intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khỏe và đẹp với các loại củ quả

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

173
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khỏe và đẹp với các loại củ quả Không chỉ có những loại mỹ phẩm đắt tiền mới hỗ trợ làn da, chống lại sự lão hoá. Trên thực tế, rất nhiều loại củ quả có thể giúp chị em làm đẹp làn da mà không hề tốn tiền. 1. Làm đẹp da Đó là cà rốt, cà chua, đậu quả… Chất beta-carotene có trong cà rốt sẽ là “phấn nền” hoàn hảo, giúp gương mặt luôn rạng ngời. Trong khi đó cà chua và đậu quả lại giúp bảo vệ làn da chống lại một phần nhỏ những tác động xấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khỏe và đẹp với các loại củ quả

  1. Khỏe và đẹp với các loại củ quả Không chỉ có những loại mỹ phẩm đắt tiền mới hỗ trợ làn da, chống lại sự lão hoá. Trên thực tế, rất nhiều loại củ quả có thể giúp chị em làm đẹp làn da mà không hề tốn tiền. 1. Làm đẹp da Đó là cà rốt, cà chua, đậu quả… Chất beta-carotene có trong cà rốt sẽ là “phấn nền” hoàn hảo, giúp gương mặt luôn rạng ngời.
  2. Trong khi đó cà chua và đậu quả lại giúp bảo vệ làn da chống lại một phần nhỏ những tác động xấu của ánh nắng mặt trời nhưng đừng vì thế mà vô tư “tung tăng” dưới nắng nhé. 2. Chống lão hoá - Mầm lúa mỳ: Mầm lúa mỳ có tác dụng làm da săn chắc. Rất giàu các chất chống ôxy, đặc biệt là vitamin E, mầm lúa mỳ bảo vệ các tế bào da chống lại sự lão hoá. Ngoài ra, nó cũng rất giàu vitamin B, một loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Rất giàu canxi và mage, mầm lúa mỳ còn là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ của chị em. - Đậu tương: Rất giàu chất isoflavon, đậu tương rất hữu ích với chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh tim mạch... Ngoài ra, sử dụng đều đặn đậu tương giúp làn da của chị em luôn được tươi trẻ. 3. Da khoẻ mạnh Được sử dụng từ nhiều thế kỷ nay như một loại thuốc chữa bệnh ở Phương Đông, gừng là một trong những loại cây thu hút các nhà khoa học nhiều nhất. Các nghiên cứu đều cho thấy gừng giúp tăng sức khoẻ của cơ thể, giúp trí óc tập trung, và đặc biết giúp làn da khoẻ mạnh, hồng hào. Có thể sử dụng gừng riêng hoặc kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác trong việc chăm sóc da.
  3. Rau muống trị rôm sẩy, ngứa ngáy Theo y học cổ truyền, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Công dụng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong phòng và chữa bệnh. Xin giới thiệu một số công dụng dễ thực hành: Rắn cắn, ong chích: lấy rau muống tía bảy ngọn giã nhuyễn, vắt nước uống, bã đắp vào vết cắn. Rôm sẩy, mẩn ngứa ở trẻ em: dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm.
  4. Đau dạ dày, ợ chua, miệng khô đắng: rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia hai lần uống lúc đói. Ngộ độc thức ăn: giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi lại trong nhiều sách thuốc. Ngày nay, chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức thời nhằm hạn chế độc tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu gấp. Chảy máu cam, ho nôn ra máu, tiêu tiểu ra máu: giã rau muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay mật ong. Dùng khế chữa bệnh
  5. Người ta thường dùng khế làm các món ăn, nhưng ít ai biết những công dụng chữa bệnh từ khế. * Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế 12g, tẩm nước gừng, sao sắc uống. * Chữa sởi: Hoa khế 16g, rễ cây canh châu 16g, thái nhỏ, sao vàng sắc uống làm hai lần trong ngày. * Hoa khế được dùng với tác dụng thanh nhiệt sát khuẩn, giảm ho. Do vậy hoa khế hấp với đường phèn là một cách để chữa ho. * Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây khế đem cạo hết lớp vỏ xanh và rêu mốc bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, lấy 20g phối hợp với vỏ rễ đơn châu chấu 8 - 12g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa viêm họng, viêm amidan, ho lâu ngày; phối hợp với vỏ quýt lâu năm để chữa ho gà. * Lá khế 20g, rửa sạch, nấu nước uống ngày hai lần, mỗi lần nửa chén, chữa ho suyễn ở trẻ em. * Lá khế tươi 20g, giã với lá chanh 10g, thêm nước, gạn uống, chữa cảm nắng. * Lá khế dùng riêng hoặc phối hợp với lá muồng trầu 20g, giã nát, gói vào vải sạch, xát đều chữa lở. * Lá khế, lá chổi xuể, lá long não và lá thông, để tươi, nấu nước tắm chữa lở loét.
  6. * Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ, mỗi thứ 20g, lá lốt 10g, dùng tươi, giã nát, hòa với 200 ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống, thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc, chỉ uống 2 - 3 lần là khỏi. * Trong thời gian có dịch sốt xuất huyết, hằng ngày uống nước sắc lá khế 16g, lá dâu 12g, lá tre 12g, sắn dây 12g, mã đề 8g, sinh địa 8g, sẽ có tác dụng phòng bệnh. * Quả khế: Dùng riêng, nước ép quả khế uống hằng ngày cung cấp lượng vitamin C khá cao cho cơ thể chống bệnh viêm loét chân răng, và chữa ngộ độc. * Dùng phối hợp: 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng; đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn để chữa tiểu tiện không thông. * Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em, lấy quả khế 10g, lá dây đòn gánh 10g, lá ngải cứu 8g, lá nhọ nồi 8g, rễ táo rừng 6g, phơi khô, sao vàng sắc uống. * Phụ nữ sau khi sinh dùng nước sắc quả khế 20g với vỏ cây hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, uống rất tốt. * Nấu nước sắc quả khế cho đặc dùng rửa vết thương, mụn nhọt, lở loét. * Hạt khế 9 hạt, phơi khô, nhai nuốt nước là thuốc chữa đẻ khó, sót nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2