intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm về chuyển đổi số trong các trường đại học ở Úc và bài học cho các trường đại học ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh nghiệm về chuyển đổi số trong các trường đại học ở Úc và bài học cho các trường đại học ở Việt Nam" trình bày về kinh nghiệm chuyển đổi số trong các trường đại học ở Úc và bài học cho các trường đại học ở Việt Nam. Sau phần thông tin giới thiệu về bối cảnh giáo dục đại học ở Úc, bài viết phân tích sự tất yếu khách quan của quá trình ứng dụng kỹ thuật số trong giáo dục đại học hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm về chuyển đổi số trong các trường đại học ở Úc và bài học cho các trường đại học ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 28. KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở ÚC VÀ BÀI HỌC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Nguyễn Thế Cường* Tóm tắt Bài viết này trình bày về kinh nghiệm chuyển đổi số trong các trường đại học ở Úc và bài học cho các trường đại học ở Việt Nam. Sau phần thông tin giới thiệu về bối cảnh giáo dục đại học ở Úc, bài viết phân tích sự tất yếu khách quan của quá trình ứng dụng kỹ thuật số trong giáo dục đại học hiện nay. Thực trạng hợp tác đầu tư của các trường đại học với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo đại học trực tuyến ở Úc, cũng như sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học phi truyền thống mà các trường đại học ở Úc đang phải đối mặt cũng được nêu rõ. Tiếp theo, bài viết phân tích kỹ lưỡng quá trình ứng dụng quá trình chuyển đổi số của các trường đại học Úc trong giáo dục được với cả hai mặt thuận lợi, khó khăn và giải pháp để bước đầu vượt qua những khó khăn đó, từ đó, rút ra các bài học về chuyển đổi số cho các trường đại học ở Việt Nam. Cuối cùng, bài viết hy vọng rằng, các trường đại học Việt Nam có thể học hỏi về chuyển đổi số từ các trường đại học Úc và tranh thủ nắm bắt thời cơ chuyển đổi số để biến tình hình đào tạo hiện tại của trường mình thành cơ hội đổi mới. Từ khóa: Chuyển đổi số; giáo dục đại học; trường đại học; Úc; Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Thời kỳ hoàng kim về giáo dục đại học ở Úc và ở các nước phát triển khác trong hơn năm thập kỷ của thế kỷ 20 và hai thập kỷ của thế kỷ 21 đang dần dần trôi qua. Đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 lan rộng ra khắp toàn cầu đã khiến Chính phủ Úc bắt buộc phải đóng cửa biên giới với quốc tế và thực hiện giãn cách xã hội đối với người dân ở trong nước (Confalonieri, 2021). Các trường đại học Úc đã phải gánh chịu nhiều tác động tiêu cực nặng nề: nhiều sinh viên quốc tế sau khi về nước sở tại của họ để nghỉ hè hoặc thăm gia đình đã không thể quay lại Úc để tiếp tục việc học của mình, dẫn đến tỷ lệ ghi danh vào các trường đại học giảm sút nghiêm trọng; sinh viên bản xứ Úc không được trực tiếp đến trường để học tập; các giảng viên và nhân viên giáo dục * Trường Đại học FPT 254
  2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Úc bị mất đi 17.300 công việc chuyên môn trong năm 2020 và trở thành thất nghiệp. Nền kinh tế Úc trong năm tài khóa 2020 - 2021 đã mất đi một nguồn thu ngoại tệ khoảng hơn 3 tỷ đô la Úc từ xuất khẩu giáo dục đại học và sau đại học (Universities Australia, 2021). Vì vậy, các trường đại học Úc bắt buộc phải thay đổi để thích nghi với thời kỳ khủng hoảng mới. Một trong những giải pháp được ưu tiên thực hiện ngay là tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên cũng như quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế (Confalonieri, 2021). 2. NỘI DUNG 2.1. Sự tất yếu khách quan của quá trình ứng dụng kỹ thuật số trong giáo dục đại học hiện nay Theo Keleher và cộng sự (2021), các công nghệ kỹ thuật số trên thế giới hiện nay đang ngày càng được cải tiến. Sự mở rộng của các dịch vụ giáo dục trực tuyến đang dần dần thay thế các dịch vụ giáo dục truyền thống tại các quốc gia trên toàn cầu. Mọi người bắt đầu chuyển từ việc học tập một lần trong đời sang việc học tập để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm trong suốt cuộc đời mình. Nhiều lý do thuyết phục đã lý giải được hiện tượng giáo dục này như: tuổi thọ con người hiện nay ngày càng tăng, thời gian hành nghề dài hơn, tính chất công việc đã thay đổi nhiều hơn trước. Điều này đã dẫn đến việc học tập của sinh viên đại học như học cái gì, học như thế nào và học ở đâu cũng đang dần dần thay đổi. Sinh viên sẽ học gì: Chương trình giảng dạy sẽ được sửa đổi hoàn toàn và có thể được điều chỉnh tùy theo định hướng giáo dục đại học, với xu hướng tích hợp giữa kỹ năng thực hành và xây dựng lý thuyết ngày càng nhiều hơn. Trong tương lai gần, bằng cấp của sinh viên có thể được xác minh thông qua một hệ thống kiểm định giáo dục dựa trên công nghệ lưu trữ Blockchain hiện đang được xem là rất khách quan trên phạm vi toàn cầu. Sinh viên sẽ học như thế nào: Các công nghệ kỹ thuật số sẽ làm cho việc học đại học từ xa và học đại học trực tiếp trở nên hoàn toàn bình đẳng với nhau. Ngoài ra, các khóa học sẽ áp dụng các kỹ thuật học tập dựa trên nền tảng kỹ thuật số để phù hợp với sự tiến bộ và sở thích của mỗi cá nhân sinh viên. Sinh viên sẽ học ở đâu: Sinh viên sẽ có cơ hội đánh giá các khóa học ở môi trường trực tuyến thông qua các số liệu và kết quả nghiên cứu thực chứng có uy tín về hiệu quả của các khóa học đó. Những kết quả nghiên cứu này nhằm cung cấp cho họ những bằng chứng rõ ràng về lợi ích đầu tư tiềm năng mà họ sẽ được hưởng khi họ và gia đình đầu tư vào giáo dục đại học trực tuyến. Từ đó, sinh viên sẽ có xu hướng ngày càng chuyển sang sử dụng dịch vụ giáo dục của các nhà cung cấp giáo dục trực tuyến để thay thế dần dần dịch vụ giáo dục của các nhà cung cấp giáo dục truyền thống. Những lý do không thể phủ nhận được mà sinh viên đưa ra là: các nhà cung cấp giáo dục trực tuyến đã và đang cung cấp những khóa học đại học phù hợp với khả năng chi trả của sinh viên. Hơn nữa, họ còn cung cấp cho sinh viên vô vàn cơ hội tiếp cận các khóa học đại học trực tuyến với rất nhiều sự tiện lợi về các dịch vụ giáo dục như: thời gian học tập, phương pháp học tập, đào tạo kỹ năng, quá trình thi cử… trong môi trường trực tuyến mà các dịch vụ giáo dục của các nhà cung cấp giáo dục truyền thống đương thời không thể nào so sánh và thay thế được (Parker và Anthony, 2020). 255
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hiện tại, rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới đang tiếp tục hành động bằng cách tích cực đầu tư để cải thiện các dịch vụ giáo dục trực tuyến của họ. Những trường đại học nào không hành động, hoặc chỉ thực hiện một số hành động hạn chế nhất định để thử nghiệm lợi ích của các dịch vụ giáo dục trực tuyến sẽ nhanh chóng mất thị phần dịch vụ giáo dục khi các loại bằng cấp truyền thống trong tương lai gần sẽ dần dần bị thu hẹp lại, thậm chí sẽ trở nên không còn phù hợp trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Khi nhu cầu về các lựa chọn bằng cấp trực tuyến của sinh viên bùng nổ, các kỹ năng nghề nghiệp truyền thống đang tồn tại ở các trường đại học sẽ được thay thế linh hoạt bằng các các kỹ năng nghề nghiệp có ứng dụng kỹ thuật số và thường xuyên được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu bằng cấp của sinh viên và nhà tuyển dụng nghề nghiệp (Nikoletatos, 2021). 2.2. Sự hợp tác đầu tư với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo đại học trực tuyến ở Úc Hầu hết các trường đại học ở Úc đang thực hiện hợp tác đầu tư dưới hình thức đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến (Online Program Management). Các tập đoàn và công ty công nghệ số này sẽ cung cấp các gói dịch vụ công nghệ số thiết yếu và nâng cao để tạo ra môi trường trải nghiệm về học tập trực tuyến cho sinh viên và hỗ trợ sinh viên ghi danh vào học. Những tiện ích to lớn mà các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số đem lại cho cả cộng đồng sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế đã góp phần mở rộng quy mô của giáo dục đại học trực tuyến ngày càng nhanh hơn. Số lượng dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, và doanh thu của họ đã tăng 30% trong ba năm qua. Ví dụ, Trường Đại học RMIT ở Melbourne đã hợp tác với tổ chức Keypath Education trong 4 năm qua và đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong lĩnh vực bằng cấp trực tuyến và các khóa học tích hợp ngắn hạn cho sinh viên trong nhiều lĩnh vực ngành nghề (Parker và Anthony, 2020). 2.3. Sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học phi truyền thống ở Úc Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh về giáo dục đại học phi truyền thống ở Úc cũng không hề thua kém các trường đại học khi họ cũng tham gia thị trường giáo dục trực tuyến với mục đích cung cấp cho sinh viên khả năng tiếp cận đơn giản hơn và chi phí thấp hơn cho việc học trực tuyến dựa trên những kỹ năng ngành nghề chuyên nghiệp. Những doanh nghiệp giáo dục này đang tạo ra các lộ trình học tập đa dạng cho những người cần nắm bắt các kỹ năng mới, hoặc cần nâng cấp trình độ chuyên môn để vẫn có thể tiếp tục linh hoạt làm việc khi nền kinh tế Úc chuyển đổi từ các ngành sản xuất hàng hóa sang các ngành ứng dụng kỹ năng kiến thức và dịch vụ. Ví dụ, tập đoàn công nghệ nền tảng việc làm SEEK đang đầu tư hàng trăm triệu đô la Úc để cung cấp các dịch vụ giáo dục và nghề nghiệp trực tuyến trọn gói giúp những người tìm việc thuận lợi hơn khi tìm kiếm công việc phù hợp. Năm 2019, Tập đoàn SEEK đã đầu tư 92 triệu đô la Úc để mua 50% nền tảng học tập trực tuyến của FutureLearn do Đại học Mở ở Anh thành lập; và đầu tư 103 triệu đô la Úc vào nhà cung cấp các khóa học trực tuyến mở rộng Coursera. Mục đích của SEEK khi đầu tư vào giáo dục trực tuyến là nhằm nâng cao kỹ năng nhân lực và đào tạo lại nhân viên của các công ty khách hàng để phù hợp với triết lý kinh doanh của công ty là giúp mọi người có cuộc sống và cơ hội nghề nghiệp trọn vẹn (Parker và Anthony, 2020). Do đó, các trường đại học Úc phải tìm ra một quá trình chuyển đổi số phù hợp để tiến hành trong cơ sở giáo dục của mình. 256
  4. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Quá trình này cung cấp sự trải nghiệm kỹ thuật số đẳng cấp thế giới cho tất cả sinh viên, dù ở trong khuôn viên trường, hay bất kỳ nơi nào một cách hoàn toàn trực tuyến (Nikoletatos, 2021). 2.4. Ứng dụng quá trình chuyển đổi số của các trường đại học Úc trong giáo dục 2.4.1. Sự tái lập quá trình đào tạo và cấp bằng đại học và sau đại học trực tuyến Trải nghiệm về kỹ thuật số ở đẳng cấp thế giới Trước tiên, các trường đại học Úc muốn đem đến cho sinh viên những trải nghiệm về kỹ thuật số ở đẳng cấp thế giới, bao gồm: (i) định hướng về nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên; đồng thời, việc thiết kế khóa học chỉ dành riêng cho trải nghiệm học tập trực tuyến; (ii) điều chỉnh học lực của sinh viên và hoàn cảnh cá nhân của họ cho phù hợp với mỗi khóa học trực tuyến (Ví dụ: điều chỉnh thông qua các tùy chọn phù hợp và tính Module của nội dung đa phương tiện trong môn học); (iii) có thể cho phép học sinh có sự kiểm soát hoàn toàn nội dung bài giảng để có được kiến thức và kỹ năng phù hợp với thị trường theo những cách thức phù hợp với cuộc sống bận rộn hàng ngày của họ (Ví dụ: khóa học trực tuyến cho phép sinh viên bắt đầu học vào bất cứ lúc nào và được tối ưu hóa trên thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng); và (iv) sự hỗ trợ thiết thực và quan tâm đến sinh viên trong mỗi bước tiến tới mục tiêu học tập và nghề nghiệp của họ. Sự hỗ trợ này sẽ bao gồm các vai trò của giảng viên, trợ giảng, huấn luyện viên và cố vấn nghề nghiệp, tùy vào ngành nghề đăng ký học của sinh viên (Parker, 2020). Tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật 24/7 Các trường đại học Úc phải tạm thời gác lại các khóa học theo các phương pháp sư phạm truyền thống để hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến nhằm thiết kế các khóa học theo các phương pháp sư phạm tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tham vọng đem lại trải nghiệm kỹ thuật số ở đẳng cấp thế giới cho sinh viên. Để đáp ứng yêu cầu của đối tác, các trường phải tuyển dụng thêm nhân tài, phát triển năng lực kỹ thuật số, tạo lập danh mục các khóa học có ứng dụng kỹ thuật số và bắt đầu từng bước mở rộng quy mô đào tạo. Ngược lại, sự hợp tác này đã đem lại thành công này rất đáng kể vì các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến đã giúp các trường đại học Úc tuyển dụng được nhiều tài năng, giảm bớt thời gian tiếp thị về giáo dục đại học và mở rộng quy mô đào tạo ở cả trong nước vào quốc tế. Đặc biệt, họ còn giúp các trường tạo ra các trải nghiệm kỹ thuật số cho sinh viên ở cấp độ thương mại. Đây là một lợi thế rất lớn mà hầu hết các trường đại học Úc đều không có đủ năng lực để tự mình thực hiện được (Parker và Anthony, 2020). 2.4.2. Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số Một khó khăn tất yếu của các trường đại học Úc là họ sẽ phải chia sẻ doanh thu kiếm được trong hoạt động hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến, thường là 50% tổng số lợi nhuận từ kinh doanh giáo dục có ứng dụng kỹ thuật số. Thậm chí, họ sẽ phải trả mức phần trăm lợi nhuận cao hơn thế nếu các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến giúp họ thực hiện được hầu hết các bước của chiến lược tạo lập chuỗi giá trị trong kinh doanh giáo dục (Parker và Anthony, 2020). Để giảm thiểu bớt đi phần nào khó khăn này, các trường đại học Úc đã tìm ra một số giải pháp sau: 257
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Linh hoạt cân nhắc giữa việc sử dụng khả năng đang sẵn có so với sự hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến trong từng giai đoạn và công việc chuyên môn cụ thể Các trường đại học Úc đã học hỏi khá nhiều từ một mô hình hợp tác kinh doanh ở Mỹ: Hãng truyền hình Netflix đã thuê dịch vụ web của hãng công nghệ đa quốc gia Amazon để cung cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng; nhưng Netflix kiểm soát rất chặt chẽ các thiết kế cơ bản trong quá trình trải nghiệm dịch vụ đó. Vì vậy, họ linh hoạt cân nhắc giữa việc sử dụng khả năng đang sẵn có, đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến trong từng giai đoạn và công việc chuyên môn cụ thể. Họ hiểu rõ rằng, không có sự lựa chọn đơn lẻ nào là giải pháp hoàn hảo (Parker và Anthony, 2020). Đối phó với các yếu tố riêng biệt của thị trường giáo dục trực tuyến Trên thực tế, các yếu tố riêng biệt của thị trường giáo dục trực tuyến càng làm phức tạp thêm sự lựa chọn của các trường đại học Úc. Họ bắt buộc phải hoạt động theo Thỏa thuận doanh nghiệp, là một loại văn bản pháp lý với cơ quan chính quyền tiểu bang. Thỏa thuận này vạch ra quỹ thời gian mà giảng viên có thể phân bố để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Do đó, việc không cho phép phân bổ toàn bộ thời gian của giảng viên cho việc giảng dạy đã làm hạn chế tính linh hoạt về kỹ năng giảng dạy của giảng viên, và làm tăng chi phí của dịch vụ cung cấp giáo dục trực tuyến của các trường đại học Úc. Trái lại, điều này càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến. Họ là doanh nghiệp kinh doanh với nhiều tư cách pháp nhân khác nhau, nên họ có thể giúp các trường đại học Úc vận hành các mô hình giảng dạy thuần túy bằng cách trực tiếp đảm nhận việc thuê và triển khai đội ngũ giảng viên (Parker, 2020). 2.4.3. Tìm ra sự lựa chọn đúng đắn khi hợp tác Parker và Anthony (2020) tiếp tục chỉ ra rằng, các giám đốc điều hành của các trường đại học Úc phải tìm ra sự lựa chọn đúng đắn khi hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến từ những yếu tố sau: Vị trí và xếp hạng của trường đại học: Một viện đại học nghiên cứu có uy tín sẽ lập luận rằng, ưu tiên của họ là nghiên cứu, do đó, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến cần mang lại năng lượng nghiên cứu cần thiết để cơ cấu lại mô hình giáo dục trực tuyến của họ. Ngược lại, một cơ sở đại học lấy giảng dạy làm trọng tâm sẽ quan tâm đến việc sở hữu các khả năng cần thiết cho việc giảng dạy trực tuyến có chất lượng tốt. Sự đa dạng của danh mục các khóa học: Một danh mục các khóa học đa dạng sẽ hỗ trợ cho việc tái thiết kế kỹ thuật số nội bộ cho quy mô nhiều chương trình giảng dạy, góp phần làm giảm bớt chi phí đào tạo. Khả năng đổi mới kỹ thuật số hiện có: Nếu trường đại học Úc nào có các khả năng đổi mới kỹ thuật số với những vấn đề thực sự mới, họ sẽ hướng tới việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến. Dự trữ tiền mặt: Nếu các trường đại học Úc còn có các khoản dự trữ tiền mặt lành mạnh, chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho hành trình đổi mới kỹ thuật số trong nội bộ của họ lâu 258
  6. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ dài hơn. Nếu không có được lợi thế này, họ sẽ phải hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến để khai thác kinh tế trong việc kinh doanh dịch vụ giáo dục. Quyết định của Hội đồng Trường: Nếu Hội đồng Trường tin rằng, các năng lực kỹ thuật số là năng lực cốt lõi, cần thiết trong tương lai và chi phí đầu tư để xây dựng chúng là hợp lý, thì họ sẽ chỉ đạo trường đại học Úc đó cân nhắc kỹ hơn về việc sử dụng những khả năng và nguồn lực mà trường họ đang sẵn có. Cuối cùng, tất cả các trường đại học Úc đều muốn sở hữu những trải nghiệm về kỹ thuật số mà họ cung cấp cho sinh viên của mình. Để từng bước làm được điều đó, họ cần thường xuyên đầu tư xây mới hoặc cải tạo các tòa giảng đường, phòng thí nghiệm và thư viện mới trong khuôn viên trường của họ, vì đây được coi là cơ sở hạ tầng cần thiết để thực hiện sứ mệnh của họ. Đồng thời, họ cũng nên đầu tư vào các hệ thống công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, cùng với việc tiếp cận và ứng dụng tư duy khoa học và sáng tạo trong giáo dục đại học và sau đại học (Parker và Anthony, 2020). 2.5. Bài học về chuyển đổi số cho các trường đại học ở Việt Nam Quá trình chuyển đổi số trong các trường đại học ở Úc có thể giúp các trường đại học ở Việt Nam tham khảo và rút ra các bài học quan trọng về một quá trình chuyển đổi số phù hợp lý để vận dụng trong thực tiễn của cơ sở đào tạo. 2.5.1. Sự chuyển đổi số không có biên giới Các trường đại học ở Việt Nam cần xác định trước là các trường đại học được xem như đối thủ cạnh tranh của họ hoàn toàn có thể cung cấp các chương trình đào tạo đại học có ứng dụng kỹ thuật số cho sinh viên ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do đó, họ cũng có cơ hội và tiềm năng để làm được điều tương tự trong sự chuyển đổi số không có biên giới này (Confalonieri, 2021). Điểm thuận lợi ở đây là việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên ở nước ngoài đối với các chương trình trực tuyến do các trường đại học, dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài cung cấp sẽ đều làm giảm dần sự khác biệt về văn hóa và các quy tắc trong giáo dục. 2.5.2. Các khóa học và bằng cấp có ứng dụng kỹ thuật số có thể sẽ ngắn hơn các khóa học và bằng cấp truyền thống Ở Việt Nam, đa số sinh viên đều muốn theo học các chương trình giáo dục truyền thống và đạt được các văn bằng chính quy. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện một bộ phận sinh viên quan tâm đến những chương trình học ngắn hạn có ứng dụng kỹ thuật số và các khóa học về chứng chỉ nghề nghiệp như đồ họa, lập trình, trí tuệ nhân tạo, học máy… Do đó, các trường đại học ở Việt Nam cần lưu ý đến các vấn đề đào tạo có liên quan để đáp ứng được nhu cầu lựa chọn này của sinh viên. Ví dụ, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên phải tách lớp ra và chia thành nhiều nhóm để thuận tiện cho việc tiếp thu kiến thức lý thuyết và thực hành. Học phí của các chương trình đào tạo này cũng sẽ được chia thành từng khoản riêng cho việc giảng dạy lý thuyết, thực hành, trải nghiệm nghề nghiệp. Vì vậy, sinh viên có quyền lựa chọn không tham gia một số lĩnh vực dịch vụ trong môi trường đại học, và họ sẽ không phải trả tiền cho những dịch vụ đó (Nikoletatos, 2021). 259
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.5.3. Sự chuyển đổi số trong các trường đại học Việt Nam có thể làm gia tăng nhu cầu vừa học vừa làm của sinh viên Dưới tác động của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học, nhu cầu vừa học vừa làm của sinh viên có thể sẽ gia tăng. Lý do là trong quá trình ứng dụng công nghệ số vào việc học tập, các sinh viên có thể tình cờ hoặc chủ động liên hệ với các nhà tuyển dụng tiềm năng của họ trên môi trường số để tìm hiểu về môi trường nghề nghiệp chuyên môn sau này (Keleher và cộng sự, 2021). Những lời hồi đáp, hứa hẹn, và thậm chí là cam kết của các nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ tạo ra động lực lớn cho nhiều sinh viên. Họ thường lựa chọn giải pháp vừa học vừa làm trong quãng đời sinh viên của mình để tích lũy kinh nghiệm làm việc và sẵn sàng hòa nhập vào môi trường công việc thực tế ngay sau khi họ tốt nghiệp. Do đó, các trường đại học Việt Nam cần tìm ra những chính sách đào tạo phù hợp để hỗ trợ cho nhu cầu thiết yếu này của sinh viên. 2.5.4. Sự cạnh tranh trên quy mô lớn Các trường đại học ở Việt Nam cũng cần tính đến khả năng cạnh tranh trên quy mô lớn của bản thân mình cũng như của các trường đại học đối thủ trong tương lai gần khi đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình đào tạo. Khi đó, các trường đại học sẽ kinh doanh giáo dục theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, vừa đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo đại trà, lại vừa thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn riêng lẻ của sinh viên về các khóa học chuyên ngành, chuyên sâu dựa trên nền tảng số (Confalonieri, 2021). 2.5.5. Học tập suốt đời Tư tưởng học tập suốt đời đang được giới thiệu và quảng bá ngày một phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại kỷ nguyên số như ngày nay (Parker, 2020). Do đó, các trường đại học ở Việt Nam cần chủ động chỉ dẫn cho sinh viên về nhu cầu nâng cao kỹ năng và đào tạo lại các chuyên môn nghề nghiệp trên thị trường lao động ngay từ khi sinh viên mới bắt đầu nhập học cho đến khi sinh viên sắp tốt nghiệp đại học và ra trường. Cụ thể, các trường đại học ở Việt Nam nên cho phép sinh viên không chỉ có quyền truy cập vào nội dung đầy đủ của khóa học hiện tại của họ, mà họ còn được phép truy cập vào nội dung cơ bản của nhiều khóa học khác trong trường. Điều này sẽ giúp cho nhà trường có thể giữ lại được một số lượng đáng kể sinh viên trung thành khi họ có khả năng sẽ tiếp tục theo học ở các cấp độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong trường. 3. KẾT LUẬN Giáo dục đại học giờ đây đang ngày càng phát huy thế mạnh của chuyển đổi số, đặc biệt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên khắp toàn cầu và làm gián đoạn hầu hết mọi hoạt động giáo dục - đào tạo truyền thống. Nhiều trường đại học ở Úc đã chủ động vừa tự ứng dụng kỹ thuật số trong hoạt động giảng dạy nội bộ của mình, vừa tranh thủ hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ quản lý chương trình đào tạo trực tuyến để tiếp tục khai thác lợi nhuận trong việc kinh doanh dịch vụ giáo dục. Học hỏi từ các trường đại học Úc, các trường đại học Việt Nam cũng cần tranh thủ nắm lấy thời cơ chuyển đổi số để có thể biến tình thế tiến thoái lưỡng nan của trường mình thành cơ hội đổi mới. Họ cần cố gắng xây dựng và cung cấp các lộ trình giáo dục trực tuyến chất lượng cao, nhằm phục vụ lý tưởng học tập suốt đời. Từ đó, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục sẽ trở thành nhiệm vụ và lợi ích cốt lõi trong tương lai của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. 260
  8. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Confalonieri, W. (2021), Digital strategy and the future of Australian Universities. Deakin University, Melbourne, Australia. 2. Keleher, H., Saffer, B. and Calkin, W. (2021), Tipping Toward Digital Transformation in Higher Education. Cisco Blogs. 3. Nikoletatos, P. (2021), Tertiary Education Digital Transformation Index. TechnologyOne. 4. Parker, A. and Anthony, S. D. (2020), Digital Disruption in Australian Higher Education: A Dual Transformation Imperative Accelerated and Amplified by COVID-19. Innosight. 5. Parker, S. (2020), The future of higher education in a disruptive world. KPMG International. 6. Universities Australia (2021), 17.000 uni jobs lost to COVID-19. Media Release. Retrieved from 17,000 uni jobs lost to COVID-19, Universities Australia 261
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1