intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

68
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát thực tế tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông vận tải, khóa luận phân tích thực trạng và đưa ra nhận xét, đánh giá ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib và các công nghệ mới tại Trung tâm, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin – thư viện .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải – Thực trạng và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN ---------***--------- Nguyễn Thị Tuyết Mai ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2008 - X HÀ NỘI, 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN ---------***--------- Nguyễn Thị Tuyết Mai ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2008 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TH.S TRẦN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI, 2012 PHỤ LỤC 1 MẪU PHIẾU NHẬP TIN (SÁCH LẺ) [#][#] 020. Chỉ số sách theo chuẩn quốc tế:
  3. $a. Số ISBN: $c. Giá tiền: $d: Số bản: [ ][#] 041$a. Ngôn ngữ tài liệu: [ ][ ] 044$a. Mã nước xuất bản: [#][#] 082. Phân loại: $a. Chỉ số phân loại: $b. Số thứ tự, cutter: [ ][#] 100. Tiêu đề mô tả chính – tác giả cá nhân: $a. TG cá nhân: $e. Vai trò: $c. Danh hiệu, chức tước, từ khóa đi kèm với tên: [ ][#] 110. Tiêu đề mô tả chính – tác giả tập thể: $a. Đơn vị chủ quản: $b. Đơn vị trực thuộc: [ ][#] 111. Tiêu đề mô tả chính – tên hội nghị: $a. Tên hội nghị: $c. Địa điểm hội nghị: $d. Thời gian hội nghị: $n. Lần hội nghị: [ ][ ] 242$a. Nhan đề dịch (do cơ quan biên mục dịch): [ ][ ] 245. Nhan đề và thông tin trách nhiệm: $a. Nhan đề chính; $b. Thông tin khác về nhan đề (phụ đề, nhan đề song song): $c. Thông tin trách nhiệm: [ ][ ] 246$a. Nhan đề bổ sung, nhan đề ngoài bìa: [#][#] 250$a. Lần xuất bản: [#][#] 260. Thông tin xuất bản: $a. Nơi XB: $b. Tên NXB: $c. Năm XB: [#][#] 300. Mô tả vật lý: $a. Số trang: $b. Minh họa: $c. Khổ cỡ: $e. Tài liệu kèm theo: [ ][ ] 490. Tùng thư: $a. Nhan đề tùng thư:
  4. [#][#] 500$a. Phụ chú: [#][#] 504$a. Phụ chú thư mục: [ ][#] 505$a. Phụ chú phần tập: [ ][ ] 600. Tên người là chủ đề (tiêu đề mô tả bổ sung): $a. Tên người: [ ][ ] 610. Tên cơ quan là chủ đề (tiêu đề mô tả bổ sung): $a. Tên cơ quan chủ quản: $b. Tên đơn vị trực thuộc: [ ][ ] 650. Đề mục chủ đề/Từ khóa kiểm soát $a. Nguồn của thuật ngữ/Chủ đề: [ ][ ] 651. Từ khóa địa danh: $a. Tên địa danh: [#][#] 653$a. Từ khóa tự do: $a. $a. $a. $a. $a. $a. $a. $a. [#][#] 691$a. Chủ đề: [ ][ ] 700. Tiêu đề mô tả bổ sung – tác giả cá nhân: $a. Tên: $e. Trách nhiệm: $a. Tên: $e. Trách nhiệm: $a. Tên: $e. Trách nhiệm: [ ][#] 710. Tiêu đề mô tả bổ sung – tác giả tập thể: $a. Tên: $e. Trách nhiệm: [#][#] 852. Nơi lưu giữ: $a. Nơi lưu giữ: $b. Kho: $j. Số ĐKCB: [ ][ ] 910. Thông tin nội bộ: $b. Người nhập tin: $d. Ngày nhập tin:
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khoa học công nghệ (KHCN) và công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi mọi mặt trên các lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin - thư viện. Trong thời đại của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, thời đại của thông tin điện tử và công nghệ số, hoạt động thông tin - thư viện đều dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. Những thành tựu đạt được đã chứng minh tầm quan trọng không nhỏ của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống thông tin - thư viện tự động hóa đã trở thành yêu cầu mang tính khách quan, là xu thế phát triển tất yếu của tất cả các cơ quan thông tin thư viện hiện nay. Với việc ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại đã mang lại nhiều tiện ích, công tác thông tin thư viện được tự động hóa, giảm được tối đa công sức và thời gian lao động cho cán bộ thư viện, thỏa mãn được các nhu cầu của người dùng tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải (gọi tắt là Trung tâm) là một thư viện lớn hàng đầu cả nước được ứng dụng CNTT hiện đại từ rất sớm như Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib, công nghệ Barcode, công nghệ RFID là các công nghệ hàng đầu nhằm tin học hóa, tự động hóa hoạt động thông tin – thư viện. Qua quá trình ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib và các công nghệ mới cho thấy, trong họat động thông tin – thư viện của Trung tâm đã đạt được những thành tựu đáng kể, song còn tồn tại những khó khăn và hạn chế nhất định. Vì vậy, em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Giao thông Vận tải – Thực trạng và giải pháp”, hi vọng đề tài nghiên cứu từ việc tìm hiểu thực trạng sẽ đưa ra được những giải pháp hữu ích, mang tính khả thi và có những tác động tích cực nhằm khắc phục được hạn chế,
  6. nâng cao và phát huy được tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát thực tế tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông vận tải, khóa luận phân tích thực trạng và đưa ra nhận xét, đánh giá ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib và các công nghệ mới tại Trung tâm, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin – thư viện . - Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu về phần mềm iLib, công nghệ Barcode và công nghệ RFID của TT TT-TV ĐH GTVT. + Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib và các công nghệ mới tại Trung tâm. + Đánh giá ưu, nhược điểm và đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải đã và đang ứng dụng nhiều phần mềm cũng như các công nghệ mới trong hoạt động thông tin – thư viện, tuy nhiên do hạn chế về thời gian, trình độ, sức khỏe nên em chỉ tập trung nghiên cứu 3 phần mềm và công nghệ quan trọng hiện đang được ứng dụng tại Trung tâm là Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib, công nghệ Barcode và công nghệ RFID. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib, công nghệ Barcode, công nghệ RFID. - Phạm vi nghiên cứu: tại Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
  7. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài: Phương pháp quan sát Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp phân tích tổng hợp 5. Những đóng góp của đề tài Từ việc khái quát được thực trạng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib, công nghệ Barcode và công nghệ RFID, đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế cũng như thuận lợi, khó khăn trong quá trình ứng dụng iLib và các công nghệ mới tại TT TT-TV ĐHGTVT. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp hữu ích và thiết thực, giúp cho Trung tâm có thêm những kinh nghiệm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc ứng CNTT trong hoạt động của Trung tâm. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải trước công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải Chương 3: Nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải
  8. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỚC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông Vận tải đã có lịch sử khá lâu dài cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Ban đầu, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng giáo vụ (năm 1962). Từ năm 1965 – 1973, Thư viện đã nhiều lần cùng Nhà trường phải đi sơ tán, sau đó trở về Hà Nội tiếp tục sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phục vụ công tác dạy và học của các cán bộ, giáo viên, sinh viên trong Nhà trường. Đến năm 1975, nhóm nghiệp vụ Thư viện được hình thành. Năm 1980, Thư viện tách thành hai bộ phận khác nhau: Tổ giáo trình gồm 5 người trực thuộc Phòng giáo vụ và Tổ thư viện gồm 7 người trực thuộc Ban nghiên cứu khoa học. Năm 1984, Thư viện chính thức thành lập như một đơn vị độc lập trực thuộc Ban giám hiệu. Ngày 21/02/2002, Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đổi tên thành Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 753QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ cấu tổ chức gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, kết hợp với phòng quản trị mạng có 25 cán bộ. Thư viện đã được quan tâm đầu tư với các dự án mức A, B của Ngân hàng Thế giới, xây dựng và trang bị được hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật khá hiện đại. Năm
  9. 2004, Thư viện được đầu tư với dự án giáo dục mức C. Trung tâm Thông tin – Thư viện được bố trí tại Nhà A8 với diện tích gần 4000m2 . Đến nay, Thư viện đã có đầy đủ các tính năng theo tiêu chuẩn của một thư viện hiện đại, trở thành một trong những thư viện đại học lớn, hiện đại hàng đầu cả nước. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 1.2.1. Chức năng TT TT-TV ĐH GTVT nằm trong hệ thống cơ cấu tổ chức của trường ĐH GTVTHN, là trung tâm thông tin thư viện chuyên ngành. Vì vậy, Trung tâm vừa mang chức năng chung của một trung tâm thông tin – thư viện, vừa có chức năng riêng phục vụ cho chuyên ngành giao thông vận tải của Nhà trường. - Giữ gìn, bảo quản giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin khoa học phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường. - Thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu, cung cấp nguồn thông tin tài liệu chuyên ngành lĩnh vực giao thông vận tải phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, đào tạo…của các cán bộ, học viên, sinh viên trong toàn trường. - Bổ sung, khai thác, xử lý tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập thông tin hiện đại, giới thiệu tài liệu mới, tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Nhiệm vụ - Là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, Trung tâm TT – TV có nhiệm vụ tổ chức, phát triển các dịch vụ thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường ĐH GTVT. Ngoài ra, Trung tâm TT – TV là một thành viên của Hiệp hội thư viện các trường đại học phía Bắc và hoạt động theo quy chế của Hiệp hội. - Phục vụ hiệu quả nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, tài liệu chuyên ngành lĩnh vực giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. - Hỗ trợ kiến thức cho người dùng tin đáp ứng chất lượng giáo dục và đào tạo. - Tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan, tổ chức, trung tâm thông tin – thư viện trong nước và quốc tế.
  10. 1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: - Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Thư viện. - Phòng nghiệp vụ: thực hiện công tác thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu, xử lý thư mục, làm thẻ thư viện. - Phòng mượn: có nhiệm vụ tổ chức dịch vụ mượn/trả sách, bao gồm sách giáo trình, bài giảng, sách tham khảo cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. - Hệ thống các phòng đọc bao gồm: Phòng đọc sách tiếng Việt; Phòng đọc sách ngoại văn, báo – tạp chí, luận án – luận văn, nghiên cứu khoa học; Phòng đọc tạp chí đóng quyển; Phòng đọc điện tử. Các phòng đọc có nhiệm vụ tổ chức phục vụ người dùng tin đọc tại chỗ các tài liệu chuyên ngành giao thông vận tải. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thể hiện qua sơ đồ sau:
  11. Tầng Phòng đọc sách tiếng nước ngoài trước Phòng Phòng đọc 7 năm 1990/ Tạp chí đóng quyển Hội thảo Điện tử Tầng Phòng Phòng Phòng đọc Báo – Tạp chí/Sách ngoại 6 Máy chủ Phó GĐ văn, luận án, luận văn, NCKH Tầng Phòng Phòng Phòng đọc 5 Phó GĐ GĐ Sách tiếng Việt Tầng Phòng Phòng mượn 4 Nghiệp vụ/Làm thẻ Giáo trình/Sách tham khảo Tầng Nhà sách 1 Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại Trung tâm + Tầng 1: Nhà sách Nhà sách Giao thông vận tải cung cấp cho bạn đọc có nhu cầu mua các loại sách giáo trình, sách tham khảo, các sách chuyên ngành, chuyên sâu về lĩnh vực giao thông vận tải,…Chủ yếu là sách của NXB Giao thông vận tải, NXB Xây dựng, NXB Khoa học và Kỹ thuật,… + Tầng 4: Phòng mượn, Phòng nghiệp vụ/Làm thẻ thư viện Phòng mượn: Là nơi tổ chức dịch vụ mượn sách, bao gồm cả giáo trình, bài giảng, sách tham khảo bằng các ngôn ngữ khác nhau. Hình thức phục vụ: Kho kín. Phòng nghiệp vụ/Làm thẻ thư viện: Là nơi thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu. Nhận đăng ký làm thẻ thư viện, in và trả thẻ thư viện theo đúng kế hoạch Trung tâm đặt ra. + Tầng 5: Phòng đọc sách tiếng Việt
  12. Đây là nơi bạn đọc có thể tìm đọc các loại giáo trình, bài giảng, sách tham khảo bằng tiếng Việt. Hình thức phục vụ: Kho mở. + Tầng 6: Phòng đọc sách ngoại văn, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học/Báo-Tạp chí Sách ngoại văn: Bạn đọc có thể tìm đọc các loại sách tham khảo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga về mọi lĩnh vực chuyên môn. Tại đây tài liệu được xếp theo môn loại và trong từng môn loại chúng lại được xếp theo trật tự ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Trung và trật tự ABC. Luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học: Bạn đọc có thể tìm đọc các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ bảo vệ tại trường trong những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp trường do các cán bộ, giảng viên nhà trường thực hiện. Bạn đọc còn có thể tìm đọc các nghiên cứu khoa học sinh viên đạt giải cấp Bộ trong thời gian qua. Báo – Tạp chí: Với gần 200 đầu báo và tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, từ báo Trung ương đến báo ngành, thỏa mãn nhu cầu bạn đọc trong mọi lĩnh vực chuyên môn, thể thao, văn hóa, giải trí…Tại đây, bạn đọc có thể tiếp cận với những tạp chí chuyên ngành của các NXB nổi tiếng nhất bằng các ngôn ngữ Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung. Cách sắp xếp Báo – Tạp chí: Báo ngày được sắp xếp theo trật tự ABC của tên báo. Tạp chí tiếng Việt được chia thành hai nhóm chính: Giải trí và chuyên ngành. Tạp chí giải trí được sắp xếp theo trật tự ABC của tên tạp chí, tạp chí chuyên ngành được sắp xếp theo lĩnh vực chuyên ngành và trong từng chuyên ngành lại được sắp xếp theo trật tự ABC.
  13. Tạp chí chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài được sắp xếp theo trật tự ngôn ngữ: tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung và trong từng ngôn ngữ, các tạp chí lại được sắp xếp theo lĩnh vực chuyên ngành và trật tự ABC. Hình thức phục vụ: Kho mở. + Tầng 7: Phòng đọc sách tiếng nước ngoài trước năm 1990/ Tạp chí đóng quyển, Phòng đọc điện tử, Phòng hội thảo. Phòng đọc sách tiếng nước ngoài trước năm 1990/ Tạp chí đóng quyển: Tại đây bạn đọc có thể tìm đọc các loại tạp chí chuyên ngành, các tên sách xuất bản từ những năm 50-60 bằng các ngôn ngữ Anh, Đức, Nga, Pháp,…Khi có nhu cầu bạn đọc có thể mượn sách về nhà sử dụng theo quy định của Thư viện. Hình thức phục vụ: Kho mở Phòng đọc điện tử: Với hệ thống máy tính hiện đại kết nối mạng Internet cho phép bạn đọc tiếp cận và sử dụng một loại hình dịch vụ mới trong thư viện: đọc tài liệu điện tử. Bạn đọc không chỉ đọc các tài liệu toàn văn từ CSDL mà TT TT – TV đã xây dựng mà còn có thể tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin quý giá khác trên mạng Internet. Phòng hội thảo: Với hệ thống âm thanh, máy chiếu, bảng Copy plus Electronic,…hiện đại, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế. 1.3.2. Đội ngũ cán bộ Hiện nay, Thư viện có tổng số 19 cán bộ, bao gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 17 nhân viên thư viện. Trong đó, có 12 cán bộ chuyên ngành thông tin thư viện, 07 cán bộ ngoài ngành. Phân theo trình độ học vấn: + Cao học: 04 cán bộ (21%)
  14. + Đại học: 15 cán bộ (79%). Phân theo độ tuổi: + Từ 25 – 40 tuổi: 14 người (73%) + Từ 40 – 50 tuổi: 05 người (27%) 1.4. Cơ sở vật chất – kỹ thuật TT TT-TV ĐH GTVT đã xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại. Hầu hết trang thiết bị của Trung tâm được dự án mức C trang bị mới từ đầu với đủ hệ thống bàn ghế, giá sách, tủ kệ, đèn, quạt, máy điều hòa, máy tính, máy in, máy photo,…và hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Bao gồm: - Hệ thống máy chủ: Thư viện hiện có 17 máy chủ tập trung tại tầng 6, quản lý mọi dữ liệu tại Thư viện. Ví dụ: Máy chủ quản lý CSDL nói chung (ILIB, DLIB), máy chủ quản lý việc sử dụng E-mail, cổng thông tin điện tử,… - Hệ thống máy trạm, bao gồm: + Máy trạm nghiệp vụ: có 20 máy trạm nghiệp vụ phục vụ công tác xử lý, lưu thông tài liệu, quản lý người dùng tin… + Máy trạm tra cứu tài liệu: gồm 12 máy phục vụ tra tìm tài liệu, được bố trí tại các phòng: Phòng mượn tầng 4 có 05 máy, phòng đọc tầng 5 có 05 máy, phòng đọc tầng 6 có 02 máy. + Máy trạm tra cứu thông tin và đọc tài liệu điện tử: có 60 máy tại Phòng đọc điện tử tầng 7. - Hệ thống camera: Thư viện hiện có 30 camera có khả năng lưu giữ hình ảnh, được lắp đặt ở tất cả các phòng từ tầng 4 đến tầng 7 nhằm kiểm soát, quản lý bạn đọc. - Hệ thống máy quét thẻ tự động: có 05 máy, bố trí ở các phòng phục vụ và phòng nghiệp vụ.
  15. - Hệ thống cổng từ: Các phòng đọc từ tầng 5 đến tầng 7 đều được lắp đặt hệ thống cổng an ninh kép RFID (Radio Frequency Identification) để kiểm soát chống mất cắp tài liệu. - Hệ thống máy điều hòa: Tất cả các phòng tại Thư viện đều được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ với 13 tủ điều hòa nhiệt độ 50.000 PTU và 20 máy điều hòa treo tường 18.000 PTU. - Hệ thống máy in mạng, máy photo: Thư viện được trang bị đầy đủ hệ thống máy in mạng, máy photo đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin. - Chỗ ngồi cho bạn đọc: 606 chỗ, trong đó: Phòng mượn tầng 4: 88 chỗ Phòng đọc tầng 5: 280 chỗ Phòng đọc tầng 6: 150 chỗ Phòng đọc điện tử tầng 7: 88 chỗ - Phần mềm Thư viện: Năm 2004, được đầu tư với dự án giáo dục mức C, Thư viện đã triển khai ứng dụng 2 phần mềm thư viện lớn của Công ty CMC: + Phần mềm thư viện điện tử ILIB (hay còn gọi là Hệ quản trị thư viện tích hợp) ứng dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện. Hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB gồm các modul: Modul Bổ sung Modul Biên mục Modul Lưu thông Modul Báo, tạp chí Modul Quản lý kho
  16. Modul Quản trị hệ thống + Phần mềm quản lý dữ liệu số DLIB: giúp Thư viện xây dựng và quản lý tài nguyên số. + Ngoài ra, Thư viện còn ứng dụng các công nghệ hiện đại khác như công nghệ Barcode, công nghệ RFID - công nghệ dùng sóng radio phục vụ công tác quản lý, thống kê tài liệu trong thư viện. 1.5. Nguồn lực thông tin 1.5.1. Vốn tài liệu TT TT – TV có nguồn tài liệu phong phú với trên 100.000 bản tài liệu truyền thống in trên giấy bao gồm giáo trình, bài giảng, sách tham khảo, tạp chí, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung… Ngoài ra, là một thư viện điện tử hiện đại, TT TT – TV còn cung cấp tư liệu cho bạn đọc qua đĩa CD – ROM, qua các trang tài liệu điện tử miễn phí, qua các nguồn tài liệu điện tử mua theo nhu cầu của NDT, hoặc CSDL điện tử do Trung tâm tự xây dựng. - Tài liệu truyền thống, bao gồm: Sách: gồm 22.376 tên = 139.448 cuốn STT Dạng tài liệu Tên Cuốn 1 Sách giáo trình 3.495 84.484 2 Sách tham khảo 15.243 48.857 3 Tài liệu tra cứu 3.050 3.421 4 Bài giảng 162 324
  17. 5 Luận văn, luận án 2.300 6 Nghiên cứu khoa học 426 426 Bảng 1.1. Thống kê số lượng sách năm 2011 Báo - tạp chí: gần 200 tên STT Dạng tài liệu Tên Cuốn 1 Báo tiếng Việt 37 2 Tạp chí giải trí tiếng Việt 25 3 Tạp chí chuyên ngành tiếng Việt 15 4 Tạp chí ngoại văn 162 5 Luận văn, luận án 20 6 Tạp chí đóng quyển 4.191 Bảng 1.2. Thống kê số lượng Báo – tạp chí năm 2011 - Tài liệu điện tử, gồm có: CSDL thư mục, tổng số hơn 18.962 biểu ghi, trong đó: + CSDL sách: 14.971 biểu ghi + CSDL báo, tạp chí đóng quyển: 1.106 biểu ghi + CSDL luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học: gần 2.000 biểu ghi + CSDL sách lưu chiểu: 732 biểu ghi CSDL toàn văn, gồm: 52 tên giáo trình và 150 tên Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu.
  18. CSDL trực tuyến: Ngoài một số CSDL trực tuyến do Trung tâm tự xây dựng, Trung tâm còn thực hiện mua, trao đổi các tài nguyên thông tin trực tuyến phong phú như: CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải; CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI); Tạp chí điện tử của Viện điện - điện tử - kỹ thuật Mỹ,…; một số sách điện tử và các nguồn tin CSDL Offline, các nguồn tin từ Internet… + Hệ thống đĩa CD-Rom gồm: trên 2.200 đĩa CD-ROM. 1.5.2. Các dịch vụ thông tin – thƣ viện Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông Vận tải cung cấp cho bạn đọc các loại hình dịch vụ sau: - Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà : Cung cấp cho bạn đọc quyền sử dụng giáo trình, sách tham khảo có tại Thư viện trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của Trung tâm. Kho sách giáo trình được bố trí tại tầng 4 của Thư viện, được tổ chức theo hình thức kho đóng. Số lượng giáo trình trong kho chiếm số lượng lớn (khoảng 1/3 tổng số vốn tài liệu của thư viện), bao gồm các loại giáo trình, sách tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước, được in tại NXB Giao thông vận tải hoặc các NXB khác. Bạn đọc có thẻ thư viện được sử dụng dịch vụ mượn tài liệu về nhà theo đúng quy định của Trung tâm. Số lượng sách tối đa bạn đọc được mượn như sau: Cán bộ, giảng viên, công nhân viên có thể mượn tối đa 3 cuốn đối với sách tham khảo và không quá 7 cuốn đối với sách giáo trình. Bạn đọc là sinh viên được mượn tối đa 2 cuốn đối với sách tham khảo và sách giáo trình được mượn theo thời khóa biểu do Phòng đào tạo ban hành. Thời gian mượn sách đối với cả cán bộ, giảng viên và sinh viên theo quy định như sau: Thời hạn trả sách giáo trình được ấn định là trong vòng 10 ngày sau khi thi môn cuối cùng của học kỳ theo lịch thi do Phòng đào tạo ban hành. Sách tham khảo được trả sau 15 ngày kể từ ngày làm thủ tục mượn.
  19. Bạn đọc khi mượn sách giáo trình phải nộp tiền khấu hao sách bằng 25% giá bìa cho một học kỳ (trừ bạn đọc là cán bộ, giảng viên, công nhân viên). Quy trình sử dụng dịch vụ mượn tài liệu rất dễ dàng: Bạn đọc tra cứu tìm tài liệu cần thiết, viết phiếu yêu cầu, sau đó cán bộ thư viện sẽ lấy sách, quét thẻ mượn qua phần mềm iLib để biết thông tin về bạn đọc và tiến hành các thủ tục mượn. - Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ: Với 4 phòng đọc mở bao gồm phòng đọc sách tiếng Việt, phòng đọc sách ngoại văn, phòng đọc báo – tạp chí, phòng đọc điện tử, bố trí tại tầng 5, tầng 6, tầng 7 đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc. Tổ chức theo hình thức kho mở, tài liệu được xếp giá theo chỉ số phân loại DDC. Bạn đọc có thể tra cứu tìm tài liệu cần thiết qua hệ thống tra cứu mục lục trực tuyến OPAC, tìm ra chỉ số phân loại, chỉ số Cutter của tài liệu để xác định vị trí của tài liệu trên giá. Bạn đọc được phép tự lựa chọn lấy tài liệu trên giá xuống sử dụng, mỗi lần chỉ lấy tối đa 02 tài liệu, khi sử dụng xong trả tài liệu vào đúng vị trí cũ trên giá. - Dịch vụ tham khảo: cung cấp thông tin theo nhu cầu học tập và nghiên cứu tại Trung tâm và trợ giúp bạn đọc sử dụng tốt nhất tài liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. - Dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc: cung cấp thông tin theo chủ đề được chọn lọc từ sách, báo - tạp chí, đĩa từ, CD-ROM, thông tin trực tuyến theo nhu cầu của độc giả. - Dịch vụ Internet: Trung tâm hiện có hai phòng Internet được bố trí tại Ký túc xá Láng và khu vực Cầu Giấy, mở cửa từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần, cho phép bạn đọc truy cập vào mạng Internet theo nhu cầu và theo quy định của Trung tâm. - Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến qua OPAC: Tra cứu mục lục trực tuyến giúp bạn đọc thông qua hệ thống mạng máy tính có thể tìm được thông tin về các tài liệu có trong CSDL của thư viện.
  20. OPAC cho phép bạn đọc tìm tin theo nhiều tiêu chí, ở nhiều chế độ khác nhau như: tìm kiếm cơ bản, tìm kiếm nâng cao và tìm theo biểu thức, hỗ trợ các toán tử tìm kiếm (AND, OR, NOT,…). Qua OPAC, bạn đọc có thể: + Tra cứu tìm tin + Đăng ký mượn tài liệu qua mạng + Xem thông tin người dùng, xin gia hạn tài liệu + Liên kết với các thư viện theo tiêu chuẩn Z39.50 + Được thông báo sách mới + Liên kết với các trang Web để tìm tin trên Internet + Trợ giúp sử dụng + Gửi thư góp ý cho thư viện - Dịch vụ sao chép, in ấn tài liệu: Đáp ứng nhu cầu in ấn, sao chép tài liệu từ các nguồn khác nhau như tài liệu in hay tài liệu điện tử theo nhu cầu của bạn đọc và theo quy định của Trung tâm. Bạn đọc tra cứu tài liệu truy cập vào địa chỉ http://opac.utc.edu.vn/opac . - Dịch vụ thông báo sách mới: Thư viện thường xuyên cập nhật danh sách các tài liệu mới nhập trên mục lục trực tuyến OPAC. - Dịch vụ hướng dẫn NDT: Hướng dẫn tổng quát về Trung tâm và cách tiếp cận, sử dụng các nguồn lực thông tin trên giấy, Internet, cách thức sử dụng OPAC và cổng thông tin điện tử,… - Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ cung cấp thông tin, Trung tâm còn có nhiều dịch vụ khác như tổ chức, hỗ trợ hội nghị, hội thảo, các lớp chuyên đề,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2