Kinh nghiệm chọn - bảo quản - vệ sinh gối ngủ
lượt xem 2
download
Chiếc gối là một trong những vật dụng quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Gối lại là thứ phải dùng hàng ngày, nếu chọn sai không chỉ khiến ta bớt ngon giấc mà lâu dần còn có thể làm trầm trọng hơn một số vấn đề về sức khỏe (đau lưng, đau cổ, đau vai, tê tay…).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm chọn - bảo quản - vệ sinh gối ngủ
- Kinh nghiệm chọn - bảo quản - vệ sinh gối ngủ Chiếc gối là một trong những vật dụng quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Gối lại là thứ phải dùng hàng ngày, nếu chọn sai không chỉ khiến ta bớt ngon giấc mà lâu dần còn có thể làm trầm trọng hơn một số vấn đề về sức khỏe (đau lưng, đau cổ, đau vai, tê tay…). Chiếc gối phù hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn (Ảnh: Corbis) Chọn gối thế nào cho đúng? Để có một giấc ngủ thật ngon, chuẩn bị cho một ngày mới thật tràn đầy năng lượng, hãy chú ý hơn đến chiếc gối của mình. Nhưng chọn thế nào cho
- chuẩn đây, bạn hãy cùng Webtretho tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhé: Chọn gối theo dáng nằm Chiếc gối sẽ giữ cho đầu bạn (khá nặng đấy) ở đúng tư thế khi bạn ngủ – tức sẽ vuông góc trên vai bạn, không bị ngật hẳn về sau và cũng không bị gập về trước – và hỗ trợ giữ những đường cong tự nhiên của cột sống của bạn một cách tốt nhất. Vậy nên với mỗi dáng nằm khác nhau thì lại có một tiêu chuẩn về gối khác nhau. Tất nhiên có nhiều người khi ngủ cứ quay ngang quay dọc chứ không nằm hẳn một tư thế nào; bạn cũng thế ư, hãy xác định xem bạn thường nằm ở tư thế nào và cảm thấy thoải mái ở tư thế nào nhất để tiếp tục cùng chúng tôi chọn gối nhé: - Bạn nằm nghiêng? Vậy bạn sẽ cần một chiếc gối đầy đặn một chút để bảo đảm bù đắp được khoảng trống từ tai bạn xuống giường. Tuy nhiên nếu gối quá cứng và cao, đầu bạn sẽ bị đẩy lên, gây khó chịu cho cổ và đau đầu. Ngoài ra, nếu bạn ngủ nằm nghiêng, một số chuyên gia cũng khuyên bạn nên có thêm một chiếc gối kê giữa 2 đầu gối để có lợi hơn cho cột sống. - Bạn nằm ngửa? Nếu nằm ngửa, bạn cần một chiếc gối mỏng hơn để đầu không bị nâng lên cao quá; và tốt nhất là gối có thể lõm xuống (tính từ khoảng 1/3 chiếc gối, phần bên dưới cổ của bạn) để làm một vùng đệm thật tốt. - Bạn nằm sấp? Tư thế ngủ như thế này không được khuyến khích vì có thể khiến đường thở của bạn bị cản trở, dễ đau cổ, phần lưng dưới phải chịu nhiều áp lực… Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà bạn phải nằm sấp thì hãy
- chọn gối cực thấp, chỉ cần đủ để nâng đầu bạn lên một chút và thẳng với cột sống. Bạn cũng nên có một chiếc gối mỏng dưới bụng để tránh bị đau lưng dưới. Chọn gối theo giường Độ mềm – cứng của nệm giường ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn gối của bạn. Độ dày dặn của gối tỷ lệ với độ cứng của tấm nệm, bởi những tấm nệm mềm có xu hướng khiến cơ thể bạn bị lún xuống, do đó, để có được sự cân bằng, bạn cần “trừ hao”, chọn cho mình một chiếc gối mỏng và thấp hơn. Hãy cân nhắc để chọn gối theo dáng nằm của bạn, theo giường, theo chất liệu... (Ảnh: Corbis) Chọn gối theo chất liệu Phần lớn gối được nhồi bằng chất liệu tổng hợp dễ giặt rửa và có thể hỗ trợ cho hầu hết các nhu cầu được nâng đỡ đầu và cổ khi ngủ của mọi người. Ngoài ra còn có các loại gối nhồi bông, gối len, gối nước, gối hạt đậu, gối
- lông mềm mại và sang trọng hơn (nhưng cũng dễ gây dị ứng hơn)… Mỗi loại gối có một mức giá khác nhau, bạn có thể dựa vào đó và sở thích của mình để lựa chọn. Giữ vệ sinh cho chiếc gối Bạn có biết rằng đến một thời điểm nào đó, chiếc gối của bạn sẽ tăng thêm 50% trọng lượng (đến từ các lớp da chết, mồ hôi, nấm mốc, bụi, vi khuẩn…) Chắc chắn việc đêm đêm áp má kề vai trên đó sẽ không tốt cho cả làn da và hệ hô hấp của bạn. Vậy nên hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên sử dụng hai lớp vỏ gối và thay chúng mỗi tuần, ngoài ra cũng hãy giặt sạch gối của mình sau mỗi 6 tháng: - Đổ nước ấm ấm vào bồn hoặc chậu, hòa xà phòng loại dịu nhẹ; - Cho gối vào, ngâm ngập và để khoảng 30 phút; - Bạn đừng vò mà hãy dập dập gối vài lần để làm sạch các chất bẩn bên trong; - Xả xà phòng đi, thay nước sạch vào và tiếp tục dập xả thêm khoảng 3 lần nước để sạch hẳn xà phòng; - Vắt nhẹ rồi đặt gối lên một chiếc khăn tắm lớn và quấn lại cho ráo bớt nước trước khi để lên giá phơi. Bạn lưu ý: chiếc gối cần được phơi ít nhất 1-2 ngày để khô hoàn toàn nếu không muốn lợi bất cập hại bởi chiếc gối còn ẩm bên trong sẽ vừa tạo môi trường cho vi khuẩn và mốc sinh sôi, vừa tạo ra những mùi khó chịu. Sau khi đã giặt và phơi phóng xong, để chiếc gối được bông phồng trở lại, bạn có thể tranh thủ luyện tập thể thao một chút bằng cách lấy vợt đập vài lần lúc phơi hoặc cho thêm 1-2 quả bóng tennis vào lồng sấy cùng với chiếc gối.
- Đừng để trò đùa thân ái trở thành 1 cuộc "tàn hại" nhau thật sự vì gối bẩn (Ảnh: Corbis) Bao lâu nên thay gối 1 lần? Có 1 điều khác nữa về chiếc gối mà chúng ta cũng thường không để ý, đó là gối không phải loại tài sản dùng cả đời. Một chiếc gối cũ không chỉ có thêm rất nhiều “hàng khuyến mãi” trên đó mà còn đã dần mất đi khả năng nâng đỡ cho giấc ngủ của bạn rồi. Bạn nên thay gối khi cảm thấy khó chịu, khi nó đã méo mó xộc xệch, khi đã sử dụng quá 2 năm… Trong trường hợp bạn không nhớ rõ “tuổi thọ” gối của mình thì hãy thử cách sau: gấp đôi chiếc gối lại (nếu bạn dùng gối lông vũ thì có thêm 1 bước nữa là ép không khí ra hết mức có thể) và đặt lên đó một vật có khối lượng tương đương 1 chiếc giày. Nếu chiếc gối tự bung ra, làm bật chiếc giày đi được thì còn tốt, còn nếu không thì đã đến lúc các bạn nên chia tay nhau rồi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Châm cứu học part 8
31 p | 109 | 17
-
SÁCH TỐ VẤN - Thiên mười bảy: MẠCH YẾU TINH VI LUẬN
15 p | 125 | 13
-
Kiến thức, thái độ và thực hành lựa chọn biện pháp tránh thai ở phụ nữ cho con bú
6 p | 140 | 12
-
Châm cứu - Lựa chọn hiệu quả cho bệnh nhân đau nửa đầu
3 p | 122 | 10
-
Kinh nghiệm chọn mua, sử dụng quần áo để bé không bị dị ứng
4 p | 84 | 7
-
Ðể “vượt cạn” an toàn
5 p | 71 | 5
-
Lựa chọn phương pháp điều trị trĩ
4 p | 53 | 5
-
Những chế phẩm từ sữa tốt cho thai phụ
4 p | 78 | 4
-
Kết quả tuyển chọn bệnh nhân ghép và hiến thận tại Bệnh viện Quân y 103: Kinh nghiệm qua 188 trường hợp
7 p | 48 | 4
-
Thực đơn bột rau - hoa quả cho bé thường xuyên bị táo bón
13 p | 65 | 4
-
Kinh nghiệm đăng ký đẻ
3 p | 76 | 3
-
Liên quan giữa số lượng bạch cầu máu, tiểu cầu và đường huyết nhanh lúc nhập viện với sự chuyển độ nặng trên bệnh nhi tay chân miệng độ 2A tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9 2012 đến tháng 1 2013
7 p | 53 | 3
-
Kinh nghiệm điều trị phẫu thuật cho 9230 bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới tại Bệnh viện Đại học Y dược tp. HCM
6 p | 43 | 3
-
Kinh nghiệm cá nhân trên 281 trường hợp lấy sỏi thận qua da
6 p | 32 | 3
-
Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong điều dưỡng
2 p | 17 | 3
-
Một số kinh nghiệm trong quá trình đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cực điều trị đục thể thủy tinh tại Trung tâm Phòng chốn bệnh xã hội Quảng Bình
5 p | 25 | 2
-
Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị hội chứng dài mỏm trâm tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 5 | 2
-
Lựa chọn đường vào và phương pháp can thiệp nội mạch trong phối hợp phẫu thuật với can thiệp mạch máu (Hybrid) - Kinh nghiệm giai đoạn 2014-2017
9 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn