Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN THỨC VÀ SỰ TUÂN THỦ CỦA BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN<br />
BỊ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN PASTEUR<br />
TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Minh Ngọc*, Bùi Hữu Hoàng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Nhiễm virus viêm gan B (VGB) mạn có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan vào<br />
khoảng 15-40% người nhiễm bệnh. Do đó, người nhiễm virus mạn cần khám định kỳ mỗi 6 tháng để tầm soát<br />
biến chứng.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và xác định tỷ lệ tuân thủ theo dõi bệnh của bệnh nhân người lớn nhiễm<br />
virus VGB mạn.<br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang<br />
Kết quả: 90,3% bệnh nhân (BN) biết rằng virus VGB có khả năng lây nhiễm, 58,5% biết hơn hai nguồn lây<br />
trở lên. 94,3% BN biết có thể phòng ngừa lây nhiễm bằng vaccin. 84,6% BN biết vaccin nên tiêm cho tất cả trẻ<br />
em mới sinh ra. 90,3% BN biết khi nhiễm virus VGB có nhiều biến chứng. 53,5% người biết bệnh VGB không<br />
thể điều trị khỏi hoàn toàn. 79,3% biết rằng ở người nhiễm virus VGB mạn nên theo dõi bệnh định kỳ mỗi 6<br />
tháng. 63,8% BN thực thiện tuân thủ theo dõi bệnh định kỳ. Có mối liên quan giữa tuân thủ và tái khám, ở<br />
những người có kiến thức về thời gian theo dõi bệnh và biến chứng của bệnh, tuân thủ cao hơn có ý nghĩa thống<br />
kê so với nhóm không có kiến thức. 63,5% BN cho biết đã từng sử dụng thuốc. 63,8% biết thông tin về bệnh<br />
VGB từ bác sỹ.<br />
Kết luận: Kiến thức về biến chứng và thời gian theo dõi bệnh rất quan trong đối với người nhiễm virus<br />
VGB mạn. Bác sỹ giữ vai trò quan trọng trọng việc nâng cao kiến thức của người bệnh. Theo dõi bệnh định kỳ<br />
giúp tầm soát và xử trí sớm biến chứng.<br />
Từ khóa: Virus viêm gan B (HBV), người mang virus VGB mạn, kiến thức, tuân thù.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE KNOWLEDGE AND COMPLIANCE OF THE CHRONIC HEPATITIS B VIRUS ADULT<br />
CARRIERS FOLLOWING UP AT PASTEUR INSTITUTE OF HO CHI MINH CITY<br />
Nguyen Minh Ngoc, Bui Huu Hoang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 291 - 295<br />
Background: Chronic Hepatitis B virus (HBV) can lead to liver failure, cirrhosis or hepatocellular<br />
carcinoma in approximately 15 to 40 percent of infected persone. Patients should be followed up regularly every 6<br />
months to find out and control the complcations of the disease.<br />
Objectives: To assess the knowledge and compliance rate of the chronic HBV adult carriers.<br />
Method: Cross sectional and interview based.<br />
Results: 90.3% of patients knew that HBV can transmit from infected to unifected person, 58.5% of them<br />
were aware more than 2 modes of transmission. 94.3% of patients knew that HBV can be prevented by<br />
vaccination, 84.6% of them answered that vaccin should be used for newborn baby. 90.3% of patients knew that<br />
* Phòng khám Viện Pasteur Tp. HCM ** Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Minh Ngọc, ĐT: 0989352571, Email: ngocnmdl@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
291<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
HBV have a lot of complications. 53.5% of them knew that HBV infection can not be completely eradicated,<br />
79.3% of patients knew that the carriers should be followed up regularly every 6 months. 63.8% of them visited<br />
their doctor regularly. The patients have knowledge of the disease frequented to their doctor more than the others.<br />
63.5% of patients have taken medication in the past. 63.8% of them got informations from their doctor.<br />
Conclusions: Knowledge about complications of the disease and the follow up time is very important.<br />
Doctor take the important role of increasing the level of patient’s awareness. Following up is helpful for screening<br />
and controlling the complications of disease.<br />
Key words: Hepatitis B virus (HBV), carriers, knowledge, compliance<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
VGB là một bệnh nhiễm do virus VGB gây<br />
ra. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng<br />
trên phạm vi toàn cầu với hơn 2 tỉ người bị phơi<br />
nhiễm(2). Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế<br />
Giới, hiện nay có khoảng 300-400 triệu người<br />
nhiễm HBV mạn(1). Hằng năm, khoảng 1-2 triệu<br />
người chết vì VGB mạn diễn tiến đến xơ gan và<br />
ung thư gan(3).<br />
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị nào tỏ<br />
ra thật sự hiệu quả đối với bệnh VGB. Tuy<br />
nhiên, ở giai đoạn dung nạp miễn dịch, nhiễm<br />
virus không có triệu chứng, người bệnh chỉ cần<br />
theo dõi định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị<br />
sớm các biến chứng. Kể từ khi bắt đầu được<br />
chẩn đoán, hoặc đang được điều trị, người<br />
nhiễm virus VGB mạn cần được theo dõi định<br />
kỳ suốt đời, kể cả những người không có triệu<br />
chứng (4). Để có chương trình giáo dục sức khỏe<br />
phù hợp, chúng ta cần có nghiên cứu khảo sát<br />
kiến thức và sự tuân thủ theo dõi bệnh của<br />
người nhiễm virus VGB mạn.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định tỷ lệ bệnh nhân người lớn bị nhiễm<br />
virus VGB mạn có kiến thức đúng, tuân thủ<br />
đúng việc theo dõi bệnh theo chỉ định của bác sỹ<br />
và những yếu tố liên quan đến việc theo dõi<br />
bệnh đúng lịch.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân người lớn có kiến<br />
thức đúng về bệnh VGB: tác nhân gây bệnh, đường<br />
lây nhiễm, cách phòng ngừa, mức độ nguy hiểm,<br />
thời gian theo dõi, khả năng điều trị bệnh.<br />
<br />
292<br />
<br />
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng<br />
việc theo dõi bệnh VGB.<br />
- Khảo sát mối liên quan giữa việc theo<br />
dõi bệnh đúng lịch với kiến thức và với các đặc<br />
điểm của bệnh nhân.<br />
- Khảo sát các nguồn thông tin về bệnh VGB.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại<br />
phòng khám Viện Pasteur TPHCM<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các BN người lớn đã được chẩn đoán có<br />
nhiễm virus VGB mạn, chưa dùng thuốc kháng<br />
virus, đến khám tại phòng khám Viện Pasteur<br />
TPHCM, với cỡ mẫu là 400 BN<br />
<br />
- Tiêu chí chọn vào<br />
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi đến khám tại phòng<br />
khám Viện Pasteur trong thời điểm lấy mẫu<br />
nghiên cứu, đã có xét nghiệm HBsAg(+) ít nhất<br />
hai lần cách nhau ít nhất sáu tháng, chưa sử<br />
dụng thuốc kháng virus; men ALT, AST có thể<br />
bình thường hoặc tăng.<br />
<br />
- Tiêu chí loại trừ<br />
- Không hợp tác trả lời các câu hỏi.<br />
- Người trả lời bị bệnh tâm thần hoặc chậm<br />
phát triển.<br />
- Không phỏng vấn lại nếu gặp bệnh nhân<br />
lần 2 trong quá trình điều tra.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
- Không phải trực tiếp bệnh nhân đến tư vấn<br />
kết quả.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành nghiên cứu<br />
Thiết kế bảng câu hỏi theo yêu cầu, tiến<br />
hành phỏng vấn với bảng câu hỏi.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- Kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm virus<br />
VGB: 94,3% biết bệnh VGB có thể phòng ngừa<br />
được. Trong đó, 79,3% cho rằng tốt nhất là<br />
chủng ngừa. 84,6% biết chủng ngừa được thực<br />
hiện cho tất cả trẻ mới sinh.<br />
<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
<br />
- Kiến thức về tính nguy hiểm của virus<br />
VGB: 90,2% biết nhiễm virus VGB nguy hiểm.<br />
Số người biết hai biến chứng trở lên là 52,6%.<br />
Trong đó, 86,9% biết virus VGB có thể gây viêm<br />
gan mạn. 90,6% biết virus có thể gây xơ gan,<br />
94,2% biết virus có thể gây ung thư gan. 42,6%<br />
cho rằng virus VGB có thể chuyển thành VGC(!).<br />
<br />
- Tuổi: 18-29 tuổi 41%,≥ 30 tuổi 59%. Tuổi<br />
trung bình: 33,8. Tỷ lệ nam/nữ tương đương<br />
(5/4,8)<br />
<br />
- Kiến thức về thời gian theo dõi định kỳ<br />
bệnh VGB: 79,3% biết cần theo dõi định kỳ 6<br />
tháng một lần. Tỷ lệ này chưa cao.<br />
<br />
- Học vấn: cấp 2, cấp 3 (62%), đại học (22%),<br />
cấp 1 (6%), sau đại học (1.3%).<br />
<br />
- Kiến thức về khả năng điều trị bệnh: 53,5%<br />
người biết bệnh VGB chỉ có thể điều trị hạn chế<br />
tác hại của virus.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Nhập liệu trên Epidata 3.1, xử lý dữ liệu<br />
bằng phần mềm STATA 10.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
- Nghề nghiệp: làm ở cơ quan (49,3%), nghề<br />
tự do(50,7%).<br />
- Kinh tế: trung bình trở lên: 92%, khó khăn<br />
8%.<br />
- Nơi cư trú: thành thị: 75,3%, nông thôn:<br />
24,7%.<br />
<br />
Đặc điểm về thời gian người bệnh biết bị<br />
nhiễm virus VGB mạn<br />
57,7% : có thời gian phát hiện bệnh 13 tháng<br />
-5 năm; 13,5% phát hiện bệnh từ 6 tháng đến 12<br />
tháng. Số người biết nhiễm virus 5-10 năm:<br />
19,8%, Trên 10 năm: 9%.<br />
<br />
Kiến thức của người nhiễm virus VGB<br />
mạn về bệnh VGB<br />
- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh :<br />
46,5% biết đúng nguyên nhân bệnh do virus.<br />
- Kiến thức về tính lây nhiễm của virus:<br />
90,3% biết virus VGB có khả năng lây. Trong đó<br />
91,1% biết virus lây qua đường máu hoặc tiêm<br />
chích không an toàn; 84,8% biết virus có thể lây<br />
qua đường tình dục; 85,3% biết virus lây qua<br />
đường mẹ truyền sang con khi sanh. Đáng lưu ý<br />
có 34,1% cho rằng virus có thể lây qua ăn uống;<br />
19,9% nghĩ virus có thể lây theo đường hô hấp.<br />
58,5% biết đúng hai đường lây trở lên.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Tóm lại, những kiến thức cơ bản về đường<br />
lây, cách phòng ngừa, các biến chứng của bệnh<br />
người bệnh biết khá tốt do đã được tuyên truyền<br />
khá rộng rãi, điều này giúp giảm sự lây truyền<br />
bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, đối tượng đã<br />
bị nhiễm virus cần biết thêm về khả năng điều<br />
trị bệnh, diễn tiến của bệnh và thời gian theo dõi<br />
bệnh để khống chế các biến chứng bất lợi có thể<br />
xảy ra.<br />
<br />
Vấn đề tuân thủ theo dõi bệnh<br />
63,8% theo dõi bệnh đều mỗi 6 tháng -1 năm;<br />
23,5% theo dõi bệnh 1-2 năm/lần; 12,7% rất hiếm<br />
hoặc hoàn toàn không theo dõi bệnh.<br />
<br />
Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ theo<br />
dõi bệnh đúng lịch<br />
- Mối liên quan của yếu tố thời gian phát<br />
hiện bệnh đến việc tuân thủ:<br />
Yếu tố<br />
<br />
Thời<br />
gian<br />
phát<br />
hiện<br />
<br />
Tuân thủ Không tuân RR (khg<br />
P<br />
thủ n (%)<br />
tin cậy<br />
n (%)<br />
95%)<br />
0,728 0,0013<br />
6th-1<br />
45<br />
9 (17,7%)<br />
(0,629năm (83,3%)<br />
>1<br />
210<br />
136 (39,3%) 0,843)<br />
năm (60,7%)<br />
<br />
Những người có thời gian phát hiện bệnh<br />
lâu trên 1 năm ít tuân thủ hơn người mới phát<br />
<br />
293<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
hiện bệnh 0.728 lần có ý nghĩa thống kê<br />
(p=0,0013).<br />
Như vậy, có hơn ½ số người nhiễm virus<br />
không theo dõi bệnh định kỳ, số này lại rơi vào<br />
những người mới phát hiện bệnh. Có lẽ do thời<br />
gian đầu theo dõi bệnh nhưng chưa cần điều trị<br />
nên họ cho rằng các biến chứng có thể không<br />
xảy ra với mình. Đây là một suy nghĩ sai lầm cần<br />
được loại bỏ. Biến chứng của bệnh VGB có thể<br />
xảy ra bất cứ lúc nào và bất kể thời gian nào, do<br />
đó vấn đề theo dõi bệnh không chỉ đặt ra giai<br />
đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh mà nên được<br />
thực hiện suốt đời.<br />
<br />
-Mối liên quan giữa tuân thủ với kiến thức<br />
Kiến<br />
thức<br />
<br />
Tuân thủ n Không tuân RR (khoag<br />
p<br />
(%)<br />
thủ n (%)<br />
tin cậy<br />
95%)<br />
0,014<br />
1,419<br />
Biết Đúng<br />
236<br />
123(34,3%)<br />
(1,012có<br />
(65,7%)<br />
1,988)<br />
nguy Không 19(46,4%) 22(53,6)<br />
hiểm đúng<br />
0,050<br />
1,163<br />
Biết Đúng<br />
135<br />
57 (29,4%)<br />
(0,997hơn 2<br />
(70,3%)<br />
1,355)<br />
nguy Không 101(60,5%) 66 (39,5%)<br />
hiểm đúng<br />
Thời Đúng<br />
223<br />
94 (29,6%)<br />
gian<br />
(70,4%)<br />
theo Không 32 (38,5%) 51 (61,5%)<br />
dõi đúng<br />
<br />
1,825<br />
(1,3782,416)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Những người biết về các biến chứng của<br />
bệnh, biết đúng về thời gian theo dõi bệnh có sự<br />
tuân thủ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
nhóm không có kiến thức. Các kiến thức về<br />
nguyên nhân gây bệnh, khả năng lây của bệnh<br />
không ảnh hưởng đến tuân thủ. Do đó, trong lúc<br />
tư vấn bác sỹ cần nhấn mạnh đến các biến<br />
chứng có thể xảy ra và cung cấp cho người bệnh<br />
thời gian tối thiểu để tái khám đúng lịch.<br />
<br />
Các thông tin liên quan đến vấn đề sử<br />
dụng thuốc của người bệnh<br />
63,5% người bệnh cho biết họ đã từng sử<br />
dụng thuốc. Các thuốc người bệnh sử dụng có<br />
thể là thuốc nam, thuốc bắc, lá cây (48,8%);<br />
thuốc trợ gan (74,4%). Bác sỹ kê toa (77,6%),<br />
<br />
294<br />
<br />
nghe theo các bệnh nhân đã điều trị (21,3%),<br />
theo quảng cáo (7,9%); tự tìm hiểu, do người nhà<br />
chỉ dẫn (24%).<br />
Các con số này cho thấy việc điều trị bệnh<br />
VGB hiện nay rất phức tạp, ai chỉ dẫn như thế<br />
nào là người bệnh cũng có thể điều trị theo.<br />
Thuốc nam, thuốc bắc không phải là vô hại, đó<br />
là những loại không có nguồn gốc rõ ràng, đã có<br />
trường hợp bị viêm gan do thuốc. Chưa kể nếu<br />
người bệnh uống thuốc kháng virus khi chưa có<br />
chỉ định vừa tốn kém vừa làm cho vấn đề kháng<br />
thuốc càng trở nên phức tạp.<br />
<br />
Tỷ lệ các nguồn thông tin người bệnh đã<br />
tiếp cận để tìm hiểu về bệnh VGB<br />
Nguồn thông tin<br />
Radio<br />
Tivi<br />
Sách báo<br />
Bác sỹ<br />
Nguời quen<br />
Internet<br />
Nguồn khác (tờ rơi…)<br />
<br />
Tần suất<br />
134<br />
293<br />
258<br />
255<br />
204<br />
123<br />
5<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
33,5<br />
73,3<br />
64,5<br />
63,8<br />
51,0<br />
30,7<br />
1,3<br />
<br />
Ngày nay, bệnh nhân có thể tìm hiểu thông<br />
tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin này<br />
có thể đúng hoặc sai. Để hạn chế các thông tin<br />
sai, cần đẩy mạnh cung cấp thông tin qua các<br />
kênh chính thống. Trong nghiên cứu này, người<br />
bệnh nhận thông tin từ bác sỹ là ít nhất so với<br />
các nguồn thông tin chính thống. Các phương<br />
tiện thông tin đại chúng luôn chiếm ưu thế trong<br />
việc cung cấp thông tin, nhất là các kiến thức cơ<br />
bản. Tuy nhiên, đối với người đang bị nhiễm<br />
virus, vai trò của bác sỹ rất quan trọng giúp họ<br />
hiểu rõ tình trạng của mình. Trong tình hình<br />
chung của tất cả các bệnh viện, bác sỹ có ít thời<br />
gian để tư vấn cho từng người bệnh, do vậy, cần<br />
có sự hỗ trợ từ các nguồn khác như tổ chức các<br />
câu lạc bộ bệnh nhân viêm gan, in tờ rơi, phát tài<br />
liệu nhỏ (brochure)… để phổ biến kiến thức.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
VGB là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các<br />
nguy cơ có thể xảy ra khi nhiễm virus VGB bao<br />
gồm viêm gan cấp, xơ gan, ung thư gan nguyên<br />
phát(3). Hiện nay, vấn đề điều trị bệnh còn nhiều<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
hạn chế. Tuy nhiên, các biến chứng bệnh có thể<br />
được xử trí tốt nếu phát hiện sớm. Nghiên cứu<br />
chỉ ra những người biết bệnh càng lâu càng ít<br />
theo dõi bệnh. Vì các biến chứng bệnh có thể xảy<br />
ra bất cứ lúc nào, bác sỹ phải cung cấp và giáo<br />
dục để người bệnh nâng cao nhận thức chung<br />
và hiểu rõ mục đích của việc theo dõi bệnh định<br />
kỳ giúp phát hiện và xử trí sớm biến chứng.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương (2000), Viêm gan siêu vi<br />
B từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr<br />
10-83.<br />
Lavanchy DD (2004), HepatitisB virus epidemiology, disease<br />
burden, treatment, and current and emerging prevention and<br />
control measures. J. Viral Hepat; Vol 11, pp: 97-107.<br />
Lee WM (1997), Hepatitis B virus infection, N Eng J Med;Vol<br />
337,pp: 1733-45.<br />
Sorrell, MF. Belongia,EA. Costa,J Gareen,IF. Grem JL.,<br />
Inadomi, JM. Kern,ER. McHugh,JA. Petersen,GM. Rein, MF.<br />
Strader,DB. Trotter HT. (2009), Management of Hepatitis B,<br />
National Institutes of Health Consensus Development<br />
Conference Statement, Vol.150, N. 2, pp.104-110.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
295<br />
<br />