Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 6
lượt xem 10
download
Trong Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thực hiện Thuế giá trị gia tăng, phần II, mục 1.3, khoản c cũng quy định trường hợp xuất khẩu tại chỗ phải thanh toán qua ngân hàng và bằng ngoại tệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 6
- cho phép việc xuất khẩu tại chỗ được thanh toán bằng ngoại tệ. Trong Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thực hiện Thuế giá trị gia tăng, phần II, mục 1.3, khoản c cũng quy định trường hợp x uất khẩu tại chỗ phải thanh toán qua ngân hàng và bằng ngoại tệ. Trong khi đó, Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 15/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý ngoại hối lại quy định: mọi giao dịch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện qua ngân hàng và bằng đồng Việt Nam. Đó là một biểu hiện của sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc ban hành các văn bản p háp quy của các Bộ ngành, không có sự phối hợp với nhau. Điều đó dẫn tới thiệt hại và làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần sửa đổi lại quy định hướng dẫn thi hành Q uy chế quản lý ngoại hối, theo hướng: cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu có hoạt động xuất khẩu tại chỗ, thì có quyền được thanh toán qua ngân hàng b ằng tiền Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy theo sự cân đối và nhu cầu của doanh nghiệp. 3.3.2.5. Sửa đổi các quy định về tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài * Nguyên tắc nhất trí Nguyên tắc nhất trí được quy định lần đầu tiên trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 nhằm đảm bảo cho Bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh được quyền tham gia quyết định những vấn đề quan trọng, như: phương án sản xuất, kinh doanh dài hạn và hàng năm, ngân sách, vay nợ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp liên doanh; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng q uản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng, trong khi tỷ lệ vốn góp của Bên Việt Nam rất thấp. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã sửa đổi quy định này theo hướng thu hẹp phạm vi cần bảo đảm nguyên tắc nhất trí, chỉ áp dụng nguyên tắc này đ ối với một số vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 cũng đã bỏ quy định về ba phương pháp 76
- giải q uyết trong trường hợp không đạt được nguyên tắc nhất trí và dành cho doanh nghiệp quyền tự chủ giải quyết vấn đề này (Điều 14 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996). Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã sửa đổi quy định trên theo hướng tiếp tục hạn chế phạm vi áp dụng nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên, so sánh với pháp luật đầu tư nước ngoài của một số nước trên thế giới thì thấy rằng: việc quy định nguyên tắc nhất trí trong Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 vẫn chưa phù hợp với các nguyên tắc phổ biến về xí nghiệp liên doanh trên thế giới và trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp nước ta. Do vậy, theo các thông lệ quốc tế thì cần b ãi bỏ nguyên tắc nhất trí trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, chỉ cần b ảo đảm nguyên tắc nhất trí đối với vấn đề sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp. Theo thông lệ quốc tế, ai góp nhiều vốn, thì người đó đ ược nắm quyền đ iều hành doanh nghiệp. * Sửa đổi quy định về giảm vốn pháp định Điều 16 Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành quy định: "Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có th ể thấp hơn 30%, nhưng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định". Thực tiễn hoạt động đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, có những trường hợp bất khả kháng, dẫn đến việc doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nước ngoài buộc phải xin giảm vốn pháp định. Đó là các trường hợp sau đ ây: Thứ nhất, một trong các Bên trong doanh nghiệp liên doanh rút khỏi liên doanh vì những nguyên nhân nhất định, trong khi đó, các Bên còn lại có nguyện vọng vẫn tiếp tục duy trì ho ạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, doanh nghiệp liên doanh buộc phải giảm quy mô đầu tư so với kế hoạch đề ra ban đầu, bởi thị trường tiêu thụ sản phẩm đã có biến động theo 77
- hướng nếu cứ duy trì theo quy mô cũ, thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Thứ ba, vì những khó khăn về tài chính của các công ty mẹ, nên Bên nước ngoài buộc phải xin giảm vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những trường hợp trên, nguyện vọng của các doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nước ngoài xin giảm vốn pháp định là chính đáng và phải được các cơ q uan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận. Điều 34 Nghị định số 24 quy đ ịnh về cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định đã cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài được cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác. Việc giảm vốn pháp định nói trên phải đảm bảo điều kiện là không được làm tỷ lệ vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuống dưới mức q uy định, có nghĩa là không được thấp hơn 30% so với tổng vốn đầu tư, trường hợp đặc biệt không dưới 20%. 3.3.2.6. Vấn đề xử lý phá sản doanh nghiệp Trong những năm qua, khi việc giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là giải thể doanh nghiệp trước thời hạn, thường nảy sinh tình trạng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Theo quy đ ịnh hiện hành, hết thời hạn thanh lý thì các tranh chấp được chuyển cho Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào Luật Phá sản doanh nghiệp và Nghị đ ịnh 189/CP ngày 23/12/1996 quy đ ịnh chi tiết thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp, thì trên thực tế nhiều trường hợp chưa đủ căn cứ pháp lý để xử lý việc p há sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy đối tượng áp dụng luật này bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài có những đặc thù riêng, cần phải được q uan tâm xem xét cho thích hợp 3.3.2.7. Sửa đổi, bổ sung quy định về bảo đảm đầu tư 78
- Điều 66 Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành quy định: "căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ có thể ký các thỏa thuận với nhà đầu tư nước ngoài hoặc đưa ra các biện pháp bảo lãnh về đầu tư". Quy định này chưa làm cho các nhà đầu tư các dự án lớn như dự án dầu khí N am Côn sơn, Dự án điện BOT Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2... yên tâm, vì theo thông lệ quốc tế, các nước thường quy định bảo lãnh của Nhà nước, chứ không quy định bảo lãnh của Chính phủ. Họ lý giải rằng Hiến pháp quy định tài nguyên, khoáng sản... trên lãnh thổ Việt Nam là thuộc sở hữu Nhà nước, đồng thời quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Như vậy, những giá trị vật chất cơ bản là do Nhà nước nắm giữ. Nhưng Luật Đầu tư nước ngoài lại quy định là Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Vậy, Chính phủ có gì đ ể bảo lãnh? Đồng thời, Nhà nước thì tồn tại lâu dài, còn Chính phủ thì có thể thay đổi. Tất nhiên, chúng ta đ ều hiểu, Chính phủ cũng là đ ại diện cho Nhà nước. Do đó, quy định này có nghĩa là Chính phủ đại diện cho Nhà nước Việt Nam đứng ra bảo lãnh. Nhưng p hía các nhà đầu tư nước ngoài khó hiểu vai trò này của Chính phủ. Họ luôn yêu cầu phải có sự bảo lãnh của Nhà nước chứ không phải là của Chính phủ như hiện nay. Hơn nữa, các dự án BOT này toàn là những dự án lớn, có ý nghĩa đối với nền kinh tế. 3.3.2.8. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc gia nhập Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài không phải chỉ nhằm thực hiện cam kết trong các điều ước quốc tế, mà là một giải pháp nằm trong chủ trương chung của Nhà nước ta về cải thiện môi trường đ ầu tư và chủ động hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập được thực hiện theo các hướng sau đây: Thứ nhất, điều chỉnh các quy định về thành lập, tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiến tới thực hiện đối xử quốc gia 79
- đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cam kết có liên quan trực tiếp đến các quy định của pháp luật đầu tư nước ngo ài hiện hành. Do vậy, việc thực hiện các cam kết này đòi hỏi phải đ iều chỉnh một số quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài về hình thức góp vốn, huy động vốn, tỷ lệ góp vốn, chuyển nhượng vốn và nguyên tắc nhất trí trong doanh nghiệp liên doanh. Trừ cam kết liên quan đ ến hình thức góp vốn, toàn bộ các cam kết này phải được thực hiện với thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa K ỳ có hiệu lực. Thứ hai, điều chỉnh các cam kết về việc thực hiện chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư và chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã luật hóa quy định về chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư và chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư, nhưng không quy định cụ thể đối tượng, phạm vi cũng như nội dung của các chế độ này. Để có thời gian rút kinh nghiệm việc triển khai chế độ đăng ký cấp giấy p hép đầu tư đã được quy định cụ thể tại Nghị định 24 và Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 cho phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, cần sửa đổi Nghị định nói trên với các q uy định có tính nguyên tắc sau đây: Một là, công bố rõ ràng, công khai điều kiện cấp phép đối với tất cả các dự án đầu tư. Khi đáp ứng các điều kiện này, nhà đầu tư được cấp giấy phép mà không buộc phải thực hiện bất kỳ yêu cầu nào khác. Hai là, từng bước mở rộng phạm vi các dự án được thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư theo hướng: - Chỉ áp dụng các tiêu chí thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đã cam kết gồm: các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất; các dự án có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu 50%; các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu USD. - Trong vòng từ 2 - 3 năm, mở rộng chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với tất cả các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất khác không phụ thuộc vào quy 80
- mô vốn đầu tư, trừ các dự án phải thực hiện chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Thứ ba, điều chỉnh các cam kết về việc xóa bỏ một số điều kiện đầu tư và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thứ tư, điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trường và dành quy chế đối x ử quốc gia cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Những cam kết về vấn đề này có liên quan trực tiếp đến các quy định của p háp luật về điều kiện đầu tư hoặc hành nghề của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Phần lớn các vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản dưới luật do Chính phủ hoặc các Bộ, ngành quản lý kinh tế, kỹ thuật ban hành. Vì vậy, hướng điều chỉnh những cam kết này là rà soát toàn bộ các văn bản pháp quy của các ngành có liên quan về đ iều kiện đầu tư hoặc hành nghề của các doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết của Nhà nước ta. 81
- Kết luận 1. Là một bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài có vị trí độc lập tương đối trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống và có mối quan hệ hữu cơ với các đạo luật của nhiều ngành luật trong hệ thống đó. N ghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngo ài tại V iệt Nam cho thấy, pháp luật đầu tư nước ngoài đã thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, tạo dựng một khung pháp lý cơ bản, điều chỉnh hoạt động đầu tư trong nước cũng như đ ầu tư nước ngoài, trên cơ sở quán triệt quan điểm "mở cửa", hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Những đóng góp của hoạt động đầu tư vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - x ã hội của đất nước là một minh chứng khẳng định vai trò tích cực của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 2. N ghiên cứu thực trạng sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy, từ năm 1977 cho đến nay, pháp luật đầu tư nước ngo ài đã luôn luôn được hoàn thiện, tạo dựng được khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, trên cơ sở quán triệt quan điểm m ở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, về cơ bản phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Những đóng góp của đầu tư nước ngoài vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước là một minh chứng khẳng định vai trò tích cực của pháp luật đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ra đ ời trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đang diễn ra rất nhanh chóng và nhiều đạo luật về kinh tế đã được ban hành và thường x uyên có sự bổ sung, sửa đổi, nên pháp luật đầu tư nước ngo ài cũng đã bộc lộ m ột số hạn chế như: không ít quy định còn chồng chéo, không thống nhất, thiếu tính đồng bộ và chưa rõ ràng. Tình trạng trên cùng với việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật Đầu tư nước ngoài của các Bộ, ngành có liên quan đ ã tạo nên sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, ảnh hưởng đ ến hiệu quả của pháp luật đầu tư nước ngoài. 82
- 3. Đ ể chủ động hội nhập có hiệu quả, cần nỗ lực chủ quan rất lớn và phải có kế hoạch tổng thể tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng lộ trình hợp lý và chương trình hành động trong từng thời kỳ, phát huy quyền chủ động của các cấp, các ngành. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi m ỗi quốc gia phải phát triển hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật đầu tư nước ngoài nói riêng để tương đồng với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây có thể nói là yêu cầu mang tính khách q uan, bởi lẽ nếu ta không phát triển hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật đầu tư nước ngàoi nói riêng, thì nước ta rất khó hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngo ài là một nhu cầu có tính khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu mới, tạo môi trường pháp lý ổn đ ịnh, thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư vào đầu tư tại Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định, đặc biệt phải quán triệt đường lối, chính sách của Đảng về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài trong thời gian tới là đ ổi mới thêm một bước hành lang pháp lý và cải thiện môi trường đầu tư với ba mục tiêu: tháo gỡ kịp thời những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép và đang hoạt động; thu hút nhiều dự án đầu tư mới, với chất lượng cao hơn; đưa các quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài xích gần thêm một bước với các quy định của pháp luật đ ầu tư trong nước, tiến tới một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo thế chủ động trong hội nhập quốc tế. 83
- Danh mục Tài Liệu THAM Khảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Báo cáo tổng kết tình hình đầu tư nước 1. ngoài năm 1996, 2000, 2002. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), “Tăng cường sự hấp dẫn của môi trường 2. đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cộng đồng châu Âu đồng tổ chức, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb 3. Thống kê, Hà Nội. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 4. th ứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 5. th ứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, H à Nội. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 6. th ứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. TS. Lê Đăng Doanh - TS. Nguyễn Minh Tú (chủ biên) (2001), Tăng trưởng 7. kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991 đ ến nay - kinh nghiệm của các nước ASEAN, Nxb Lao động, Hà Nội. H iến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc 8. gia, Hà Nội. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà 9. Nội. 10. Luật Phá sản doanh nghiệp (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Luật Thương mại (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Luật Doanh nghiệp (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. TS. Nguyễn Minh Mẫn (1996), Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, H à Nội. 14. TS. V ũ Trường Sơn (1996), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng 84
- kinh tế ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Hà Nội. 15. TS. Lê Mạnh Tuấn (1996), Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện khung pháp lu ật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, H à Nội. 16. PGS.TS Chu H ồng Thanh (1993), Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án phó tiến sĩ luật học, H à Nội. 17. N guyễn Như ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 18. TS. Hoàng Phước Hiệp (1996), Cơ chế điều chỉnh pháp luậ t trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ luật học, Hà Nội. 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 3
15 p | 144 | 22
-
Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 2
15 p | 124 | 13
-
Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 1
15 p | 121 | 11
-
Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 4
15 p | 106 | 9
-
Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 5
15 p | 86 | 9
-
Hiệp định khung ngày 4 tháng 11 năm 2002 về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
23 p | 52 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn