intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế Lào

Chia sẻ: Le Thai Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

162
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Vào thế kỷ XIV vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Lạn Xạn). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ XVIII Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại ở Lào. Thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược và bị sáp nhập đến năm 1893 Lào bị sát nhập vào liên bang Đông Dươn TrongThế chiến thứ hai Pháp bị Nhật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế Lào

  1. Mục lục Chương I: Khái quát chung 1. Vị trí địa lý............................................................................................ 2. Khái quát lịch sử Lào........................................................................... Chương II: Các lĩnh vực kinh tế của Lào 1. Nông nghiệp. ....................................................................................... 2. Du lịch.................................................................................................. 3. Ngoại thương....................................................................................... ....................... 4. Công nghiệp và thủy điện................................................................... 5. Đầu tư.................................................................................................. 6. Giao thông vận tải............................................................................... 7. Thách thức trong phát triển kinh tế Lào............................................. Chương III: Những thành tựu kinh tế Lào trong công cuộc đổi mới -1-
  2. Kinh tế Lào Chương I: Khái quát chung Tên gọi chính thức: CHDCND Lào ( Ai Lao) Khẩu hiệu quốc gia: hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng. Ngày độc lập 19/7/1949 Đơn vị tiền tệ: Kíp Ngôn ngữ chính: tiếng Lào Thủ đô: Viên Chăn Diện tích: 236.800 km2 đứng thứ 79 thế giới Dân số: 5.635.967 người (2002) đứng thứ 101 trên thế giới Mật độ 24 người/km2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2009: 7,6% Ngoại thương/GDP 2009: 50% Là nước đang phát triển, thu nhập thấp: GDP bình quân 2009 là 942 USD (current price) 1. Vị trí địa lý Phía Đông Bắc Thái Lan, phía Tây Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc Phía Nam giáp Cambodia Tỷ lệ núi và cao nguyên chiếm 90% lãnh thổ Là nước không có biển, chỉ có sông Mekong chảy dài từ bác xuống nam và là 1 trong những nước nghèo nhất thế giới. a. Địa hình Chia làm 4 miền: Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, vùng đồng bằng. b. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, trải dài trên vĩ độ và cao độ, 1 năm chia 2 mùa rõ rệt ( mùa mưa và mùa khô), nhiệt độ trung bình :200C, Hạ Lào có thể trồng cây nhiệt đới. Thượng Lào trồng cây ôn đới c. Thực vật Lào có nhiều rừng với 50% độ phủ tự nhiên, có nhiều cây giá trị cao như: lim, gụ, sao, cẩm lai... -2-
  3. d. Sông ngòi Sông Mekong là con sông lớn nhất ở Lào với chiều dài 1.865km, có 17 phụ lưu chính trên đất Lào, Trong đó quan trọng nhất là Nậm thà 45km, Nậm U 390km...S. Mekong có nhiều tiềm năng thủy điện khoảng 37kw 2. Khái quát lịch sử Lào • Trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chi ếu . Vào thế kỷ XIV vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Lạn Xạn). • Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cu ộc xâm l ược c ủa Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ XVIII Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại ở Lào. • Thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược và bị sáp nhập đến năm 1893 Lào b ị sát nhập vào liên bang Đông Dươn • TrongThế chiến thứ hai Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập. • Đầu năm 1946 Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Đến năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. • Tháng 7 năm 1954 Pháp ký hiệp định Giơnêvơ công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. • Từ 1955 đến 1975 nhân dân các bộ tộc Lào cùng sát cánh v ới nhân dân Vi ệt Nam chống lại sự xâm lược củaMỹ. Khi Mỹ phát động chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương phong trào giải phóng dân tộc lên cao, những ng ười Pathet Lào lãnh đạo nhân dân Lào trong chiến tranh Đông Dương lần hai. • Từ năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại quân đội Mỹ và những người Lào được Mỹ dựng lên. • Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Savang Nuvong lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền bù nhìn do Mỹ dựng lên, xử t ử hoàng thân Savang Vatthana và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. • Ngày 2/12/1975 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa b ỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày Quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. • 14/12/ 1955 Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc và đã thiết lập quan h ệ ngo ại giao với Việt Nam cấp từ ngày 6/9 /1962. • Những năm cuốithập niên 80, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế đến năm 1997 quốc gia này gia nhậpHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngo ại c ủa Lào. -3-
  4. Chương II: Các lĩnh vực kinh tế của Lào Nước Lào đi vào con đường xây dựng XHCN 1975. Nay đã bắt đầu bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân từ 1986 tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% (1988-2001). Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây không có đường sắt, hệ thống đường bộ mặc dù được cải tạo nhưng đi lại vẫn khó khăn, hệ thống liên lạc trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ có ở khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng ½ tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỷ tiền tệ quốc tế IMF và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. + Lao động: 2,1 triệu người. Phân bổ theo ngành: • Nông nghiệp: 80%; • Công nghiệp và dịch vụ: 20% + GDP thực tế 2007: 4,028 tỷ USD; đóng góp GDP theo ngành 1. Nông nghiệp Nông nghiệp: 80%; GDP thực tế 2007 nông nghiệp: 40,9% - Là một lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu và đã đạt thành tựu đáng kể. • Lúa gạo là sản phẩm chính của Lào trong năm 2007 sản lượng gạo đạt 2,7 triệu tấn, tăng gấp hơn 2 so với 1976. Lào đã có gạo xuất khẩu. • Ngoài lúa gạo ra Lào còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai ,sắn…và một số cây ăn quả. • Bên cạnh đó Lào còn trồng một số cây công nghiệp để xuất khẩu tuy diện tích và dân số Lào đứng thứ 80 và 104 thế giới, nhưng Lào đứng hàng thứ 21 về sản lượng lúa, thứ 30 cà phê và thứ 27 về chè. • Ngoài ra Lào còn có một số sản phẩm độc đáo :cánh kiến đỏ, cánh kiến trắng. -4-
  5. 2. Du lịch Là ngành công nghiệp chủ chốt của Lào • Lào có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, rừng nguyên sinh bạt ngàn, nhiều thác nước kỳ thú, nhiều khu chùa lớn ở Luông Phabang, Viêng Chăn, Cánh Đồng Chum từ 2003-2007 đã thu hút hơn 3,65 triệu lượt người nước ngoài du lịch Du lịch. • Du lịch Lào được chia làm 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak. Các điểm du lịch trong 7 vùng Vientiane ,That Luang và Chùa Phra Keo , Chùa Ông Tự, Chùa Sí Mương, Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật). • Du lịch Lào là du lịch văn hóa, thắng cảnh nước Lào với những vùng núi hoang sơ cùng nhiều vùng quê thanh bình. • Mỗi năm ngành du lịch Lào đón hơn một triệu lượt du khách, tương đương gần ¼ dân số, đạt doanh thu hơn 150 triệu USD. Năm 2007, tạo việc làm cho 3,4% lao động, đóng góp 25,9%% GDP. Vốn đầu tư vào các dự án du lịch được dự tăng gấp đôi trong 10 năm tới. 3. Ngoại thương • Với 50 nước, kim ngạch thương mại gần 1 tỷ USD, ký hiệp định thương mại với 19 nước, 35 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hóa xuất khẩu là khoáng sản và gỗ. • Xuất khẩu tăng trưởng khá nhưng bình quân đầu người chỉ bằng 1/6 Việt Nam, do khó khăn về vận tải. • Lào có 60 cơ sở sản xuất hàng dệt may, với 70 mặt hàng xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt 100 triệu USD/năm. • Kim ngạch xuất khẩu 2007 là 970 triệu USD, nhập khẩu 1,378 tỷ USD. Năm 2009 tương ứng: 1,237 tỷ USD và 1,725 tỷ USD • Xuất khẩu: sản phẩm gỗ, cà phê, điện, thiếc, đồng,vàng. Nhập khẩu: máy móc thiết bị, xe, nhiên liệu, hàng tiêu dùng. • Đối tác xuất khẩu: Thái Lan 32,7%, Việt Nam 14,3%, Trung Quốc 5,9%, Hàn Quốc 4,8%. Đối tác nhập khẩu: Thái Lan 68,5%, Trung Quốc 9,3%, Việt Nam 5,5%. 4. Công nghiệp và thủy điện. -5-
  6. a. Công nghiệp • Nghành công nghiệp quan trọng nhất là ngành công nghiệp khai khoáng . Lào khá giàu về khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu, vật liệu xây dựng và nguồn năng lượng.… Trong số đó, một số mỏ có dự trữ lớn, có ý nghĩa công nghiệp. Trên đất Lào còn có thiết ở Thakhet, sắt ở cánh đồng Chum, nhôm, đồng, vàng, mỏ ngọc bích.… Kim loại đen: sắt, mangan là loại quặng có triển vọng nhất. Ngoài ra còn có các loại kim loại khác như thiếc, chì, bạc, kẽm… Thiếc: khai thác từ lâu ở Khăm Muộn cung cấp hàng năm 1200 tấn quặng thiết xuất khẩu. Đồng: ở Viên Chăn, Luông Nậm Thà… Chì, kẽm: là 2 kim loại sinh đôi trong thiên nhiên thường gặp ở cùng một mỏ, trong quặng chì thường có bạc, chì, kẽm có ở Thakhet. Bôxit: (quặng nhôm) thường ở các vùng đá vôi Bắc Lào, cao nguyên Bôlôven. Vàng: rải rác từ bắc đến nam Lào và ở Atôpư, Sê… Thủy ngân: là kim loại duy nhất ở thể lỏng được phát hiện ở vài địa phương. Về khoáng sản hóa chất: có muối mỏ ở bắt Viên chăn rất cần cho Lào vì không có biển, phôtphat được khai thác để sản xuất phân phótphát , lưu huỳnh ở phía nam sầm nưa,thạch cao ,đá quý có các loại đỏ, xanh ,vàng . • Than đá:ở bắc Viên Chăn, tây Luông phabang. Những tài nguyên khoảng sản như trên rất có ý nghĩa cho Lào phát triển ngành công nghiệp. • Bên cạnh việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng thì Lào còn đầu tư phát triển ngành công nghiệp may mặc: gồm 9 nhà máy lớn với 1.000 đến 1.800 công nhân, 48 nhà máy cỡ trung bình với từ 200 đến 500 công nhân và 40 nhà máy phụ trợ. • 70% doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nước ngoài. Những nhà đầu tư của Lào vào lĩnh vực này hầu hết là sản xuất phụ kiện từ Singapore, Đài Loan và Malaysia. Đây là những doanh nghiệp mới đầu tư vào dệt may, và đầu tư vào Lào để tiếp cận với thị trường EU, vì Lào mới chỉ sử dụng khoảng 60 triệu USD trong số 150 triệu USD hạn ngạch.
  7. -7- • Trong công nghiệp còn sản xuất diêm ,xi măng ,vải sợ,bông ,xà phòng ,sản phẩm bằng da và một số sản phẩm khác. • FDI đến vì lao động có kỹ năng và nguyên liệu thô. • Ngoài ra Lào còn phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản :gỗ, sản phẩm từ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. Mặc dù dân số Lào chỉ bằng 8,5% Việt Nam, nhưng sản lượng gỗ khai thác lớn gấp hơn 3 lần Việt Nam. b. Thủy điện Sông Me Khoảng chứa một tiềm năng thủy điện khổng lồ khoảng 42 triệu KW, riêng Laos chiếm khoảng 70% hằng năm sản xuất 40 tỉ KW/h. Dự tính công suất của một số trạm như sau: Nậm Ngừm 1350KW Nậm Thơn-Sêbangphai 25000KW. Thượng Luôngphabang 2750000KW. Nậm Đông 1200KW. Tại thác Khôn dự tính xây dựng một đập thủy điện có công suất 1750000KW, công suất gần bằng với thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. • Sông Nậm Ngừm dài 350 Km, ở độ cao 1500m so với mặt biển một con đập được xây trên sông này cách Viên Chăn 72 Km về phía đông, với hồ chứa nước dài 70Km, rộng trung bình 5Km, có chỗ 10 km có thể chứa 7030 triệu m3.Trạm thủy điện này khi xây dựng chia ra nhiều đợt với tổng công xuất 135000kw,đập đã được xây dựng xong và cho sản lượng điện hằng năm khoảng 1 tỉ kw/h .Ngoài ra,còn một trạm biến thế 17500kwhvà đường dây dẫn 115kv dài 150km từ Nậm Ngừm đến viên chăn 72km,từ Viên chăn đến Uđôn(Thái lan) dài 70 km . • Sau nhà máy Nậm Ngừm Lào còn một số dự án xây dựng thêm : • Dự án Nậm Thơn với 3 đập ,đập 1 công suất 1 triệu kw,đập số 2 công suất 2,5 triệu kw ,đập 3 công suất 10vạn kw • Dự án đập cao ở Luông Pha Băng công suất 2,75triệu kw . • Dự án Pamoong công suất 4,8 triệu kw .
  8. -8- • Đến năm 1979 Lào đã có khoảng 500 xí nghiệp và sản xuất được 16.100.000 kwh điện do nhà thủy điện Nậm Ngừm cung cấp. • Từ một nhà máy thuỷ điện Nậm Ngừm xây dựng trước năm 1975, đến nay Lào đã có 11 nhà máy thuỷ điện, đạt sản lượng 1.541 triệu KWh. • Hai nhà máy thuỷ điện lớn Nậm Thơn 2 và Sê Canam 3 đang được xây dựng, năm 2010 công suất điện ở Lào lên 1.670 MW, so với 42 MW năm 1975. 5. Đầu tư • Môi trường đầu tư Từ 1989, Lào mở rộng khuyến khích FDI. Đang mở cửa với thế giới để đón nhận FDI. Chính phủ khuyến khích FDI vào khoáng sản, thủy điện, chế biến nông lâm sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, du lịch. • Luật Đầu tư 2004 ưu tiên FDI vào sản xuất hàng xuất khẩu, nông lâm nghiệp, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến. • Doanh nghiệp FDI được miễn thuế lợi tức 1-2 năm từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động; lợi nhuận để tái đầu tư được miễn thuế lợi tức trong năm tài chính; miễn thuế nhập khẩu với các thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ sản xuất trực tiếp và các nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu... • Tiềm năng lớn về thuỷ điện: từ lâu Lào đã xuất khẩu điện sang Thái Lan, ký với Việt Nam thoả thuận xây dựng thuỷ điện Secaman 3 công suất 260 MW với vốn 232 triệu USD. • Dự án mở rộng thuỷ điện • Nam Theun, 1,3 tỷ USD, tạo thay • đổi trong mở cửa, thế giới sẽ • chú ý Lào: điểm thuận lợi cho FDI. • FDI vào Lào tăng với số giấy phép FDI được cấp tăng mạnh năm 2007. Các dự án lớn được triển khai: thuỷ điện Nam Theun 2, khai thác đồng đỏ ở Xêpôn. Năm 2008 FDI đạt 227,8 triệu USD và năm 2009 318,6 triệu USD. 5. Giao thông vận tải • Do đặc điểm địa hình nhiều núi rừng và cao nguyên nên ở Laos đường bộ và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến và quan trọng nhất. • Sông mekong là đường vận chuyển hàng hóa,hành khách chính của Lào theo hướng Bắc-Nam.
  9. • Vận chuyển hàng không nội địa khá quan trọng. -9- • Lào có khoảng 17000km đường bộ. Australia hỗ trợ lào xây dựng c ầu”h ữu nghị”bắt ngang sông mekong,nối liền thủ đô vientiane với tĩnh Nong Khai hoàn thành vào tháng 4/1994.các tuyến dường bộ ở lào:quack lộ 13,con dường trục bắc nam dài 1230km. • Sau đây là các dường hướng tây đông nối liền việt nam lào: • Đường số 4 từ luang prang đến biên giới việt_lao theo đường số 6 về hà nội • Đường số 7 từ quốc lộ 13 đến biên giới việt lào ở noong hét sau về thành phố vinh • Đường số 8 từ quack lộ 13 qua đèo nape đến bến thủy • Ngoài ra có đường số 9.12.23 • Công ty hàng không “lao avition”có đường bay đi hà n ội ,phnom phênh rangoon,bangkok,đường bay nội địa từ vientiane đi luang prang, xiem kho ảng, luang nậm thà , ondomsari, thà khẹt… 7. Thách thức phát triển kinh tế laos - Nguồn tài chính ảnh hưởng tác động bên ngoài: giá xăng dầu thế giới và giá hàng nhập khẩu tăng. Là yếu tố bất lợi vì Lào tiêu thụ xăng dầu, hàng hoá nhập khẩu là chủ yếu, xuất khẩu không đáng kể. - Thâm hụt ngân sách nhà nước và tăng các khoản nợ. Năm tài chính 2006-2007, thu ngân sách nhà nước được 6.134 tỉ kíp, trong khi chi 8.115,72 tỉ kíp. Nguồn thu cho ngân sách dựa vào khoản thu từ thuế xuất nhập khẩu, bán gỗ và lâm sản và là nguồn thu trong năm tài chính tiếp theo - Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đang tìm giải pháp tăng đầu tư phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường bền vững. - Năm 2007, chỉ thu hút 1,1 tỉ USD đầu tư trong và ngoài nước. FDI inflows chỉ đạt 227,8 triệu USD năm 2008 và 318,6 triệu USD năm 2009 - Cơ chế hành chính kìm hãm phát triển và có vấn đề về bộ máy hành chính, con người trong các cơ quan hành chính.
  10. - 10 - Chương III: Những thành tựu Kinh tế Lào trong công cuộc đổi mới Tuy là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng, nhưng nhờ có nguồn tài nguyên phong phú, định hướng phát triển đúng đắn, kinh tế Lào đã và đang tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2005 Lào đạt tăng trưởng GDP 7,2%; sản lượng lương thực đạt 2,6 triệu tấn, lần đầu tiên Lào tự túc được lương thực. Trong sáu tháng đầu năm 2006, kinh tế Lào tăng trưởng hơn 7%, nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể. Xuất khẩu tăng 73% so với năm 2005 và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 2,5 tỷ USD Cải cách mang lại hiệu quả Từ một quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới, kinh tế Lào phát triển ngày càng năng động. Từ năm 1986, Lào tiến hành phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân. Sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài và công bố quyền sử dụng và chuyển giao đất đai (1992-1993), kể từ năm 2001, Chính phủ Lào đã thực hiện một chương trình cải cách cơ cấu qui mô lớn nhằm cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, duy trì tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân. Trong năm 2001, Chính phủ Lào đã thay đổi cơ cấu quản lý đối với hãng Hàng không Quốc gia, đưa ra Luật Viễn thông mới nhằm tạo điều kiện cho tư nhân tham gia. Và mỗi năm, Chính phủ Lào lại xem xét tái cơ cấu khoảng 4-5 doanh nghiệp nhà nước. Sau khi đưa ra sắc lệnh về thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ tháng 4-2004 Chính phủ đã tiến hành phi tập trung hoá hoạt động quản lý các dự án FDI nhằm tăng cường thể chế để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Ngành tài chính cũng đã có sự khởi sắc đáng ghi nhận theo hướng minh bạch hóa. Chính phủ đã kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ thành phần kinh tế tư nhân. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 của Lào lên tới 15,3%, nay đã giảm còn khoảng 7%. Dự trữ ngoại tệ và vàng của Lào khoảng 201 triệu USD. Trong vòng chưa đầy 10 năm, Lào đã tiến hành cổ phần hoá 800 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong số 65 doanh nghiệp còn lại có khoảng phần nửa là những doanh nghiệp chiến lược sẽ tiếp tục được duy trì dưới hình thức sở hữu nhà nước. Nửa còn lại là các doanh nghiệp không đóng vai trò chiến lược, gặp khó khăn về chuyển giao quyền sở hữu đang đứng trước nguy cơ buộc giải thể. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã mô tả chương trình phát triển kinh tế tư nhân của Lào
  11. “là một trong những chương trình thành công nhất trong quá trình đổi mới cơ cấu ở Lào”. Lào rất quan tâm đến việc sắp xếp lại cơ cấu ngành theo hướng tận dụng lợi thế của nước mình và phù hợp với qui luật kinh tế thị trường. Việc xây dựng những tuyến đường theo hướng Đông-Tây và Nam-Bắc không chỉ đưa Lào thoát khỏi thế “sau lưng là núi, trước mặt là sông” mà còn biến nước Lào thành khâu trung chuyển quan trọng trong các tuyến giao thông nối biển Đông với Thái Lan, nối miền Tây Trung Quốc với các nước Đông và Nam Á. Tận dụng các thế mạnh kinh tế Tận dụng tiềm năng to lớn về thuỷ điện, từ lâu Lào đã xuất khẩu điện sang Thái Lan. Lào đã ký với Việt Nam thoả thuận xây dựng nhà máy thuỷ điện Secaman 3 công suất 260 MW với tổng số vốn 232 triệu USD tại tỉnh Xê Công. Cú hích quan trọng của nền kinh tế Lào là dự án mở rộng thuỷ điện Nam Theun, trị giá tới 1,3 tỷ USD, một dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong việc mở cửa, đối thoại, khiến thế giới sẽ chú ý tới Lào như là một địa điểm thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh. Chỉ trong lĩnh vực cho thuê đất trồng cao su cũng đang diễn ra sự cạnh tranh lớn. Năm 2005, Tổng công ty cao su Việt Nam quyết định đầu tư 30 triệu USD trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak. Theo tính toán, đến năm 2011, Công ty cao su Việt - Lào có thể định hình được 50.000 ha cao su nếu Công ty được thuê thêm đất. Đến năm 2005, Lào đã có quan hệ thương mại với 50 nước trên thế giới, đạt kim ngạch thương mại gần 1 tỷ USD. Hiện tại, Lào đứng thứ 7 trong số các bạn hàng ASEAN của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 5 năm (2001- 2005) đạt khoảng 675 triệu USD. Kim ngạch 2 chiều năm 2005 đạt 165 triệu USD, tăng 15,4% so với năm 2004. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt gần 500 triệu USD với 69 dự án, đứng thứ 16 trong tổng số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Lào; Lào đầu tư vào 7 dự án tại Việt Nam với số vốn gần 17 triệu USD. Lào cũng đang là địa điểm du lịch ưa thích của nhiều du khách trong khu vực và trên thế giới. Năm 2005 có tới 1,1 triệu du khách nước ngoài đến Lào, tương đương 1/4 dân số của nước này, đem lại nguồn thu nhập cho du lịch Lào 146 triệu USD, bằng gần một nửa khoản thu ngân sách. Dự kiến cuối năm nay, tuyến đường bộ Côn Minh - Thái Lan hoàn thành, cây cầu thứ 2 qua sông Mê Kông nối với Thái Lan đi vào hoạt động, khi đó lượng du khách đến Lào sẽ tăng đột biến, mở ra triển vọng hợp tác về du lịch giữa Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đánh giá nước Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng nhân dân cách mạng Lào tháng 3-2006 đề ra mục tiêu giai đoạn 2006-2010 đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế không dưới 7,5%/năm; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm vững chắc an ninh, ổn định chính trị, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đưa đất nước tiếp tục tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chung là đến năm 2020, đưa đất nước phát triển, mức sống của nhân dân tăng gấp 3 lần hiện nay. Như vậy, nhờ thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dân cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo, cùng với sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước anh em, bạn bè, kinh tế Lào đang phát triển trong nhiều lĩnh vực.
  12. - 12 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2