intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế lao động - Phần 4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

146
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'kinh tế lao động - phần 4', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế lao động - Phần 4

  1. Nguồn vốn nhân lực (Human Capital) Giáo sư: Bryan Caplan George Mason University I. Giá trị chiết khấu hiện tại (Present Discounted Value ~ PDV). A. Cái gì quyết định giá trị doanh thu hiện tại của một khoản thanh toán trong tương lai sẽ dương hay âm? 1. Ví dụ, nếu bạn phát hành một chứng chỉ tiền gửi trả 1 USD, kỳ hạn 10 năm trong tương lai, bạn có thể bạn nó trong ngày hôm nay không? 2. Rõ ràng câu trả lời là không phải 1 USD! Không ai trả 1 USD, bởi vì họ phải trả trước giá trị lãi của 10 năm sau. B. Nhưng ít hơn bao nhiêu? Thử hình dung: "Ngày hôm nay tôi phải đặt bao nhiêu tiền ở ngân hàng để có 1 USD sau 10 năm kể từ bây giờ?". Với tỷ lệ lãi suất cố định ở mức, thì câu trả lời là: . Chẳng hạn nếu tỷ lệ lãi suất là 10% thì bạn sẽ cần . 0,386 USD là cái mà các nhà kinh tế gọi là giá trị chiết khấu hiện tại của loại tài sản này (PDV). C. Tương tự, một khoản chi phí tương lai ít có hại hơn sự thể hiện bên ngoài. Nếu bạn biết bạn sẽ cần một hoạt động cho 1000 USD sau 30 năm kể từ bây giờ, hỏi: "Hôm nay bạn sẽ đặt bao nhiêu tiền ở ngân hàng để có 1000 USD sau 3 thập kỷ kể từ giờ?". Với lãi suất là 5%, câu trả lời là: D. . Một bước cứng rắn hơn: Tổng giá trị mà người ta phải trả cho toàn bộ lợi ích và chi phí tương lai là gì? Cộng những cái mà họ trả
  2. cho từng khoản riêng rẽ. Tổng chính là PDV của luồng thu nhập. E. Trên thực tế, con người phải có những ước đoán về cả các khoản thanh toán trong tương lai và lãi suất trong tương lai. Chúng ta có thể xem xét giá thị trường hiện tại như là PDV ước tính. Điểm quan trọng: Khi các nhà kinh tế nói rằng con người "tối đa hoá lợi nhuận", điều mà họ thực sự muốn nói là họ đang tối đa hoá PDV. (Trong 1 kỳ hạn, chúng là tương đương). F. Bạn có thể áp dụng công thức PDV cho bất cứ cái gì một cách chính thức: nhà cửa, đất đai, các công trình xây dựng, cổ phiếu, trái phiếu, động vật, v...v...Ví dụ PDV của 1 con gà là bao nhiêu? (TQ hiệu đính: không chỉ tính đến số thóc nuôi con gà, mà phải tính tới giá trị chiết khấu của thóc). G. Quy luật chung: lãi suất càng thấp, tổng giá trị tương lai càng lớn. II. Tỷ suất thu hồi vốn đầu đầu tư. A. Một khi bạn biết PDV của 1 tài sản, bạn có thể tính tỷ suất hồi vốn đối với khoản đầu tư này. B. Ví dụ: Nếu bạn nhận 100 USD lãi cổ phần từ 1 cổ phần trị giá 10.000 USD, và giá trị của cổ phần không thay đổi, tỷ suất hồi vốn là bao nhiêu? 1%. Nếu bạn nhận 100 USD lãi cổ phần từ một cổ phần trị giá 10 USD, khi đó tỷ suất hồi vốn là bao nhiêu? 1000%. C. Ví dụ: Nếu bạn không nhận được tiền lãi từ một cổ phần nhưng nó tăng giá từ 400 USD lên đến 500 USD, tỷ suất hồi vốn là bao nhiêu? 25%. D. Nhìn chung, tỷ suất hồi vốn trong 1 năm là: ? E. Logic kinh tế cơ bản gợi ý rằng các tài sản có tính rủi ro như nhau phải có tỷ suất hồi vốn dự tính bằng nhau. Mặt khác, người ta sẽ bán các tài sản có tỷ suất
  3. hồi vốn thấp hơn và mua các tài sản có tỷ suất hồi vốn cao hơn, cho đến khi các tỷ lệ đó bằng nhau. F. Dĩ nhiên, hai hoạt động kinh doanh mạo hiểm có thể có giá trị thu hồi như nhau, thậm chí cả khi hoạt động này phải trả cao hơn nhiều so với hoạt động kia. Ví dụ, không có gì là ngạc nhiên đối với việc một số người thắng cuộc ở một ván bài và một số người khác lại bị thua. Nhưng nếu có hai sòng bạc ở sát cạnh nhau, và một sòng bạc có cơ hội thắng cao hơi, đó là điều kỳ lạ xảy ra. III. Coi người nô lệ là vốn đầu tư. A. Logic của luồng PDV áp dụng cho chế độ nô lệ. Nếu bạn đang mua một người cho cả cuộc đời của anh ta, giá bán sẽ bằng với PDV của số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời của người nô lệ, trừ đi PDV của chi phí duy trì cuộc sống, trừ đi PDV của chi phí cường chế lao động. B. Tương tự, giả sử một người sở hữu nô lệ đang xem xét liệu có phải huấn luyện cho người nô lệ của ông ta thành một thời rèn hay không.Việc này đồng nghĩa với suy tính về số tiền kiếm được trong tương lai- người nô lệ không thể làm việc thay cho học nghề. Những số tiền kiếm được cũng cao hơn đối với những người chủ trong tương lai. Những người chủ nô mong muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức chi phí đào taọ nghề tối đa hoá PDV của người nô lệ. C. Hoặc giả sử một người chủ nô đang quyết định xem có nên cho phép nô lệ của ông ta có con hay không (những đứa trẻ đó cũng là những nô lệ hợp pháp). Nếu một nô lệ có một đứa con, người mẹ sẽ đem lại thu nhập ít hơn trong một khoảng thời gian, và đứa trẻ bị biến thành nô lệ sẽ hầu như không tạo ra giá trị lợi nhuận trong nhiều năm; nhưng cuối cùng người chủ sẽ có hai nô lệ thay vì chỉ có 1. Người chủ nô tìm cách tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn bất cứ cách nào có PDV cao hơn.
  4. D. Tỷ suất hồi vốn đối với một người nô lệ là bao nhiêu? Nếu một nô lệ bán với giá 3.000 USD, tạo ra 300 USD thu nhập ròng, và giảm xuống chỉ còn giá trị bằng 2.850 USD, tỷ suất hồi vốn là (300 - 150)/3.000 = 5%. E. Trong một nền kinh tế có chế độ nô lệ, bạn dự tính đầu tư vào nô lệ sẽ có giá trị hồi vốn tiêu biểu giống như bất cứ cái gì khác. IV. Bạn là một nguồn vốn đầu tư: Học thuyết về nguồn vốn nhân lực. A. Bỏ qua sự phản đối mang tính đạo đức với chế độ nô lệ, suy luận tương tự được áp dụng cho việc quản lý con người mà bạn sở hữu - chính bản thân bạn! Tư tưởng này được biết đến là học thuyết về nguồn vốn nhân lực (human capital theory). B. Có rất nhiều việc bạn có thể làm với thời gian của bạn. Đâu là sự đầu tư tốt nhất? Hãy so sánh PDV! C. Ví dụ: Bạn có nên học thêm một năm nữa ở trường? Cộng PDV của thu nhập tương lai trong suốt thời gian học ở trường và thu nhập tăng thêm mà bạn mong muốn nhận được sau khi bạn kết thúc thời gian học. Chú ý: Vì bạn tính trước thu nhập, và nhận được một khoản tăng thêm sau này, vốn học sẽ ngày càng ít có ý nghĩa khi lãi suất tăng. D. Bạn có thể làm gì khác cho công việc của bạn, và bạn quyết định như thế nào nếu đó là sự đầu tư khả quan? 1.Phẫu thuật tạo hình. 2.Các lớp diễn thuyết. 3. Một vụ kiện tụng ở Armani 4. Một chiếc ô tô được trang trí để gây ấn tượng với khách hàng.
  5. V. Ứng dụng: Tỷ suất hồi vốn đối với giáo dục. A. Phải chăng bạn đang lãng phí thời gian ở trường đại học? Hãy làm những phép tính về PDV để tìm câu trả lời. B. Giả thuyết 1: Một năm học thêm ở trường sẽ làm tăng mức lương trung bình của bạn khoảng 2.500 USD/ năm trong suốt thời gian làm việc; kết thúc 4 năm ở trường đại học sẽ đem lại 10.000 USD cho bạn trong suốt thời gian làm việc của bạn. C. Giả thuyết 2: Bạn mất đi 15.000 USD giá trị của thu nhập lao động trong mỗi năm ở trường đại học. D. Giả thuyết 3: Bạn phải trả 10.000 USD cho các khoản chi tiêu ở trường và các chi tiêu khác liên quan đến việc học tập. E. Giả thuyết 4: Tỷ lệ lãi suất sẽ là 8% trong suốt cả cuộc đời. F. Giả thuyết 5: Hiện nay bạn 18 tuổi và sẽ làm việc cho đến khi bạn 68 tuổi. G. Kết luận: Đưa tất cả vào Excel, chúng ta nhận thấy rằng việc đến trường đại học có PDV cao hơn 7136 USD so với các lựa chọn khác. H. Điều gì xảy ra nếu: 1. Lãi suất tăng lên đến 9%? PDV giảm xuống còn -3978 USD. Tốt hơn bạn nên thôi học và đầu tư thu nhập của bạn cùng với học phí vào thị trường chứng khoán. 2. Tiền lương của bạn trong trường hợp bạn không học đại học tăng lên đến 17.000 USD (nhưng lợi ích cận biên của việc học đại học cũng ở mức tương tự)? PDV giảm xuống còn - 18 USD.
  6. 3. Lợi ích cận biên của việc học đại học là 10.000 USD trong 20 năm đầu bạn làm việc, 30.000 USD trong toàn bộ những năm còn lại? PDV tăng lên đến 41.241 USD. (TQ hiệu đính: trong kinh tế, chúng ta quy giá trị bằng tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, danh dự, học vị, kiến thức để giúp chúng ta trở thành con người tốt hơn, giá trị đó khó quy lại bằng tiền. Nghĩa là, nếu bạn đi học vì tiền, thì PDV là cách tính; nhưng nếu bạn đi học vì lý do khác, như tể thoả mản 1 sự tò mò về 1 lãnh vực nào đó, bạn phải tính đến giá trị của học vấn như là 1 sự lãng khoái, giúp bạn giải quyết được gút mắc). VI. Việc đào tạo chung đối và việc đào tạo với cụ thể cho hãng(General vs. Firm Specific Training) A. Con người có được kinh nghiệm nhờ công việc, song có hai loại cơ bản: 1. Chung. 2. Cụ thể cho một hảng hay nghề nào đó. B. Các kỹ năng chung là các kỹ năng mà bạn có thể sử dụng tại các doanh nghiệp khác hay thậm chí trong các ngành nghề khác. Công việc đánh máy là một ví dụ. C. Ngược lại, việc đào tạo với cụ thể đối với 1 hãng thực tế chỉ có giá trị tại một doanh nghiệp cụ thể. Một ví dụ điển hình là việc tìm hiểu tên các đồng nghiệp của bạn. Bạn làm việc có hiệu quả hơn với công việc đó, nhưng nếu bạn từ bỏ công việc, vốn hiểu biết này sẽ không có giá trị. D. Phải chăng những người thuê lao động sẽ đầu tư vào các kỹ năng chung? Thoạt đầu, đó có vẻ là một điểm nhỏ bé. Sau khi họ đầu tư vào bạn, bạn sẽ làm việc có hiệu quả hơn ở cả công việc hiện tại và công việc khác. Họ sẽ phải tăng tiền công cho bạn một cách hợp lý để giữ bạn.
  7. E. Mặc dù vậy, trong luồng tư duy thứ hai, điều này chỉ có nghĩa là nếu bạn muốn được đào tạo chung ở hãng của bạn, bạn sẽ phải trả cho nó do làm việc ít hơn. Thực tập là một ví dụ điển hình. F. Việc đào tạo với cụ thể thì như thế nào? Theo định nghĩa, các kỹ năng như vậy sẽ không giúp bạn có sự trả giá tốt hơn ở nơi nào khác. Vì vậy nếu một doanh nghiệp đào tạo kỹ năng cụ thể cho bạn, hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn, song các lực lượng thị trường không buộc họ phải tăng lương tương ứng cho bạn. G. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa việc đào tạo chung và đào tạo cụ thể có thể ít hơn vẻ bề ngoài. Vậy tại sao? Các hãng có tiếng về sự gia tăng, và thậm chí có cả các mức chi trả chính thức. Nếu một hãng trả cho người lao động đầy đủ giá trị của việc đào tạo cụ thể, còn hãng khác thì không, hãng thứ hai sẽ không thể thu hút người lao động ở hãng thứ nhất. 1. Nếu lập luận này đúng thì người lao động sẽ phải chấp nhận lương ít hơn do tất cả quá trình đào tạo tốn kém, song nhận được đầy đủ MVP ở bất cứ nơi nào mà họ làm việc. H. Trên thực tế, các hãng thường trả tiền quá cao lúc ban đầu (bạn nhận được đầy đủ tiền lương thậm chí trong suốt một số tuần hay tháng đầu tiên khi bạn đang tận dụng thời gian của người lao động khác bằng cách đặt câu hỏi trong việc học hỏi). Ý kiến? VII. Áp dụng: Hiểu về Chu kỳ sống. A. Hầu hết mọi người đều có một mô hình sống tiêu chuẩn: đi học khi bạn còn trẻ, sau đó làm việc cho đến khi nghỉ hưu. (Mô hình thay thế bao gồm khoảng thời gian tách ra khỏi lực lượng lao động để sinh con).
  8. B. Học thuyết về nguồn vốn nhân lực làm sáng tỏ đáng kể mô hình này. Tại sao người ta không làm việc trong 20 năm, sau đó đi học đại học, sau đó quay lại làm việc trong 20 năm nữa? 1. Bởi vì họ sẽ chỉ có được những lợi ích từ việc học trong 20 năm thay vì 40 năm. 2. Chi phí cơ hội của thời gian thấp hơn khi bạn trẻ hơn, vì vậy bạn từ bỏ ít thu nhập hơn. C. Tại sao lại nghỉ hưu? Sau một giai đoạn, bạn trở thành một người lao động làm việc ngày càng kém hiệu quả, và tiền công của bạn sẽ phản ánh điều đó. Nó khiến con người có ý thức cao hơn đối với công việc cho những năm tháng làm việc có hiệu quả cao nhất, và có thời gian rảnh rỗi khi lao động được trả công rẻ hơn. D. Các mô hình giờ làm việc cũng phù hợp với câu chuyện này. Con người làm việc nhiều giờ nhất trong những năm họ có thu nhập cao nhất (giữa những năm tuổi 40 và đầu những năm tuổi 50). VIII. Đánh giá sự chênh lệch về trả công A. Nhưng phải chăng không có sự khác biệt nào giữa việc bạn tự thưởng công như thế nào và một người chủ nô thưởng công cho người nô lệ như thế nào? Vâng! Như đã bàn đến trước đây, một người lao động tự do có thể tính "niềm vui vẻ" và "không thoải mái" trong những tính toán của họ. B. Bạn có thể định lượng yếu tố này như thế nào? Đơn giản. Hãy tự hỏi; "một người nào đó sẽ phải trả thêm cho tôi bao nhiêu để làm công việc khó chịu này hơn là bất cứ công việc gì khác? Hoặc, bạn sẽ sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu cho niềm vui tăng thêm với công việc khác này?". C. Sau đó, khi bạn tính PDV, hãy cộng hoặc trừ những con số này từ thu nhập của bạn trong khoảng thời gian thích hợp.
  9. D. Ví dụ, giả sử bạn dự tính rằng chịu đựng sự đau khổ khi thành lập hãng Internet trong 5 năm. Bạn hình dung nó sẽ mất 30.000 USD/năm để đền bù cho sự chịu đựng của bạn. Sau này, bạn kiếm được thêm 10.000 USD trong 20 năm kế tiếp trong một bầu không khí với một mức độ vui vẻ thông thường. Với tỷ lệ lãi suất 10%, giá trị PDV là -39.627 USD! E. Hoặc giả sử bạn đang xem xét việc chuyển đi từ Rochester, NY đến Fairfax, VA. Bạn hình dung bạn sẽ sẵn sàng trả 7.000 USD để sống ở Fairfax hơn là Rochester. Tốn kém di chuyển là 10.000 USD, và bạn phải có một mức cắt giảm giá trị thanh toán 6.000 USD trong 10 năm, bạn có nên chuyển đi không? Rất tiếc là không, giá trị PDV của việc chuyển đi là - 2.855 USD. F. Tóm lại, học thuyết về nguồn vốn nhân lực không phản ánh rằng người lao động chỉ quan tâm đến thu nhập bằng tiền. Hơn thế, nó tạo ra một khuôn khổ đánh giá đối với việc quản lý cuộc sống của bạn. G. Phải chăng bạn không thích đi học so với làm việc? Vì vậy bạn nên tính đến "sự đau đớn và khó nhọc" của bạn như là một trong những chi phí của việc tham gia các lớp học. IX. Trợ cấp giáo dục.: Sự thất bại của những lập luận về yếu tố ngoại tác. A. Các yếu tố ngoại tác là những lợi ích và chi phí không thể loại trừ. Logic cơ bản của tính ích kỷ cá nhân sau đó dẫn đến: 1. Nếu những lợi ích là không thể loại trừ thì mỗi cá nhân hưởng lợi sẽ nhận chúng bất kể anh ta có trả chi phí hay không. 2. Nếu những người hưởng lợi nhận được những khoản lợi bất kể họ có trả chi phí cho chúng hay không, thì họ sẽ không trả chi phí để có được những lợi ích ấy.
  10. 3. Nếu các nhà cung cấp không được thanh toán cho việc cung cấp những lợi ích, họ sẽ không nhận cung cấp. 4. Vì vậy, do tính không thể loại trừ, những lợi ích tiềm năng không được vật chất hoá. B. Thậm chí nếu một hàng hoá có thể loại trừ một phần, ít hơn 100% của những lợi ích xã hội tiềm năng, nó sẽ được hiện thực hóa theo cách thông thường. 1. Cảnh báo: Các yếu tố ngoại ứng cận biên. C. Dễ thấy tại sao người ta xem xét các yếu tố ngoại ứng D. Hầu hết những lập luận về các yếu tố ngoại ứng đối với giáo dục chung quy là sự bất hợp lý mà bất cứ cái gì có lợi cũng là một yếu tố bên ngoài. "Tất cả chúng ta đều được lợi từ giáo dục". Điều đó khác như thế nào so với việc "Tất cả chúng ta đều được lợi từ thép". Vâng, có một khoản lợi ích, nhưng phải chăng thị trường không trả chi phí cho những người cung cấp lợi ích đó. E. Những lập luận về yếu tố ngoại ứng phức tạp hướng vào các khía cạnh không liên quan đến công việc làm: tội phạm ("thanh thiếu niên không được giáo dục trở thành tội phạm") và nền văn hoá chính trị ("một cử tri đoàn có trình độ giáo dục đi bỏ phiếu tốt hơn") có thể là những đối thủ hàng đầu. F. Lập luận về tội phạm lại một lần nữa rất yếu. Chúng ta có thể chỉ dễ dàng tăng tính nghiêm khắc của hình phạt. G. Lập luận về giáo dục chính trị mạnh mẽ hơn; không có cách nào rõ ràng để trả cho những cử tri nhạy bén. Song tất nhiên bạn có thể chỉ hạn chế quyền ưu tiên đối với con người có một bằng cấp giáo dục xác thực! Kết quả tương tự và không cần có trợ cấp.
  11. (TQ hiệu đính: học vấn ngoài giá trị cho người có học, có giá trị ngoại ứng cho xã hội. Một lý luận thông thường rằng người có học ít phạm tội, nhưng lý luận này yếu vì để giảm phạm tội, ta có thể nâng hình phạt như từ nhốt tù đem đi sử bắn. Lý luận thứ hai về ngoại ứng của học vấn là người có học biết cách bỏ cử tri, và do đó chọn tổng thống hay tỉnh trưởng, v.v., tốt. Lý luận này khó phản bác vì không có tài liệu, tuy nhiên trong lịch sử thì luật cử tri chỉ cho phép người có học đi bầu cử. Nếu thi hành luật như thế thì đỡ phải tốn tiền trợ cấp học vấn, và ai muốn có quyền bầu cử thì cần phải đi học). X. Trợ cấp giáo dục và những mặt không hoàn hảo của thị trường tín dụng. A. Một lập luận hoàn toàn khác thừa nhận rằng giáo dục là một hàng hoá riêng biệt, nhưng tập trung vào "những mặt không hoàn hảo của thị trường tín dụng". Về bản chất, vấn đề thật khó để hứa hẹn chắc chắn hoàn trả một khoản vay thuộc về giáo dục. Với một ngôi nhà, họ có thể chiếm hữu ngôi nhà đó nếu người ta không trả nợ đúng hạn. Song họ không thể sở hữu bộ não của bạn nếu bạn không trả nợ đúng hạn đối với một khoản vay cho sinh viên. (TQ hiệu đính: đối với những người nhận học bổng đi du học, khi họ về, họ không phục vụ, hay chỉ phục vụ bằng hình thức ngồi bàn, thì chính phủ làm gì để moi sự thông minh và kiến thức họ đã học???) B. Tuy nhiên, vấn đề ít nghiêm trọng hơn nó có vẻ như vậy. Sở Thuế (IRS) không chấp nhận bất cứ lý do gì trong việc không thể thanh toán thuế; tại sao những người cho vay không thể nhận được một mức độ có thể so sánh của quyền hợp pháp để ràng buộc tiền lương của bạn nếu bạn không trả nợ đúng hạn? C. Thậm chí dưới chế độ hợp pháp hiện nay, cha mẹ hay những người thân khác của bạn, hay một người chủ có thể cùng ký vào đơn cho bạn. Hoặc các trường có thể cho bạn vay tiền, và từ chối trả học bạ cho những sinh viên cũ không trả nợ đúng hạn. (TQ hiệu đính: ép cha mẹ của những người đi dụ học trả nợ thế là 1
  12. cách, còn cách khác là không cấp học bổng, chỉ cho sinh viên mượn tiền đi học. Ra trường rồi, họ phải vận dụng não và kiến thức để đi làm có dư tiền trả nợ; và tất nhiên, nếu sinh viên không trả thì lúc đó, thân nhân hay cha mẹ sinh viên phải trả thay số nợ. Nhưng dầu sao, trách nhiện đầu tiên cũng thuộc về người sinh viên quyết định đi du học hay không?). D. Các nhà kinh tế coi trọng sự hoàn hảo của thị trường tín dụng thường hướng vào tỷ suất hồi vốn đối với giáo dục. Họ nói rằng nó lớn một cách bất thường, cho thấy một sự thất bại của các thị trường tín dụng trong việc cân bằng tỷ suất hồi vốn đối với các khoản đầu tư khác nhau. E. Nếu bạn giả sử rằng chi phí giáo dục là tiền học phí thì theo số liệu NLSY, tỷ suất hồi vốn đối với giáo dục là 12,6% (không kiểm soát bất cứ biến số nào khác). F. Nhưng con số này chắc chắn là quá cao. 1. Nó phải chi các nguồn lực cho việc giáo dục con người. Tính toán những chi phí này chắc chắn sẽ giảm tỷ suất hồi. 2. Đây là một con số ước tính bình quân chứ không phải là tỷ suất hồi vốn cận biên. (Tỷ suất cận biên sẽ thấp hơn. Bạn có thể giải thích tại sao không?) 3. Nó không kiểm soát đối với tri thức - yếu tố có liên quan chặt chẽ đến giáo dục. G. (Có một vấn đề lớn khác với những ước tính về giá trị hồi vốn của giáo dục mà chúng ta sẽ giải quyết sau bài kiểm tra giữa mùa). XI. Tri thức và nguồn vốn nhân lực A. Tất cả chúng ta đều có ý niệm bản năng về biện pháp để trở nên "thông minh". Nghiên cứu thực tiễn về trí thông minh là một trong những lĩnh vực phát triển nhất của nghiên cứu tâm lý.
  13. B. Theo ý nghĩa thực tế, các nhà nghiên cứu thường đánh giá trí thông minh bằng chỉ số IQ (Intelligence Quotient) hay các hình thức kiểm tra có liên quan. Những hình thức kiểm tra này đã chịu sự công kích với một số lý do. Tóm lại chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề sau: 1. Những thành kiến văn hoá. 2. "Không có một cái gì cấu tạo nên trí thông minh". 3. Sự thiếu hoàn hảo. C. Than phiền #1: "Những thành kiến văn hoá". Có một sự khác biệt giữa các nhóm lớn trong biểu hiện đối với các cuộc kiểm tra IQ. Người Do Thái có chỉ số IQ cao hơn khoảng 20 điểm so với mức trung bình, người da đen thấp hơn trung bình khoảng 20 điểm. Những người chỉ trích đổ lỗi điều này là do những thành kiến về văn hoá - Theo giả định, việc kiểm tra đánh giá gần với lối sống của tầng lớp trung lưu hơn là khả năng. Không may cho lập luận này, những khác biệt là lớn nhất đối với các phần trong cuộc kiểm tra mà không có sự thoả mãn về mặt văn hoá, như những vấn đề khó lý giải trong không gian. (TQ hiệu đính: làm sao đo trí thông minh của những danh thủ thể thao?) D. Than phiền #2: Không có cái gì cấu tạo nên "trí thông minh". Mọi người đều tốt ở một số mặt và xấu ở những mặt khác, hoặc cũng có những người nói như thế. Tuy nhiên, thực tế là, trên một phạm vi rộng của các vấn đề thuộc về thế giới tinh thần, những người tốt ở một số mặt thường thường (chứ không phải luôn luôn) tốt ở tất cả các mặt, và có một số khuyết tật. Hãy suy nghĩ về những điểm ghi được bằng ngôn ngữ đối chọi với những ghi được trong toán học. Có một số người xuất sắc trong ngôn ngữ bằng lời và thật tệ hại trong lĩnh vực toán học, song có rất nhiều xuất sắc ở cả hai lĩnh vực hoặc tệ hại ở cả hai lĩnh vực đó.
  14. E. Than phiền #3: Sự thiếu hoàn hảo. Có một số vấn đề khác nhau với lối than phiền này. Một là cùng một người có thể có những điểm kiểm tra khác nhau ở các khoảng thời gian khác nhau. Vấn đề khác là những người nổi tiếng trên thế giới (Feynman là một ví dụ chung) có chỉ số IQ thấp. Tất cả điều này có thể đúng, song nó không phù hợp. Điểm IQ có độ tin cậy cao hơn bất cứ loại nào khác, và nếu bạn kiểm tra 100 người nổi tiếng, điểm trung bình của họ là rất cao. F. Trí thông minh rất giống với "sức mạnh". Có một số điều không rõ ràng, song về căn nguyên chúng ta biết điều mà chúng ta có ý nói đến, chúng ta biết có những khác biệt thực sự, và chúng ta biết rằng những người mạnh mẽ theo một thước đo thường cũng mạnh mẽ theo các thước đo khác. G. Có một cuộc tranh luận thứ hai về sự mở rộng đối với về việc chỉ số IQ có tính di truyền và liên quan đến môi trường. Không có thời gian để giải quyết vấn đề này ở đây, song bằng chứng từ những cặp sinh đôi được xây dựng một cách cẩn thận và những nghiên cứu về việc nhận con nuôi đã nhận thấy rằng nó liên quan đến gen khoảng 80%. Không rõ 20% còn lại nằm ở đâu - nó không có vẻ gì thuộc về môi trường gia đình. H. Tại sao tôi đưa ra tất cả những điều này? Bởi vì việc kiểm soát chỉ số IQ giảm mạnh giá trị thu hồi đối với giáo dục xuống chỉ còn 7,5%.(1% tăng thêm của chỉ số IQ sẽ nâng bạn lên .7%; một năm giáo dục vì vậy đáng giá bằng 11% trong IQ). I. Thực tế đây là lập luận chính đề cập tại cuốn sách "Đường Cong Hình Vòm" (The Bell Curve) của Charles Murray và Richard Herrnstein: Thị trường trả rất nhiều cho những người có trí thông minh. Trí thông minh không phải là tất cả, nhưng nó ở vị trí ngang hàng với giáo dục trong tính chất lý giải. XII. Nhân cách, văn hóa và nguồn vốn nhân lực
  15. A. Khía cạnh phát triển khác trong lĩnh vực tâm lý là nghiên cứu về nhân cách. Không may là, theo hiểu biết của tôi, hầu như không có điểm chung giữa văn học và kinh tế lao động. B. Giả thuyết của tôi: Các cuộc kiểm tra về nhân cách chủ yếu gọi "Sự Làm Theo Lương Tâm" (Conscientiousness) có thể là yếu tố quyết định có vai trò quan trọng của thu nhập. Việc phớt lờ nó có thể dẫn chúng ta đến ảnh hưởng quá mức của giáo dục. (Ngược lại, IQ và Sự làm theo lương tâm không có liên quan một cách chặt chẽ). C. Muốn tìm hiểu về nhân cách của bạn? Bạn có thể làm một cuộc kiểm tra có tính chất phổ thông theo trường phái phân tích tâm lý của Jung tại: http://www.keirsey.com/cgi-bin/keirsey/newkts.cgi và kiểm tra Five-Factor tại: http://www.cac.psu.edu/~j5j/test/ipipneo1.htm D. Sowell đưa ra rất nhiều bằng chứng lịch sử về tầm quan trọng về mặt kinh tế của văn hóa. Mặc dù vậy, đây là một vấn đề phức tạp, bởi vì văn hóa rất khó đánh giá. Nhiều bước nhảy vọt đến kết luận rằng những khác biệt giữa các nhóm không giải thích được phải xuất phát từ "sự phân biệt đối xử". E. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề phân biệt đối xử sau. Nhưng: Chúng ta hãy giả sử, bởi vì tôi đoán hầu hết người Mỹ đều làm thế, rằng sự phân biệt đối xử theo tôn giáo không hề quan trọng ở Mỹ. F. Sự khác biệt về thu nhập của lao động ở các khu vực khác nhau kiểm soát đối với giáo dục, kinh nghiệm và trí thông minh như thế nào? Nền tảng tôn giáo Số dư thu nhập
  16. Không tôn giáo 0 Đạo Tin Lành, phái Protestang 232 Đại Tin Lành , phái Baptist -615 Nhà thờ Tân giáo (Episcopalian) 2.388 Hội Giám lý (Lutheran) -97 Thuyết Lu-ti (Methodist) -912 Giáo hội Trưởng lão (Presbyterian) -1.572 Công giáo La Mã (Roman Catholics) 1.588 Do Thái (Jewish) 11.939 Khác (others) -483 G. Có thể điều này thể hiện sự phân biệt đối xử lớn ủng hộ những người Do Thái, sự phân biệt đối xử phần nào ít gay gắt ủng hộ những người theo Nhà thờ Tân giáo và Công giáo, và sự phân biệt đối xử ít gay gắt chống lại những người theo Giáo hội Trưởng lão và những người theo Thuyết Lu-ti, nhưng tôi nghi ngờ điều đó.
  17. Đúng hơn, tôi muốn nói rằng phần lớn điều này thể hiện những khác biệt đa dạng về mặt văn hóa khiến cho một số giáo phái thành công về mặt kinh tế hơn những giáo phái khác. (TQ hiệu đính: lấy lương của những người vô thần làm chuẩn, trung bình cộng thì có 1 số giáo phái giỏi kinh tế hơn những giáo phái khác). Giá trị triết khấu không chỉ sử dụng trong tài chính, mà nó còn sử dụng trong kinh tế lao động, và Nguồn Vốn Nhân Lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2