Kinh tế lao động - Phần 3
lượt xem 69
download
Tham khảo tài liệu 'kinh tế lao động - phần 3', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế lao động - Phần 3
- Chế độ chiếm hữu nô lệ Giáo sư: Bryan Caplan George Mason University I. Thị trường nô lệ A. Trong suốt lịch sử loài người, một phần khá lớn người dân không được công nhận về mặt pháp lý như những người sở hữu lao động của chính họ. Thay vì đó, họ bị "làm chủ" bởi người khác. B. Ở Châu Âu, nhiều người không được làm chủ lao động của chính mình là người gốc Slavic, vì thế mới có thuật ngữ: "Slave" (nô lệ). Những người lao động làm công việc nặng nhọc - nhưng không được tự do với một quy mô lớn hơn hay nhỏ hơn - thì được thừa nhận dưới những cái tên khác như "những người nông nô" (~serf = những người bị áp bức). C.Tình trạng nô lệ thường là không tự nguyện nhưng cũng có nhiều xã hội (như Nga) có nhiều người thực tế bán chính họ trở thành nô lệ. Chúng ta sẽ chú trọng đến tiêu chuẩn, hình thức không tự nguyện của chế độ nô lệ. D. Bất cứ nơi nào chế độ nô lệ tồn tại thì ở đó có các thị trường nô lệ, thị trường nô lệ là nơi các nô lệ có thể được mua và bán như các loại hàng hoá. E. Ở trong trường hợp thứ nhất này, việc phân tích thị trường nô lệ còn giản đơn: Đơn giản chỉ là nơi diễn ra cung nô lệ và cầu nô lệ. F. Nhưng khi câu chuyện đơn giản này là có thật, có nhiều điều hơn là những gì chúng ta có thể nói về cả hai mặt của thị trường này.
- II. Cung nô lệ: Bắt giữ hay Mức tăng tự nhiên A. Cung nô lệ xuất phát từ đâu? Có hai nguồn cơ bản: 1. Bắt giữ. 2. Tăng tự nhiên B. Cách thức 1: Bắt giữ. Trong nhiều hệ thống nô lệ, có các ngành phái người đi lùng nô lệ, đó là những tên bắt người dân trở thành nô lệ bằng việc cưỡng bức, rồi chuyển họ tới các thị trường nô lệ. C. Khi giá nô lệ tăng, động cơ săn lùng nô lệ càng tăng mạnh. Những tên săn bắt nô lệ càng sẵn sàng chuyển nô lệ qua cả những quãng đường dài. Khi giá nô lệ giảm, nỗ lực săn bắt nô lệ sẽ giảm bớt đi. D. Cách thức 2: Tăng tự nhiên. Trong hầu hết các xã hội nô lệ, con cái của một nô lệ nghiễm nhiên cũng trở thành nô lệ. E. Điều này khiến các chủ sở hữu nô lệ có động cơ cho phép hay khuyến khích các nô lệ sinh con. Giá nô lệ càng cao thì sự khuyến khích này càng lớn (mặc dù làm giảm năng suất lao động của các phụ nữ có thai và các bà mẹ không chấp nhận mục đích này) F. Trong một số chế độ nô lệ, tỷ lệ sinh của các nô lệ thường quá thấp vì thế chỉ bằng cách tiếp tục nhập các nô lệ mới, các nô lệ bị bắt giữ mới làm cho chế độ đó có thể duy trì được. Đây là trường hợp ở một số nước vùng Caribe. G. Trong một số hệ thống nô lệ, đáng chú ý nhất là ỏ Mỹ, các nô lệ có tỷ lệ tăng tự nhiên cao. Có bằng chứng gợi ý rằng các chủ nô trong một số vùng ở nước Mỹ đã sinh sản nô lệ một cách cố ý cho mục đích cuối cùng là bán nô lệ.
- H. Mỹ đã xoá bỏ việc nhập khẩu nô lệ từ đầu những năm 1800. Chúng ta mong đợi điều này sẽ gây tác động gì để có tỷ lệ sinh như ý của nô lệ? I. Điều gì sẽ xảy ra khi kỹ thuật đóng tầu được nâng cao? Tỷ lệ tử vong của trẻ em nô lệ có giảm đi không? III. Cầu nô lệ: Sản lượng biên dưới nhu cầu sống thiết yếu và sự thúc ép. A. Điều mà các chủ nô mong muốn về việc sở hữu các nô lệ là nô lệ không thể dễ dàng nói "không". Chủ nô có thể đe doạ bằng bạo lực hay cái chết để buộc người nô lệ phải làm những gì ông ta sai khiến. B. Nhưng chủ nô vẫn không thể không cho nô lệ bất cứ cái gì. Nhằm lợi dụng các nô lệ, vẫn thật cần thiết phải cung cấp cho nô lệ với "sự tồn tại" của anh ta (thức ăn, nơi ở, v.v...). C. Họ cũng phải trả một số chi phí để trông coi và quản thúc nô lệ. D. Họ chắc chắn sẽ không trả một số tiền tương ứng với sản lượng biên của nô lệ, bởi vì khi đó họ sẽ mất lượng tiền bằng với chi phí sinh sống và cưỡng chế. 1. Nếu chi phí cho ăn uống, nơi ở và canh giữ một nô lệ lớn hơn là sản lượng biên của nô lệ, thì cách giải quyết tốt nhất cho một chủ nô tham lam là giải phóng nô lệ. F. Hơn thế, các ông chủ nô sẽ thanh toán cho sản lượng biên (MVP) của nô lệ thấp hơn chi phí sinh sống và cưỡng chế. (Rắc rối cho việc tiết kiệm cho sau này - mô hình thời gian của chi phí và thu nhập). G. Cầu nô lệ vì thế tăng do hai lý do cơ bản: 1. Tăng MVP của một nô lệ. 2. Giảm chi phí sinh sống hay cưỡng chế.
- H. Giờ hãy nhớ rằng MVP = MPP*P. Vì thế nếu giá một loại hàng hoá được làm bởi nô lệ tăng, điều gì sẽ xảy ra đối với cầu nô lệ? Mức tăng năng suất lao động của nô lệ như thế nào? VI. Tại sao các nô lệ có một giá rõ ràng? A. Trong nhiều chế độ nô lệ, dân lao động tự do và nô lệ đôi khi làm cùng những công việc và các nô lệ có thể được "thuê". B Giá mướn của một nô lệ và giá làm việc của dân lao động tự do có thể so sánh được và coi như bằng nhau. Ở một bên, các nô lệ có thể phải làm việc vất vả hơn (mang lợi lại cho chủ nô nhiều hơn), nhưng về bên kia, họ phải bị quản lý nhiều hơn (chi phí cho chủ nô nhiều hơn). C. Nói cách khác, một lao động tự do và một nô lệ có thể kiếm được cùng số tiền cho một công lao động. Lao động tự do và nô lệ ganh đua trong cùng thị trường. D. Điều này nói lên điều gì? Các lao động tự do luôn kiến nhiều tiền hơn một điều kiện sống tối thiểu! E. Các nô lệ có một cái giá rõ ràng bởi vì người chủ nô lệ kiểm soát sự khác nhau giữa mức lương của thị trường cạnh tranh và chi phí bảo trì. V. Việc bù lấp những khác biệt và chế độ nô lệ. A. Các chủ nô lệ có nhận thức mạnh mẽ về việc bảo vệ nô lệ của họ khỏi cái chết và bị thương, nếu bất cứ điều gì xảy ra, họ là người nhận phần còn lại (residual claimant), nghĩa là người phải chịu những mất mát về tiền của. B. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các ông chủ nô lệ sẽ chú ý đến các rủi ro mà nô lệ của họ phải đối mặt nhiều như các lao động tự do. Một lao động tự do sẽ
- đánh cuộc cuộc sống của anh ta, một chủ nô lệ sẽ đánh cuộc cuộc sống của các nô lệ của ông ta. 1. Đặc biệt nếu một chủ nô giàu có, anh ta có thể rất sẵn sàng đánh bạc cuộc sống của một nô lệ độc thân nếu kết quả mong đợi là tốt. C. Hãy nhớ rằng các công việc khó khăn giành được thanh toán phụ trội, hay một "sự khác biệt sẵn sàng đền bù". Theo đó chúng ta mong đợi là các chủ nô bắt các nô lệ làm những công việc nguy hiểm sẽ có nhiều thu nhập hơn là công việc bình thường để đền bù cho những nguy cơ của sự mất mát. Nhưng: 1.Tỷ suất phụ trội sẽ ít hơn số lương cần thiết để mướn các người lao động tự do giải quyết các rủi ro như vậy. 2. Những người có được sự đền bù là những ông chủ chứ không phải là các nô lệ! D. Vậy những khía cạnh khó chịu của công việc là gì nếu như không phải là các rủi ro về thể chất, như những công việc ở môi trường ô nhiễm cao? Các lao động tự do phải được trả nhiều hơn để chấp nhận các điều kiện đó. Nhưng các chủ nô lệ muốn có lợi nhuận tối đa đã không quan tâm đến tình trạng không hạnh phúc của các nô lệ của họ. E. Hai mối liên quan: 1. Các nô lệ sẽ làm những công việc có thể gặp nguy hiểm cao hơn về thể chất hơn là các lao động tự do. 2. Các nô lệ sẽ có thể phải cẩn thận hơn nhưng công việc nặng nhọc hơn là các lao động tự do. F. Ví dụ: các giải thích trong lịch sử thường miêu tả các điều kiện hữu hiệu trong việc chuyển nô lệ. Điều này có hợp lý về mặt kinh tế không?
- G. Đúng, dưới các điều kiện nhất định. Đặc điệt, cứ cho là các nô lệ đắt đỏ hơn nhiều ở bên ngoài đất nước họ, và có một sự thoả hiệp giữa chi phí và lượng tử vong trong quá trình chuyên chở mỗi nô lệ. H. Vì thế những tên săn bắt nô lệ muốn có lợi ích tối đa có thể phải có một sự lựa chọn sáng suốt khi chuyển một lượng lớn nô lệ với một cơ hội sống sót thấp hơn. I. Các lao động tự do (như những người nhập cư Irish) gặp phải cùng loại thoả hiệp, nhưng họ sẽ cân nhắc rủi ro phản đối lại mức lương mong đợi làm tăng AND giá trị cuộc sống của họ. VI. Nhượng bộ và lòng vị tha dưới chế độ nô lệ. A. Mô hình trước đây về chế độ chiếm hữu nô lệ mang lại cái nhìn sâu sắc về chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng có thể là một ví dụ hơi đơn giản. B. Hầu hết các chủ nô lệ trong suốt các thời kỳ lịch sử đều trả ít nhất một số nô lệ của họ nhiều hơn là nhu cầu sống thiết yếu; họ dùng các phần thưởng tích cực, chứ không chỉ đe doạ về thương tổn hay cái chết. C. Tại sao các chủ nô muốn có lợi ích tối đa lại làm những việc này? Vì họ cho rằng có sự khác nhau ẩn dấu trong khả năng. Vì thế đe doạ tất cả mọi người để tránh việc không mang lại kết quả lao động như mong đợi, bởi vì một số nô lệ đơn giản không thể thực thi các lệnh của ông chủ nô. D. Vì thế, trong rất nhiều chế độ nô lệ các chủ nô đã trả thêm cho các nô lệ. (Ở chế độ nô lệ Roma, các tài sản cá nhân của một nô lệ được gọi là nô lệ của anh ta (peculium). Cuối cùng tài sản này có thể cho phép một nô lệ có thể mua được tự do cho chính anh ta.)
- E. Trong nhiều trường hợp, các nô lệ thực sự rời các ông chủ đến thành phố làm việc; các ông chủ chấp nhận một mức thuế hàng tháng lấy từ tiền lương của các nô lệ. F. Một lý do khác để sử dụng hình thức thưởng thay cho các hình phạt: các nô lệ với bằng chứng bị đánh đập thường xuyên có giá cả thấp hơn, những người mua đã phỏng đoán chính xác các nô lệ đó kém thái độ hợp tác. Các chủ nô đôi khi chọn lựa chỉ để bán các nô lệ bất trị, chứ không phải làm cho họ chai lỳ bằng hình phạt mạnh. 1. Các quảng cáo về nô lệ ở Mỹ thường xuyên bao gồm một giải thích chi tiết về việc tại sao chủ nô lại bán nô lệ đó! G. Vì thế, chỉ riêng tính tư lợi đã cho các chủ nô một số lý do để trả một số nô lệ nhiều hơn là điều kiện sinh sống tối thiểu. H. Nhưng liệu điều này có giải thích được tất cả? Những giải thích theo lối tiểu thuyết về các xã hội nô lệ như Cuốn theo chiều gió thường mô tả một giao kèo đầy cảm động giữa nô lệ và chủ nô. I. Nếu lòng vị tha như vậy thực sự tồn tại, thì điều đó có nghĩa là gì? Các nô lệ đủ may mắn để có "các ông chủ tốt" sẽ có được nhiều hơn là sự sinh tồn đủ sống. Bao nhiêu? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ nô đó tốt bụng đến đâu. Các nô lệ bất hạnh với các chủ nô "độc ác" sẽ vẫn chỉ có một cuộc sống nghèo. J. Các liên quan khác: Trừ khi họ là những người vị tha ở cả lúc bán, các chủ nô độc ác nói chung sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho cac nô lệ hơn là các chủ nô tốt bụng. VII. Quy định dưới chế độ chiếm hữu nô lệ
- A. Chúng ta đã thấy rằng một giải pháp lớn giả định cho quy định "ủng hộ lao động" thực tế là phản tác dụng. Nó có ảnh hưởng tương tự dưới chế độ nô lệ? B. Không đúng, trong hầu hết các thời kỳ. Dưới chế độ nô lệ, trực giác phổ biến trở nên hoàn toàn chính xác. C. Ví dụ 1: Một mức lương tối thiểu cho các nô lệ. Nếu cưỡng chế, điều này có nghĩa là các nô lệ có nhiều hơn là sự sinh tồn. Đồng thời, nó làm giảm cầu nô lệ, điều này làm giảm động cơ cưỡng bắt thêm nô lệ. D. Ví dụ 2: Sức khoẻ của lao động và các quy định an toàn cho nô lệ. Nhờ vào quy định, các nô lệ có sức khoẻ hơn và an toàn hơn. Điều này cũng làm giảm các nhu cầu về nô lệ, gây tác hại đến việc buôn bán nô lệ. E. Ví dụ 3: Việc xoá bỏ hay quy định các trừng phạt mà các chủ nô có thể giáng nên các nô lệ. F.Ví dụ 4: Việc tẩy chay các sản phẩm từ lao động nô lệ. G. Ví dụ 5: Một hiệp hội các nô lệ H. Ví dụ 6: Buộc các chủ nô phải trả tiền cho sự nghỉ việc của các nô lệ. I. Nói chung, phân tích về các quy định cho nô lệ là chính xác: Nó giúp các nô lệ ở một giá phí tổn cho các chủ nô lện. 1. Sự cảnh báo duy nhất để xem xét là các quy định như vậy có thể giúp các chủ nô cấm nô lệ sinh con, hay thậm chí để cho trẻ con đói đến chết. J. Với quy định khắt khe, các chủ nô sẽ muốn giải phóng các nô lệ của họ. Vì thế, tranh luận "Tại sao không có một mức lương tối thiểu là 1.000.000 đô la" có thể được trả lời một cách dễ dàng dưới chế độ chiếm hữu nô lệ: "Càng cao càng tốt".
- K. Trong lịch sử các chế độ nô lệ, có một số quy chế về cách này. Nhưng hầu hết các quy định thực hiện theo cách khác: 1. Luật ngăn cấm giải phóng (giải phóng nô lệ) 2. Quốc gia ủng hộ các nhóm nô lệ chạy trốn. 3. Luật cấm dạy cho nô lệ biết đọc và viết. 4. Luật cấm đào tạo các nô lệ trong những nghề nghiệp cần nhiều kỹ năng. VIII. So sánh chế độ nô lệ và "Nô lệ làm thuê" A. Những người theo chủ nghĩa xã hội và những người bảo vệ chế độ nô lệ thường xuyên nhạo báng các thị trường nô lệ như "chế độ chiếm hữu nô lệ làm thuê", coi địa vị của nô lệ ngang bằng với các lao động tự do. B. Điều này đã ẩn núp trong các nền kinh tế công nghiệp đang phát triển của Mỹ và Anh ở thế kỷ 19. Nó vẫn là một cách tư duy phổ biến về cuộc sống của các lao động ở Thế giới thứ ba. C. Thực tế các nô lệ luôn có một giá rõ ràng chỉ ra rằng câu chuyện này vô lý ngay trên bề mặt của nó. Các nô lệ có một giá cả rõ ràng bởi vì các chủ nô trả công họ ít hơn là mức lương của một lao động tự do. D. Khi các lao động - tự do hay nô lệ - làm việc năng suất hơn thì nhu cầu về lao động tăng lên. Sự khác biệt là những điều sau: 1. Các lao động tự do giành được các lợi ích của việc tăng năng suất lao động cho chính họ.
- 2. Ngược lại, dưới chế độ nô lệ, các chủ nô mới là người đạt được các lợi ích của việc tăng năng suất lao động. Các chủ nô không phải lo lắng rằng các nô lệ sẽ rời bỏ họ để tìm kiếm một công việc trả tiền tốt hơn. E. Các lao động tự do cũng có sự thoả hiệp cho riêng họ giữa thu nhập và an toàn và sung túc. Khi một ông chủ quyết định đưa nô lệ của ông ta đi khai thác kim cương, ông ta chỉ muốn tăng tối đa thu nhập của mình. Một lao động tự do tiến hành thoả hiệp giữa thu nhập như mong đợi và an toàn và sự sung túc. F. Lối giải thích êm dịu về câu chuyện "nô lệ làm thuê" là các lao động tự do bị "lợi dụng". Thật dễ dàng nhận ra các nô lệ bị khai thác như thế nào: Họ có được ít hơn là mức lương thị trường lao động tự do của họ. Trong trường hợp nào các lao động tự do bị khai thác? G. Ví dụ: các nhà quan sát xem xét các "xí nghiệp bóc lột công nhân tồi tệ" ở các nước nghèo và gọi đó là "sự khai thác". Điều này vừa nguy hại vừa sai đối với lao động ở Thế giới thứ ba: 1. Sai: Đầu tư ở các nước thế giới thứ ba đặc biệt không mang lại lợi nhuận; nếu không mọi người sẽ làm điều đó (Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu vào Thế giới thứ ba?) 2: Nguy hại: Nếu các tẩy chay làm giảm nhu cầu sản lượng ở Thế giới thứ ba, nhu cầu lao động ở các nước Thế giới thứ ba sẽ giảm xuống. H. Nếu con người thật sự quan tâm đến sự khai thác ở Thế giới thứ ba, họ sẽ để cho người dân nhập cư vào các nước Thế giới thứ nhất. I. Dưới chế độ nô lệ, sự khác nhau giữa một ông chủ "độc ác" và một ông chủ "tốt bụng" chính là sự khác nhau giữa cuộc sống và cái chết. Ngược lại ở các thị trường lao động tự do, vấn đề đó là năng suất lao động của công nhân chứ không phải là mục đích của các ông chủ.
- IX. Chế độ chiếm hữu nô lệ quốc gia. A. Nhiều xã hội có hệ thống lớn về các nô lệ thuộc quyền sở hữu nhà nước. B. Các nô lệ thuộc sở hữu nhà nước như vậy thường tồi tệ. Một ông chủ tư nhân ít nhất muốn bảo vệ nô lệ của họ khỏi cái chết hay bị thương. Các ông chủ nhà nước thì không quan tâm hay có thể muốn giết bỏ những người họ bắt làm nô lệ. (TQ hiệu đính: tại sao lại chủ nô lệ lo tới an nguy cho nô lệ? Vì nếu nô lệ còn sống thì làm được việc và chủ nô lệ hưởng lợi. Do đó, vì lợi riêng của mình mà các ông chủ phải quan tâm cho nô lệ. Điều này trái ngược với ý nghĩ thông thường là chủ nô lệ bốc lột nô lệ). C. Các ví dụ: thị trường lao động nô lệ của Liên bang Xô Viết và Nazi Germany (TQ hiệu đính: khi Đức Quốc Xã cầm tù những người Do Thái, lính Đức đâu có quan tâm đến người Do Thái. Tại sao? Vì họ được trả lương tháng coi tù, cho nên không có lợi ích gì để quan tâm đến người Do Thái bị nhốt tù. Gần đây hơn là sự việc năm 1975, các viên chức coi các trại cải tạo có quan tâm gì đến các vị Ngụy quân đâu? Tại sao? Vì họ nhận lương tháng, và quan tâm nhiều cũng đâu có được lên lương.). (TQ hiệu đính: qua hai vi dụ B và C, chúng ta có thể thấy, trong chế độ lao động tự do, chủ nô lệ có lời trên sức lao động của nô lệ, nhưng đồng thời chủ nô lệ phải quan tâm cho các nô lệ khỏi các chết và bị thương, vì họ cần nô lệ sống và tiếp tục làm việc. Còn trong chế độ nô lệ quốc gia (nói chung), không ai quan tâm đến nô lệ quốc gia cả (nô lệ quốc gia thời nay là tù nhân trong các trại tù), vì quan cai tù được trả lương tháng cho nên có lợi gì mà phải quan tâm tù nhân, trừ phi có luật lệ bảo vệ quyền lợi tối thiểu của tù nhân). D. Mặt khác, thật dễ dàng cho các đốc công thương hại nô lệ với chi phí quốc dân chi trả. Thậm chí một số trường hợp trong lịch sử nơi mà hạng nô lệ (điển hình là các hoạn quan) không chỉ được giáo dục tốt mà còn giàu có và có thế lực...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình An toàn lao động và môi trường công nghiệp - Chương 3
19 p | 244 | 92
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 p | 284 | 63
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 3: Các nguồn lực với phát triển kinh tế
24 p | 345 | 54
-
Bài giảng Tổ chức và định mức lao động: Chương 3 - ĐH Thương Mại
18 p | 125 | 13
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - TS. Hồ Trọng Phúc
46 p | 16 | 8
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 4: Trao đổi quốc tế về các yếu tố sản xuất
23 p | 119 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 3 - TS. Nguyễn Hoàng Hiển
26 p | 130 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 3: Tiền công và năng suất lao động
28 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực căn bản - Chương 3: Năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động
15 p | 31 | 5
-
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 23, quý 3 năm 2019
8 p | 53 | 4
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực - Chương 3: Xây dựng và phát triển thị trường lao động
13 p | 7 | 4
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 3: Nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển (Trường ĐH Thương Mại)
22 p | 34 | 4
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 3 - Nông nghiệp và phát triển kinh tế
15 p | 9 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 3
26 p | 21 | 3
-
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 19, quý 3 năm 2018
8 p | 46 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 3 - Thương mại quốc tế và các chính sách điều chỉnh thương mại quốc tế
55 p | 5 | 2
-
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 3/2013
100 p | 49 | 1
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 3 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
33 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn