Thị Trường Lao Động
lượt xem 28
download
Cung Lao động Chúng ta sẽ có một vài khái niệm về cung lao động. ● Chúng ta giả định rằng đường cung lao động là dốc đi lên, như trong Hình 5 dưới đây. ● Các hộ gia đình quan tâm về mức lương thực tế, bởi vì họ quan tâm về sức mua sắm của đồng lương danh nghĩa - họ quan tâm đến việc có thể mua được bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ với đồng lương họ kiếm được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thị Trường Lao Động
- Thị Trường Lao Động 3) Cung Lao động Chúng ta sẽ có một vài khái niệm về cung lao động. ● Chúng ta giả định rằng đường cung lao động là dốc đi lên, như trong Hình 5 dưới đây. ● Các hộ gia đình quan tâm về mức lương thực tế, bởi vì họ quan tâm về sức mua sắm của đồng lương danh nghĩa - họ quan tâm đến việc có thể mua được bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ với đồng lương họ kiếm được. ● Khi mức lương thực tế tăng lên, cung lao động tăng lên vì hai lý do cơ bản sau đây:
- 1. Thứ nhất, có nhiều người hơn tham gia lực lượng lao động do nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng - ít người làm việc tại gia hơn, ít người tìm kiếm cơ hội giáo dục sau trung học hơn. 2. Thứ hai, khi mức lương thực tế tăng lên, một số người đang làm việc sẵn sàng làm việc ngoài giờ (ví dụ như chuyển từ làm việc bán thời gian sang làm việc đầy đủ thời gian), làm một công việc thứ hai, để nắm lấy thuận lợi khi nền kinh tế đang phục hồi trở lại, và họ sẽ có ít thời gian rảnh rỗi hơn hoặc ít thời gian làm việc ở nhà hơn. Kết quả của hai yếu tố này là đường cung lao động dốc theo hướng đi lên, như đã chỉ ra. Cuối cùng, đường cung lao động dịch chuyển sang phải khi dân số tăng lên. Hình 5
- 4) Cân bằng Thị trường Lao động và Tổng cung Dài hạn Ban đầu, chúng ta sẽ phân tích về dài hạn, khi thị trường lao động rất linh hoạt, và mức lương thực tế cũng điều chỉnh tương ứng để LD = LS tại mọi thời điểm. ● Trường hợp này được mô tả trong Hình 6 dưới đây. ● Lưu ý: hiện tại chúng ta đang tập trung vào việc làm, và phân tích của chúng ta không nói đến thất nghiệp - chúng ta sẽ nói về nó trong phần tiếp theo ở chương 10. ● Trong tình huống này, chúng ta có một thị trường giống như bất kì một thị trường nào khác.
- ● Do đó, sự biến động trong cầu lao động và cung lao động tạo ra sự thay đổi trong mức lương thực tế và số lao động được thuê. ● Ví dụ, nhu cầu lao động ở Canada dịch chuyển sang phải mỗi khi doanh nghiệp tăng lượng vốn của họ hoặc là cải tiến công nghệ. ● Hơn nữa, mỗi khi dân số Canada tăng lên thì đường cung lao động lại dịch chuyển sang phải. ● Kết quả là sự tăng lên mức lương thực tế và tăng lên số lao động được thuê. Hình 6 Đường Tổng cung Dài hạn
- Với hiểu biết mới về thị trường lao động, đây là lúc chúng ta tìm ra đường tổng cung dài hạn (LAS). Ba phần của Hình 7 cho chúng ta suy ra đường LAS. Chúng ta bắt đầu với mức giá ban đầu là P0. Đồ thị trên cùng mô tả thị trường lao động, trong sự cân bằng với cung lao động. Với mức giá P0, thị trường lao đọng điều chỉnh để tìm điểm W0 cần thiết để cho LD = LS tại (W 0/P0). Với cân bằng này, chúng ta tìm ra L0 là số lao động được thuê. Trong hình dưới phía bên phải, chúng ta thấy rằng hàm sản xuất thể hiện rằng số giờ lao động L0 dẫn đến mức GDP thực tế được sản xuất ra tại mức Y0. Hình vẽ bân phải chỉ ra điểm a là sự kết hợp của P0, và Y0. Tiếp theo, giả sử nền kinh tế chuyển lên mức giá cao hơn (chẳng hạn như do tổng cầu (AD) tăng) - P1 > P0.
- ● Theo những giả định của thị trường lao động linh hoạt, khi mức giá bình quân tăng lên, thì mức lương thực tế cũng tăng. ● Do đó, %DW = %DP, do đó ● Kết quả là, do mức lương thực tế không đổi, chúng ta kết thúc với một cân bằng như cũ trong thị trường lao động, và số lao động được thuê cũng không đổi tại L0. ● Bởi vì số lao động được thuê không đổi, do đó sản xuất của GDP thực tế không đổi - nó vẫn giữ nguyên giá trị Y0. ● Đồ thị LAS ở bên phải chỉ ra điểm b với sự kết hợp của P1, Y0. ● Kết quả là, khi mức giá thay đổi, không có sự thay đổi trong GDP thực tế - nối các điểm này với nhau cho chúng ta được đường LAS thẳng đứng như trong hình bên phải. Hình 7 Đường tổng cung dài hạn
- Những dịch chuyển của Y0 Mức GDP thực tế Y0 là mức tự nhiên của sản lượng. - Như chúng ta đã nói trong Chương 3, và như chúng ta vừa thấy rõ hơn ở đây, bởi vì thị trường lao động điều chỉnh đầy đủ hơn trong dài hạn, những thay đổi trong mức giá KHÔNG dẫn đến thay đổi trong GDP thực tế sản xuất được trong dài hạn.
- - Tuy nhiên, mức tăng trưởng tự nhiên có thể thay đổi, và LAS có thể dịch chuyển nếu có một sự thay đổi trong một số yếu tố có tác động đến thị trường lao động. - Ví dụ, sự tăng lên về dân số, hoặc công nghệ, hoặc lượng vốn K tăng lên sẽ làm đường LAS dịch chuyển sang phải. 5) Đường tổng cung ngắn hạn Theo những giả định cuả đường tổng cung ngắn hạn, chúng ta giả định rằng mức lương danh nghĩa được xác định trước cho nhiều giai đoạn bởi hợp đồng lao động. ● Ví dụ, Hiệp hội Giáo viên Đại học ở Regina đã ký một hợp đồng 3 năm gần đây. ● Giả sử rằng những hợp đồng đó được ký với một mức lương bình quân thoả thuận là .
- ● Mức lương này được giả định là phù hợp với mức giá cả mà các bên thoả thuận mong muốn, do đó LD = LS và thị trường cân bằng. Hình 8 Đường SAS
- Hình 8 mô tả giả định nói trên, với /P0 là mức lương dẫn đến LD = LS, và sản lượng bằng với mức tự nhiên. ● Hãy nhớ lại rằng mức lương xác định trước này là ổn định trong một số giai đoạn. ● Chúng ta giả định rằng những hợp đồng không chỉ xác lập mức lương, mà chúng còn thể hiện rằng doanh nghiệp có số giờ lao động theo điều khoản của hợp đồng. ● Điều này ước tính một cách tương đối điều thực tế xảy ra trong hợp đồng lao động. ● Lưu ý rằng doanh nghiệp xác lập lao động (L) khi mức lương thực tế cắt đường LD - đây là điểm tối đa hoá lợi nhuận. Có thể xảy ra trường hợp trong thời hạn của hợp đồng lao động mức giá thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức kỳ vọng. ● Ví dụ, nếu P = P0, thì mức lương thực tế /P0, số lao động được thuê là L0, GDP thực tế là Y0.
- ● Điều này cho chúng ta điểm a trên SAS trong đồ thị phía bên phải của Hình 8. ● Mặt khác, nếu mức giá cao hơn ngoài dự kiến P1 > P0, thì mức lương thực tế thấp hơn ngoài kỳ vọng tại /P1 < /P0. ● Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê nhiều lao động hơn cho chi phí lao động rẻ bất ngờ (L1 > L0), và chúng ta có một lương GDP thực tế tăng thêm - điểm b của đường SAS. ● Trường hợp ngược lại, nếu mức giá thấp hơn so với kỳ vọng P2 < P0, thì mức lương thực tế cao hơn so với kỳ vọng /P2 > /P0. ● Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê ít lao động hơn do chi phí lao động đắt bất ngờ (L2 > L0), và chúng có một lượng GDP thực tế giảm xuống - điểm c trên đường SAS. ● Nếu chúng ta nối các điểm này lại với nhau chúng ta có đường SAS như trong Hình 8.
- Kết quả cuối cùng là trong ngắn hạn, với mức lương thực tế được xác định trước bởi hợp đồng lao động tại , bất kỳ thay đổi nào của mức giá KHÔNG dẫn đến sự thay đổi tương đương trong mức lương, như là trong trường hợp của dài hạn. ● Bởi vì không có sự thay đổi tương đương trong mức lương, những thay đổi trong mức giá dẫn đến những thay đổi trong mức lương thực tế, và do đó những thay đổi trong số lao động được thuê, và những thay đổi trong lượng GDP thực tế được sản xuất. ● Đường SAS dốc theo hướng đi lên. Đây là điểm kết thúc sự xem xét của chúng ta về cơ sở vĩ mô của đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn, và chúng xuất phát từ thị trường lao động và đường cung lao động như thế nào. ● Bạn có thể xem chi tiết hơn trong Chương 9 của sách giáo khoa. ● Bây giờ là lúc chúng ta chuyển sang vấn đề thất nghiệp trong phân tích này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thị trường lao động Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức
8 p | 148 | 14
-
Tạo điều kiện để học sinh trung học phổ thông tiếp cận thông tin thị trường lao động ở thành phố Cần Thơ
2 p | 80 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật thị trường lao động (Mã học phần: LKT102030)
12 p | 5 | 3
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam Số 15, quý 3 năm 2017
8 p | 66 | 3
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 21, quý 1 năm 2019
8 p | 62 | 3
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam Số 13, quý 1 năm 2017
8 p | 46 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 13, quý 1 năm 2017
8 p | 26 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 12, quý 4 năm 2016
8 p | 44 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 11, quý 3 năm 2016
8 p | 22 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 09, quý 1 năm 2016
11 p | 35 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 08, quý 4 năm 2015
11 p | 49 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam Số 14, quý 2 năm 2017
8 p | 50 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 03, quý 3 năm 2014
8 p | 30 | 2
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 07, quý 3 năm 2015
10 p | 8 | 1
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 02, quý 2 năm 2014
0 p | 28 | 1
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 10, quý 2 năm 2016
8 p | 41 | 1
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 01, quý 1 năm 2014
8 p | 45 | 1
-
Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam Số 12, quý 4 năm 2016
8 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn