intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam thực trạng và những việc cần làm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu thực trạng, những thách thức, yêu cầu cũng như những việc cần làm để đưa Luật Kế toán vào cuộc sống, để kiểm toán nội hoạt động có hiệu lực, có hiệu quả ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam thực trạng và những việc cần làm

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM PGS.TS Đặng Văn Thanh Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Trước yêu cầu của cải cách thể chế và đổi mới nền kinh tế sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ (KTNB) đã hình thành và là đòi hỏi cấp thiết trong quản lý tài chính Nhà nước, kiểm tra và kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp (DN). Đến nay, KTNB đã được quy định mang tính pháp lý trong Luật Kế toán 2015. Chính phủ giao cho Bộ Tài chính soạn thảo quy chế và văn bản hướng dẫn về KTNB, trong quá trình triển khai các quy định Luật Kế toán 2015. Cần thấy rõ thực trạng, những thách thức, yêu cầu cũng như những việc cần làm để đưa Luật Kế toán vào cuộc sống, để KTNB hoạt động có hiệu lực, có hiệu quả ở Việt Nam. Từ khóa: KTNB, Internal Audit. Thực ra, KTNB đã hình thành ở Việt Nam khá sớm, nhưng không được quan tâm và không vận hành một cách có hiệu quả. Cách đây hơn 30 năm (từ năm 1986), cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, nhiều thể chế kinh tế, trong đó có các thể chế tài chính, các công cụ quản lý kinh tế - tài chính đã đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện, góp phần tích cực hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Ở tầm quốc gia, Nhà nước đã kiên quyết từ bỏ cách quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế bằng biện pháp hành chính, mà chuyển dần sang quản lý nền kinh tế bằng luật pháp và sử dụng có hiệu quả các công cụ, các biện pháp kinh tế. Theo nguyên tắc hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường, các tổ chức kinh tế, DN phải tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Để có được những quyết định đúng, để tồn tại và phát triển, an toàn và chiến thắng trong kinh doanh. Nhà nước đã và đang cố gắng tạo dựng một môi trường pháp lý rõ ràng, bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Hệ thống tài chính, quản lý tài chính nhà nước, tài chính DN đã được đổi mới. Hệ thống kế toán, kể cả kế toán nhà nước, kế toán DN đã được cải cách triệt để và đổi mới toàn diện từ năm 1995 theo yêu cầu kinh tế thị trường và từng bước hòa nhập, hội tụ với chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế. Hệ thống kiểm toán được hình thành và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Kiểm toán độc lập hình thành từ 1991, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) hình thành từ năm 1994, KTNB hình thành năm 1997. Trong đó, KTNN, kiểm toán độc lập đã phát triển mạnh mẽ, tạo lập vị trí vững chắc trong nền kinh tế, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, minh bạch hóa tài chính nhà nước và tài chính DN. Có thể đánh giá, Hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam đã chuyển đổi khá nhanh từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và phát triển đúng hướng, vững chắc trong nền kinh tế đa sở hữu, hội nhập và mở cửa. Nhưng rất đáng tiếc là KTNB đã hình thành nhưng hoạt động không có hiệu quả, không duy trì được. Điều đáng buồn là, Quyết định số 832 TC/QĐ của Bộ Tài chính về 4
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KTNB ban hành đang đi vào cuộc sống, dù rất khó khăn, nhưng đã được không ít Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp, Công ty,… hưởng ứng và vận hành. Nhưng vì nhiều lý do, rồi chính Bộ Tài chính lại ban hành quyết định dừng áp dụng Quyết định 832. Tất cả là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, về tác dụng và bản chất của KTNB trong một nền kinh tế tự do cạnh tranh, mở cửa và hội nhập. Kể cả nhận thức của các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý nhà nước, làm công tác hoạch định chính sách, đang mang nặng tư duy quản lý của thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và bao cấp. Hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gần 100% là DN Nhà nước, là xí nghiệp quốc doanh, với 12 000 DN Nhà nước và một vài DN vừa được Cổ phần hóa, kinh tế tư nhân hầu như chưa phát triển là cản trở quan trọng cho hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và KTNB tồn tại trong những DN mà người quản lý đều là viên chức Nhà nước làm công ăn lương. Quá sốt ruột với thực trạng quản lý kinh tế - tài chính, quá tiếc nuối cho một công cụ hữu hiệu trong quản trị kinh tế tài chính quốc gia, cũng như từng tổ chức kinh tế, trước hết và trực tiếp là các tổ chức tài chính nhà nước, một lần nữa quy định về KTNB được đưa vào một điều trong Luật KTNN năm 2005 (Điều 6). Với mong muốn, tài chính nhà nước, tiền của dân của nước phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay trong quá trình tập trung, phân phối sử dụng ở từng đơn vị, từng tổ chức. Đồng thời, hy vọng KTNB sẽ trở thành cánh tay nối dài của KTNN. Nhưng rất buồn, sau gần 10 năm thực hiện Luật KTNN, điều quy định này vẫn không được triển khai trong thực tế. Đến năm 2015, Luật Kế toán được Quốc hội thông qua, có một điều quy định về KSNB và KTNB. Vai trò và vị trí của KTNB trong các tổ chức kinh tế tài chính lại được quan tâm, có ai đó và những ai đó đã thấy sự cần thiết của công cụ này vì sự an nguy của nền tài chính, của các hoạt động tài chính. Tất nhiên cũng có câu hỏi, vì sao lại quy định kiểm toán trong Luật Kế toán? Luật Kế toán (số 88) được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017. Nhưng cho đến nay (8/2018), Chính phủ (trực tiếp là Bộ Tài chính) vẫn chưa có văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện. Các tổ chức kinh tế chưa triển khai thi hành nội dung này của Luật. Nhiều cơ sở đào tạo (kể cả các trường Đại học kinh tế) chưa có nội dung này trong chương trình đào tạo. Lại một lần nữa có sự nghi ngờ về tính khả thi của Luật cũng như tính nghiêm minh của Luật pháp Việt Nam. Đây cũng là thách thức cho Việt Nam, khi vận hành hệ thống KSNB và KTNB. Thách thức lớn nhất vẫn là nhận thức, chưa có sự nhận thức đúng mức và đầy đủ về KTNB. Biết là không có KSNB và KTNB sẽ mất đi sự kiểm soát cần thiết các gian lận và sai sót trong quản lý kinh tế tài chính, mất đi khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý, nhưng tâm lý và ý chí chưa muốn hoặc chưa thể chấp nhận sự kiểm soát mang tính tự nhiên đối với các quyết định và hành vi trong quản lý. Đồng thời, phần lớn chưa thấy hết trách nhiệm giải trình và lợi ích trong từng chức năng, từng vị trí công việc. Trên thực tế, nhiều DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng thương mại và nhiều tổ chức tài chính đã quan tâm vận hành hệ thống KSNB, tổ chức KTNB vì sự an toàn, vì hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh. Phần lớn các tổ chức tài chính nhà nước, các DN nhà nước và có vốn thuộc sở hữu nhà nước chưa vận hành hệ thống KSNB và tổ chức KTNB. Vì vậy, tình trạng gian lận, chiếm đoạt, lãng phí tài sản chưa được ngăn chặn, hiệu quả kinh doanh thấp. 5
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Vấn đề đặt ra là từng DN, từng tổ chức tài chính cần hình thành và duy trì một hệ thống KSNB hữu hiệu, đặc biệt là hệ thống KTNB làm nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tài chính, kế toán, mà ở đó không chỉ nhấn mạnh hậu kiểm mà quan trọng hơn là kiểm soát trước và trong quá trình hoạt động. Trong cơ chế hạch toán kinh tế, tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN càng cao, hiệu quả kinh doanh của DN càng lớn thì nền kinh tế xã hội, nền tài chính quốc gia mới có chỗ dựa vững chắc và ngày càng lớn mạnh. Nếu không đảm bảo được tính độc lập của DN, thì DN không thể là nền tảng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính cạnh tranh và hòa nhập vào các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và thế giới. Nền tài chính quốc gia Việt Nam sẽ phải dựa vào một hệ thống DN (Nhà nước, tư nhân, cổ phần,...) có trình độ kỹ thuật cao để tăng thu nhập quốc dân, phát triển sản xuất, xuất khẩu được nhiều hàng hóa, có nguồn thu ngoại tệ lớn và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài ngày một nhiều. Để DN có thể tồn tại và phát triển một cách vững chắc theo hướng này phải thực hiện kiểm toán, trong đó có KTNB. Đưa được KTNB vào quy định Luật là một thành công và bước tiến quan trong, nhưng triển khai trong thực tế còn là việc rất khó khăn, cần rất nhiều công sức, trí tuệ và sự quyết tâm của cả xã hội. Tôi cho rằng, cần phải làm ngay những việc sau đây: Trước hết, cần tăng cường tuyên truyền và thống nhất nhận thức về KSNB và KTNB, công cụ kiểm soát, sức đề kháng cần thiết không thể thiếu trong từng tổ chức, từng đơn vị. Cần phải hiểu, KTNB là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo, của các nhà quản lý để kiểm soát, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của DN, của các tổ chức tài chính, đánh giá và điều chỉnh chiến lược hoạt động, chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. KTNB cũng là công cụ để phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Có thể nói, KTNB là công cụ giúp cho lãnh đạo DN phân tích hoạt động đầu tư, kinh doanh, kiểm soát, đánh giá các chiến lược phát triển kinh doanh của DN, các hành vi quản lý. KTNB cung cấp các căn cứ để lãnh đạo điều hành hoạt động, điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo vệ an toàn tài sản và chiếm lĩnh được thị trường. KTNB là công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động của DN ở từng bộ phận, ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau quá trình kinh doanh. KTNB là một công việc thường xuyên theo yêu cầu và chỉ đạo của lãnh đạo DN. Ở nước ta, các tổ chức tài chính, các DN còn thiếu hệ thống phân tích chức năng, do đó việc tổ chức bộ phận KTNB ở các đơn vị là hết sức đúng đắn và cần thiết. KTNB là tai mắt cho đơn vị. Mục đích của KTNB là tạo ra công cụ để phân tích toàn bộ hoạt động chiến lược, để rút kinh nghiệm trong quản lý, trong điều hành. Đồng thời, đề ra chiến lược phát triển của riêng bản thân DN. Thông qua hoạt động kiểm toán mà kiểm soát hoạt động tài chính của tổ chức, của DN, đảm bảo chi tiêu có lợi, tiết kiệm, minh bạch về số liệu kế toán. Tóm lại, KTNB có hai chức năng lớn là: - Phân tích chiến lược hiện tại và dự đoán tương lai. - Quản trị rủi ro và Kiểm soát hoạt động tài chính. 6
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Cùng với Kiểm toán độc lập, KTNB sẽ giúp cho đơn vị, cho DN có thể công khai Báo cáo tài chính với độ tin cậy và củng cố lòng tin, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý. Thứ hai, cần tách bạch KTNB trong các DN và KTNB trong các tổ chức nhà nước, các DN nhà nước, Trong các DN, KTNB vì quyền lợi sống còn của các DN, các DN tổ chức KTNB trên cơ sở tự nguyện và trên cơ sở nhận thức sự cần thiết của nó, vì chính sự an toàn tài sản, tài chính và vì lợi ích của chính DN. Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và khuyến khích các DN, các nhà quản lý tổ chức và vận hành có hiệu quả hệ thống KSNB và tổ chức KTNB phù hợp cho từng loại hình, từng quy mô hoạt động của DN, hướng dẫn nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ kiểm toán viên nội bộ. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính nhà nước, các DN có vốn sở hữu của nhà nước phải áp đặt mang tính bắt buộc, phải thiết lập hệ thống KSNB, thiết lập KTNB. Bởi vì, ở các tổ chức này là tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích theo luật pháp, có hiệu quả. Các nhà quản lý, các đại diện chủ sở hữu có nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý và sử dụng theo chức năng giao phó và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát theo chế định của nhà nước ngay từ khâu huy động, tập trung, phân bổ và phân phối cho đến khâu sử dụng và bảo toàn phát triển nguồn lực. Cần có hai nghị định riêng biệt của Chính phủ, để quy định và hướng dẫn Điều 29, của Luật Kế toán 2015. Thứ ba, cần khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện về KSNB và KTNB. Các trường đại học cần sớm đưa nội dung môn học KTNB vào chương trình đào tạo, trước mặt là môn học cho các chuyên ngành đào tạo quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tiến tới có thể là một chuyên ngành đào tạo riêng về kiểm soát, KTNB. Tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán cần phối hợp với các Trường Đại học để hoàn thiện và chính thức hóa chương trình đào tạo, chuẩn hóa chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ. Thứ tư, sớm hình thành và thừa nhận nghề nghiệp kiểm tra, kiểm soát và KTNB trong nền kinh tế thị trường. Với một nền kinh tế có hàng triệu các tổ chức hành chính, sự nghiệp, tổ chức tài chính nhà nước, hàng triệu DN thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ rất cần một đội ngũ kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ có đầy đủ năng lực, kiến thức nghiệp vụ và phẩm chất bản lĩnh cần thiết. Đây là đội ngũ các kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp. Cần sớm tạo dựng đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp và thành lập tổ chức nghề nghiệp kiểm toán viên nội bộ ở Việt Nam. Thứ năm, Đề cao vai trò trách nhiệm của KTNN, trong việc hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của KTNB ở các cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị hành chính nhà nước. KTNB phải là cánh tay nối dài của KTNN và trở thành một hoạt động không thể tách rời của hoạt động KTNN. Hoạt động tài chính nhà nước và hoạt động tài chính trong các DN nhà nước phải được kiểm soát trước và ngay trong quá trình huy động nguồn lực, phân bổ và sử dụng tài chính nhà nước tại từng đơn vị chứ không chỉ kiểm tra, kiểm soát sau khi hoạt động tài chính đã diễn ra. Tóm lại, có nhiều việc phải làm nhưng việc thiết lập và vận hành KTNB là việc làm cấp thiết, để lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, để hạn chế gian lận, sai sót trong hoạt động tài chính ở từng đơn vị cơ sở, ở từng hoạt động nghiệp vụ. Đồng thời, KTNB góp phần tăng cường quản trị rủi ro, xây dựng và vận hành chiến lược hoạt động của từng tổ chức trong 7
  5. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam nền kinh tế thị trường năng động và đầy những bất trắc. Hy vọng, công cụ thiết yếu này của nền kinh tế thị trường sẽ được vận hành có hiệu quả ở Việt Nam. ------------------------------ Tài liệu tham khảo 1. Luật Kế toán số 88 năm 2015. 2. Quyết định số 832 TC/QĐ /CĐKT ngày 28/10/1997: Quy chế KTNB, TS. Nguyễn Sinh Hùng. 3. Khẩn trương tổ chức KTNB ở Việt Nam - Tạp chí Kế toán, 7/1997. 4. TS AJ. Purcell FCPA, CPA Australia: KTNB, các bước xây dựng. 5. PGS.TS. Đặng Văn Thanh: KTNB - Công cụ kiểm soát thiết yếu ------------------------------ . 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0