intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu của Export-Import Bank of China

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu về tín dụng xuất khẩu, chất lượng tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại. Từ khung lý thuyết cơ bản nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn tại Export-Import Bank of China (thành công và thất bại) nhằm rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu của Export-Import Bank of China

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA EXPORT-IMPORT BANK OF CHINA ThS. Hoàng Hồng Hạnh, ThS. Bùi Thị Vân Anh ĐH Tài chính Ngân hàng HN Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu về tín dụng xuất khẩu, chất lượng tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại. Từ khung lý thuyết cơ bản nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn tại Export-Import Bank of China (thành công và thất bại) nhằm rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Từ khóa: Tín dụng xuất khẩu, chất lượng tín dụng xuất khẩu, kinh nghiệm Trung quốc. 1. MỞ ĐẦU Nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu trong điều kiện hội nhập, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sau đại dịch covid - 19, toàn ngành ngân hàng đang phải đối mặt với vấn nạn nợ xấu và chủ trương khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát lạm phát và khôi phục nền kinh tế đất nước là vấn đề đã và đang được sự quan tâm của Nhà nước và toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy nghiên cứu thấu đáo từ bài học thực tiễn tại Export-Import Bank of China nhằm rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tới là cần thiết. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Hoạt động tín dụng là việc ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan khác Tín dụng xuất khẩu là việc chính phủ khuyến khích xuất khẩu thông qua việc thành lập các quĩ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, đảm bảo gánh chịu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu; hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín 368
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” dụng cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người gửi và vay tiền) phù hợp với sự phát triến kinh tế xã hội và bảo đảm sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng, theo nghĩa rộng chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững, ổn định của các ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng xuất khẩu là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt động ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu, sức mạnh của NHTM trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững, đó là khả năng đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý và hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh việc nghiên cứu, tổng hợp các lý luận của về tín dụng xuất khẩu, chất lượng tín dụng xuất khẩu bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm thực tế đã được triển khai tại một số NHTM trên thế giới; để từ đó có được nhận thức toàn diện vấn đề và rút ra các bài học thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu cho các NHTM Việt Namtrong thời gian tới 2.2. Kinh nghiệm của Export-Import Bank of China Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc - Export-Import Bank of China là cơ quan chính sách trực thuộc Quốc vụ viện, được thành lập và hoạt động từ năm 1994. Là một tổ chức tài chính chính sách chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng Nhà nước. Export-Import Bank of China hoạt động theo nguyên tắc độc lập, bảo toàn nguồn vốn và được quản lý như một tổ chức kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng này là quán triệt chấp hành chính sách mậu dịch đối ngoại và chính sách tiền tệ của Nhà nước, thực hiện sự trợ giúp về tiền tệ để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ, các sản phẩm kỹ thuật cao và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Trung Quốc với bên ngoài. Export-Import Bank of China thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Các hoạt động nghiệp vụ chính của Export-Import Bank of China là tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán, tín dụng xuất khẩu dành cho bên mua và cho nước ngoài vay ưu đãi. a. Tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán Đối tượng được vay trong nghiệp vụ này là các xí nghiệp ngoại thương, xí nghiệp công nghiệp thương mại, xí nghiệp sản xuất và viện nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân độc lập, được cơ quan chủ quản cấp phép kinh doanh nghiệp vụ xuất khẩu hàng cơ điện, thiết bị đồng bộ và sản phẩm kỹ thuật cao, các xí nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, có khả năng nhận thầu công trình nước ngoài, xuất khẩu lao động và các ngành hợp 369
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tác kinh tế kỹ thuật khác. Các đối tượng này có thể được vay vốn trong những trường hợp sau: Vay hạng mục: Đối tượng cho vay là các sản phẩm như thiết bị toàn bộ, tàu thuyền, máy bay, thiết bị thông tin, vệ sinh, các linh phụ kiện của các sản phẩm trên và các sản phẩm cơ điện tổng hợp, sản phẩm kỹ thuật cao, phần mềm vi tính. Vay trung và dài hạn: Đối tuợng cho vay là các hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm cơ điện, sản phẩm kỹ thuật cao có kim ngạch nhỏ lẻ, thời gian thực hiện ngắn nhưng tổng lượng lớn. Vay bao thầu công trình ở nước ngoài: Đối tượng cho vay là các xí nghiệp trong nước nhận thầu công trình ở nước ngoài. Vay mậu dịch gia công nước ngoài: Đối tượng cho vay là các xí nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài bằng các thiết bị hiện có trong nước để tiến hành gia công lắp đặt. Vay để đầu tư ra nước ngoài: Đối tượng cho vay là các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài để xây dựng nhà xưởng bằng các thiết bị đồng bộ và kỹ thuật trong nước. b. Tín dụng xuất khẩu dành cho bên mua: Nghiệp vụ này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu hàng hoá và vốn của Trung Quốc ra nước ngoài. Người vay là bên mua, ngân hàng của bên mua hoặc Bộ Tài chính của nước người mua. Phạm vi cho vay là bên vay dùng tiền vay để mua các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao của Trung Quốc. Điều kiện vay bao gồm: Hợp đồng mua bán không dưới 2 triệu USD; Sản phẩm và kim ngạch của Trung Quốc chiếm 70% kim ngạch trong hợp đồng mua bán, đối với tàu thuyền thì chiếm 50%; Tỷ lệ đặt cọc của bên nhập khẩu thường không dưới 15% (đối với các hợp đồng mua bán tàu thuyền thì tỷ lệ thanh toán trước của bên mua không dưới 20%); Hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định pháp luật của Nhà nước hai bên, được phép của Chính phủ hoặc các cơ quan chủ quản, đồng thời phải xuất trình văn bản của cơ quan quản lý ngoại hối của bên nhập khẩu cho phép chuyển ra nước ngoài toàn bộ khoản vay, lãi suất và chi phí. Về nguyên tắc cần thực hiện các quy định của Export-Import Bank of China về thủ tục bảo đảm tiền vay tín dụng xuất khẩu. Mức vốn cho vay, thời hạn, lãi suất và đồng tiền cho vay: Về nguyên tắc, mức vốn cho vay không vượt quá 85% trị giá hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao, không vượt qua 80% giá trị hợp đồng xuất khẩu tàu thuyền; Thời hạn cho vay được tính từ ngày cho vay đến ngày trả nợ cuối cùng quy định trong hợp đồng/hiệp định vay. Thời hạn trả căn cứ theo tình hình thực hiện của các hạng mục nhưng không quá 12 năm; Tỷ lệ lãi suất tham khảo theo lãi suất do OECD công bố 370
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” hàng tháng. Đồng tiền cho vay là USD hoặc các loại tiền tệ khác do Export-Import Bank of China xác định. c. Cho nước ngoài vay ưu đãi Chính phủ Trung Quốc có những khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp mang tính viện trợ dành cho các nước đang phát triển khác. Từ năm 1995, Export-Import Bank of China là ngân hàng duy nhất được Chính phủ Trung Quốc chỉ định thực hiện các khoản cho vay kiểu này, chủ yếu bao gồm các nghiệp vụ như thụ lý, phê chuẩn các hạng mục, ký kết các hiệp định cho vay và các hợp đồng bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ cho vay, giám sát quản lý, thu hồi vốn và lãi suất… Khoản vay ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc chủ yếu được các nước nhận viện trợ đầu tư vào các hạng mục có hiệu quả kinh tế cao, các hạng mục sản xuất có khả năng hoàn trả hoặc các hạng mục có mua và sử dụng các sản phẩm cơ điện và các thiết bị đồng bộ của Trung Quốc, đồng thời có thể dùng vào các hạng mục khác có sự bảo lãnh về thanh toán. Ngoài những hoạt động tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán, tín dụng xuất khẩu dành cho bên mua và cho nước ngoài vay ưu đãi, Export-Import Bank of China trước đây còn thực hiện cả nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, từ khi Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc được thành lập (năm 2002) thì Export-Import Bank of China không có chức năng thực hiện hoạt động này nữa. 2.3. Bài học rút ra để nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu đối với Việt Nam Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động tín dụng xuất khẩu của Eximbank Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho các NHTM Việt Nam trong quá trình hoàn thiện, phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu, đó là: Một là, coi trọng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu, trong đó công cụ tín dụng xuất khẩu được sử dụng như một biện pháp quan trọng trong tay Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Tín dụng xuất khẩu ở Trung Quốc được thực hiện thông qua một tổ chức là ngân hàng xuất nhập khẩu, hoặc thông qua hai tổ chức là ngân hàng xuất nhập khẩu và công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Hai là, hoạt động tín dụng xuất khẩu bao gồm 3 hình thức chính: Hỗ trợ tài chính chính thức: trực tiếp cho vay hoặc trực tiếp cho vay lại, hỗ trợ lãi suất; Bảo lãnh xuất khẩu (bao gồm cả bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng) và Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ba là, về xu hướng phát triển tín dụng xuất khẩu: Trong thời gian gần đây, chính sách tín dụng xuất khẩu đang chuyển biến nhanh theo xu hướng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho người cung cấp trong nước sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, hướng vào việc tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư trong 371
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” nước thực hiện các dự án ở nước ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nước; Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người mua hàng nước ngoài để thanh toán cho người cung cấp và coi đây là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ hàng xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người mua đã tăng nhanh hơn so với tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người cung cấp; Thông qua tài trợ xuất khẩu, Trung Quốc chú trọng đến việc tăng cường các khoản tín dụng ưu đãi (ODA) cho các nước đang phát triển, bản chất cũng là hình thức hỗ trợ để tiêu thụ máy móc thiết bị trong nước. Bốn là, nên đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm dịch vụ tín dụng xuất nhập khẩu cho phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề, từng khu vực kinh tế và định hướng phát triển. Ví dụ Việt Nam sẽ thiết kế các sản phẩm tín dụng ưu đãi xuất khẩu riêng cho Phở Việt, cho Gạo, Café, cho du lịch… 3. KẾT LUẬN: Có thể thấy rằng, để thực hiện chiến lược xuất khẩu Export-Import Bank of China đang chuyển mạnh ra ngoài biên giới trên cơ sở tiềm lực rất mạnh mẽ về tài chính, hướng vào việc chiếm lĩnh thị trường, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu. Để thực hiện thành công các chủ trương chính sách, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để gia tăng kim ngạch xuất khẩu cần thiết đúc kết các bài học thực tiễn. Học hỏi kinh nghiệm Trung Quốc là cần thiết, vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện kinh tế của đất nước, phù hợp với quy định của WTO, của OECD và thông lệ quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alam, M. N. (2018). Internship Reportonforeign Exchange Policy Ofexport Import Bank Ofbangladesh Limited (EXIM BANK). University of Chittagong. https://www.studocu.com/row/document/university-of-chittagong/basic- accounting/internship-report-banking/3816545 2. Amin, S. A. (2018). Internship Report on General Banking Activities of Exim Bank Limited. BRAC University. http://dspace.bracu.ac.bd/xmlui/bitstream/handle/10361/10876/14304015_BBA.pdf?sequ ence=1&isAllowed=y 3. Annual Report. (2019). The Export-Import Bank of the Republic of China. https://www.eximbank.com.tw/enus/AnnualReport/SiteAssets/Pages/AnnualReport/2019 %20Annual%20Report.pdf. 4. Frederic Smishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, thành phố Hồ Chí Minh. 372
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1