intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh doanh có cần tử tế?

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

103
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hẳn các bạn còn nhớ thứ tự các nghề trong xã hội xưa: sĩ – nông – công – thương. Ngay cả trong thời điểm này, hầu hết các bậc phụ huynh đều không coi kinh doanh hay làm chủ doanh nghiệp là hướng phát triển sự nghiệp cho con mình. Họ cho rằng trở thành kỹ sư, bác sĩ, cán bộ nhà nước sẽ tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh doanh có cần tử tế?

  1. Kinh doanh có cần tử tế? Hẳn các bạn còn nhớ thứ tự các nghề trong xã hội xưa: sĩ – nông – công – thương. Ngay cả trong thời điểm này, hầu hết các bậc phụ huynh đều không coi kinh doanh hay làm chủ doanh nghiệp là hướng phát triển sự nghiệp cho con mình. Họ cho rằng trở thành kỹ sư, bác sĩ, cán bộ nhà nước sẽ tốt hơn. Ngoài yếu tố không ổn định (mà thực ra chỉ có tính tương đối), một điều “ngầm hiểu” là: môi trường làm ăn kinh doanh sẽ biến con người trở nên thực dụng, lạnh lùng thậm chí độc ác. Những scandal, vụ án tham ô, hối lộ, cạnh tranh không lành mạnh nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Rồi những bộ phim về kinh tế thì mô tả những mánh khoé, những phi vụ làm ăn bất chính hoành tráng, ấn tượng hơn nhiều lần những điều lương thiện.
  2. Đã đến lúc có một liều thuốc hữu hiệu dập tắt sự “ngầm hiểu” tai hại, hoá giải cách nhìn bi quan về sự kinh doanh làm giàu, về các chủ doanh nghiệp – những người đang đóng góp gần như toàn bộ GDP của bất kỳ quốc gia nào. Cuốn sách “Sức mạnh của sự tử tế” của hai tác giả Linda Kaplan Thaler và Robin Koval chính là liều thuốc đó. Trước hết, cuốn sách khẳng định hai điều. Thứ nhất là một diễn giải khác về Luật Nhân Quả: Tử tế sẽ được đền đáp bằng tử tế. Tiếp theo là định nghĩa về sự tử tế: Tử tế không có nghĩa là ba phải, nhút nhát, nhu nhược hay đứng đó cười ngớ ngẩn khi người khác đạp lên đầu mình. Tử tế nghĩa là bước tới phía trước với sự tự tin trong sáng đến từ nhận thức, rằng ta phải hết sức nhân hậu và đặt nhu cầu của mọi người lên ngang bằng với nhu cầu của chính mình, nhờ đó mà có được những gì ta muốn.
  3. 6 NGUYÊN LÝ SỨC MẠNH CỦA SỰ TỬ TẾ 1. Ấn tượng tích cực tựa như hạt giống. Khi mỉm cười thân thiện, cư xử lịch thiệp với bất kỳ ai, bạn đồng thời phát ra một nguồn năng lượng tích cực với người đó. Khi tiếp xúc với những người khác, người này sẽ khuyếch đại và lan truyền nguồn năng lượng tích cực của bạn. Ngoài cảm giác ấm áp trong lòng, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không nhận được trực tiếp lợi ích từ việc “gieo hạt giống tích cực” này. Nó như là viên gạch ở mọi nơi, chờ đợi nâng đỡ bước chân bạn. 2. Bạn không biết được đâu! Khi trưởng thành, chúng ta đủ khôn ngoan để biết rằng phải duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với những người gần gũi xung quanh (gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp,…). Thế nhưng, chẳng mấy khi ta thèm để ý
  4. đến một người lại mà ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Thông thường, ta sẽ nghĩ “Ôi dào, anh ta chẳng dính dáng gì đến cuộc đời mình”. Nhưng biết đâu được. Bạn có biết quy tắc 250? Tức là bất kỳ người nào cũng có ít nhất 250 mối quan hệ. Và biết đâu trong số 250 đó sẽ có một người nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến bạn! 3. Người ta thay đổi Một sai lầm chung là chúng ta “tử tế có chọn lọc”. Trong số những người ta quen biết, sẽ có một số người được “quan tâm đặc biệt” (như vợ hoặc chồng, con cái, sếp chẳng hạn) và một số khác nằm ở tận cùng danh sách ưu tiên. Ta không biết rằng tất cả mọi người đều có khao khát vươn lên. Chính vì điều đó người ta sẽ thay đổi theo hướng thành công hơn. Và biết đâu, anh bảo vệ ngày nào sẽ trở thành đối tác quan trọng của bạn! 4. Lòng tốt phải tự nhiên
  5. Sự tử tế là do rèn luyện mà có. Nhưng bạn phải “luyện” đến mức nó trở thành phản xạ không điều kiện của bản thân. Nếu nó mới chỉ dừng ở mức là một “kỹ thuật” thì sẽ rất dễ bị “lộ bài”. Trong những tình huống áp lực lớn, bạn sẽ không nhớ phải áp dụng “kỹ thuật” này và ngay lập tức bị đánh giá là lỗ mãng, thiếu tế nhị, bất lịch sự. 5. Ấn tượng tiêu cực cũng giống như vi trùng Cũng giống như việc “gieo hạt giống tích cực”, ấn tượng tiêu cực cũng được khuếch đại và lan truyền qua các mối quan hệ chằng chịt mà bạn chẳng bao giờ ngờ được. Nếu bạn chưa thể “gieo” nhiều “hạt giống tích cực” thì chí ít hãy hạn chế “phát tán vi trùng tiêu cực”. 6. Bạn sẽ biết Sức mạnh của sự tử tế không nói về chuyện chạy lăng xăng, cười toe toét, để người ta sai vặt còn trong bụng thì tính toán sẽ kiếm được những gì. Luôn có ít nhất một người biết về sự thô lỗ, bất lịch sự của bạn. Đó
  6. chính là bạn! Hay như chúng ta thường nói “Trời biết. Đất biết. Quỷ thần đều biết!” CÔNG CỤ SAI KHIẾN “SỨC MẠNH CỦA SỰ TỬ TẾ” 1. Nướng một cái bánh to hơn. Cuộc sống không phải trò chơi có tổng bằng không: nếu người khác được thì ta thua, hoặc ngược lại. Cách tốt nhất để ai cũng có phần là nướng một cái bánh to hơn. Không ai hay điều gì giới hạn cái bánh. Chính chúng ta, với suy nghĩ hạn hẹp tự làm điều đó. Và cũng chính chúng ta nói rằng “do nguồn lực có hạn”. Sức một người thợ sẽ chỉ nướng được chiếc bánh cỡ vừa. Nhưng nhiều người thợ sẽ tạo ra một chiếc bánh đi vào sách kỷ lục Guinness. Bạn sẽ phải làm gì để có tạo ra kỷ lục đó?
  7. Giúp người khác có được miếng bánh.  Góp nguồn lực của bạn.  Trải rộng sự giàu có.  Chia sẻ công lao.  Đừng ngại ăn to nói lớn khi bạn tin vào sự tử tế của mình  2. Làm dịu tình thế Trong vài trường hợp, áp lực khiến ta hoàn thành công việc. Thế nhưng, nhìn chung, trong không khí vui vẻ hạnh phúc thì sức sáng tạo, năng suất làm việc sẽ tăng vọt. Các nghiên cứu về tâm lý đều chỉ ra rằng, khi giao tiếp, người ta sẽ không nhớ ai nói nhiều mà là ai cười nhiều nhất, ai quan tâm đến người khác nhất. Sau đây là những cách làm dịu tình thế hoặc tạo ra một không khí thân thiện, thoải mái: Hãy cho người ta ăn bánh, hoặc tặng một món quà nhỏ theo sở thích.  Sô-cô-la là một lựa chọn không tồi. Những chất trong sô-cô-la có tác dụng tạo sự hưng phấn, lâng lâng.
  8. Chọc cười. Sự hài hước không phải lúc nào cũng đùa cợt hay những  chuyện cười nhàm chán mà là những nhận xét hóm hỉnh, đúng lúc. Rắc đường. Bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của phương pháp này trong  những rạp hát. Trước giờ diễn, người ta có những hoạt động “làm nóng” liên quan đến nội dung vở diễn để dẫn dắt khán giả. Nở một nụ cười thân thiện – phương pháp cổ xưa nhưng vô cùng  hiệu quả. Trao một lời khen. Ngay cả tổng thống Abraham Lincoln cũng nói  “Được nịnh một chút thì người ta sẽ chịu được nhiều thứ lắm.” khi được hỏi liệu ông có bực mình khi nhiều người xin chữ ký. 3. Giúp đối thủ. Chúng ta coi những người cùng theo đuổi một mục đích là kẻ thù. Khi nghe ai đó đạt được thành công thì ta cảm thấy ghen tị. Khi ta thấy người khác xui xẻo thì ta lại thấy phởn phơ. Sự thật là chẳng ai làm gây hại gì cho ta cả. Chính chúng ta mới là kẻ thù của chính mình khi lựa chọn những phản ứng tiêu cực. Nếu đã chẳng còn kẻ thù thì tại sao
  9. chúng ta không hợp tác với tất cả để đạt được lợi ích lâu dài, bền vững? Sau đây là một số chiến thuật hợp tác khiến mọi người đều trở thành đồng minh của bạn. Loại bỏ hết mọi mưu mẹo ra khỏi đầu, tập trung vào công việc của  mình. Khen ngợi đối thủ.  Đối xử với đối thủ hôm nay như một đồng minh của ngày mai.  Kết bạn trước khi họ trở thành đối thủ của mình.  Đưa đối thủ về phe mình.  Đến với thiện chí, chơi trong “fairplay”.  4. Nói ra sự thật. Cho dù dạy dỗ con cái mình rằng “phải trung thực, ngay thẳng”, nhiều người vẫn tin rằng đôi lúc phải cất cái thật thà ở nhà, thậm chí giấu thật kỹ thì mới tiến xa được. Ta thường sợ lỡ miệng nói ra điều gì mà người khác không thích nghe thì lại rước hoạ vào thân. Ta giấu giếm cảm xúc của mình hoặc cố không để người khác biết ta đang cảm thấy hay đang
  10. nghĩ gì. Thế nhưng, như Mark Twain từng viết: “Cái hay nhất của việc nói thật là ta chẳng cần suy nghĩ xem mình sẽ nói gì.” Vậy làm sao để ta không phải khổ sở bởi sự không trung thực của mình? •Không nghe cái xấu, không nhìn cái xấu.  Kinh doanh không có nghĩa là tỏ ra lạnh lùng như gỗ đá. Chúng ta là  những con người và làm việc với con người, do đó, bày tỏ cảm xúc thật sự là một vốn quý của công ty. Giả vờ biết hết hoặc làm được chỉ khiến tình hình thêm rối beng.  Điều chỉnh linh cảm, trực giác của mình cho chính xác.  Bắt đầu bằng việc tốt.  Hãy giúp người ta tự tìm ra sự thật.  Tập trung phát huy điểm mạnh hay tìm cách khắc phục điểm yếu.  Sự thật không phải lúc nào cũng mất lòng.  Xác định rõ ràng ranh giới cho mọi chuyện.  5. Nói “có” là cách đi lên.
  11. Hầu hết mọi người ngoài miệng thì tán thành việc “giữ mình tích cực”, nhưng khi bị công kích thì ngay lập tức “xắn váy quai cồng” lên trả đòn. Nếu biết rằng phải cần năm tín hiệu tích cực (cười, khen ngợi, cử chỉ thân thiện,…) mới xoá đi một dấu hiệu tiêu cực thì hẳn bạn sẽ phải suy nghĩ lại về những hành vi xấu mà mình đã làm. Sau đây là những phương án đem tiếng “có” đang nhớ đến cho các đối tác. Tìm ra cái hay.  Thể hiện sự đồng thuận.  Loại bỏ từ “không”.  Nếu buộc phải nói “không”. Hãy nói “không” tích cực.  “Không… Nhưng tôi có thể giúp…”. o “Bạn có thể làm tốt hơn mà!”. o “Cảm ơn… Nhưng…”. o “Tài năng của bạn sẽ phát triển trong môi trường khác” o 6. Bớt nói hãy biết lắng nghe.
  12. Nói tức là bộc lộ những điều đã biết. Nghe là thu nhận những gì còn thiếu. Vậy tại sao đa số chúng ta lại thích nói nhiều như thế? Ừ thì đôi lúc phải trình bày, thuyết phục cho người khác hiểu ý tưởng của mình. Nhưng không phải lúc nào ta cũng huyên thuyên này nọ về bản thân, về công ty, nào là đã đạt được thành tích này, vượt chỉ tiêu kia,… Larry King đã viết: “Phương châm đầu tiên trong cách nió chuyện của tôi là: trong lúc nói thì không học thêm được gì.” Dưới đây là cách để bạn điều chỉnh lại kỹ năng lắng nghe của mình. Cứ kệ cho họ khoe tài.  Cứ đơn giản thôi.  Hãy hỏi thôi, đừng nói!.  Đừng ham tranh cãi nhiều!.  Ai cũng đáng được người khác lắng nghe.  7. Hãy tựa đầu lên vai người khác. Đối xử với người khác bằng sự cảm thông và lòng trắc ẩn hay nói cách khác đặt mình vào vị trí người khác, hiểu và đồng cảm với suy nghĩ của
  13. họ là con đường chắc chắn nhất dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và thành đạt. Năm 2004, ĐH Michigan đã tiến hành một cuộc nghiên cứu theo dõi 423 cặp vợ chồng lớn tuổi trong năm năm. Kết quả là những ai thường quan tâm đến người khác thì tỉ lệ chết sớm thất hơn 60% so với những người chẳng bao giờ giúp đỡ ai. Làm sao để đồng cảm với người khác? Đồng cảm là khả năng bẩm sinh •Gần gũi, hoà đồng là xúc tác để  cảm nhận được suy nghĩ của người khác. Nhìn mọi việc với lăng kính của người khác.  Lắng nghe tiếng nói của cảm xúc.  Hãy chấp nhận sự ảnh hưởng của người khác lên bạn.  Hãy nhìn chính mình bằng con mắt của người khác  Các tác giả tin rằng tất cả chúng ta bẩm sinh đều có lòng tử tế (“nhân chi sơ, tính bản thiện”). Chỉ vì rất nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày dồn dập cuốn bạn ngày càng xa khỏi cái gốc đó của mình. Chính các tác giả đã áp dụng những câu chuyện ví dụ, những dẫn chứng minh hoạ từ cuốn
  14. sách vào công ty của mình (The Kaplan Thaler Group) cũng như chính trong đời sống cá nhân và những kết quả đạt được rất tích cực. Liệu đã đến lúc chúng ta có thể nói rằng “kinh doanh là tử tế” chưa?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2