intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:79

44
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm rõ thực trạng tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG, đánh giá những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG nói riêng cũng như SV các trường ĐH – CĐ trên cả nước nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh  tế, đất nước ta đã tiến hành đổi mới về  mọi mặt theo hướng CNH – HĐH,   việc phát triển nguồn nhân lực đã trở  thành một yêu cầu bức thiết hàng đầu  trong giai đoạn hiện nay.Chính vì vậy, yêu cầu ngành giáo dục đại học, cao  đẳng hiện nay phải chuyển đổi chương trình đào tạo nhằm phát huy tinh thần  tự  học, chủ  động, sáng tạo trong học tập, đáp  ứng   yêu cầu  nguồn nhân lực  trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Bộ trưởng Bộ  Giáo dục  và Đào Tạo ban hành Văn bản hợp nhất số 17/VBHN­BGDĐT (hợp   nhất quy chế 43 và thông tư 57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) ban hành quy chế  đào tạo đại học và cao đẳng hệ  chính quy theo hệ  thống tín chỉ.   Trong Văn  bản hợp nhất quy định: “Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết;   30 ­ 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 ­ 90 giờ thực tập tại cơ   sở; 45 ­ 60 giờ  làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ  án, khoá luận tốt nghiệp.   Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để  tiếp thu   được một tín chỉ  sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ  chuẩn bị  cá nhân. ”  [1].  Chính vì vậy, mỗi khi nói đến đào tạo theo theo hệ  thống tín chỉ  là phải nói  đến quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV.  Hiện nay, nếu người học chỉ lên lớp trông chờ vào sự truyền đạt từ kiến  thức của  giảng viên  mà không có ý thức tự  học, tự  nghiên cứu thì chưa đáp  ứng được   yêu cầu chương trình. Chính vì thế, việc chuyển đổi từ  chương  trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ  là hướng đi  tích cực phù hợp xu thế của nhân loại. Với chương trình đào tạo này, sinh viên  giữ vai trò trung tâm, là chủ thể của quá trình học tập, sinh viên phải tự mình  nghiên cứu, tìm tòi bằng nhiều con đường, bằng nhiều cách thức khác nhau để  làm giàu vốn hiểu biết của bản thân, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
  2. 2 Từ  năm học 2008 ­ 2009, cùng với các trường ĐH ­ CĐ trên cả  nước,   trường ĐHSG đã chính thức triển khai chương trình đào tạo theo hệ thống tín   chỉ ở các hệ đào tạo đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hiện   nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như nhà trường chưa quan tâm   đến việc tổ  chức tự  học  ở  các khoa, các lớp; đầu sách thư  viện chưa phong  phú, khu tự  học thiếu chỗ  ngồi, wifi không hoạt động, cơ  sở  vật chất trong  phòng học còn kém...Về  phía sinh viên, chưa thực sự tự giác nghiên cứu, việc  tự học ở nhà của sinh viên trường ĐHSG hầu như không kiểm soát được. Sinh   viên vốn đã quen với phương pháp học “bao cấp”  ở  bậc phổ  thông, chịu sự  giám sát chặt chẽ của thầy cô nên khi bước sang môi trường đại học, tiếp xúc  với chương trình học theo tín chỉ thường trở nên bị động, chưa tự giác với việc  nghiên cứu trước ở nhà và chỉ làm khi giảng viên giao việc. Ngoài ra, sinh viên  chưa biết cách tự  xây dựng kế  hoạch học tập cũng như  phương pháp tự  học   hiệu quả nên phần lớn thời gian tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên vô hình trở  thành thời gian nghỉ  ngơi, vui chơi, làm thêm   mặc dù khối lượng kiến thức  cần phải tự  nghiên cứu, cần phải quyết trước khi lên lớp khá nhiều.  Bên cạnh đó, khi đến lớp sinh viên ít đặt câu hỏi cho giảng viên, giảng   viên  hỏi gì thì ngại phát biểu ý kiến vì sợ sai, thắc mắc không giám hỏi, giảng  viên nói gì, viết gì trên bảng thì sinh viên trường ĐHSG cố gắng chép hết vào  vở  để  có   tài liệu học đối phó với   thi cử. Còn phải kể  đến, một bộ  phận   giảng viên vẫn quen với cách dạy truyền thống theo lối “thầy đọc trò chép”  thay vì có sự tương tác với sinh viên, đưa ra được những tình huống cũng như  những vấn đề  mang tính chất gợi mở  nhằm tạo sự  hứng thú, tò mò để  sinh   viên tham gia thảo luận và tự  giác   nghiên cứu, tự    học trước  ở  nhà. Chính   điều ấy, đã vô tình tạo cho sinh viên  thói quen thụ động và rất sợ phát biểu ý  kiến.  Bên cạnh đó, vẫn còn  một bộ  phận  không nhỏ  giảng viên chưa xem  trọng việc tự  học của sinh viên, vì thiếu thời gian nên chưa tổ  chức các hình  thức tự  học thường xuyên cũng như  trên lớp cố  gắng giảng giải chi tiết, cụ 
  3. 3 thể cho hết tất cả nội dung bài học trong thời gian ngắn ngủi, nội dung  giảng  giải không kịp thì giao cho sinh viên tự nghiên cứu mà giảng viên không kiểm   tra, đánh giá kết quả tự học của các sinh viên nên việc tự học, tự nghiên cứu là  việc tùy thuộc vào ý thức tự giác của từng sinh viên. Vì vậy, khả năng tự học của sinh viên trường ĐHSG chưa đáp ứng được   những yêu cầu của phương pháp giảng dạy trong chương trình đào tạo theo tín  chỉ.  Khả năng tự học của sinh  viên  sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả giáo   dục bởi   vì chỉ  có tự  học sinh viên mới làm chủ  được tri thức nhân loại, sẽ  không bao giờ  đạt yêu cầu nếu chỉ  biết trông chờ  vào bài giảng trên lớp của   giảng viên. Nếu những thực trạng nêu trên không được khắc phục, chắc chắn  rằng sản phẩm của ngành giáo dục đại học, cao đẳng sẽ  là những con người  thụ  động, không có khả  năng sáng tạo, kiến thức chuyên môn của một bộ  phận sinh viên trường ĐHSG còn thiếu, sẽ bộc lộ nhiều chỗ hỏng nên khi ra  trường chất lượng một bộ  phận sinh viên trường ĐHSG sẽ  không đáp  ứng  được những yêu cầu của xã hội. Trước tình hình ấy, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  việc tổ chức tự học cho sinh viên ở trường ĐHSG nói riêng và trường CĐ, ĐH  trên cả  nước nói chung là việc làm cấp thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề  tài  “Việc tổ  chức tự  học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ  của sinh   viên ĐHSG” để viết khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tự học của sinh viên trong chương trình đào tạo theo tín chỉ là một trong  những đề tài được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, đã có   rất nhiều công trình, bài viết cũng như  đề  tài nghiên cứu khoa học có đề  cập  đến vấn đề  này như  : “Một số vấn đề  cần quan tâm khi đào tạo theo tín chỉ”  của Phan Văn Tấn và Nguyễn Phước Tài trong đó tác giả  đã đề  cập  đến  những vấn đề  liên quan đến tín chỉ, nỗi bật là tác giả  đã làm rõ quy định của  Bộ  Giáo dục và Đào tạo về  tự  học của SV trong chương trình cũng như  các 
  4. 4 điều kiện cần thiết về  cơ  sở  vật chất trong phòng học để  phục vụ  tốt cho  việc giảng – dạy của giảng viên trong chương trình đào tạo theo tín chỉ có thể  làm cơ  sở  lí luận phục vụ cho nghiên cứu. Hay trong bài viết “Bản chất của   phương thức đào tạo theo tín chỉ” của Mỵ  Giang Sơn trong đó nỗi bật là tác  giả  đã khái niệm tín chỉ  cũng như  những quy định về  tự  học trong chương   trình đào tạo theo tín chỉ, những khác biệt của chương trình đào tạo theo niên   chế  và chương trình đào tạo theo tín chỉ  có thể  là cơ  sở  lí luận cho đề  tài   nghiên cứu về  đề  tài tự  sau này. Trong bài viết “Mấy suy nghĩ về  hình thức   đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của Hồ Hoàng Hải trình bày những yếu tố cấu  thành nên hệ thống tín chỉ trong đó nỗi bật là tác giả  trình bày về những yếu  tố  cơ  bản của hệ  thống tín chỉ  gồm người quản lí – điều hành, người dạy,  phương tiện dạy học, người học, phương pháp dạy và phương pháp học. Bài  viết: “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ­ được và chưa được” của tác già Dương  Hoàng Anh đã trình bày những mặt tích cực cũng như  hạn chế  của chương   trình đào tạo theo tín chỉ của trường ĐHSG và nỗi bật tác giả đã nêu những ưu   điểm và hạn chế việc tổ  chức đào tạo theo hệ  thống tín chỉ   ở  khoa giáo dục   chính trị trường ĐHSG làm cơ sở lí luận phục vụ cho nghiên cứu về vấn đề tự  học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trong bài viết: “ Đề xuất một số giải   pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với phương pháp đào tạo   theo hệ  thống tín chỉ   ở  các trường đại học hiện nay ” của Vũ Đình Bảy, nổi  bật là tác giả đã trình bày những khó khăn phương pháp giảng dạy của giảng  viên và đề xuất giải pháp là cơ sở lí luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa   học sau này.Trong bài viết của Nguyễn Thanh Bình với nhan đề  “ Dạy sinh   viên phương pháp học theo hệ  thống tín chỉ” nỗi bật nhất là tác giả  đã trình  bày về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hệ thống tín chỉ.  Nguyễn Thị  Thùy Dung có tác phẩm “ Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần tâm lí   học quản lí” theo hệ thống tín chỉ tại trường ĐHSG ” trong đó tác giả đã trình  bày về phương pháp thẻo luận nhóm làm cơ sở lí luận cho bài khóa luận.  Và 
  5. 5 không thể  không nhắc đến đề  tài khóa luận mang tên   “Vấn đề  tự  học” của  nhóm sinh viên trường Đại học Thái Nguyên nỗi bật là tác giả đã làm rõ thực  trạng tự  học của sinh viên trường Đại học  Thái Nguyên đồng thời    đã  phân  tích  những nguyên nhân  cũng  như   những hạn chế   còn  tồn tại,  đề   xuất  ra  những giải pháp khắc phục  tuy nhiên đề  tài chỉ  nghiên về  tự  học của SV   nhưng chưa đề  cập đến việc tổ  chức tự  học của nhà trường, giảng viên cho  SV. Ngoài ra, đề  tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng tự  học của sinh  viên   trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong đào tạo theo tín chỉ: thực   trạng và giải pháp”  của  nhóm tác giả  nghiên cứu do  Tô Minh Thanh  (chủ  biên), trong đề  tài đó tác đã đã làm nỗi bật  thực trạng tự  học của sinh viên  đồng thời phân tích những nguyên nhân và giải pháp khắc phục  có thề làm cơ  sở lí luận cho đề tài nghiên cứu tự học nhưng tác giả chỉ nghiên cứu về tự học   của SV. Những đề tài nêu trên đề cập đến chương trình đào tạo theo tín chỉ cũng  như  về  việc tự  học của sinh viên. Hiện nay vẫn chưa có một công trình nào  nghiên cứu chuyên sâu về việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo  tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ  sở  làm rõ thực trạng tổ  chức tự  học trong chương trình đào tạo   theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG, đánh giá những ưu điểm, hạn chế còn  tồn tại, nguyên  nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ đó đề xuất các  giải  pháp  khắc   phục   nhằm  nâng  cao  hiệu  quả   việc   tổ   chức   tự   học   trong   chương trình đào tạo theo tín chỉ  của sinh viên trường ĐHSG nói riêng cũng  như SV các trường ĐH – CĐ trên cả nước nói chung 3.2. Nhiệm vụ Để  đạt được những mục tiêu trên, khóa luận đi sâu vào giải quyết các  vấn đề cơ bản như sau:
  6. 6 ­ Làm rõ những vấn đề  mang tính lí luận về  việc tổ  chức tự  học trong   chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. ­ Khảo sát, đánh giá tình hình việc tổ chức tự học trong chương trình đào   tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. ­ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức tự học trong chương   trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu  Tình hình tổ chức tự học của sinh viên trường ĐHSG hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Không gian: Trường đại học Sài Gòn ­ Thời gian: 3/2017 – 5/2017 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận   Để  đạt được những mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ  nêu trên, khóa  luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa   Mác – Lênin, quan điểm của Đảng, Luật giáo dục về  việc tổ  chức tự  học   trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể          ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin từ các tài liệu  như sách, tạp chí và những bài luận văn, khóa luận liên quan đến tự học sau đó   tổng hợp và phân tích một cách hợp lí.    ­ Phương pháp quan sát:  tiến hành  quan sát trực tiếp cơ  sở  vật chất  trưởng ĐHSG  như  thư  viện, giảng đường, khu tự  học…để  biết được thực  trạng cơ  sở vật chất nhà trường và tiến hành quan sát tình hình sinh viên đến  thư viện tự học nhằm có cách đánh giá khách quan, toàn diện về ý thức tự học  của SV cũng như việc tổ  chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ  của SV đại học Sài Gòn.
  7. 7 ­ Phương pháp điều tra: + Điều tra bằng phỏng vấn:  Phỏng vấn với Mỵ Giang Sơn – Trưởng phòng Đào tạo trường ĐHSG   để  biết được sự  quan tâm của nhà trường đối với việc tổ  chức tự  học trong   chương trình đào tạo theo tín chỉ của SV trường ĐHSG. Phỏng vấn cùng với giảng viên nhà trường nhằm biết được thực trạng  việc giảng viên tổ chức các hình thức tự học cho SV trường ĐHSG cũng như  những khó khăn của giảng viên  gặp phải  trong việc tổ  chức tự  học cho SV  hiện nay để tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế.  Phỏng vấn 10 – 20 SV để biết được ý thức tự học của SV thể hiện qua   thời gian tự  học, mức độ  thường xuyên thực hiện các hình thức tự  học cũng  như  đánh giá  về  phía nhà trường, giảng viên tổ  chức  tự  học  cho SV  trường  ĐHSG. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đưa ra giả thuyết và các vấn đề  cần được giải quyết trong từng phần của đề  tài. Từ  đó xác định các câu cần  hỏi và thiết kế ra bảng hỏi.  + Phương pháp chọn cỡ  mẫu: Chọn cỡ  mẫu nghiên cứu: áp dụng công  thức tính cỡ mẫu đơn giản của Taro Yamane (2012) Trong đó:  n: Số lượng quan sát mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra. N: số lượng tổng thể  e: sai số cho phép Trong nghiên cứu này, ta cho phép độ  tin cậy là 95%, sai số  cho phép là   ±5%, ta có được số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra là:
  8. 8 Vậy số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu này là 390 mẫu. + Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ở đề tài này,  tác giả  sẽ  phân chia theo khóa học của sinh viên để  làm rõ hơn mục đích   nghiên cứu vì tính chất  sinh viên ở mỗi khóa có sự khác nhau. Với số mẫu 390  thì sẽ chia đều cho 4 khóa. Vậy mỗi khóa khoảng 100 mẫu. + Quá trình khảo sát: Sau khi thiết kế bảng hỏi, tiến hành khảo sát thử 4  – 5 mẫu để  xác định bảng hỏi có phù hợp với sinh viên hay không. Sau đó  chỉnh sửa lại những câu hỏi chưa phù hợp và đưa ra bảng hỏi chính thức. + Phương pháp xử  lí kết quả  và phân tích kết quả:  Xử  lí kết quả  bằng  phần mềm SPSS 20 sau đó phân tích, bình luận và rút ra những kết luận. 6. Đóng góp của khóa luận Kết quả nghiên cứu khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổ  chức tự  học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ  của sinh viên ĐHSG nói  riêng và sinh viên các trường ĐH trên cả nước nói chung. 7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu  Ngoài phần mở  đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo , danh mục  các bảng – biểu đồ, phụ lục, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về việc tổ chức tự học theo học chế tín chỉ Chương 2: Thực trạng việc tổ  chức tự  học trong chương trình đào tạo  theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG Chương 3: Giải pháp để  nâng cao hiệu quả  việc tổ  chức tự  học trong   chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG                                     
  9. 9                                                 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC THEO  HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1.1. Một số khái niệm cơ bản
  10. 10 1.1.1. Tín chỉ Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo mới lấy người học làm trung  tâm được nước ta và hầu hết  các nước trên thế giới rất chú trọng. Đã có rất  nhiều định nghĩa các nhà nghiên cứu khác nhau về tín chỉ  mà xin được nêu ra   một số định nghĩa như sau:   Trong bài viết của Nguyễn Thị  Thanh Minh có nêu lên định nghĩa của   James Quann (ĐH Quốc gia Washington) về  tín chỉ: “Tín chỉ  học tập là  một  đại lượng đo toàn bộ  thời gian bắt buộc của một người học bình thường  để  học một môn cụ thể, bao gồm: ­ Thời gian lên lớp ­ Thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc   khác  để được quy định thời khóa biểu ­ Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vần đề, viết hoặc   chuẩn bị bài…; đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ  là một giờ học trên  lớp (với 2 giờ chuẩn bị  ở nhà) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15  tuần; đối với môn học  ở  studio hay phòng thí nghiệm ­ ít nhất là 2 giờ  trong  một tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà ); đối với việc tự nghiên cứu – ít nhất là 3   giờ làm việc trong 1 tuần” [3,tr.247]. Hay  trong bài viết  của  Nguyễn Thị  Thúy Dung có nhắc đến định nghĩa  của  Phó GS. TS Hoàng Văn Vân như  sau: “Tín chỉ  là đại lượng dùng để  đo   khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích   lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) Học tập   trên lớp; ( 2) Học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần   việc khác (có sự  hướng dẫn của giảng viên); (3) Tự  học ngoài lớp như  đọc   sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc  chuẩn bị bài...” [4,tr.112]  Ngoài ra theo Thạc sĩ  Mỵ Giang Sơn cho rằng: “Tín chỉ là một đơn vị đo   khối lượng lao động học tập của người học ”.Tín chỉ là “đơn vị đo” chứ không 
  11. 11 phải là một “đại lượng”, đại lượng cần đo là  “khối lượng lao động học tập   của người học”  đo bởi đơn vị là tín chỉ”. [7,tr.23]  Tóm lại , tín chỉ  là một đơn vị  đo toàn bộ  khối lượng học tập của một   người bình thường bao gồm : thời gian lên lớp, thời gian làm thí nghiệm, thực  tập, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp và thời gian  tự  học  ở  nhà  (đọc sách,  nghiên cứu, giải bài tập, học nhóm hoặc chuẩn bị bài …) .Nếu sinh viên thiếu  một trong ba hoạt động này thì SV chưa đạt yêu cầu mà chương trình đào tạo   theo tín chỉ đề ra. 1.1.2. Tự học Tự học là một hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên tại   các trường ĐH. Sinh viên biết tự  học sẽ không bao giờ  hài lòng với những gì  đã  học  được,  luôn trao dồi  tri  thức,  chủ   động,  sáng  tạo  trong bất  kỳ   môi   trường làm việc nào, sẽ  hình thành thói quen học tập tích cực, đáp  ứng được  yêu cầu của xã hội đặt ra. Từ lâu, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục   đề cập đến vần đề tự học. Xin liệt kê  một số định  nghĩa như sau:  Trong tác phẩm “Học và dạy các học” của Nguyễn Cảnh Toàn:“Tự học   là tự  mình động não, suy nghĩ, sử  dụng các năng lực trí tuệ  và có khi cả  cơ   bắp và các phẩm chất khác của người học, cả  động cơ  tình cảm, nhân sinh   quan thế giới quan để  chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri   thức đó thành sở hữu của chính mình”[5,tr 8­9]. Bên cạnh đó,  trong cuốn “Tự  học:  nhu cầu thời đại” tác giả    Nguyễn  Hiển Lê  đã viết:“Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để   hiểu biết thêm. Có thầy hay không ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn   làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được:đó mới   là điều kiện quan trọng.”[6, tr.14] Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về tự học của các tác giả có thể đưa ra  khái niệm về tự  học như sau: Tự học là tự  mình động não suy nghĩ, sử  dụng  khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,đánh giá…) và có khi cả 
  12. 12 cơ bắp (sử dụng các công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân như:   động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế  giới quan (kiên trì, nhẫn nại,  không  ngại khó, say mê nghiên cứu khoa học, ...) để  chiếm lĩnh một tri thức nào đó  của nhân loại và biến tri thức đó thành sở hữu của riêng mình. 1.2. Các hình thức tự học Tự  học là hoạt động rất đa dạng, phong phú bao gồm rất nhiều biểu   hiện khác nhau mà sau đây xin được kể ra những biểu hiện cụ thể của tự học   như sau: 1.2.1.Tự học trên lớp học Nếu chúng ta quan niệm rằng tự học là học  ở  ngoài tiết dạy của giảng  viên thì hơi hẹp. Tự học trên lớp có thể  là hình thức tự học được tổ  chức tại   lớp học như làm bài tập, thảo luận nhóm...mà SV phải tự làm, tự nghiên cứu,   thầy cô chỉ  là người đứng  ở  bên ngoài để  quan sát trực tiếp và đánh giá quá  trình thực hiện của sinh viên. Bên cạnh đó, kết hợp lắng nghe và ghi chép bài thuyết giảng của giảng  viên   cũng là  hình thức tự  học trên lớp bởi sinh viên phải tự  làm chứ  giảng  viên không làm thay. Vậy làm sao để  đạt hiệu quả tốt nhất? Có nên vừa nghe  giảng vừa ghi chép bài giảng hay không? Theo Nguyễn Cảnh Toàn [5, tr.136]: “Chúng  ta có thể cùng một lúc nhận rất   nhiều tín hiệu âm thanh khác nhau. Chính vì vậy chúng ta phải tập trung cao   độ  và có sự  lựa chọn tín hiệu. Đặc biệt, khi nghe giảng phải nhanh chóng   nắm bắt được tính logic của bài và phải so sánh, đối chiếu với những tư duy,   suy nghĩ của mình xem có đúng với lời thầy cô giảng bài hay không, nếu trùng   khớp thì người học sẽ  cảm thấy hứng thú, nếu suy nghĩ không khớp với bài   giảng của thầy cô thì lúc  ấy sinh viên nên mạnh dạng phát biểu ý kiến của   mình với thầy cô bởi biết đâu cùng một nội dung sẽ  có nhiều cách diễn đạt   khác nhau, ý kiến mới ấy sẽ làm bài học phong phú hơn, nhưng nếu ý kiến ấy   sai thì chúng ta sẽ  sửa lại và ghi nhớ  lâu hơn”. Chính vì vậy cho thấy rằng, 
  13. 13 không chỉ  tự  học ngoài giờ  lên lớp quan trọng mà việc tự  học trên lớp cũng   góp phần rất lớn quyết định kết quả học tập của SV. Trong giờ học trên lớp,   ngoài việc tích cực phát biểu xây dựng bài thì SV phải tập trung cao độ, tránh  tư  tưởng phân tâm, lơ  đãng, suy nghĩ viễn vong đến việc khác, phải biết kết   hợp giữa lắng nghe và ghi chép bài giảng. Nếu trong quá trình học, SV cố  gắng chép hết bài giảng mà không chú ý lắng nghe, phân tích thì kết quả mang   lại sẽ  thật thậm tệ. Những điều chép được sẽ  như  “cái xác không hồn”, về  nhà đọc lại SV sẽ  không hiểu ý thầy cô muốn nói gì và những điều chép lại   không giúp ích gì cho việc tự học. Hay nếu quá tập trung vào nghe giảng mà  không ghi chép  thì những lời giảng SV sẽ  như  “gió thoảng mây bay” chẳng   đọng lại được gì trong trí nhớ. Bởi vậy, việc kết hợp giữa lắng nghe và ghi  chép nhanh (trong quá trình chép sẽ có sự phân tích của trí óc) là phương pháp  học tập đem lại kết quả cao. SV cần phải có những ký hiệu hay những từ viết   tắt để ghi chép nhanh thông tin thầy cô cung cấp và những kiến thức mới biết,   những kiến thức chưa hiểu có thể  gạch chân để   tự  tìm hiểu hay hỏi giảng   viên tại lớp. 1.2.2. Tự học ngoài lớp học Là các hình thức tự học ở ngoài lớp, ngoài trường mà SV chỉ đóng vai trò   là tư  vấn, hướng dẫn và trong một thời gian nhất định SV phải  phải cho ra   sản phẩm  cụ thể. 1.2.2.1.  Học nhóm Học nhóm là hình thức tự học tích cực trong chương trình đào tạo theo tín  chỉ, ngày càng được chú trọng tổ chức. Với cách học này, người học được làm   việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ  và mỗi một thành viên trong nhóm đều có  cơ  hội  tham gia vào công việc chung của nhóm và được phân công một cách  rõ ràng.  Số  lượng người học trong một nhóm thường không xác định tùy thuộc vào   nhiệm vụ  khó hay dễ, lớp học đông hay ít. Một nhóm học đem lại hiệu quả 
  14. 14 làm việc cao khi mọi thành viên trong nhóm đều tham gia đòng góp ý kiến của  mình, các ý kiến đưa ra đều được các bạn trong nhóm lắng nghe và được ghi  nhận. Các ý kiến của các thành viên đồng nhất đôi khi cũng không tốt mà cần   đến sự không đồng nhất giữa các thành viên trong nhóm cũng tạo nên chất xúc  tác làm quá trình học nhóm đạt hiểu quả hơn. Sự không đồng nhất ấy sẽ sản  sinh ra những ý kiến, phát hiện mới có ích cho bài tập chung của nhóm. Từ  những ý kiến không đồng nhất  ấy người học sẽ  giải quyết mâu thuẫn và   thuyết phục người khác  ủng hộ  ý kiến của mình,  mà  điều đó sẽ  rất tốt cho  tương lai của các bạn cho công việc sau này nhưng cho dù như  thế  nào  thì  rằng tất cả  ý kiến thảo luận của nhóm là vì lợi ích chung của nhóm tránh để  cái tôi lên cao, cự cãi, khó chịu vì ý kiến bị bát bỏ  Tác giả  Trần Mai  Ước cho rằng: Trong học tập theo nhóm “Nhiệm vụ  cả  nhóm   mang tính cộng tác vì người học không thể  giải quyết một mình   mà   phải cần đến  sự cộng tác thực sự giữa các thành viên trong nhóm, tuy nhiên,  vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên. Hơn nữa, người dạy phải   có  yêu cầu rõ ràng  và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa người   học có hiệu quả  tốt nhất. Người dạy không nên can thiệp quá sâu vào nội   dung mà chỉ giữ vai trò chỉ dẫn thực sự trong các nhóm về các vấn đề sau: Tổ   chức lấy ý kiến, hướng dẫn thảo luận; cung cấp những thông tin cần thiết;   theo dõi ý kiến; quan điểm của mỗi một thành viên; duy trì hướng đi cho các   nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao, tránh trường hợp một thành viên làm cả   nhóm hưởng thành quả”.[8,tr.392] 1.2.2.2. Đọc sách Sách là một kho tàng tri thức của nhân loại, là cánh cửa để  con người  bước ra thế giới, nếu SV thường xuyên đọc sách sẽ rèn luyện được rèn luyện  kỹ  năng nghiên cứu, tư  duy cũng như  nâng cao hiểu biết của bản thân. Chính  vì vậy,  đọc sách là một điều cần phải được thực hiện hằng ngày để  làm   phong phú tri thức bản thân. Như  Nguyễn Cảnh Toàn đã viết trong  tác phẩm 
  15. 15 Học và dạy cách học đã nêu: “Sách là phương tiện học tập thuận lợi nhất và   rẻ  tiền nhất. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại lưu lại cho các thế  hệ   sau” [5,tr.101]. Chính vì vậy, muốn tự  học tốt SV cần phải có thói quen đọc   sách.  Tự  học với sách chính là đang học với tác giả  của quyển sách và việc  đọc sách phải có một phương pháp đúng đắn mới đem lại kết quả  cao. Đọc  sách ở đây không có nghĩa là vào thư viện đọc sách từ sáng đến chiều, đọc hết   quyển sách này đến quyển sách khác nhưng cuối cùng vẫn không biết tác giả  muốn nói điều gì mà muốn đọc sách có hiệu quả  thì trong quá trình đọc cần  phải có sự  nghiền ngẫm, phân tích của trí óc và bên cạnh đó người học nên  gạch chân những nội dung mình tâm đắc hay không hiểu để  hỏi người khác  hay tìm kiếm sách khác mà đọc, bởi có thể cùng một nội dung nhưng mỗi tác  giả sẽ có cách diễn đạt khác nhau. Chính vì vậy, muốn đạt được kết quả cao   trong  học tập thì ngoài thời gian lên lớp SV dành nhiều thời gian cho đọc sách. 1.2.2.3.  Làm bài tập Giải bài tập cũng là hình thức tự học qua đó sinh viên phải có sự kết hợp   giữa bài giảng thầy cô trên lớp, sách giáo khoa, khả năng tư duy và sự nỗ lực,  cố gắng của bản thân người học mới làm tốt được. SV thường xuyên làm bài  tập sẽ  hiểu bài hơn, có thêm nền tảng kiến thức để  tiếp thu bài mới nhanh  hơn và bên cạnh đó rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén, áp dụng những kiến   thức đã học vào các trường hợp cao hơn.  Có thể  cùng một bài toán có người  giải được, có người không giải được vì điều đó tùy thuộc vào tư duy, ý chí và  phương pháp tự học của mỗi sinh viên. 1.2.2.4. Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn Ôn lại bài cũ và liên hệ  thực tiễn là quá trình tái hiện tri thức đã được   học ở trên lớp. Ôn lại bài cũ là hình thức giúp người học củng cố lại kiến thức   đã học trên lớp và giúp người học có thể  vận dụng kiến thức mới và ghi nhớ  kiến thức lâu hơn qua việc  liên hệ  thực tiễn, tạo nền tảng để  tiếp thu kiến  thức mới.
  16. 16 1.2.2.5. Xem bài trước khi đến lớp Thường xuyên xem bài trước khi đến lớp là hình thức tự  học cần được  thực hiện thường xuyên để phục vụ cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp. Xem  bài trước khi đến lớp sẽ  mang lại rất nhiều lợi ích như  là  người học sẽ  tiết  kiệm thời gian hơn  vì  khi đọc bài trước  ở  nhà người học sẽ  nắm bắt được  cấu trúc của bài sắp  được học trên lớp gồm có mấy nội dung, nội dung nào là  quan trọng nhất và có những vấn đề  nào chưa rõ để  hỏi giảng viên.  Thay vì  lên lớp đợi giáo viên phân tích rồi mới tìm ra chỗ  không hiểu để  hỏi giảng  viên thì khi xem bài trước ở nhà SV sẽ biết được những điều mình băng khoăn   và hỏi ngay giảng viên lúc đó, những thắc mắc sẽ được giải đáp kịp thời.  Bên  cạnh đó, khi nghe thầy cô giảng trên lớp là lúc người học có cơ  hội để  lắng  nghe thêm một lần nữa và kiểm tra lại kiến thức đã tìm hiểu trước  ở  nhà .  Ngoài ra, SV sẽ  mạnh dạng tham gia xây dựng bài hơn, làm cho tiêt dạy thêm   sinh động, tạo được  ấn tượng trong mắt  thầy  cô cũng như  có thể  tham gia   thảo luận nhóm  ở  bất kỳ nhóm nào mà không phải rụt rè, e sợ  và chắc chắn  sẽ đem lại hiệu quả cao trong học tập. 1.2.2.6. Tự học bằng tài liệu hướng dẫn  Tự  học bằng tài liệu hướng dẫn là hình thức tự  học trong đó không chỉ  hướng dẫn người học về nội dung kiến thức mà bên cạnh đó còn hướng dẫn   người học phát triển vấn đề, để  sau khi thực hiện các thao tác người học có   thể biết được mình làm đúng hay sai. Tự học bằng tài liệu có hướng dẫn gồm  có 2 hình thức cơ bản là: tự  học bằng sách hướng dẫn và tự  học bằng phần   mềm máy tính.    ­ Tự  học với sách hướng dẫn là khi tự  học với sách hướng dẫn thông   thường ở nội dung trước sẽ là những câu hỏi bài tập và phía sau sẽ có gợi ý và  đáp án. Nhiệm vụ của người học phải mài mò tìm ra cách giải để  cho ra đáp  án đúng. Nếu người học cho ra kết quả  không phù hợp, thì với gợi ý đã có  người học sẽ làm lại cho đến khi áp án trùng khớp.
  17. 17 ­ Tự  học với  phần mềm máy tính cũng vậy, phần mềm  ấy sẽ  bao gồm   nội dung  kiến thức thể  hiện dưới dạng bài tập tự  luận hay thể  hiện dưới   dạng những câu hỏi trắc nghiệm với nhiều đáp án khác nhau để người học lựa   chọn. Sau khi người học cho ra đáp số hệ thống sẽ báo đúng hay sai, nếu chưa  đúng thì sẽ làm lại đến khi trùng khớp với đáp án. 1.2.2.7. Tự học bằng phương tiện thông tin Hình thức tự  học này hiện nay đang được nhiều người học trẻ  tuổi lựa   chọn bởi nhanh chóng và tiện lợi của hình thức này. Tuy nhiên, người học   phải lựa chọn kỹ  càng để  tránh tiếp thu những nguồn thông tin không chính   thống bởi những nguồn thông tin không được kiểm định. Với hình thức tự học  này,  sinh viên    có thể  học từ  các tài liệu điện tử  trên mạng, xem video hay  nghe giảng qua các thông tin như internet, radio, tivi....và tiếp nhận thông tin từ  một phía. Với cách tự  học này, sinh viên sẽ  có thêm một số kiến thức bổ  ích  phục vụ cho việc học, rèn luyện khả năng tư duy độc lập của bản thân nhưng  khi có những thắc mắc sẽ tự mình cố gắng giải quyết vấn đề  mà không có sự  trợ giúp trực tiếp của giảng viên.  1.3. Những nhân tố tác động đến hiệu quả của quá trình tự học 1.3.1. Nhân tố khách quan 1.3.1.1. Tác động nhà trường ­  Quy chế đào tạo. Quy chế đào tạo quy định về  việc tổ  chức tự  học của SV trong chương   trình đào tạo theo tín chỉ ở trường ĐH, CĐ nói chung cũng như ĐHSG nói riêng  có vai trò rất quan trọng. Bởi đây là cơ  sở  để  nhà trường triển khai quy  định  của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức tự học cho SV xuống từng khoa   cũng như lập kế hoạch quy định số tiết lên lớp, số tín chỉ đạt được, số giờ tự  học, cách thức đánh giá kiểm tra….. rồi từ đó khoa triển khai cho giảng viên và  yêu cầu mỗi giảng viên phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy tích cực để 
  18. 18 đáp   ứng   được   yêu   cầu   của   chương   trình   đề   ra,   mỗi   SV   phải  điều   chỉnh  phương pháp học tập của bản thân dành thời gian tự học hợp lí để  đạt được  hiệu quả cao trong học tập. ­ Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, thông tin từ bên ngoài. + Thư  viện: Là nơi cung cấp nguồn tài liệu giúp ích rất nhiều cho quá   trình tự học của sinh viên.  Tài liệu tham khảo trong thư viện: Tài liệu tham khảo trong thư viện rất   cần thiết cho quá trình tự  học của SV bởi   khi không có thầy bên cạnh, có  những vấn đề thắc mắc sinh viên sẽ phải hỏi  tài liệu tham khảo như sách, tạp  chí... Mua tài liệu thì không có khả năng nên đến thư viện tham khảo tài liệu là  sự lựa chọn rất nhiều bạn sinh viên. Nguồn tài liệu  trong thư viện phải phong  phú về nội dung, số lượng sẽ tạo thuận lợi cho giảng viên trong việc đổi mới   phương pháp dạy tích cực và đáp  ứng yêu cầu tự học ngày càng cao của  sinh  viên. Tài liệu tham khảo gồm tài liệu như  sách, báo, khóa luận tốt nghiệp,  luận văn..... có trong thư  viện và có cả  những tài liệu điện tử  trên thư  viện   trực tuyến. Số  lượng máy tính trong thư  viện: Máy tính trong thư viện phục vụ  cho   nhu cầu tìm tài liệu trong thư viện cũng như trong tài liệu điện tử ở thư viện.   Để việc tìm kiếm tài liệu được dễ dàng hơn yêu cầu máy tính trong thư  viện   phải đủ  sử  dụng và phải trong tình trạng hoạt động tốt. Chính vì vậy, số  lượng máy trong thư viện có vai trò quan trọng hỗ  trợ giúp SV tiết kiệm thời   gian và đạt hiệu quả cao trong việc tự học. + Khu tự  học: Khu tự  học phải là không gian lí tưởng để  phục vụ  cho  việc tự học của SV. Khu tự học yêu cầu phải được che chắn thoáng mát, sạch   sẽ, có đủ bàn ghế, có ổ cắm, wifi để phục vụ  cho nhu cầu tự học của SV và  đặc biệt không gian phải yên tĩnh, tránh âm thanh  ồn ào làm người học phân  tâm khiến quá trình tự học không đạt hiệu quả.
  19. 19 + Phương tiện thông tin: Lắp đặt nhiều hệ thống wifi hoạt động mạnh  để thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho quá trình tự học của sinh   viên. + Phương tiện dạy học : Phòng học cần trang bị  máy chiếu, âm thanh  để   ứng dụng công nghệ  thông tin vào dạy học  làm tiết dạy sinh động hơn,  sinh viên sẽ dễ hiểu bài hơn. + Giảng đường: Đủ  chỗ  ngồi cho SV, phòng học thoáng mát, yên tĩnh,  bàn ghế   ở  giảng đường  phải mới, có quạt, đèn, máy chiếu, âm thanh hoạt  động tốt để phục vụ tốt cho việc học tập của SV. Theo bài viết của Phan Văn  Tấn và Nguyễn Phước Tài có nêu “Bàn ghế có thể di chuyển theo các hướng   khác nhau, để  tạo sự  tương tác giữa người học với nhau” [9, tr.317] nhằm  phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm giữa các thành viên thuận lợi hơn, lớp  học lí tưởng nhất có tối đa 50 SV. 1.3.1.2. Tác động của giảng viên ­ Phương pháp dạy.  Khi bước sang chương trình đào tạo theo tín chỉ, vai trò của sinh viên là  trung tâm nhưng không có nghĩa là phủ nhận vai trò của giảng viên mà vai trò  của giảng viên sẽ tăng thêm rất nhiều. Trong bài viết của Đậu Trọng Chương  đã    nêu ý kiến của   PGS.TS Phạm Viết Vượng   về  tổ  chức dạy học theo  phương pháp mới là: “Chuyển  từ cách dạy theo kiểu giải thích, minh họa để   học sinh hiểu và nhớ  sang lối dạy: học sinh hoạt động, tự  tìm phương pháp   nhận thức, tự hình thành khái niệm khó học” [2,tr.13].   Yêu cầu mỗi SV phải thay đổi phương pháp dạy để tạo hứng thú để SV  tự  học. Thay đổi  phương pháp dạy  ở  đây  là giảng viên  không còn  phải làm  thay mọi việc cho SV hay giảng giải tất cả nội dung bài học như trước kia mà  chuyển sang phương pháp  dạy theo lối  hướng dẫn, dạy SV biết cách học.  Chính vì vậy,  phương pháp giảng  dạy  tích cực là phương pháp gợi cho sinh  viên nhìn thấy những vấn đề  “  ẩn” bên trong và hướng dẫn sinh viên đường  
  20. 20 đi, cách đi để làm sáng tỏ vần đề đó, điều đó lí giải tại sao cùng một nội dung  giảng dạy nhưng sinh viên lại thích giảng viên này dạy hơn giảng viên khác là  do phương pháp dạy. Theo Nguyễn Cảnh Toàn trong “ Học và dạy cách học”  cho rằng: “Người dạy giỏi là người biết làm cho những gì ẩn phải “hiện ra”   một cách phù hợp với tâm – sinh lý của người học để người học biết cách tập   làm các thao tác tư duy để rèn luyện tư duy, biết tự phê bình và sửa chữa để   phấn đấu  nâng cao phẩm chất, nhân cách” [5, tr.20] . Muốn phương pháp dạy  thành công, trước tiên giảng viên phải là tấm gương sáng để sinh viên nôi theo.  Giảng viên có tự học thì mới có thể chỉ dạy, huống dẫn sinh viên cách tự học   từ đó sẽ có phương pháp tích cực cuốn hút người học  và Nguyễn Cảnh Toàn  còn cho rằng: “ ….giảng viên cần phải thể hiện mình là người khoan dung, độ   lượng và luôn tôn trọng người học, tránh làm cho người học tự  ti vì sự  non   nớt của họ ví dụ như hỏi sợ thầy cô chê, hay  sợ bị la nên không dám hỏi dần   dần kiến thức không hiểu ngày càng nhiều dẫn thế  tâm lí chán học. Chính vì  vậy, giảng viên cần phải có sự  yêu nghề, sẵn sàng phục vụ  người học, sẵn   sàng lắng nghe... sẽ tạo nên một sự hòa hợp” [5,tr.225]. Chính điều ấy giảng  viên  có một sự   ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự  của sinh viên, là người  truyền cảm hứng tự học cho sinh viên.  ­ Tư vấn cho sinh viên cách tìm kiếm tài liệu liên quan môn học.  Xã hội ngày càng phát triển, những tri thức nhân loại ngày càng vô cùng  đa dạng, phong phú, giảng viên phải hướng dẫn cho SV cách tìm kiếm tài liệu  cũng như  thu thập thông tin từ  những tài liệu  ấy để  tiết kiệm  thời gian và  chọn những nguồn thông tin chính thống để tìm hiểu. Chính vì vậy, vai trò tư  vấn của giảng viên rất quan trọng sẽ giảm bớt đi những khó khăn khi người  học phải tự mài mò một mình. ­  Giảng viên là người định hướng và giúp sinh viên xác định nhiệm vụ  học tập thể hiện qua đề cương môn học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2