Kinh tế lao động - Phần 5
lượt xem 54
download
Tham khảo tài liệu 'kinh tế lao động - phần 5', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế lao động - Phần 5
- Hệ thống thuế và quá trình phân phối. Giáo sư: Bryan Caplan George Mason University I. Thuế và phân phối lại. A. Có những quan niệm sai lầm phổ biến về các con số phản ánh thuế và chi tiêu. Hãy bắt đầu với một số dữ liệu thực tế cơ bản (http://w3.access.gpo/usbudget/fy2001/guidetoc.html). B. Trong ngân sách liên bang, doanh thu bao gồm: Nguồn Tỷ phần Các loại thuế thu nhập cá nhân 48% Số thu bảo hiểm xã hội 34% Thuế thu nhập công ty 10% Thuế đánh vào một số mặt hàng được sản xuất, bán hoặc dùng trong 4%
- nước Khác 4% C. Các số liệu thực tế lưu ý: hầu hết các loại thuế đến từ các khoản mục bạn thấy được liệt kê trên tài khoản thanh toán séc của bạn - thuế thu nhập, thuế an ninh xã hội và các loại thuế trong chương trình chăm sóc người già. D. Trong ngân sách liên bang, chi tiêu bao gồm: Nguồn Tỷ phần An ninh xã hội 23% Nguồn tự do không thuộc về ngân sách quốc phòng 19% Nguồn tự do trong ngân sách quốc phòng 16% Chăm sóc người già 12% Lợi nhuận ròng 11%
- Viện trợ y tế 7% Thu nhập hoặc tài sản được thẩm tra khác 6% Khác 6% E. Các số liệu thực tế lưu ý: mức chi trả cho người già tăng lên đến 35% ngân sách, vượt quá 2 lần mức chi tiêu về quốc phòng. Các khoản chi trả cho người nghèo khoảng 13%. II. Chiếc thùng có lỗ hở (Leaky Bucket): Các chi phí trọng tải của thuế và việc phân phối lại. A. Thuế và quá trình phân phối lại lấy tài sản từ một số người và trao nó cho những người khác. Điều đó khá hiển nhiên, và không cần phải nghiên cứu kinh tế học để đánh giá nó. B. Những yếu tố không rõ ràng: các chi phí trọng tải của hệ thống thuế và việc phân phối lại. Ngoài việc chuyển giao tài sản, chúng cũng huỷ một số tài sản trong quá trình này. C. Chiếc thùng có lỗ hở: Trong quá trình chuyển giao tài sản, một số "lỗi bên ngoài", không có lợi cho bất cứ ai (kem ở nơi giống như sa mạc có điểm tương tự). D. Ladsburg đối với việc "Tại sao thuế là xấu?". E. Tài sản đơn giản có thể bị huỷ như thế nào? Có nhiều cách.
- 1. Nỗ lực chuẩn bị những thủ tục thuế, với các kế toán viên, các cố vấn luật về thuế,v...v... 2. Sản xuất được tính trước do thuế. 3. Sản xuất được tính trước do quá trình phân phối lại. 4. Sự chuyển hướng nỗ lực sang hệ thống những công việc kém năng suất hơn - nhưng bị đánh thuế thấp hơn. 5. Sản xuất ra những thé mà con người định giá thấp hơn (như thuốc men) thay vì những thứ mà họ đánh giá cao hơn ( như các kỳ nghỉ). F. Ý tưởng cơ bản: một loại thuế không thể tránh được (các loại "thuế tính gộp" hay "thuế đầu người") chỉ đơn thuần chuyển giao thu nhập. Một loại thuế không thể tránh được sẽ có các chi phí trọng tải do con người thay đổi hành vi khi làm điều này. III. Thuế lao động và tỷ suất thuế cận biên. A. Thuế trên thu nhập của lao động là một phần cơ bản trong luật thuế của Mỹ. Khi thu nhập tăng, trách nhiệm thuế của bạn cũng tăng lên. B. Vấn đề then chốt là: Khi bạn kiếm được thêm 1 USD, bạn phải trả thêm bao nhiêu tiền thuế? Nếu câu trả lời là 1USD, bạn có tỷ suất thuế cận biên là 100%; nếu câu trả lời là 0,25 USD, bạn có tỷ suất thuế cận biên là 25%. C. Mức cận biên của các loại thuế liên bang là gì, và các điểm cắt giảm? Ở đây chúng dành cho năm 1999 với tình trạng sắp xếp riêng lẻ:
- Min ($) Max ($) Tỷ lệ cận biên 0 25,750 15% 25,750 62,450 28% 62,450 130,250 31% 130,250 283,150 36% 283,150 --- 39,6% D. Dĩ nhiên, bạn trả nhiều hơn so với chỉ thuế thu nhập của liên bang. Bạn cũng trả thuế An Sinh Xã Hội (Social Security -- SS), thuế thu nhập của bang,... Cộng tổng tất cả (và điều chỉnh một cách thích hợp để có thể khấu trừ!) sẽ đặt ra cho bạn câu hỏi có tính chất bình luận: Nếu bạn làm việc nhiều hơn 1 giờ, thu nhập sau thuế của bạn là bao nhiêu? IV. Trợ cấp nghỉ việc và các khoản giảm lợi ích cận biên. A. Chính phủ cũng trợ cấp nghỉ việc bằng cách trả cho những người có rất ít hoặc không có thu nhập. Các hình thức điển hình là phúc lợi xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và An Sinh Xã Hội.
- B. Về mặt phân tích, các chương trình loại phúc lợi xã hội giống một cách đáng ngạc nhiên với thuế thu nhập. Hai khía cạnh: 1. Đem lại cho con người 500 USD/tháng nếu họ có 0 USD thu nhập. 2. Giảm chi trả phúc lợi xã hội của họ 1:1 nếu họ có thu nhập lớn hơn 0 USD. C. Khoản trả đầu tiên hỗ trợ cho cuộc sống khi không làm việc. Mức độ của nó càng lớn, càng có ít người làm việc. D. Chương trình đặc biệt 1:1 cho phép động cơ làm việc >0. Vì vậy nếu bạn nhận thêm phúc lợi, bạn không làm việc gì hết. E. Kết luận (botom line): các chương trình phúc lợi điển hình trước tiên làm tăng tài sản của con người, sau đó làm tăng tỷ suất thuế cận biên đến 100%. Cả hai đều không khuyến khích làm việc. V. Chính sách và Cung về Lao động: Thu nhập và những ảnh hưởng thay thế. A. Như vậy các chương trình phân phối lại và thuế của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào đến số lượng lao động được cung ứng? B. Vì luật thuế áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế, không chỉ các khu vực riêng lẻ, chúng ta cần xem xét đến tổng thể các thị trường lao động. C. Từ quan điểm của người lao động, thuế thu nhập của người lao động theo tỷ lệ (một khoản "thuế theo giá trị tuyệt đối") tương đương với một mức giảm trong Tổng cầu về Lao động. Họ được trả một cách tương xứng ít hon cho mỗi giờ làm việc.
- D. Nó có nhất thiết làm giảm số giờ làm việc hay không? Đáng kinh ngạc là không. E. Trên toàn bộ các thị trường lao động, bạn phải xem xét đến cả thu nhập và những ảnh hưởng thay thế. Thuế cao hơn làm giảm lợi nhuận đối với lao động; nhưng chúng cũng khiến cho con người trở nên nghèo hơn, không khuyến khích tiêu thụ tất cả mọi thứ, bao gồm cả việc nghỉ ngơi. F. Giả sử - như trước đây - rằng thu nhập và những ảnh hưởng thay thế không cân đối, vì vậy Tổng cung về Lao động là đường thẳng đứng. Do đó thuế thu nhập của lao động theo tỷ lệ không có ảnh hưởng đến tổng số giờ làm việc! 1. Không hợp lý? Bạn sẽ làm gì nếu tỷ lệ thuế là 95%. G. Tuy nhiên, giả thuyết về cung lao động theo đường thẳng đứng hoàn hảo có thể quá mạnh. Điều này có thể nhạy cảm đối với những thanh niên đứng tuổi, nhưng nó bỏ qua một số kênh, chẳng hạn như: 1. Cung về lao động nữ. Phụ nữ đã kết hôn đặc biệt rất quan tâm đến thu nhập sau thuế khi họ quyết định nên ở nhà hay tái tham gia vào lực lượng lao động. 2. Độ tuổi nghỉ hưu. Những người gần với độ tuổi nghỉ hưu có thể có nhiều khả năng hơn sẽ ngừng làm việc khi gánh nặng thuế tăng lên. 3. Những kênh khác? H. Các hệ thống thuế luỹ tiến - tại đó tỷ suất thuế cận biên tăng - có nhiều khả năng hơn sẽ làm giảm bớt số giờ làm việc. Thậm chí với tình trạng những ảnh hưởng thay thế và thu nhập cân bằng, chúng vẫn có thể làm giảm số giờ làm việc.
- I. Khó đối với biểu đồ, nhưng đơn giản về bản chất: tỷ suất thuế luỹ tiến để cho con người kiếm đủ cho một cuộc sống thoải mái, nhưng sau đó đánh thuế họ ở các tỷ lệ cao chưa từng thấy với giờ làm việc cuối cùng. 1. Nếu cung về lao động nữ và độ tuổi nghỉ hưu khá nhạy cảm với thuế đánh theo tỷ lệ thì chúng sẽ còn nhạy cảm hơn đối với hệ thống thuế luỹ tiến. J. Vậy còn việc phân phối lại? Cần nhắc lại rằng yếu tố này làm tăng thu nhập của người nhận và làm tăng (theo mức độ luỹ tiến) tỷ suất thuế cận biên. Có thể phân chia thành hai ảnh hưởng: 1. Giá trị thuế cao hơn đối với một mức giảm về ALD (Tổng cầu Lao động). 2. Tiền không hoạt động làm giảm ALS (Tổng cung Lao động). K. Một số người tranh cãi về việc xoá bỏ một cách đơn giản các khoản phúc lợi do những ảnh hưởng này. L. Một đề xuất ôn hoà hơn là "thuế thu nhập âm". Ý tưởng cơ bản là giảm tỷ suất thuế cận biên đối với những người nhận phúc lợi xuống dưới 100% để tạo cho họ động cơ làm việc. VI. Chính sách, chênh lệch đền bù và quá trình tập trung nguồn vốn nhân lực. A. Trong khi thuế lao động có thể không có một ảnh hưởng lớn đối với số giờ làm việc, nó rất có thể có những ảnh hưởng sâu sắc tới nghề nghiệp mà con người tham gia vào. B. Đặc điểm cơ bản của luật thuế: Bạn trả tiền thuế thu nhập, nhưng không "vui". Vì vậy, thuế càng cao thì càng có nhiều người chọn những công việc cho họ "niềm vui", hơn là những công việc khác mà họ thành thạo.
- C. Tổng quát hơn, nhìn chung bạn không trả tiền thuế đối với "thu nhập phi tiền mặt" như các bữa ăn miễn phí, coffee,v...v...(Mặc dù có một số giới hạn hợp pháp - lấy việc đỗ xe làm một ví dụ). D. Giả sử tất cả mọi người nhận được các khoản chi trả như nhau miễn là họ làm việc. Vì vậy mọi người sẽ làm cái mà họ thích, bất chấp người khác có thích nó hay không. Sẽ có hàng triệu diễn viên, vận động viên, giáo sư, ..., nhưng rất ít người muốn xem họ. 1.Trong ví dụ này, những người thuê mướn lao động sẽ cố gắng thu hút người lao động làm việc có năng suất hơn với lợi nhuận bằng tiền khổng lồ. E. Theo quan điểm của tôi, sự chuyển hoá thành niềm vui và thu nhập phi tiền mặt là ảnh hưởng lớn nhất thuộc về thế giới thực tại của hệ thống thuế thu nhập. Điều đặc biệt bất lợi là những con người có chuyên môn cao nhất phải đối mặt với các tỷ suất thuế cận biên cao nhất, và do đó động cơ yếu nhất để áp dụng những khả năng của họ theo cách có ích về mặt xã hội. F. Nếu thời gian dự tính trước là chi phí duy nhất của quá trình tập trung nguồn vốn thì các loại thuế đánh theo tỷ lệ không ảnh hưởng đến nó. Tại sao ư? Bạn nhận được ít hơn, nhưng cũng mất ít hơn. G. Song quá trình tập trung nguồn vốn nhân lực chắc chắn giảm sút nếu: 1. Thuế có tính chất luỹ tiến. 2. Việc học tập tốn kém hoặc không dễ chịu. H. Ảnh hưởng này có thể mất thời gian để tự thể hiện do một số nguyên nhân liên quan đến chu kỳ sống. VII. Các nhân tố cơ bản đối với quá trình phân phối lại.
- A. Nhân tố #1: Quá trình phân phối lại như là sự trở lại của vốn đầu tư. Với chương trình lớn nhất, An Sinh Xã Hội, con người nhận tiền do trước đây họ đóng góp vào chương trình này. Họ đang được trả một "khoản hồi vốn cho phần đầu tư của họ". B. Các vấn đề: 1. Nếu con người thực sự muốn đầu tư, họ có thể tự mình làm điều đó. 2. Giá trị lợi nhuận thực sự không hoàn toàn phù hợp với những đóng góp. Những người nhận đầu tiên An Sinh Xã Hội, nhận được một vận may bất ngờ; những người nhận hiện tại nhận được giá trị lợi nhuận thấp hơn của thị trường. C. Nhân tố hợp lý #2: Quá trình phân phối lại như là sự bảo hiểm. Sự kiện khác là đây là các chương tình "bảo hiểm". Mọi người không thể thực sự thu lợi từ họ, nhưng họ được đảm bảo rằng nếu họ bị ốm, mất việc,..., họ sẽ được quan tâm đến qua chương trình An Sinh Xã Hội. D. Các vấn đề: 1. Nếu con người thực sự muốn sự bảo hiểm, họ có thể mua cho chính mình. 2. Phí bảo hiểm và lợi ích hiếm khi phù hợp với rủi ro như một chính sách bảo hiểm thực sự. Ví dụ, những người giàu chắc chắn không có khả năng tăng các khoản phúc lợi, nhưng có thể trả tiền nhiều hơn để hỗ trợ cho các chương trình này hơn là những người nghèo. 3. Nhân tố hợp lý #3: Quá trình phân phối lại của những người theo chủ nghĩa quân bình. Vấn đề thứ ba là quá trình phân phối lại một cách có chủ ý nhằm làm cho những người nghèo có cuộc sống khấm khá hơn bằng cách buộc những người giàu phải chia sẻ cho họ.
- E. Các vấn đề: 1. Các chương trình có lợi cho những người già thực sự không thực hiện điều này. Tại sao ư? Bởi vì trung bình những người giàu sống lâu hơn những người nghèo, vì vậy họ kết thúc việc tập trung nhiều tiền hơn từ Hệ thống An Sinh Xã Hội và Chăm sóc sức khoẻ. 2. Quan trọng hơn, nếu đây là lý do thực sự của quá trình phân phối lại, người ta sẽ không chi tiêu cho những người nghèo tương đối ở Mỹ. Nó sẽ đến với những người nghèo tuyệt đối ở các quốc gia khác. VIII. Các chương trình lớn và nhỏ: Người già và người nghèo. A. Quá trình phân phối lại nhiều nhất tập trung vào những người già: Hệ thống Anh Sinh Xã Hội (SS) và chăm sóc sức khoẻ chiếm tới 35% Ngân sách. Những người nghèo ở Mỹ nhận khoảng 13% Ngân sách. B. Những lập luận về tính chất bình đẳng chống lại các chương trình tuổi già vì những lý do nhân khẩu: giá trị tài sản trung bình vượt qua mức nghèo đói trong hơn 1 thập kỷ. C. Hơn nữa, nếu con người muốn tạo ra các khoản đầu tư hay mua bảo hiểm, họ có thể làm như vậy đối với chính bản thân họ. D. Tranh cãi thực sự trong các chương trình của người già chủ yếu là chế độ gia trưởng: "Con người không đủ nhạy bén để tiết kiệm cho việc nghỉ ngơi của họ, vì vậy chúng ta phải buộc họ làm cho chính bản thân mình tốt lên". Nhưng: 1. Tại sao những người nhìn xa trông rộng - những người đang lập kế hoạch cho tương lai của họ - buộc phải tham gia vào?
- 2. Phải chăng không hề thiếu sự tiên đoán trước trên phần lớn một sản phẩm của chế độ gia trưởng? - Spencer trích dẫn. E. Những tranh cãi về tính chất bình đẳng cũng chống lại các chương trình liên quan đến sự nghèo đói của thế giới thực tại, bởi vì chúng hỗ trợ cho những người Mỹ nghèo tương đối, chứ không phải những người nước ngoài nghèo khổ tuyệt đối. F. Cả hai loại chương trình đều có những ảnh hưởng có tính chất khuyến khích quan trọng. 1. Các chương trình tuổi già làm sai lệch những quyết định về hưu trí. 2. Các chương trình nghèo đói ảnh hưởng không chỉ đến động cơ làm việc mà cũng có thể là yếu tố chủ chốt đối với việc làm trầm trọng thêm tình trạng có thai ở tuổi vị thành niên. G. Rất nhiều tiền được chi tiêu vào việc hỗ trợ những người già và những người nghèo dành cho chương trình chăm sóc sức khoẻ, có thể đem lại rất ít lợi ích đối với họ do chi phí. H. Điều này đặc biệt rõ ràng với những người già: chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người già rất tốn kém, nhưng tốt nhất kéo dài một cách nhẹ nhàng những năm có thể là xấu nhất trong cuộc đời của bạn. I. Lập luận cơ bản tương tự áp dụng cho những người nghèo. Họ đánh giá việc chăm sóc sức khoẻ thấp hơn so với người giàu, bởi vì họ có những ưu thế mạnh mẽ hơn. Hãy tưởng tượng: nếu bạn đang kiếm được 10.000 USD/năm, bạn sẽ muốn chi têu bao nhiêu vào việc chăm sóc sức khoẻ? IX. Quá trình phân phối lại với mặt trái: sự hạn chế nhập cư.
- A. Quá trình phân phối lại trên thực tế có vẻ giống "chủ nghĩa bộ tộc" nhiều hơn: nó không đề cập đến việc hỗ trợ cho những người nghèo, mà là "quan tâm đến chính bản thân bạn" thậm chí nếu như nó có nghĩa là gây bất lợi cho những người ngoại quốc. B. Ví dụ tốt nhất có thể là: nhiều người ủng hộ việc hạn chế nhập cư bởi vì mọi người "đang đến đây để thu thập phúc lợi xã hội". C. Một số người thẳng thắn than phiền rằng việc nhập cư sẽ bị chặn lại bởi vì nó gây tổn hại đến tiền công của những người Mỹ có kỹ năng chuyên môn thấp. D. Dù cách này hay cách khác, ý tưởng này nhằm giúp cho những người Mỹ nghèo tương đối, không có lợi cho những người nước ngoài nghèo tuyệt đối. X. Tại sao Quan điểm chuẩn mực về chế độ phúc lợi là sai lầm? A. "Quan điểm chuẩn mực" về chế độ phúc lợi: có một sự cân bằng giữa lòng trắc ẩn và tính hiệu quả. Các chính sách có tình người nhất sẽ quan tâm một cách đầy đủ đến những người nghèo, song các chính sách này có những chi phí hiệu quả nặng nề. Các chính sách của thế giới thực tại cố gắng tạo ra một sự cân bằng hợp lý. Cuộc sống trở lại tệ hại vào thế kỷ XIX, trước khi tồn tại chế độ phúc lợi xã hội; chỉ những người "keo kiệt" và "thiếu lòng trắc ẩn" mới có thể ưa thích nó hơn cái mà họ đang có bây giờ. B. Điều này là sai lầm ở một số mức độ. C. Trước hết, phần lớn chế độ phúc lợi đề cập đến việc hỗ trợ cho những người già chứ không phải những người nghèo. D. Thứ hai, sự giúp đỡ đối với người nghèo dành cho những người Mỹ nghèo tương đối - những người này hoàn toàn may mắn hơn những người khác trên thế giới.
- E. Thứ ba, mục tiêu của việc "giúp đỡ những người (Mỹ) nghèo" có thể là nguyên nhân chính biện minh cho việc hạn chế nhập cư gây bất lợi lớn cho những người ngoại quốc nghèo. F. Vào thế kỷ XIX, con người phải tự chăm sóc cho chính họ, song bất cứ ai đều có thể tự do đến nước Mỹ và thử vận may. Chính sách khi đó "có tình người" hơn so với bây giờ, tất cả mọi người đều được quan tâm đến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Thất nghiệp
68 p | 999 | 170
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 5
15 p | 388 | 129
-
Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005-2010
6 p | 337 | 101
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 5 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
40 p | 386 | 77
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
52 p | 235 | 68
-
Biện pháp phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005
6 p | 244 | 55
-
Thị Trường Lao Động
13 p | 141 | 28
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực: Chương 5 - Trần Thị Thu Trang
48 p | 121 | 14
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế 1: Chương 5 – ĐH Thương mại
17 p | 114 | 10
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế (Nâng cao): Chương 5 - Sự di chuyển lao động và vốn tư bản
5 p | 143 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - Th.S. Hoàng Văn Kình
16 p | 122 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh
29 p | 102 | 7
-
Tài liệu giảng dạy môn Pháp luật (Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
56 p | 58 | 7
-
Về năng lực cạnh tranh và năng suất lao động của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
7 p | 95 | 5
-
Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất
5 p | 78 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 5 - Lê Hữu Đức
14 p | 82 | 4
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực - Chương 5: Năng suất lao động và tiền lương
17 p | 16 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển Bắc bộ bằng phương pháp chỉ số thống kê
7 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn