ................... 98
- PHỤ LỤC 1. Cơ chế hoạt động của bao thanh toán quốc tế 1. HĐ bán hàng Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu (Người bán) 7. Giao hàng (Người mua) 8. Chuyển nhượng hóa đơn 10. Thu nợ khi đến hạn 13. Thanh toán ứng trước 4. Thẩm định tín dụng 9. Thanh toán trước 11. Thanh toán 2. Yêu cầu tín dụng 6. Ký hợp đồng BTT 5. Trả lời tín dụng 3. Yêu cầu tín dụng 5. Trả lời tín dụng Đơn vị BTT Đơn vị BTT Xuất khẩu 8. Chuyển nhượng Nhập khẩu 12. Thanh toán, báo cáo chuyển tiền (1) Hợp đồng bán hàng : người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa (2) Yêu cầu tín dụng: Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa. (3) Yêu cầu tín dụng: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán. (4) Thẩm định tín dụng: đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng.
- (5) Trả lời tín dụng:Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho người bán. (6) Ký hợp đồng bao thanh toán : Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. (7) Giao hàng: Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. (8) Chuyển nhượng hóa đơn: Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. (9) Thanh toán trước: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đông bao thanh toán. (10) Thu nợ khi đến hạn: Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ người mua. (11) Thanh toán: Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. (12) Thanh toán báo cáo chuyển tiền: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ chi phí và lãi ( nếu có ) rồi chuyển số tiền còn lại cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. (13) Thanh toán ứng trước: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người bán. 2. Cơ chế hoạt động của Forfaiting thông thường:
- Nhà xuất khẩu (1) Hợp đồng XK bán trả góp Nhà nhập khẩu (Forfaitist) (5) Hợp (4) (2) đồng Thanh Đề nghị forfaiting toán bảo lãnh Ngân hàng tài trợ (3) Hợp đồng được đảm bảo Ngân hàng bảo đảm (Forfaiteurs) 3. Quy định của VCB về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng: Điều kiện vay vốn: Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương có thể yêu cầu khách hàng phải có một mức vốn nhất định để tham gia vào phương án, dự án vay vốn của mình. Thời hạn cho vay: Ngắn hạn < 12 tháng, Dài hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng.
- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay hợp vốn Thủ tục vay Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho ngân hàng các thông tin, tài liệu liên quan cần thiết như sau: Giấy đề nghị vay vốn. (theo mẫu sẵn của ngân hàng ) Các tài liệu chứng minh năng lực Pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng. Khách hàng đi vay vốn lần hai trở đi không phải gửi các tài liệu quy định tại điểm này, trừ trường hợp có sự thay đổi. Các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh/dịch vụ trong thời gian gần nhất; các tài liệu liên quan khác như Biên bản góp vốn điều lệ, Quyết định giao vốn... Trường hợp cần thiết ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng báo cáo nhanh tình hình tài chính. Các tài liệu, chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi và hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn: tuy từng đối tượng vay vốn cụ thể mà ngân hàng Ngoại thương sẽ yêu cầu khách hàng vay cung cấp các tài liệu, có thể là một trong các tài liệu sau: - Hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng xuất nhập khẩu ủy thác, thông báo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, giấy phép xuất nhập khẩu, thư tín dụng, thư bảo lãnh... và các tài liệu khác liên quan đến nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn. - Đối với dự án vay vốn trung dài hạn, khách hàng sao gửi VCB các hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án đầu tư như: báo cáo khả thi, giấy phép
- xây dựng, giấy phép về vệ sinh môi trường, dự toán, hợp đồng thi công, kết quả đấu thầu... Hồ sơ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh Đối với vay bằng ngoại tệ, ngoài những tài liệu quy định như trên, khách hàng phải gửi cho ngân hàng giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu ( nếu có); hợp đồng nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu và tài liệu khác có liên quan đến việc sử dụng vốn vay. 4. Quy định của VCB về nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất: Khách hàng có thể yêu cầu VCB thực hiện chiết khấu theo hai hình thức sau: Chiết khấu miễn truy đòi: Điều kiện để ngân hàng thực hiện chiết khấu miễn truy đòi: L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện L/C quy định: vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng Phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua ngân hàng VCB. Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C Ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế, thường xuyên giao dịch với ngân hàng Ngoại thương, thanh toán sòng phẳng. Thị trường truyền thống. Một số thông tin khác liên quan đến mặt hàng và giá cả trên thị trường của mặt hàng xuất khẩu vào thời điểm chiết khấu. Thư yêu cầu thanh toán đề nghị chiết khấu miễn truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng ( nếu có đăng ký Kế toán trưởng) Chiết khấu truy đòi Điều kiện để ngân hàng Ngoại thương thực hiện chiết khấu truy đòi Ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín Thị trường truyền thống Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và hoạt động thời xuyên tại ngân hàng Ngoại thương.
- Khách hàng cam kết hoàn trả số tiền ngân hàng Ngoại thương đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán. Thư yêu cầu chiết khấu truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng ( nếu có đăng ký Kế toán trưởng ) Chiết khấu khi nhận được điện chấp nhận thanh toán và hoặc hối phiếu được ký hậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn bởi ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận L/C đối với những bộ chứng từ hàng xuất trả chậm có thời hạn từ 60 ngày đến 360 ngày. Lãi suất chiết khấu thường nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất cho vay ngoại tệ trong cùng thời kỳ. Tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn 100% giá trị hóa đơn. 5. Quy định của VCB về nghiệp vụ cho thuê tài chính Đối tượng - Thiết bị xây dựng công trình và khai khoáng. - Phương tiện giao thông vận tải và thuỷ lợi - Các dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghiệp - Thiết bị y tế - Thiết bị nâng hạ thuỷ lực, cơ khí chính xác - Thiết bị viễn thông văn phòng - Thiết bị chuyên ngành và các loại động sản khác. Điều kiện - Về pháp lý của doanh nghiệp: Phải có tư cách pháp nhân: Có giấy phép thành lập, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. - Về Tài chính: Có phương án thuê tài chính khả thi, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo khả năng trả nợ thuê. Tỉ lệ trả trước của bên đi thuê từ 20% tổng giá trị thiết bị trở lên. Mức thuê Mức cho thuê tối đa đối với một khách hàng: Theo qui định hiện hành, giá trị tối đa có thể chấp nhận cho một doanh nghiệp thuê khoảng 22.5 tỷ VNĐ.
- Thời hạn thuê Thời hạn hợp đồng thuê tài chính: thường từ 1 đến 5 năm hoặc theo thoả thuận Chi phí thuê Bao gồm lãi suất và phí quản lý đảm bảo tính cạnh tranh. Kỳ hạn trả Tiền gốc và lãi thuê sẽ được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc theo quý hoặc theo thoả thuận được qui định trên hợp đồng. Hồ sơ thuê tài chính: Hồ sơ pháp lý: - Quyết định thành lập doanh nghiệp - Điều lệ hoạt động - Đăng ký kinh doanh - Giấy phép hành nghề của cơ quan quản lý ngành nghề chuyên môn (đối với những ngành nghề theo qui định của Nhà nước phải có giấy phép ) - Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, mẫu chữ ký. - Các văn bản pháp quy khác liên quan đến tư cách pháp lý của quý khách. - Biên bản của HĐQT về việc đầu tư mới (hoặc Quyết định của Ban lãnh đạo Công ty về đầu tư mới). Các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Các báo cáo tài chính theo định kỳ (báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán.) - Báo cáo luân chuyển tiền mặt (nếu có) - Báo cáo kiểm tra, thanh tra (nếu có) - Các báo cáo bất thường với các cơ quan chức năng (nếu có) - Báo cáo chi tiết công nợ (nếu có) Hồ sơ cho thuê tài chính của khách hàng: - Đơn xin thuê (theo mẫu của Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) - Phương án sản xuất kinh doanh do đơn vị tự xây dựng. - Bản chào giá thiết bị kèm theo các tài liệu kỹ thuật
- - Hồ sơ đấu thầu (nếu có). 6. Quy trình thủ tục mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu tại VCB Nguồn vốn thanh toán: Khi mở L/C, khách hàng phải xác định nguồn vốn thanh toán là vốn tự có hay vốn vay. - Đối với vốn vay VCB, cán bộ tín dụng sẽ nhận và xem xét hồ sơ của khách hàng. - Đối với vốn vay các tổ chức tín dụng khác, khách hàng phải xuất trình phiếu duyệt cho vay của tổ chức tín dụng này. - Đối với vốn tự có, ký qũy dưới 100%, cán bộ tín dụng sẽ nhận và xem xét để xác định mức ký qũy cho từng bộ hồ sơ. Mức ký qũy này sẽ có thể thay đổi trong từng thời kỳ. - Đối với trường hợp ký qũy 100%, cán bộ phòng thanh toán XNK sẽ nhận và xử lý hồ sơ. Hồ sơ mở L/C: 1. Hồ sơ pháp lý của công ty (Chỉ yêu cầu khi khách hàng lần đầu tiên giao dịch tại Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu) - Giấy đăng ký kinh doanh - Mã số thuế - Mã số xuất nhập khẩu - (Bộ hồ sơ pháp lý này phải được đóng dấu sao y bản chính và dấu giáp lai của công ty.) 2. Hồ sơ mở L/C: - Mẫu yêu cầu mở L/C do ngân hàng cung cấp (Phụ lục số 12 ) - Một bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.
- - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên môn (đối với những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện) Tiếp nhận và kiểm tra nội dung Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ kiểm tra nội dung yêu cầu mở, nếu phát hiện sai sót hoặc mâu thuẫn với hợp đồng, ngân hàng sẽ liên lạc yêu cầu khách hàng xem xét sửa đổi lại. Bất kỳ một sự sửa đổi nào trên đơn xin mở L/C phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền. Sau khi hoàn tất hồ sơ mở L/C, ngân hàng sẽ phát hành L/C ra nước ngoài và khách hàng có thể liên hệ với cán bộ của ngân hàng để lấy bản L/C gốc. Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C, bộ hồ sơ sẽ được chuyển qua Phòng Quan hệ khách hàng. ở đây các cán bộ sẽ đánh giá tình hình tài chính, tư cách pháp nhân và mặt hàng nhập khẩu trên thị trường, thẩm định tài sản thế chấp.... Trên cơ sở thẩm định sẽ quyết định mức ký quỹ mở L/C. Tùy theo khách hàng mà có những tỷ lệ ký quỹ nhất định, thông thường có 3 mức ký quỹ sau: 100% giá trị L/C, loại này thường áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 20%-80% giá trị L/C thường áp dụng cho những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao dịch thường xuyên. 0% giá trị L/C là chỉ áp dụng đối với những khách hàng là truyền thống là các tổng công ty lớn. Khi muốn sửa L/C Khi muốn sửa L/C, sẽ điền vào mẫu yêu cầu sửa L/C của ngân hàng , kèm theo các chứng từ khác như phụ lục hợp đồng (nếu có) hoặc thỏa thuận sửa đổi giữa người bán và người mua. Hủy L/C:
- - Trường hợp hủy L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C, khách hàng làm công văn xin hủy, Ngân hàng Ngoại Thương sẽ điện cho ngân hàng thông báo L/C xin hủy, L/C sẽ được hủy khi ngân hàng VCB nhận được điện chấp nhận từ ngân hàng nước ngoài. - Ngân hàng Ngoại thương sẽ giải tỏa số tiền ký qũy cho khách hàng khi: + L/C đã được hủy. + Sau 60 ngày kể từ ngày L/C hết hạn. Nếu khách hàng muốn số tiền ký qũy được giải tỏa trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C thì phải làm công văn cam kết với NHNT Hà Nội. Lưu ý: Ngân hàng Ngoại Thương không chấp nhận hủy L/C trong trường hợp: - Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng Ngoại thương. - Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên bán và mua đã đồng ý hủy nhưng chưa được sự chấp thuận hủy L/C của các Ngân hàng liên quan. Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ: Sau khi nhận được bộ chứng từ gửi đến từ ngân hàng nước ngoài, VCB sẽ kiểm tra bộ chứng từ trên và sẽ làm thông báo bằng văn bản về tình trạng của bộ chứng từ. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của L/C, khách hàng phải nhanh chóng làm thủ tục thanh toán và đến ngân hàng lấy chứng từ. Nếu chứng từ có sai sót: ngân hàng VCB sẽ thông báo sai sót bằng văn bản, khách hàng phải xem xét các sai sót đó và trả lời ngân hàng bằng văn bản trong vòng 02 ngày làm việc để ngân hàng có cơ sở trả lời ngân hàng nước ngoài. . Yêu cầu phát hành Bảo lãnh nhận hàng/Uỷ quyền nhận hàng Trường hợp hàng đã về đến cảng mà bộ chứng từ chưa về đến ngân hàng:
- - Khách hàng đã có B/L/AWB gốc, ngân hàng Ngoại thương sẽ ký hậu B/L/ Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng trên cơ sở yêu cầu ký hậu vận đơn/yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng của khách hàng. - Khách hàng không có B/L/AWB gốc, Ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh nhận hàng trên cơ sở yêu cầu phát hành bảo lãnh của khách hàng. Lưu ý: Ngân hàng Ngoại thương chỉ ký hậu B/L, phát hành uỷ quyền nhận hàng, phát hành bảo lãnh nhận hàng khi khách hàng đã có đủ nguồn vốn để thanh toán khi bộ chứng từ về đến Ngân hàng. Thanh toán L/C Ngân hàng Ngoại thương sẽ trích từ tài khoản của đơn vị để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của L/C. 7. Nghiệp vụ bảo lãnh: Các loại bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn: Bảo lãnh vay vốn trong nước; Bảo lãnh vay vốn nước ngoài; Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; Các loại bảo lãnh khác. Các hình thức bảo lãnh
- Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện (telex/swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác; Thông báo bảo lãnh; Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu; Các hình thức khác theo qui định của pháp luật. Điều kiện bảo lãnh Điều kiện chung: 1 - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật; 2 - Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của NHNT; Điều kiện riêng: 1 - Trường hợp Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán/ thư tín dụng dự phòng và Bảo lãnh có thời hạn trung/ dài hạn, ngoài các qui định tại phần I (điều kiện chung), khách hàng cần có thêm các điều kiện sau: Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng; Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn; Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui định tại bản Hướng dẫn của NHNT về Quy chế cho vay đối với khách hàng. Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. 2 - Trường hợp phát hành Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; và Các loại bảo lãnh khác ngoài các điều kiện qui định tại phần I (điều kiện chung), NHNT sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm; khả năng tài chính; năng lực chuyên môn; biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.
- 3 - Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu; 4 - Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các qui định của Pháp luật Việt Nam. 5 - Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại điểm 1 phần I (Điều kiện chung). Bảo đảm cho bảo lãnh Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, VCB và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Lệ phí bảo lãnh Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng gồm Hồ sơ chung: 1 - Đơn đề nghị bảo lãnh (Theo mẫu) 2 - Hồ sơ về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng (hộ khẩu/ chứng minh thư nhân dân ...đối với cá nhân; hồ sơ pháp lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp); thẩm quyền của người đại diện khách hàng (đối với khách hàng là doanh nghiệp). Khách hàng vay vốn hoặc được NHNT bảo lãnh từ lần thứ hai trở đi không phải cung cấp lại các tài liệu quy định tại điểm này - trừ trường hợp có thay đổi như: bổ sung vốn điều lệ, địa chỉ, người đại diện, chức năng kinh doanh... thì khách hàng phải gửi các tài liệu liên quan đến sự thay đổi cho NHNT để bổ sung hồ sơ. 3 - Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có).
- Hồ sơ riêng: 1 - Trường hợp bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán/ thư tín dụng dự phòng, Bảo lãnh có thời hạn trung/ dài hạn: ngoài các tài liệu qui định tại phần Hồ sơ chung khách hàng phải bổ sung: Các hồ sơ/tài liệu liên quan đến dự án, phương án sản xuất/kinh doanh, giao dịch xin bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay và trả nợ nước ngoài: ngoài hồ sơ/tài liệu qui định như trên khách hàng phải cung cấp thêm các tài liệu sau: Các văn bản chấp thuận cho phép vay vốn và trả nợ vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước theo qui định của pháp luật hiện hành về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài; Phương án vay trả nợ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước duyệt chấp thuận. Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án vay trả nợ nước ngoài; Các hợp đồng/cam kết ...liên quan đến việc vay trả nợ nước ngoài... 2 - Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của Ngân hàng khác Hồ sơ gồm: điện/thư (có xác nhận mật mã hoặc kiểm tra chữ ký) đề nghị bảo lãnh của bên phát hành bảo lãnh đối ứng, các tài liệu về sửa đổi bổ sung bảo lãnh (nếu có). 8. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế tại VCB Bao thanh toán xuất khẩu Chuẩn bị giao dịch Bên xuất khẩu đăng ký sử dụng dịch vụ với VCB. Sau khi thẩm định Hồ sơ bao thanh toán của bên xuất khẩu và tìm được đại lý bao thanh toán phù hợp, VCB và bên xuất khẩu sẽ ký một hợp đồng bao thanh toán. Bên xuất khẩu thông báo cho bên nhập khẩu về hợp đồng bao thanh toán đã ký và mối quan hệ với đại lý bao thanh toán tại nước của bên nhập khẩu. Các bước giao dịch Bước 1. Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu
- Bước 2. Bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại VCB. Bước 3. VCB thông báo cho đại lý bao thanh toán bên mua và ứng trước cho bên xuất khẩu. Bước 4. Đại lý bao thanh toán bên nhập khẩu tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn. Bước 5. Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho đại lý bao thanh toán, đại lý bao thanh toán chuyển tiền cho VCB. Bước 6. VCB tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên xuất khẩu. Quay trở lại bước 1 để tiếp tục giao dịch mỗi khi có đơn hàng mới. Về phí dịch vụ: Đối với bên bán/bên xuất khẩu: phí quản lý, phí xử lý hoá đơn, phí thu nợ, phí bảo đảm rủi ro và lãi tính trên số tiền ứng trước. Ngoài ra, bên bán/bên xuất khẩu có thể phải trả một số phí ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng (ví dụ: phí chuyển tiền).
- Phí quản lý, phí thu nợ, phí bảo đảm rủi ro được tính theo % trên tổng giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán. Phí xử lý hoá đơn tính theo số hoá đơn/giấy ghi có xuất trình. Lãi ứng trước được tính hàng tháng trên số tiền ứng trước tính từ ngày rút vốn đến ngày doanh nghiệp hoàn trả hết nợ gốc và lãi. Hiện tại, NHNT đang áp dụng mức phí ưu đãi nhất cho các khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán của NHNT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella
48 p | 432 | 86
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nghệ thuật ca trù
9 p | 259 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
108 p | 139 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing của hệ thống khách sạn chuỗi Elegance
8 p | 151 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 161 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR trong xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam
10 p | 195 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 151 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 162 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về những ca khúc cách mạng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
6 p | 220 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 149 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
11 p | 138 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 101 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu các làn điệu khắp của người Thái Đen tỉnh Sơn La
7 p | 108 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
10 p | 125 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 121 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 115 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 137 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn