intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

26
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu và khám phá về câu hỏi tu từ trong tiếng Việt nói chung và câu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu nói riêng. Từ những công việc này, người viết thấy được cái hay sự độc đáo trong việc sử dụng các câu hỏi tu từ. Đồng thời, phát hiện được tài năng riêng của nhà thơ Tố Hữu ở lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HӐC CѪ BҦN HÖI CÂU HӒI TU TӮ TRONG HAI TҰP THѪ TͲ ̬Y VÀ VI͎T B̶C CӪA TӔ HӲU KHÓA LUҰN TӔT NGHIӊP ĈҤI HӐC CHUYÊN NGÀNH VĂN HӐC NGUYӈN NGӐC THÙY TRANG Hұu Giang – Năm 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HӐC CѪ BҦN HÖI KHÓA LUҰN TӔT NGHIӊP ĈҤI HӐC CHUYÊN NGÀNH VĂN HӐC CÂU HӒI TU TӮ TRONG HAI TҰP THѪ TͲ ̬Y VÀ VI͎T B̶C CӪA TӔ HӲU Giáo viên h˱ͣng d̳n: Sinh viên th͹c hi͏n: TH.S BÙI THӎ TÂM NGUYӈN NGӐC THÙY TRANG MSSV: 1056010022 Lӟp: Ĉҥi hӑc Ngӳ văn Khóa: 3 Hұu Giang – Năm 2014
  5. LỜI CẢ M ƠN Trong suốt 4 năm rèn luyện và học tập tại trường, tôi đã được các thầy cô truyền đạt những kiến thức bổ ích. Đó là hành trang để tôi bước vào đời. Với tôi , luận văn này là công trình nguyên cứu đầu tiên và cũng là dịp để tôi vận dụng toàn bộ kiến thức đã học vào việc nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của gia đình th ầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn cha mẹ đã luôn ủng hộ tinh thần và t ạo điều thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa cơ bản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học cũng như khi làm luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Tâm, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và giải quyết nhữ ng khó khăn vướng mắc cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cả m ơn bạn bè , những người luôn động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi nghiên cứu đề tài. Sinh viên thưc hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Ngọc Thùy Trang i
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Ngọc Thùy Trang ii
  7. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................6 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU HỎI TU TỪ ......................................8 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÂU VÀ CÂU HỎI .......................................................................8 1.1.1 Khái niệm về câu .....................................................................................................8 1.1.2 Khái niệm về câu hỏi và phân loại ...........................................................................8 1.1.2.1 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 2)……. .........................................................................................................................8 1.1.2.2 Quan điểm củ a tác giả Đỗ Thị Kim Liên (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt)… .......................................................................................................................11 1.1.2.3 Quan điểm của tác giả Nguyễn Kim Thản (trong cuốn Cơ sở Ngữ pháp tiếng Việt)... .......................................................................................................................13 1.1.2.4 Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trình tiếng Việt).....15 1.2 CÂU HỎI TU TỪ VÀ PHÂN LOẠI CÂU HỎI TU TỪ ........................................17 1.2.1 Các quan niệm về câu hỏi tu từ ...............................................................................17 1.2.1.1 Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở (trong cuốn Phong cách học tiếng Việt)… .......................................................................................................................17 1.2.1.2 Theo quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hòa (trong cuốn Phong cách học tiếng Việt)..................................................................................................17 1.2.1.3 Theo quan niệm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt)... .......................................................................................................................18 1.2.1.4 Theo quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trình tiếng Việt)… .......................................................................................................................19 1.2.2 Phân loại câu hỏi tu từ ...........................................................................................19 1.2.2.1 Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở (trong cuốn Phong cách học tiếng Việt)… .......................................................................................................................19 1.2.2.2 Theo quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trình tiếng Việt)… .......................................................................................................................21 1.2.2.3 Theo quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc (trong cuốn Phong cách học tiếng Việt)… .......................................................................................................................22 iii
  8. 1.3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ .................................23 1.3.1 Mục đích ................................................................................................................24 1.3.2 Nội dung ................................................................................................................24 1.3.3 Phạm vi sử dụng ....................................................................................................25 Chương 2. KHẢO SÁT CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU...........................................................................................................26 2.1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU ...........................................................................................................26 2.1.1 Cuộc đời.................................................................................................................26 2.1.2 Tác phẩm................................................................................................................27 2.2 CÁC DẠNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU ....................................................................................................................29 2.2.1 Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn ..........................................................................29 2.2.1.1 Dạng câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn ............................................................30 2.2.1.2 Dạng câu hỏi tu từ có quan hệ từ lựa chọn “hay” .........................................41 2.2.1.3 Dạng câu hỏi tu từ có các tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn ...................42 2.2.1.4 Dạng câu hỏi tu từ dùng cặp phó từ nghi vấn: “có…không” ........................45 2.2.2 Dạng câu hỏi tu từ không có từ nghi vấn và không dấu chấm hỏi ........................47 2.2.2.1 Dạng câu hỏi không có từ nghi vấn nhưng có dấu chấm hỏi ở cuối câu .......47 2.2.2.2 Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn nhưng không có dấu chấm hỏi ở cuối câu …. .......................................................................................................................49 2.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU..........................................................................................50 2.3.1 Nhận xét về cách dùng các câu hỏi tu từ trong bài thơ ...........................................50 2.3.1.1 Số lượng của câu hỏi tu từ ...............................................................................50 2.3.1.2 Vị trí của câu hỏi tu từ ....................................................................................52 2.3.2 Nhận xét về ngôn ngữ và hình ảnh thơ trong các câu hỏi tu từ ..............................53 2.3.2.1 Cách kết hợp từ để hỏi .....................................................................................53 2.3.2.2 Ngôn ngữ và hình ảnh thơ ...............................................................................57 Chương 3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC DÙNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU....................................................................................61 3.1 DÙNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC, LÒNG CĂM THÙ GIẶC ...................................................................................................................................61 3.1.1 Dùng câu hỏi tu từ thể hiện lòng yêu nước ............................................................61 3.1.2 Dùng câu hỏi tu từ thể hiện lòn g căm thù giặc ......................................................64 iv
  9. 3.2 DÙNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ THỂ HIỆN Ý CHÍ NGHỊ LỰC CHIẾN ĐẤU VÀ KHÁT VỌNG TỰ DO CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG .................................67 3.2.1 Dùng câu hỏi tu từ để thể hiện ý chí nghị lực chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng ............................................................................................................................67 3.2.2 Dùng câu hỏi tu từ để thể hiện khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng ....69 3.3 DÙNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ BỘC LỘ TÂM TƯ TÌNH CẢM VÀ CẢM XÚC .72 3.3.1 Cảm thông chia sẻ với số phận của những con người bất hạnh .............................72 3.3.2 Thể hiện lòng tri ân với Bác Hồ với những người mẹ, người chị ..........................80 KẾT LUẬN.........................................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG 1. Bảng 1. Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn 2. Bảng 2. Dạng câu hỏi không có từ nghi vấn và không dấu chấm hỏi vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tố Hữu vừa là một chiến sĩ cách mạng vừa là một nhà thơ lớn của dân tộc. Những chặng đường thơ c ủa ông gắn với những chặng đường cách mạng. Thơ ông luôn gắn liền với các giai đoạn, các mục tiêu của cuộc đấu tranh cách mạng, có sức cổ vũ to lớn với đông đảo quần chúng nhân dân và còn thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Thơ ông không chỉ ca ngợi, tuyên truyền cho cách mạng, mà thơ ông còn là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Không chỉ thế, thơ ông còn là sự chan chứa một tấm lòng đối với nhân dân, với đất nước. Tố Hữu đã để lại một sự nghiệp đồ sộ cho văn học. Chính vì có m ột sự nghiệp thơ ca đồ sộ và có giá trị nên tác phẩm của Tố Hữu h iếm khi vắng bóng trên văn đàn. Tác giả Nguyễn Lâm Điền, trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 đã nhận định: “Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng.” [5; tr. 52]. Trong tất cả các tác phẩm thơ của Tố Hữu có hai tập thơ được gây ấn tượng mạnh mẽ đó là tập thơ Từ ấy và Việt Bắc. Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu tập thơ này có ý nghĩa đặc bi ệt quan trọng. Nó là quả chín đầu mùa của vườn thơ cách mạng, nó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong văn học nghệ thuật, đồng thời tạo bước ngoặt to lớn cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Từ ấy vừa là niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng vừa là tiếng thét căm hờn trước tội ác dã man của thực dân và tay sai vừa là sự cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh. Nếu Từ ấy là một khúc ca trữ tình sôi nổi, quyết liệt của một người thanh niên yêu nước vừa giác ngộ lí tưởng cách mạng thì Việt Bắc là bản hợp xướng về nhân dân trong kháng chiến. Việt Bắc đánh dấu một bước phát triển, một chặng đường mới trong quá trình sáng tác của Tố Hữu. Cái Tôi trữ tình đã thực sự hòa nhập vào cái Ta chung của quần chúng cách mạng. Chất dân tộc thấm nhuần hai bình diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, góp phần làm nên giá trị đặc sắc của tập thơ. Việt Bắc là bức tranh chân thực, sinh động về hiện thực cuộc kháng chiến: gian khổ, vất vả, thiếu thốn trăm bề mà chan chứa nghĩa tình (tình quân dân, tình đồng chí đồng bào, tình hữu ái, giai cấp ...). Cả hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu thật sự đã cuốn hút tôi. Không chỉ thể hiện ở nội dung của những bài thơ, mà còn được cuốn hút bởi tài năng và phong cách riêng của nhà thơ. Tài năng 1
  12. sử dụng những ngôn từ bình dị, với thể thơ lục bát của dân tộc, đặc biệt nhà thơ đã sử dụng và khai thác triệt để trong việc sử dụng Câu hỏi tu từ - thủ pháp nghệ thuật giúp nhà thơ thể hiện khát vọng, tâm tư, tình cảm của mình. Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Câu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu để làm luận văn tốt nghiệp. Với đề tài này người viết mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu và đánh giá về nhà thơ vĩ đại này. 2. Lịch sử vấn đề Tố Hữu là nhà thơ lớn trong sự nghi ệp nước nhà. Bên cạnh đó, sự nghiệp văn chương cũng rất đồ sộ. Vì thế, vị trí và ảnh hưởng của ông với độc giả là rất sâu đậm. Có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã nghiên cứu về ông và thơ của ông. Trong tất cả các công trình nghiên cứu này, công t rình đầu tiên được chú ý đến là công trình của nhà phê bình Hoài Thanh. Trong thơ Tố Hữu, Hoài Thanh đã nhận định: “Thơ Tố Hữu có tính thời sự sâu sắc nhưng nó không làm cái việc minh họa chủ trương, chính sách. Nó đáp ứng yêu cầu của cách mạng theo đúng p hương thức của thơ. Cũng như tất cả nghệ sĩ chân chính, Tố Hữu không đi từ những khái niệm, những vấn đề của nội dung rồi tìm cách thể hiện nội dung ấy trong chất liệu của nghệ thuật.” [4; tr. 39]. Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975, tác giả Nguyễn Lâm Điền đã nhận định: “Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng. Từ góc nhìn, điểm khác nhau, sẽ phát hiện những tầng ý nghĩa khác nhau của kho tàng nghệ thuật ấy. Có thể đôi chỗ ngôn ngữ thơ còn khô ráp, thiếu sự gọt giũa cần thiết hoặc ồn ào, sáo mòn, công thức. Nhưng trên đại thể, dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể và lập trường Cách mạng, hoàn toàn có thể khẳng định: thơ Tố Hữu là một giá trị. Tất nhiên nó sẽ b ất tử.” [5; tr. 52]. Qua ý kiến của tác giả Nguyễn Lâm Điền, người viết nhận thấy tác giả đã chú ý đến việc dùng từ trong việc sáng tác thơ của nhà thơ Tố Hữu. Tuy nhiên, việc chú ý này còn chung chung. Cũng trong cuốn giáo trình này, tác giả Nguyễn Lâm Điền đã có những nhận định riêng về Việt Bắc: “Ở phương diện nghệ thuật, chất dân tộc đậm đà của tập thơ Việt Bắc được thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh thơ gần gũi và các biện pháp tu từ thường gặp trong văn chương dân gian (câu hỏi tu từ, cặp từ xưng hô mình - ta, 2
  13. nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, thậm xưng,…)” [5; tr. 39]. Đặc biệt, các thể thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn được sử dụng một cách linh hoạt, điêu luyện, góp phần làm nên những bài thơ đặc sắc. Nói về nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, người viết phải nói đến công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử. Trong công trình này, ông đã đi sâu vào việc phân tích quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chất thơ và phương thức thể hiện… Với thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã nhận định: “ Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu nằm trong quỹ đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thế giới, là bước phát triển mới của thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân tộc với nhiều biểu hiện phong phú. Nổi bật nhất là nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng thời gian lịch sử trong thơ với các bình diện khác nhau, khắc họa dòng thời gian vận động mang nhịp sống lớn của thời đại.” [15; tr. 210]. Bên cạnh đó, ông đã nhận định về sự đổi mới trong thơ Tố Hữu như sau: “Tố Hữu là người đầu tiên kết hợp hài hòa tư tưởng cách mạng cao đẹp, sáng rõ nhất của thời đại với hình thức ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm phong phú cho nó .” [15; tr. 27]. Đánh giá về nhà thơ Tố Hữu cũng như tài năng của ông, Trần Đình Sử đã nhận định: “… khẳng định tài năng của nhà thơ qua chi tiết giàu chất sống, qua câu hay từ đắt, qua tình thơ chân thật, thiết tha .” [15; tr. 89]. Ngoài việc khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà thơ, Trần Đình Sử cũng đã có những đánh giá về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu. Trong tập thơ Từ ấy, ông đã nhận định: “Tố Hữu đã dùng những lời thơ đẹp đẽ, hào hùng, tin cậy nhất để viết về sứ mệnh thanh niên: “hồn thanh khiết”, “hồn hăng c hiến đấu”, “tuổi trẻ xung phong”, “Những trái tim trong tựa thủy tinh”, “tuổi của anh hùng”, “tuổi trẻ siêu phàm”, “kiến trúc sư của xã hội ngày mai”, những người chân thành, mạnh khỏe, hào hiệp nhẹ nhàng .” [15; tr. 101]. Nói về nghệ thuật trong Từ ấy, ông đã nhận định: “ Lúc đó sẽ chỉ thấy chỗ này phảng phất có hơi thơ Mới, chỗ kia câu thơ còn cứng, chỗ nọ ít chất quan sát hằng ngày. Rút lại hình như Từ ấy chỉ hay ở chỗ có lí tưởng, giọng thơ chân thành, khi tình cảm đằm thắm, khi sôi nối say sưa ! ” [15; tr. 109]. Về phương diện nghệ thuật, cho đến nay nhìn chung tập thơ Từ ấy vẫn chưa được đánh giá đúng mức. 3
  14. Đến với Việt Bắc, hình ảnh thơ đã gần gũi hơn, con người trong thơ thật bình dị đậm chất dân tộc: “ Con người ấy ăn mặc một cách dân tộc, nhớ thương suy nghĩ, cảm thụ đều mang đậm tính dân tộc. Dân tộc đây là cuộc sống cộng đồng, bền bỉ lâu đời của người Việt hình thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp, tình nghĩa xóm làng. Nhịp điệu của nó hài hòa với sự chuyển động bốn mùa, tầm mắt nó gắn liền với nế p sinh hoạt làng quê, thu gọn trong không gian đất nước. ” [15; tr. 115]. Thế giới nghệ thuật trong tập thơ này theo Trần Đình Sử nhận định là: “ Vì vậy, thế giới nghệ thuật của tập thơ tràn đầy cái đẹp, cái nên thơ của tình yêu thương, ân nghĩa .” [15; tr. 123]. Bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu. Ý kiến của Đặng Thai Mai, trong Mấy ý nghĩ , ông đã nhận định về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu như sau: “Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn, kết tinh trên cơ sở của một hiện thực vĩ đại: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong mười năm, dưới ánh sáng của Đảng, của tư tưởng Mác – Lênin.” [10; tr. 378]. Ý kiến của ông đã nói nhiều về tập thơ nhưng cũng chỉ đánh giá chung về tư tưởng, nội dung thể hiện. Trong Việt Bắc, Nguyễn Văn Hạnh đã nhận định: “ Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bản tình ca rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu .” [4; tr. 529]. Đúng vẫn là tiếng nói của tình yêu, nhưng là tình yêu đối với đất nước quê hương, đối với cách mạng. Trên đây là một số ý kiến đã nhận định, đánh giá về Tố Hữu và tập thơ Từ ấy và Việt Bắc. Tất cả các nhà nghiên cứu trên đã có cái nhìn khái quát và đầy đủ về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc cũng như về Tố Hữu. Tuy nhiên, người viết nhận thấy tất cả các nhà phê bình đều chú ý khai thác nhiều ở phương diện nội dung mà chưa chú ý nhiều đến phương diện nghệ thuật. Nếu có nhận định về nghệ thuật thơ Tố Hữu thì cũng chỉ ở mức độ chung chung chưa đi sâu vào việc khai thác một cách riêng biệt về việc dùng từ, các biện pháp so sánh, các biện pháp tu từ…Chính vì vậy, vấn đề về câu hỏi tu từ trong thơ Tố Hữu nói chung, trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc nói riêng hầu như chưa được chú ý đến. Vì vậy, đề tài Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu là đề tài mới mẻ. Tôi hi vọng với đề tài này, tôi góp thêm được ý kiến về lĩnh vực câu hỏi tu từ trong thơ Tố Hữu. 4
  15. Về phương diện ngôn ngữ: khi nói về câu hỏi tu từ, người viết nhận thấy cần nhắc đến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như: Nguyễn Văn Nở với c ông trình “Phong cách học tiếng Việt”, Bùi Tất Tươm với công trình “ Giáo trình tiếng Việt”, Đỗ Thị Kim Liên với công trình “Ngữ pháp tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc với công trình “Phong cách học tiếng Việt”…. Các ý kiến trên đều tập trung vào phương diện lí thuyết giúp cho người viết có được cơ sở khoa học để có thể vận dụng và khảo sát câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu. Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở đã nhận định: “Câu hỏi tu từ là những câu hỏi chỉ nhằm đ ể khẳng định một ý kiến nào đó chứ không phải để người đối thoại thông tin điều mình muốn biết .” [14; tr. 178]. Ví dụ: “ Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?,Em có tuổi hay không có tuổi?, Mái tóc en đây hay là mây là suối?, Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?, Thịt da em hay là sắt là đồng?”. (Tố Hữu) Nói về vấn đề vận dụng, cũng đã có những luận văn vận dụng lí thuyết này để khảo sát về câu hỏi tu từ trong một số tác phẩm văn chương như: “ Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Quỳnh ”…Tuy nhiên, chưa có ai vận dụng câu hỏi tu từ trong thơ Tố Hữu. Từ những vấn đề trên, người viết khẳng định vấn đề mà người viết đang nghiên cứu là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này, người viết hi vọng sẽ góp phần nghiên cứu của mình trong việc khẳng định tài năng của Tố Hữu. 3. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu người viết hướng đến các mục đích sau: Nghiên cứu đề tài Câu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu, người viết có dịp đi sâu tìm hiểu và khám phá về câu hỏi tu từ trong tiếng Việt nói chung và câu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu nói riêng. Từ những công việc này, người viết thấy được cái hay sự độc đáo trong việc sử dụng các câu hỏi tu từ. Đồng thời, phát hiện được tài năng riê ng của nhà thơ Tố Hữu ở lĩnh vực này. 5
  16. Nghiên cứu đề tài này, người viết có dịp tìm tòi, sàng lọc và củng cố kiến thức về mặt ngôn ngữ. Từ đó, tạo tiền đề cho người viết có thể lĩnh hội các tác phẩm một cách sâu sắc hơn và rèn luyện cho mình khả năng phân t ích, sự nhạy bén khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Đây không chỉ là luận văn tốt nghiệp mà còn là một việc nghiên cứu khoa học nhỏ. Chính vì thế, người viết có cơ hội học hỏi về việc nghiên cứu khoa học. Cũng qua việc nghiên cứu khoa học này, người viết có thêm được một kĩ năng trong việc nhìn nhận và đánh giá các vấn đề về khoa học. 4. Phạm vi nghiên cứu Với thời gian và điều kiện cho phép, trong luận văn này, người viết xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và đi sâu vào cách vận dụng câu hỏ i tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu. Qua luận văn này, người viết sẽ trình bày cách phân loại câu hỏi tu từ và chỉ ra hiệu quả sử dụng câu hỏi tu từ trong việc hình thành nên phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Tố Hữu. Đối tượng chủ y ếu để người viết khảo sát và thực hiện đề tài là cuốn Tố Hữu toàn tập (tập 1) của nhà xuất bản Văn học, xuất bản năm 2009 và cuốn Tố Hữu Thơ và đời của nhà xuất bản Văn học. Tuy nhiên do tác phẩm thơ của nhà thơ Tố Hữu rất nhiều, trong khuôn khổ của một luận văn, người viết chỉ chọn hai tập thơ Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1947 – 1954). Sở dĩ người viết chọn hai tập thơ này là bởi lẽ: theo người viết đây là hai tập thơ thể hiện được tài năng, phong cách nghệ thuật, tình cảm mãnh liệt của nhà thơ. Thêm vào đó, đây cũng là hai tập thơ sử dụng lượng câu hỏi tu từ khá nhiều. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu , người viết đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp sưu tầm, tổng hợp: với phương pháp này, người viết tìm tòi và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ những tài liệu này, người viết có được cái nhìn khái quát về sự kế thừa mới mẻ trong khi nghiên cứu đề tài này. Phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại: với phương pháp này, người viết hệ thống các tài liệu, hệ thống và phân loại các câu hỏi tu từ trong hai tập thơ của nhà thơ Tố Hữu. Từ việc hệ thống và phân loại người viết thống kê và đánh giá 6
  17. phần trăm việc sử dụng các loại câu hỏi tu từ. Công việc này, giúp cho người viết có được cái nhìn chính xác và khoa học để khi phân tích và đánh giá về mục đích sử dụng câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu . Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp được người viết sử dụng để so sánh việc dùng câu hỏi tu từ giữa hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của chính nhà thơ Tố Hữu. Phương pháp phân tích: được người viết sử dụng để phân tích, nhằm chỉ ra những cái hay, cách độc đáo trong việc dùng câu hỏi tu từ của nhà thơ. Tìm ra được những nét khác biệt cũng như sự thay đổi trong cách dùng câu hỏi tu từ giữa hai tập thơ. Phương pháp này, được sử dụng để đánh giá mục đích trong việc sử dụng câu hỏi tu từ. Phương pháp lịch sử: thơ Tố Hữu gắn liền với mọi chặng đường cách mạng. Vì vậy, việc tìm hiểu câu hỏi tu từ trong thơ ông cũng g ắn liền với các mốc thời gian. Từ các mốc thời gian cho phép người viết hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các câu hỏi tu từ. Tất cả các phương pháp trên được người viết sử dụng tổng hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao trong luận văn của mình. 7
  18. Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÂU VÀ CÂU HỎI 1.1.1 Khái niệm về câu Từ những thế kỉ III – II trước công nguyên, học phái ngữ pháp Alê cxangđria đã nêu định nghĩa “ Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng chọn vẹn ”. [1; tr. 106]. Vì những lí do nhất định, mà trước hết là tính chất đơn giản, dễ hiểu và khá hoàn chỉnh của nó, định nghĩa về câu vừa nêu đã được thử thách qua hàng ngàn năm và cho đến ngày nay vẫn được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên về mặt nghiên cứu khoa học, việc định nghĩa câu k hông dừng lại ở đó. Đến nay số lượng định nghĩa về câu nhiều đến mức không dễ gì kiểm điểm lại. Mai Ngọc Chừ , trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việ t, đã định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất .” [3; tr. 285]. Tuy chưa có sự thống nhất chung, nhưng đây là khái niệm được các nhà ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất. 1.1.2 Khái niệm về câu hỏi và phân loại 1.1.2.1 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt 2) Khái niệm về câu hỏi Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Diệp Quang Ban có nhận định: “Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất đ ịnh.” [1; tr. 226]. Tác giả cho rằng câu nghi vấn tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương diện sau đây (trong sự đối chiếu với câu tường thuật): - Các đại từ nghi vấn, - Kết từ hay (với ý nghĩa lựa chọn), - Các phụ từ nghi vấn, - Các tiểu từ chuyên dụng, 8
  19. - Ngữ điệu thuần túy (chỉ kể các trường hợp không có các phương diện nêu trên). Phân loại về câu hỏi - Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn: “Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó n gay cả khi câu bị tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi. Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm .” [1; tr. 227]. Hỏi về người, vật, sự việc: Ai: hỏi về người Gì: hỏi về vật nói chung, hỏi chung về tính chất của vậ t. Nào: hỏi về thuộc tính được quy chiếu. Hỏi về số lượng, thứ tự: Số lượng: bao nhiêu, mấy. Thứ tự: thứ. Hỏi về thời gian: bao giờ, khi nào, chừng nào. Hỏi về không gian: ở đâu, chổ nào, đâu,… Hỏi về tính chất và cách thức: thế nào, sao . Hỏi về nguyên nh ân: vì sao, tại sao, sao . Hỏi về điều kiện, mục đích - Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn “hay”: “Câu nghi vấn có kết từ hay dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời một trong những đề nghị được đưa ra. Vì vậy kiểu câu nghi vấn này được gọi là câu nghi vấn lựa chọn. Nếu những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn đều không được lựa chọn thì phải trả lời bằng câu bác bỏ toàn bộ chúng .” [1; tr. 229] Ví dụ: Anh lấy quyển sách này hay quyển sách kia? Tôi không lấy quyển này. Tôi lấy quyển kia. Tôi lấy cả hai quyển. Tôi không lấy quyển nào cả. 9
  20. - Câu nghi vấn dùng phó từ : Để tạo câu nghi vấn, tiếng Việt sử dụng các cặp phó từ làm thành các khuôn nghi vấn sau đây, với nội dung hỏi khái quát có khác nhau: Có…không (hoặc có không) Có phải…không (hoặc có phải không) Hỏi về tính khẳng định/ tính phủ định Đã…chưa Hỏi về sự xảy ra/ còn không xảy ra: ... xong (hoặc rồi)… chưa hoặc… xong chưa Hỏi về tính hoàn thành/ không hoàn thành. - Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng : “Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, n ếu không được dùng kèm với các phương tiện khác thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi câu đứng riêng. Vậy ta có thể gọi đây là câu nghi vấn không rõ trọng điểm .” [1; tr. 232] Ví dụ: Hôm qua bác về nhà (đấy) à? Có thể trả lời ngoài ngữ cảnh và tình huống : Không, tôi về hôm chủ nhật tuần trước kia (trọng điểm hỏi: hôm qua) Phải, tôi về hôm qua (trọng điểm: hôm qua) Không, bác ấy về (trọng điểm: bác) Không, tôi lên chổ ông Năm. (trọng điểm: về nhà). Những tiểu từ chuyên dụng hay gặp là: à, ư, ạ, a, nhỉ, nhé, hả, hở, chứ, chớ. - Câu nghi vấn dùng ngữ điệu : “Tiếng Việt là một ngôn ngữ đa thanh, vì vậy việc sử dụng ngữ điệu để phân biệt câu theo mục đích nói khá là hạn chế.” [1; tr. 233] Ví dụ: Anh trình bày rõ thêm về từng nguy cơ. - Nguy cơ thứ nhất là… - Anh nói tiếp nguy cơ thứ hai. - Đó là lực lượng ... - Còn nguy cơ thứ ba? 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2