Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN THỨC VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN CỦA HỌC SINH ‐ SINH VIÊN <br />
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG NĂM HỌC 2012‐2013 <br />
Trần Thanh Hải*, Tạ Văn Trầm** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về tình dục an toàn ở học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang <br />
năm học 2012 ‐ 2013 <br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. <br />
Kết quả: 74,7% học sinh sinh viên biết rằng tình dục an toàn là không để nhiễm bệnh lây truyền qua đường <br />
tình dục; 71,6% sử dụng bao cao su và 85,5% biết rằng tình dục an toàn là không để mang thai ngoài ý muốn. <br />
Về biện pháp tránh thai: 89,2% học sinh sinh viên cho rằng sử dụng bao cao su, 69,3% uống thuốc tránh thai, <br />
52,7% đặt dụng cụ tử cung, 46,5% tiêm thuốc tránh thai. Có 94,5% học sinh sinh viên biết được HIV/AIDS lây <br />
truyền qua đường tình dục; giang mai là 71,7%; lậu 65,2%; viêm gan siêu vi B 40,8%; Chlamydia 27% và thấp <br />
nhất là herpes 16,4%. <br />
Kết luận: Kiến thức của học sinh sinh viên về tình dục an toàn là tương đối tốt. <br />
Từ khóa: Tình dục an toàn, biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục. <br />
<br />
ASTRACT <br />
KNOWLEDGE OF SAFE SEX OF STUDENTS <br />
IN TIEN GIANG MEDICAL COLLEGE SCHOOLYEAR 2012‐2013 <br />
<br />
Tran Thanh Hai, Ta Van Tram* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 25 ‐ <br />
30 <br />
Objective: Survey of knowledge about safe sex in students of Tien Giang Medical College school year 2012 <br />
– 2013. <br />
Method: Cross‐ sectional. <br />
Results: 74.7% students to know that safe sex is not infected through sexual contact, 71.6% used condoms <br />
and 85.5% said that safe sex is not to unintended pregnant. On contraception: 89.2% said to use condoms, oral <br />
contraception 69.3%, 52.7% placed IUD, contraceptive injection 46.5%. There are 94.5% students to know <br />
HIV/AIDS is transmitted through sexual contact, syphilis 71.7%, gonorrhea 65.2%, hepatitis B 40.8%, <br />
Chlamydia 27%, herpes 16.4%. <br />
Conclusion: Knowledge of safe sex of students is relatively well. <br />
Keywords: Safe sex, contraception, sexual transmitted disease. <br />
chỉ đúng khi có tình dục an toàn (TDAT) và tình <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
dục lành mạnh. Tình dục lành mạnh là thiên về <br />
Tình dục là một nhu cầu sinh lý tự nhiên của <br />
đạo đức. Tình dục lành mạnh khuyên mỗi con <br />
con người. Nhu cầu đó cũng cần thiết như <br />
người cần chung thủy với người mình yêu, chỉ <br />
những nhu cầu khác của con người như: Ăn, <br />
sinh hoạt với một bạn tình duy nhất. TDAT là <br />
uống, ngủ. Tình dục là một phần làm cho cuộc <br />
tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý <br />
sống con người hạnh phúc hơn. Những điều đó <br />
muốn và lây nhiễm các bệnh lây truyền qua <br />
<br />
* Trường Cao Đẳng Y tế Tiền Giang. <br />
<br />
** Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. <br />
<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm, ĐT: 0913771779, Email: tavantram@gmail.com. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
25<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
đường tình dục (BLTQĐTD). Như vậy TDAT có <br />
nghĩa là những việc làm hướng tới bảo vệ cơ thể, <br />
tình thần. Và nếu không thực hiện tốt sẽ dẫn đến <br />
nhiều hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, TDAT <br />
là vấn đề luôn được sự quan tâm của xã hội, <br />
những kiến thức về TDAT không nên coi là một <br />
vấn đề tế nhị, kín đáo mà cần được tìm hiểu một <br />
cách nghiêm túc. Cùng với xu hướng phát triển <br />
và hội nhập thế giới, giới trẻ ngày nay nói chung <br />
với giới trẻ Việt Nam nói riêng có quan niệm <br />
hiện đại thông thoáng trong cái nhìn về tình yêu <br />
đôi lứa cũng như chuyện quan hệ tình dục <br />
(QHTD). Chính vì vậy, những kiến thức về <br />
TDAT và lành mạnh càng cần thiết hơn bao giờ <br />
hết. Những hậu quả về TDAT thì rất nhiều <br />
người biết đến, song phải làm sao để phòng <br />
tránh những hậu quả khi QHTD thì không phải <br />
ai cũng có kiến thức. Tuy nhiên, hiện tại, kiến <br />
thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV <br />
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác <br />
vẫn còn hạn chế và không có sự cải thiện đáng <br />
kể. Chỉ có 13‐17% thanh niên có câu trả lời đúng <br />
về thời điểm dễ thụ thai trong một chu kỳ kinh <br />
nguyệt, khoảng 1/4 số thanh niên được hỏi <br />
không chắc chắn về các biện pháp phòng chống <br />
lây nhiễm HIV khác nhau. Một nghiên cứu khác <br />
cho thấy chỉ có 20,7% thanh niên sử dụng bao <br />
cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên (2,4,10). <br />
Báo cáo của Tổng cục dân số, Bộ Y Tế cho thấy <br />
nữ giới tuổi vị thành niên chiếm hơn 20% các <br />
trường hợp nạo phá thai ở Việt Nam, một trong <br />
những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên <br />
thế giới. Trong khi đó, chỉ có khoảng 33% <br />
trường THPT có đưa giáo dục giới tính vào <br />
giảng dạy cho học sinh(4,11). Trước tình hình đó, <br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát <br />
kiến thức về tình dục an toàn ở HSSV Trường <br />
Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm học 2012 ‐ 2013” <br />
nhằm làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, giáo <br />
dục sức khỏe về tình dục an toàn cho HSSV nhà <br />
trường. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
Xác định tỉ lệ HSSV Trường Cao Đẳng Y Tế <br />
Tiền Giang có kiến thức đúng về tình dục an <br />
toàn. <br />
Khảo sát kiến thức của HSSV Trường Cao <br />
đẳng Y Tế Tiền Giang về các bệnh lây truyền <br />
qua đường tình dục. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Mô tả cắt ngang. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
HSSV năm thứ 1 Trường Cao Đẳng Y Tế <br />
Tiền Giang năm học 2012 – 2013. <br />
<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu <br />
Theo công thức n = Z12−α / 2<br />
<br />
π (1 − π )<br />
d2<br />
<br />
<br />
<br />
Với: π tỉ lệ ước lượng (chọn π = 0,5 để cho có <br />
cỡ mẫu lớn nhất). <br />
d: sai số biến thiên của ước lượng (d=0,05). <br />
Z: phân vị tại 1‐α/2 của phân phối chuẩn = 1,96. <br />
N = 385. <br />
Chúng tôi lấy toàn bộ HSSV Trường Cao <br />
đẳng Y tế Tiền Giang năm thứ 1, năm học 2012‐<br />
2013 gồm các khối Điều dưỡng, y sĩ, dược, hộ <br />
sinh (N=750). <br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu <br />
Tiêu chí đưa vào <br />
Tất cả HSSV năm 1 đang học tại Trường Cao <br />
đẳng Y tế Tiền Giang đồng ý tham gia nghiên <br />
cứu. <br />
Tiêu chí loại ra <br />
HSSV nghỉ học ngay thời điểm phỏng vấn, <br />
HSSV không đồng ý tham gia nghiên cứu. <br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Dùng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. <br />
Người thu thập sẽ thực tập phỏng vấn trước <br />
vấn đề để thống nhất tất cả những chi tiết trong <br />
bảng câu hỏi. <br />
<br />
Phương pháp xử lí số liệu <br />
<br />
26<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
Số liệu thu thập được xử lí thông qua bảng <br />
phân phối tần số và những biểu đồ trên phần <br />
mềm SPSS. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 750 học <br />
sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Y tế Tiền <br />
Giang năm thứ 1, năm học 2012 – 2013 và ghi <br />
<br />
Kiến thức về tình dục an toàn của HSSV<br />
<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu <br />
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu. <br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
Không để mang thai ngoài ý muốn<br />
<br />
364 48,5<br />
<br />
Không để nhiễm BLTQĐTD<br />
<br />
560 74,5<br />
<br />
Sử dụng BCS khi quan hệ tình dục<br />
<br />
537 71,6<br />
<br />
Kiến thức của HSSV về các bệnh lây truyền <br />
qua đường tình dục <br />
Bảng 4. Kiến thức đúng của HSSV về các <br />
BLTQĐTD. <br />
Kiến thức về tình dục an toàn của HSSV<br />
HIV/AIDS<br />
Giang mai<br />
Lậu<br />
Viêm gan siêu vi B<br />
Chlamydia<br />
Herpes<br />
<br />
nhận được kết quả như sau: <br />
<br />
Đặc điểm<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Ngành học<br />
Y sĩ<br />
Điều dưỡng trung học<br />
Dược sĩ trung học<br />
Cao đẳng điều dưỡng<br />
Dược tá chính qui<br />
Địa chỉ<br />
Thành thị<br />
Nông thôn<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Chưa có gia đình<br />
Có gia đình<br />
Tình trạng yêu đương<br />
Có người yêu<br />
Chưa có người yêu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
N<br />
694<br />
538<br />
489<br />
306<br />
203<br />
123<br />
<br />
%<br />
92,5<br />
71,7<br />
65,2<br />
40,8<br />
27,0<br />
16,4<br />
<br />
N (750)<br />
<br />
%<br />
<br />
236<br />
514<br />
<br />
31,5<br />
68,5<br />
<br />
315<br />
147<br />
142<br />
113<br />
33<br />
<br />
42,0<br />
19,6<br />
18,9<br />
15,1<br />
4,4<br />
<br />
216<br />
534<br />
<br />
28,8<br />
71,2<br />
<br />
705<br />
45<br />
<br />
94,0<br />
6,0<br />
<br />
Quan điểm của HSSV về QHTD trước hôn <br />
nhân. <br />
<br />
399<br />
351<br />
<br />
53,2<br />
46,8<br />
<br />
Bảng 6. Quan điểm về QHTD trước hôn nhân của <br />
HS‐SV. <br />
<br />
Quan điểm về QHTD tuổi HSSV. <br />
<br />
Kiến thức về an toàn tình dục và bệnh lây <br />
truyền qua đường tình dục của HSSV <br />
Mức độ hiểu biết của HSSV về TDAT <br />
Bảng 2. Mức độ hiểu biết của HSSV về TDAT. <br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
Có nghe về TDAT<br />
<br />
705<br />
<br />
94,0<br />
<br />
Không nghe về TDAT<br />
<br />
45<br />
<br />
6,0<br />
<br />
Kiến thức về tình dục an toàn của học sinh, <br />
sinh viên. <br />
Bảng 3. Tỉ lệ HSSV có kiến thức đúng về tình dục an <br />
toàn. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Kiến thức về tình dục an toàn của HSSV<br />
QHTD tuổi HSSV là sớm<br />
QHTD tuổi HSSV là bình thường<br />
Không có ý kiến<br />
<br />
Kiến thức về tình dục an toàn của HSSV<br />
Không nên QHTD<br />
Có thể QHTD<br />
Không biết<br />
<br />
N<br />
%<br />
360 48,0<br />
254 33,9<br />
136 18,1<br />
<br />
N<br />
419<br />
219<br />
112<br />
<br />
%<br />
55,9<br />
29,2<br />
14,9<br />
<br />
Bảng 7. Kiến thức của HSSV về các BPTT. <br />
<br />
chiếm đa số (94,0%). <br />
<br />
N<br />
<br />
Bảng 5. Quan điểm về QHTD tuổi HSSV. <br />
<br />
Kiến thức của HSSV về các biện pháp <br />
tránh thai <br />
<br />
* Nhận xét: Tỉ lệ HSSV có nghe về TDAT <br />
<br />
Kiến thức về tình dục an toàn của HSSV<br />
<br />
Khi đặt câu hỏi “Theo bạn, quan hệ tình dục <br />
tuổi HSSV có sớm hay không ?”, chúng tôi thu <br />
được kết quả như sau: <br />
<br />
%<br />
<br />
Biện pháp tránh thai<br />
Bao cao su<br />
Dụng cụ tử cung<br />
Uống thuốc tránh thai<br />
Tiêm thuốc tránh thai<br />
<br />
N<br />
669<br />
395<br />
520<br />
349<br />
<br />
%<br />
89,2<br />
52,7<br />
69,3<br />
46,5<br />
<br />
Nguồn thông tin TDAT mà HSSV nhận <br />
được <br />
Bảng 8. Nguồn thông tin TDAT mà HSSV nhận <br />
được. <br />
<br />
27<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Nguồn thông tin<br />
Thầy cô<br />
Sách báo<br />
Internet<br />
Tivi<br />
Bạn bè<br />
Gia đình<br />
<br />
N<br />
644<br />
537<br />
490<br />
407<br />
404<br />
403<br />
<br />
%<br />
85,9<br />
71,6<br />
65,3<br />
62,7<br />
53,9<br />
53,5<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Về tình trạng yêu đương: Tỉ lệ HSSV có <br />
người yêu nhiều hơn chưa có người yêu. Kết <br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so <br />
với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trường <br />
(11) trên đối tượng học sinh phổ thông với tỉ lệ <br />
học sinh có người yêu là 17,8% và chưa có người <br />
yêu là 82,2%. Điều này cũng phù hợp với đặc <br />
điểm phát triển về tâm sinh lý của HSSV. <br />
<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu <br />
<br />
Mức độ hiểu biết của HSSV về TDAT <br />
<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi nữ <br />
chiếm tỉ lệ cao hơn nam, tỉ lệ nữ: nam là 2:1, điều <br />
này cũng phù hợp với đặc điểm phân bố giới <br />
tính trong trường Y tế, phù hợp với nghiên cứu <br />
khác. Trong nghiên cứu của Châu Ngọc Thủy (1) <br />
tỉ lệ nữ, nam lần lượt là 86,71% và 13,29%. <br />
<br />
Tỉ lệ HSSV có nghe về TDAT chiếm đa số <br />
(94,0%). Vì HSSV được tiếp cận với nhiều nguồn <br />
thông tin khác nhau: như sách báo, internet, <br />
những chuyên mục tư vấn riêng dành cho nhiều <br />
lứa tuổi, ngoài ra ở các trường hiện nay đã lồng <br />
ghép chương trình giáo dục giới tính ở các <br />
trường phổ thông, mà quan trọng hơn là do <br />
HSSV được phỏng vấn đang học chuyên ngành <br />
Y dược nên đã có kiến thức tốt về TDAT. Kết <br />
quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác <br />
giả Trịnh Thị Bích Phượng (11) chỉ có 66,9% học <br />
sinh được giáo dục giới tính về tình dục an toàn <br />
<br />
Về phân bố HSSV theo ngành học: Tỉ lệ <br />
ngành y sĩ chiếm cao nhất (42,0%), kế đến là <br />
điều dưỡng trung học (19,6%), thấp nhất là dược <br />
tá chính qui (4,4%). Sự phân bố không đồng đều <br />
giữa các ngành là do sở thích của các bạn và đáp <br />
ứng theo chỉ tiêu của trường đề ra mỗi năm <br />
nhằm đáp ứng đủ nhân lực của ngành và nhu <br />
cầu của xã hội. <br />
Phần lớn HSSV có địa chỉ ở nông thôn nhiều <br />
hơn là thành thị, trong đó: Nông thôn đa số với <br />
534 HSSV chiếm 71,2%; thành thị thấp hơn với <br />
216 HSSV chiếm 28,8%. Điều này cũng phù hợp <br />
vì tỉnh Tiền Giang là một tỉnh miền Tây Nam <br />
Bộ, thành phần kinh tế chủ yếu là nông nghiệp <br />
nên HSSV đa số xuất thân từ gia đình nông <br />
thôn, phù hợp với nghiên cứu của Châu Ngọc <br />
Thủy (1) tỉ lệ HSSV ở nông thôn và thành thị lần <br />
lượt là 84,81% và 15,19%. <br />
Về tình trạng hôn nhân: Tỉ lệ HSSV chưa có <br />
gia đình chiếm đa số (94,0%). Điều này hoàn <br />
toàn hợp lý vì đa số là các HSSV vừa mới tốt <br />
nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên có 6% <br />
HSSV đã có gia đình chủ yếu là hệ trung cấp là <br />
do hình thức tuyển sinh Trung cấp chuyên <br />
nghiệp của nhà trường là xét tuyển dựa vào <br />
điểm thi tốt nghiệp THPT nên mọi đối tượng <br />
đều có quyền đăng ký xét tuyển. Vì vậy sẽ có <br />
nhiều HSSV lớn tuổi đăng ký học các ngành <br />
trung cấp chuyên nghiệp. <br />
<br />
28<br />
<br />
Kiến thức về tình dục an toàn của học sinh, <br />
sinh viên. <br />
Đa số HSSV có nhận thức đúng thế nào là <br />
TDAT đặc biệt là vấn đề không để nhiễm <br />
BLTQĐTD và sử dụng BCS. Tuy nhiên vẫn còn <br />
tỉ lệ khá lớn HSSV còn thiếu kiến thức về tình <br />
dục an toàn, đặc biệt là kiến thức vê TDAT là <br />
không để mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy, cần <br />
tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ <br />
sinh sản cho HSSV nhà trường dù rằng đây vấn <br />
đề tế nhị, nhạy cảm và luôn là khó khăn trong <br />
giáo dục truyền thông nhằm giúp HSSV có kiến <br />
thức, thái độ, hành vi đúng về sức khỏe sinh sản, <br />
giúp HSSV có những suy nghĩ và hành động có <br />
lợi cho sức khỏe, góp phần đào tạo nguồn nhân <br />
lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp <br />
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. <br />
<br />
Kiến thức của HSSV về các bệnh lây <br />
truyền qua đường tình dục. <br />
Trong một nghiên cứu trên đối tượng là <br />
học sinh trung học phổ thông của tác giả <br />
Nguyễn Văn Trường (6) cũng cho thấy các học <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
sinh có hiểu biết tốt về các BLTQĐTD mà <br />
nhóm nghiên cứu đưa ra, với tỉ lệ có hiểu biết <br />
tốt về các bệnh đó như sau: Bệnh lậu (78%), <br />
bệnh giang mai (81,6%), HIV (97,2%). Như vậy <br />
có thể thấy rằng, đa số HSSV có kiến thức khá <br />
tốt về các BLTQĐTD thông thường và phổ <br />
biến, tuy nhiên một số bệnh khác như nhiễm <br />
Chlamydia, Herpes tỉ lệ hiểu biết là không cao <br />
lắm, đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong <br />
công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh <br />
sản cho đối tượng này. <br />
<br />
Quan điểm về QHTD tuổi HSSV. <br />
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có tỉ <br />
lệ không nhỏ HSSV (33,9%) cho là QHTD tuổi <br />
HSSV là bình thường. Và đây cũng là vấn đề <br />
đáng quan tâm vì lứa tuổi HSSV thì nhiệm vụ <br />
chính vẫn là nhiệm vụ học tập, QHTD quá sớm <br />
khi chưa được chuẩn bị tốt các kiến thức về <br />
TDAT, tình dục lành mạnh và nhất là khi chưa <br />
kết hôn sẽ có thể mang đến nhiều hệ lụy khôn <br />
lường cả về thể chất lẫn tinh thần của HSSV (3,5). <br />
<br />
Quan điểm của HSSV về QHTD trước <br />
hôn nhân <br />
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn <br />
Nghị (5) trên 9220 trẻ vị thành niên, kết quả cho <br />
thấy phần lớn vị thành niên không đồng tình <br />
với QHTD trước kết hôn, chiếm 78,5% và có <br />
21,5% trẻ vị thành niên đồng ý QHTD trước <br />
hôn nhân. Một nghiên cứu khác của tác giả <br />
Nguyễn Thị Oanh(7) cho thấy mức độ đồng ý <br />
sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân của <br />
thanh niên trên địa bàn TP. Đà Nẵng là 96 <br />
người ‐ chiếm 46,2% ít hơn so với những người <br />
không muốn sống cuộc sống tình dục tiền hôn <br />
nhân là 112 – chiếm 53,8%, nhưng mức độ <br />
chênh lệch là không quá lớn. <br />
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì <br />
tỉ lệ đồng ý QHTD trước hôn nhân là 29,2% cao <br />
hơn tác giả Nguyễn Văn Nghị (8) nhưng thấp <br />
hơn tác giả Nguyễn Thị Oanh (4). Như vậy, có thể <br />
thấy rằng giới trẻ ngày nay có cái nhìn cởi mở <br />
hơn về tình yêu, tình dục. <br />
<br />
Kiến thức của HSSV về các biện pháp <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tránh thai <br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi phần <br />
lớn các HSSV biết về các BPTT, trong đó, đa số <br />
HSSV ủng hộ việc sử dụng bao cao su (89,2%). <br />
Tương tự như trong nghiên cứu của tác giả <br />
Nguyễn Văn Trường (6) trên đối tượng học sinh <br />
phổ thông trung học, kết quả cho thấy các em có <br />
hiểu biết khá tốt về các BPTT, có 88,7% HS nam <br />
và 91,7% HS nữ có hiểu biết tốt (biết từ 5 biện <br />
pháp trở lên). Các HS có hiểu biết cao về các biện <br />
pháp truyền thống đã được tuyên truyền thực <br />
hiện trong nhiều năm qua như bao cao su <br />
(90,2%), dụng cụ tử cung (81,3%), thuốc uống <br />
tránh thai (85,8%); tuy nhiên các biện pháp tránh <br />
thai hiện đại gần đây mới được áp dụng thì HS <br />
hiểu biết còn ít: Thuốc tiêm (35,8%); thuốc cấy <br />
(18,8%), biện pháp khác (25,5%). <br />
<br />
Nguồn thông tin TDAT mà HSSV nhận <br />
được <br />
Như vậy, tỉ lệ HSSV được biết thông tin <br />
TDAT từ thầy cô là cao nhất (85,9%) bởi một <br />
điều thuận lợi là HSSV đang học trong trường <br />
chuyên ngành về y dược nên những nội dung về <br />
sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản luôn có <br />
trong chương trình học chính khóa. Như vậy có <br />
thể thấy, thầy cô và nhà trường đóng vai trò vô <br />
cùng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức <br />
về TDAT cho HSSV, cho nên cần phải chú trọng <br />
và tăng cường hơn nữa vai trò của thầy cô trong <br />
công tác này nhằm cung cấp đầy đủ những kiến <br />
thức cần thiết về TDAT cho HSSV (10,12). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Kiến thức của HSSV về tình dục an toàn <br />
Có 94% HSSV có nghe về tình dục an toàn, <br />
6% HSSV không nghe gì về tình dục an toàn. <br />
74,7% HSSV biết rằng tình dục an toàn là <br />
không để nhiễm bệnh lây truyền qua đường <br />
tình dục; 71,6% sử dụng bao cao su và 85,5% biết <br />
rằng tình dục an toàn là không để mang thai <br />
ngoài ý muốn. <br />
29,2% HSSV nghĩ rằng có thể quan hệ tình <br />
dục trước hôn nhân. <br />
<br />
29<br />
<br />