Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 3: Tiền công và năng suất lao động
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28
lượt xem 5
download
Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 3: Tiền công và năng suất lao động. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: tiền công và nguyên tắc trả công; mối quan hệ giữa năng suất và tiền công; các mô hình trả công;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 3: Tiền công và năng suất lao động
- CHƯƠNG 3 TIỀN CÔNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 64 TIỀN CÔNG VÀ NGUYÊN TẮC TRẢ CÔNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG SUẤT VÀ TIỀN CÔNG CÁC MÔ HÌNH TRẢ CÔNG
- I. TIỀN CÔNG VÀ CẤU TRÚC TIỀN CÔNG 65 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN CÔNG tiềncông là giá cả của sức lao động, được hình thành thông qua thỏa thuận giữa chủ lao động và người lao động (thể hiện trong hợp đồng lao động). Tiền công chịu tác động của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
- 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN CÔNG 66 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN CÔNG CÂN NHẮC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÂN NHẮC CỦA CHỦ LAO ĐỘNG CÁC NGUYÊN TẮC TRẢ CÔNG
- 2. CẤU TRÚC TIỀN CÔNG 67 Tiền công phụ thuộc vào: Thời gian làm việc (trả công theo thời gian làm việc: thường là theo giờ) Số lượng sản phẩm người lao động làm ra (trả công theo sản phẩm) Trình độ và kỹ năng của người lao động (trả công theo trình độ) Thâm niên công tác (trả lương theo số năm làm việc của người lao động) Theo chức vụ của người lao động (trả công theo chức vụ) Trên thực tế, một chế độ tiền công có thể kết hợp các loại hình trên
- 2. CẤU TRÚC TIỀN CÔNG 68 Tiền công không bao gồm: Phúc lợi ngoài lương Có thể dưới dạng tiền mặt (trong các ngày lễ tết, kỷ niệm) Bằng hiện vật (học phí cho con, tham quan nghỉ mát, điều dưỡng khi ốm đau, quà sinh nhật, tiền ăn trưa…) Quyền lợi nhận được trong tương lai (học bổng du học cho con khi con đến tuổi 18, bảo hiểm nhân thọ) Thu nhập ngoài lương Lãi suất cho vay Cổ tức Tiền cho thuê (nhà, đất) Các khoản trợ cấp từ chính phủ
- II. CÁC MÔ HÌNH TRẢ CÔNG 69 1. Trả công theo thời gian làm việc Trả công theo thời gian làm việc là mô hình trả công theo số giờ làm việc của người lao động mà không quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra trong một giờ lao động Trả công theo sản phẩm là mô hình trả công theo số sản phẩm người lao động làm ra mà ko quan tâm đến việc họ làm ra số sản phẩm đó trong bao lâu Người lao động và chủ lao động cân nhắc những điều gì trước khi quyết định sử dụng hình thức trả lương nào trong hai hình thức này?
- 2. Trả công theo sản phẩm 70 CÂN NHẮC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Trả công theo sản phẩm là cách phổ biến nhất nhằm khuyến khích người lao động làm việc với năng suất cao SO SÁNH HAI HÌNH THỨC TRẢ CÔNG
- CÂN NHẮC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 71 sản lượng không chỉ phụ thuộc vào năng lượng người công nhân bỏ ra hay cam kết của anh ta, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác thu nhập bất ổn không hấp dẫn đối với người lao động người lao động có nghĩa vụ tài chính hàng thàng như tiền thuê nhà, thực phẩm, bảo hiểm, tiền điện nước v.v. giai đoạn bị trả lương thấp diễn ra dồn dập sẽ gây khó cho công nhân trả các nghĩa vụ tài chính kể cả sau đó là giai đoạn họ được trả thu nhập cao hơn.
- CÂN NHẮC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 72 Có phải người lao động nào cũng không thích mô hình trả công theo sản phẩm? Những người thích hình thức này là những người tin rằng họ có khả năng làm việc với năng suất cao hơn mức trung bình (năng suất cao) và là những người cam kết làm việc với hết khả năng của họ. Chủ lao động thích mô hình trả công nào hơn?
- CÂN NHẮC CỦA CHỦ LAO ĐỘNG 73 Ưu điểm của mô hình trả công theo sản phẩm: chủ lao động tốn ít thời gian để giám sát công nhân Người lao động có động lực làm việc rất nhanh và những người được trả theo tỷ lệ hoa hồng được khuyến khích để đánh giá rất kỹ nhu cầu của khách hàng. Chủ lao động có nhiều tài sản, nên cho dù có những thời kỳ khó khăn hay không, họ vẫn sống thoải mái hơn người lao động. Họ cũng có nhiều công nhân nên không phải tất cả các công nhân đều giảm năng suất cùng một lúc
- CÂN NHẮC CỦA CHỦ LAO ĐỘNG 74 Nhược điểm của mô hình trả công theo sản phẩm: Người lao động thường ít quan tâm tới chất lượng sản phẩm, thường bị cám dỗ bởi việc đặt lợi ích cá nhân theo lượng sản phẩm, đây là động lực có thể chống lại lợi ích dài hạn của ông chủ chú trọng tới số lượng hơn chất lượng sản phẩm có thể bóp méo nỗ lực của người lao động trong những lĩnh vực không phải tất cả các khía cạnh của sản lượng đầu ra đều có thể đo lường được
- CÂN NHẮC CỦA CHỦ LAO ĐỘNG 75 máy móc dụng cụ có thường bị hỏng do bị sử dụng quá mức thiết lập ra tỷ lệ sản phẩm để trả lương như thế nào Khi nào phải thay thế mô hình trả công theo sản lượng của cá nhân bằng mô hình trả công theo sản lượng của nhóm?
- CÂN NHẮC CỦA CHỦ LAO ĐỘNG 76 Khi khó đo lường sản lượng của cá nhân (ví dụ: trong một dây chuyền sản xuất, lắp ráp) nhược điểm của khuyến khích theo nhóm là gây ra các hành động lười biếng hay trốn việc hoặc không khuyến khích được cả nhóm Làm thế nào để mô hình trả công theo sản lượng của nhóm có thể thành công?
- CÂN NHẮC CỦA CHỦ LAO ĐỘNG 77 Vậy: Mô hình trả công theo sản lượng tiềm ẩn nhiều rủi ro Mô hình trả công theo giờ làm việc thỏa mãn được mong ước của người lao động là tạo thu nhập ổn định nhưng nó lại tạo ra vấn đề về nguy cơ đạo đức bởi lương công nhân không bị ảnh hưởng bởi sản lượng nên động lực sản xuất của họ giảm. Vậy có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?
- 3. CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TIỀN CÔNG 78 nhằm tạo động lực cho công nhân, chủ lao động dựa vào cơ chế trả lương theo thời gian làm việc với mức thưởng tăng dần mỗi năm nếu người lao động có năng suất cao những công nhân tạo ra nhiều sản phẩm nhất so với đồng nghiệp sẽ nhận được sự đánh giá cao nhất và mức tăng thưởng lớn nhất Chú ý: Phải đánh giá khách quan nỗ lực của người lao động Phải quản lý được quỹ tiền thưởng, nếu ko mô hình này sẽ thất bại
- Mô hình trả công theo chuỗi thời gian 79 Là loại trả công ban đầu thấp sau đó cao dần lên Có hai lý do cho thấy chuỗi lương này có thể tăng năng suất lao động: hấp dẫn hầu hết những công nhân có ý định gắn bó lâu dài với ông chủ và làm việc chăm chỉ đủ để không bị đuổi việc trước khi họ nhận được thành quả của họ ông chủ không cần bỏ ra quá nhiều nguồn lực cho việc giám sát do hãng có nhiều năm để đánh giá sự thiếu chăm chỉ và cắt phần thưởng của những người này
- Mô hình trả công theo chuỗi thời gian 80 cơ chế này phải thoả mãn hai điều kiện: giá trị hiện tại của dòng thu nhập mà ông chủ đề xuất cho công nhân ít nhất phải bằng dòng thu thập thay thế mà họ có thể kiếm được trên thị trường lao động cơ chế này phải thỏa mãn các điều kiện cân bằng mà hãng có thể tối đa hoá lợi nhuận
- Mô hình trả công theo chuỗi thời gian 81 Tiền công theo năm và MRP Tiền công giả sử rằng MRP của B hãng tăng nhẹ trong MRP quá trình phấn đấu sự A nghiệp của một người, nhưng ở những năm đầu t* thì C2 tiền công vẫn ở dưới MRP. C1 Tại năm t* trong đồ thị, tiền công bắt đầu 0 t* r vượt quá MRP. Thâm niên làm việc tại hãng (số năm làm việc)
- Mô hình trả công theo chuỗi thời gian 82 Tiền công theo năm và MRP Tiền công Từ t* cho đến tận khi nghỉ hưu ở năm r là thời kỳ B MRP người công nhân chăm chỉ được thưởng bằng cách A nhận tiền công vượt quá những gì họ có thể nhận được ở nơi khác C2 Để hãng có thể cạnh tranh ở cả thị trường sản phẩm C1 và lao động, giá trị hiện tại của A phải bằng giá trị 0 t* r hiện tại của B. Thâm niên làm việc tại hãng (số năm làm việc)
- Mô hình trả công theo chuỗi thời gian 83 rủi ro cho cả hai bên Tiền công theo năm và MRP Tiền công B khi thực hiện cơ chế thoả thuận này? MRP A C2 C1 0 t* r Thâm niên làm việc tại hãng (số năm làm việc)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học lao động: Chương 6 - Chất lượng lao động: Đầu tư vào vốn con người - Đặng Đình Thắng
17 p | 162 | 17
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô I: Chương 7 - ThS. Phan Thế Công
18 p | 135 | 13
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 8 - TS. Phan Thế Công
8 p | 168 | 11
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - Th.S. Hoàng Văn Kình
16 p | 122 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học lao động: Chương 1 - Giới thiệu tổng quan kinh tế học lao động - Đặng Đình Thắng
12 p | 150 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học lao động: Giới thiệu và tổng quan kinh tế học lao động
12 p | 93 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học khu vực công: Bài 2 - Mai Hoàng Chương
18 p | 104 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 5 - TS. Giang Thanh Long
10 p | 119 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp (Năm 2022)
40 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp
19 p | 30 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 8 - TS. Hoàng Khắc Lịch
14 p | 88 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 4: Đầu tư nguồn nhân lực
18 p | 44 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 8 - Lê Đình Thái
17 p | 20 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 20
17 p | 49 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học khu vực công: Bài 11 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
34 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 6 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
29 p | 14 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Thị trường lao động và Tổng cung - Nguyễn Hòa Bảo
15 p | 71 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học: Chương 7 - TS. Trần Văn Hòa
7 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn