intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp) xuất phát từ kinh chính. A. HỆ THỐNG ĐẶC BIỆT VỀ LỤC HỢP Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau: - Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy). - Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhau ở xương mu. - Túc dương minh (Vị) và túc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 1)

  1. KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp) xuất phát từ kinh chính. A. HỆ THỐNG ĐẶC BIỆT VỀ LỤC HỢP Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau: - Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy). - Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhau ở xương mu.
  2. - Túc dương minh (Vị) và túc thái âm (Tỳ) hợp nhau ở bẹn. - Thủ thái dương (Tiểu trường) và thủ thiếu âm (Tâm) hợp nhau ở khóe mắt trong. - Thủ thiếu dương (Tam tiêu) và thủ quyết âm (Tâm bào) hợp nhau ở dưới xương chũm. - Thủ dương minh (Đại trường) và thủ thái âm (Phế) hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể. B. VAI TRÒ SINH LÝ 1. Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể: Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra, kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và kinh dương trong cơ thể, nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các kinh dương.
  3. Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn, đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ, sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt, cổ hay gáy và nối với các đường kinh dương. Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào/ra (ly/hợp) của các đường kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thống sau này phức tạp hơn hệ thống ở chân và tay. Nói khác đi, các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh chính mà cả với kinh biệt. Kinh biệt có vai trò hỗ trợ, phụ, bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh biệt, chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh mạch trong thân thể. Trong những vùng mà 12 kinh chính không phân bố đến thì 12 kinh biệt nối liền chúng lại. - Ví dụ 1: Lý thuyết YHCT rất chú trọng đến mối quan hệ giữa Tâm và Thận. Khảo sát 12 kinh chính chúng ta thấy sự tuần hành của kinh túc thiếu âm Thận có đến Tâm, ngược lại kinh chính thủ thiếu âm Tâm lại không có phân bố đến Thận.
  4. Thế nhưng, kinh biệt túc thái dương Bàng quang có con đường vào Bàng quang, tán ra ở Thận rồi lại bố tán ở Tâm. Đây chính là con đường đã nối liền quan hệ giữa Tâm và Thận. - Ví dụ 2: Vị có ảnh hưởng đến Tâm. Thiên Nghịch điệu luận, Tố vấn có nêu: “Vị bất hòa thì ngủ không yên giấc”. Khảo sát 12 kinh chính, ta thấy Vị kinh không có nhánh đến Tâm và ngược lại kinh chính Tâm cũng không có nhánh đến Vị. Nhưng nếu khảo sát hệ thống kinh biệt thì thấy kinh biệt Vị có đến Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông được con đường nối liền giữa Tâm và Vị. Nhờ thế mà phương pháp hòa vị khí để an tâm thần là có cơ sở. 2. Các kinh chính âm: Các kinh chính âm (ngoại trừ kinh túc quyết âm Can lên đến đỉnh đầu và kinh Tâm lên đến vùng mặt) đều có ảnh hưởng trên đầu và mặt, dù lộ trình của nó tận cùng ở ngực và hầu. Lý do là các kinh biệt âm đều chạy đến cổ hay mặt và nối với các kinh biệt dương. Các kinh chính dương ở vùng đầu mặt như vậy đã nhận được khí huyết từ các kinh biệt âm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2