intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế nhân bản và bền vững, thân thiện môi trường: Bài học từ tập đoàn Honda Nhật Bản

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh tế nhân bản và bền vững, thân thiện môi trường: Bài học từ tập đoàn Honda Nhật Bản" trình bày về bài học của một tập đoàn lớn như Honda để phát triển vững mạnh, tạo ra “chiếc xe chấn động thế giới” ngoài việc tuân thủ các yêu cầu của Đạo luật Muskie tại Hoa Kỳ sau năm 1968 thì “chúng tôi làm việc cho xã hội”— câu chuyện cho toàn thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế nhân bản và bền vững, thân thiện môi trường: Bài học từ tập đoàn Honda Nhật Bản

  1. KINH TẾ NHÂN BẢN VÀ BỀN VỮNG,THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG: BÀI HỌC TỪ TẬP ĐOÀN HONDA NHẬT BẢN Đặng Thị Mỹ Ngọc* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: dtm.ngoc@hutech.edu.vn TÓM TẮT Nền kinh tế nhân bản, nhân văn được hiểu là nơi người sản xuất phải có trách nhiệm đến cùng với những sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người dùng. Cùng với đó là cuộc sống hài hoà với thiên nhiên, chung tay vì một tương lai bền vững, thân thiện với môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Bài học của một tập đoàn lớn như Honda để phát triển vững mạnh, tạo ra “chiếc xe chấn động thế giới” ngoài việc tuân thủ các yêu cầu của Đạo luật Muskie tại Hoa Kỳ sau năm 1968 thì “chúng tôi làm việc cho xã hội”— câu chuyện cho toàn thế giới. Từ khóa: Honda Nhật Bản, kinh tế nhân bản và bền vững. 1. Đặt vấn đề Hệ sinh thái trên thế giới vào năm 2005 trong Transition to Sustainability: Towards a Humane and Diverse World (2008) của W.M.Adams & S.J.Jeanrenaud có gần 2/3 đang bị suy thoái và sử dụng không bền vững dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục trong một số trường hợp. Vào năm 2007, biến đổi khí hậu do lượng carbon dioxide từ các hoạt động của con người gây nên những hậu quả thảm khốc. Hơn nữa, thời kỳ đỉnh điểm của dầu mỏ đạt mức tối đa, khi nguồn cung giảm, giá thành tăng gây nên những tác động cho nền kinh tế toàn cầu.Tất cả vấn đề này phụ thuộc lẫn nhau, đe doạ thế giới cũng như phúc lợi của con người. Điều đó thúc đẩy mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tiến hành hành động nhanh chóng: (1) Khử carbon cho nền kinh tế thế giới. (2) Cam kết phong trào môi trường đi theo con đường công lý, bình đẳng toàn cầu. (3) Bảo tồn thiên nhiên là điểm tựa cho sự thay đổi rộng rãi hơn theo hướng bền vững. Bề ngoài, phong trào môi trường đặt ra cho thế giới có vẻ đơn giản nhưng ý nghĩa của nó lại rất rộng lớn,các chiến lược cho một xã hội nhằm mang lại hoà bình, công bằng, viên mãn cho con người, một tương lai nhân đạo. các nhà bảo vệ môi trường cho rằng việc đối mặt với nhừn rủi ro vè sự bùng phát, thay đổi không thể đảo ngược về môi trường cũng như khả năng hỗ trợ và duy trì sự sống của con người ở mọi khía cạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực khí hậu: Theo Transition to Sustainability: Towards a Humane and Diverse World có hơn hai triệu người trên toàn cầu chết sớm mỗi năm do ô nhiễm môi trường không khí ngoài trời cũng như trong nhà, nguồn nước bị ô nhiễm… Do đó, theo W.M.Adams & S.J.Jeanrenaud.( 2008).Transition to Sustainability: Towards a Humane and Diverse World thì việc phát triển bền vững dựa trên ý tưởng tiếp cận, đưa ra chiến lược theo định hướng thị trường dựa trên công nghệ và quy trình chặt chẽ à tính cấp yếu mang tính toàn cầu cần được tăng cường ở các quốc gia. 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết Trong một thế giới với nhiều vấn đề thách thức như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, mất cân bằng trong phân phối tài nguyên…Qua những khảo sát, thống kê nghiên cứu Ben Vollaard, Daan Van Soet. (2024). Journal of Environmental Economics and Management. Department of Economics, Center, TSC,Tilburg University, the Netherlands để đối mặt với chúng, con người cần tạo ra một hệ thống kinh tế không chỉ tập trung vào lợi ích tài chính mà phải đảm bảo được sự phát triển toàn diện, bền vững cho cộng đồng nhân loại. Kinh tế nhân bản, bền vững, hài hoà, thân thiện với môi trường là một cách tiếp cận kinh doanh có trách nhiệm và tập trung vào các khía cạnh xã hội, môi trường, quản lý doanh nghiệp trong United Nations Department of Economic and Social Affairs/Population Division World Urbanization Prospects: The 2014 Revisio đưa ra: Nhân bản (Social): Đảm bảo tăng cường quyền lợi cộng đồng, đối xử công bằng với nhân viên và tạo ra giá trị cho xã hội. Bền vững (Environmental): Hướng tới sự bền vững của môi trường, giảm lượng rác thải, tối ưu hoá sử dụng tài nguyên và hỗ trượcasc giải pháp thân thiện với môi trường. Hài hoà (Governance): Thúc đẩy quản lý doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch và công băng, với một hệ thống quản lý tích cực. 79
  2. Kinh tế nhân bản (Inclusive Economy): Là một mô hình kinh tế hướng đến việc tạo ra cơ hội và lợi ích cho tất cả các phân khúc của xã hội bao gồm những thành phần đang trong tình trạng kinh tế yếu, tập trung vào công bằng cũng như sự đối xử công bằng trong quá trình phân phối các lợi ích của tăng trưởng kinh tế, không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn đặt trọng điểm vào tạo ra giá trị cho cộng đồng và tăng cường chất lượng cuộc sống. Kinh tế nhân bản là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống kinh tế mà chúng ta đang xây dựng — đảm bảo mọi người được đối xử công bằng, có quyền tham gia, góp phần vào quyết định kinh tế, tạo môi trường công bằng, tin cậy, cơ hội phát triển thành công cao. Kinh tế bền vững (Sustainable Economy): Là một mô hình kinh tế được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của chính đối tương đó, bao hàm cả việc quản lý thông minh tài nguyên tự nhiên, giảm lượng chất thải, khuyến khích sự đổi mới để bảo vệ môi trường. Đây là yếu tố quan trọng mà chúng ta cần xem xét: Chúng ta không thể tiếp tục tiêu thụ tài nguyên một cách vô tội vạ mà cần có những giải pháp sáng tạo, sử dụng hợp lý, bền vững, bao gồm cả việc sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thái, bảo vện và phục hồi môi trường tự nhiên. Kinh tế hài hoà (Balanced Economy): Đề cập đến sự cân bằng giữa các yếu tố khác nhau trong kinh tế bao gồm sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và phát triển xã hội để tạo ra một hệ thống kinh tế mà không đối tượng nào bị bỏ lại, tất cả đều có cơ hội nhận lợi ích từ sự phát triển, đồng nghĩa với nó là giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng kinh tế: Tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người, đảm bảo quyền an sinh giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, công việc an toàn, tích cực trong công tác đoàn kết, phát triển vào sự thịnh vượng chung của toàn xã hội. Kinh tế thân thiện môi trường (Environmentaly Friendly Economy): Chú trọng vào các hoạt động kinh tế mà giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, bao gồm tập trung vào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thiết kế sản phẩm và dịch vvuj để tối ưu hoá bảo vệ môi trường tự nhiên.khuyến khích sự sáng tạo khởi nghiệp, cần sự ủng hộ và phát triển các doanh nghiệp địa phương, tạo việc làm, cơ hội kinh doanh cho cộng đồng—không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà còn đóng góp vào lợi ích chung. Kinh tế nhân bản, bền vững, hài hoà, thân thiện môi trường tập trung vào việc tạo ra giá trị dài hạn cho cả cổ đông và cộng đồng, đồng thời đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội. 3. Thực trạng qua các đánh giá thực tế Thế giới ngày nay, sau sự sụp đổ của nhiều mô hình quản lý kinh tế với những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu, với hàng loạt sự trả giá của con người do phát triển kinh tế không được đặt trong tổng thể gắn với văn hóa – môi trường sống, đã đặt ra cho nhân loại một bài toán mới trong phát triển bền vững. Khái niệm phát triển bền vững và quan điểm về triển bền vững đến nay còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực. Nhưng, hiểu một cách chung nhất thì phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững hiểu khái quát là sự cân bằng giữa 3 vấn đề: Tăng trưởng - bảo vệ môi trường - bảo đảm an sinh xã hội. Theo Goran Ohlin trong Blanced Economic Growth in history (1959, tr.338 – tr. 353) có đề cập đến vấn đề phân công lao động, mối quan hệ giữa các lĩnh vực sẽ tạo ra thị trường cho các ngành khác, từ đó tạo ra kinh tế bên ngoài ngành, lĩnh vực ban đầu đã làm dựa vào gắn kết.Trong kinh tế học việc tăng trưởng kinh tế cân bằng được hiểu theo ít nhất hai nghĩa khác nhau: Trong kinh tế vĩ mô: Nó sẽ xảy ra khi sản lượng và trữ lượng vốn tăng trưởng với cùng tốc độ, con đường này có thể hợp lý hoá sự ổn địn dài hạn của lãi suất thực, nhưng sự tồn tại đó cần những giả định chắc chắn. Trong kinh tế phát triển: Đề cập đến sự mở rộng đồng thời và có sự phố hợp giữa một số lĩnh vực dựa vào kinh tế quy mô, do vậy quy mô thị trường là điểm mấu chốt trong năng suất và lợi nhuận của từng tổ chức, doanh nghiệp… Do đó, trong The Impact Economy: Balancing Profit and Impact (2009, tr.1) nền kinh tế thị trường có khả năng mang lại tăng trưởng kinh tế thị trường và lợi nhuận, mặc trái công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trở nên kém đi. Chính việc lựa chọn hệ thống kinh tế có mối liên hệ trực tiếp đến các kết quả bền vững của tổ chức, doanh nghiệp…Mô hình kinh tế định vị tốt để tìm ra sự cân bằng phù hợp trên cả ba vấn đề chủ chốt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Điều này cho thấy Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc SDG (Sustainable Development Goals) cao hơn ở các quốc gia và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR (Corporate Social Responsibility) cao hơn ở cấp công ty. 80
  3. Hình 2.1. Gía trị mang lại cho các bên liên quan (Báo cáo thường niên tích hợp 2018 của KPN) (2009,tr11) Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ chịu trách nhiệm độc quyền về hàng hoá công cộng trong khi các công ty sản xuất hàng hoá tư nhân, khả năng mang lại tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận nhưng phải trả giá bằng sự bất bình đẳng xã hội và suy thoái kinh tế. Ngược lại, nhà nước chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc sản xuất hàng hoá công cộng và tư nhân trong kinh tế nhà nước, dẫn đến hiệu quả và sự phát triển của cá nhân. Việc ra quyết định của chính phủ và các doanh nghiệp không còn chỉ dựa vào yếu tố kinh tế và tài chính mà còn dựa trên các yếu tố xã hội và môi trường. Qúa trình này đòi hỏi phải thay đổi tư duy và các kỹ năng để nắm rõ mấu chốt xã hội và môi trường. Hiện nay, các hoạt động cải thiện môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn năng lượng và tài nguyên, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường…trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ mở rộng việc làm đến tạo việc làm mới. Trong Kinh tế xanh và quản lý môi trường của E.A.Voikina, I.M.Potravny thuộc Đại học Kinh tế Nga (2018, tr.219) có nhắc đến mối quan hệ giữa suy thoái môi trường và việc làm đã được Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (International Labour Organization) công nhận từ năm 2007 khi đưa ra sáng kiến Việc làm xanh, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận về quản lý đo lường, quản lý Việc làm xanh trong kinh tế. Khái niệm về nền kinh tế xanh và việc làm xanh không chỉ từ quan điểm bảo tồn tự nhiên, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất và phát triển kinh tế ít carbon mà còn hướng đến các hoạt động loại bỏ thiệt hại tích luỹ về môi trường trong quá khứ và sự ra đời của các hình thức kinh doanh môi trường.Trong đó, việc làm xanh bao gồm hình thành các hoạt động kinh tế mới liên quan đến bảo tồn môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, áp dụng công nghệ môi trường, xử lý và tiêu huỷ chất thải, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo điều kiện — điều kiện tiên quyết cho việc làm xanh và xuất hiện các việc làm xanh mới. Để thực hiện điều đó việc quan trọng là xác định các đặc điểm định tính và đánh giá định lượng, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ đã ước tính số lượng việc làm xanh trong doanh nghiệp qua (Sommers, 2013): - Sản lượng: Doanh nghiệp phải sản xuất. sản phẩm/dịch vụ sinh thái, xem xét theo tỷ lệ tương đương với tất cả các việc làm hiện có ở doanh nghiệp theo tỷ trọng trong tổng sản lượng được xác định và việc làm xanh. - Quy trình sản xuất: Việc làm xanh được tính ở các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường. Theo The Rockefeller Foundation đặc điểm của kinh tế nhân văn: Người dân tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế và có tiếng nói về tương lai của mình với tư cách người lao động, người tiêu dùng, chủ doanh nghiệp trong sự phân phối rộng khắp của công nghệ và thúc đẩy phúc lợi cá nhân và cộng đồng trở nên tốt hơn. Mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng với hàng hoá, dịch vụ,và cơ sở hạ tầng cộng đồng đầy đủ như giao thông công cộng, giáo dục, không khí sạch…Một nền kinh tế sản xuất đầy đủ hàng hoá và dịch vụ mang lại lợi ích về phúc lợi, cơ hội lớn không chỉ được thể hiện qua thước đo tổng hợp về sản lượng kinh tế mà bao gồm và được đo lường bằng các kết quả khác phản ánh phúc lợi 81
  4. tổng thể. Các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ có đủ niềm tin và tương lai và khả năng dự đoán kết quả quyết định của chính họ.Sự giàu có về kinh tế và xã hội được duy trì theo thời gian, duy trì được sự thịnh vượng giữa các thế hệ, đóng góp cho hạnh phúc của con người. 4. Bài học từ tập đoàn Honda Nhật Bản Trong Corporate Culture and Global Competition. The Honda Philosophy (2002, tr.41) (Tạm dịch: Văn hoá doanh nghiệp và cạnh tranh toàn cầu. Triết lý Honda) đề cập trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn Honda ban quản lý có nghĩa vụ tạo ra bầu không khí làm việc thông qua: (1) Thiết lập một môi trường làm việc an toàn và trật tự. (2) Công việc được tổ chức tốt và phân bổ công bằng. (3) Đảm bảo cơ hội cho mỗi cá nhân có thể đóng góp. (4) Sẵn sàng giao tiếp và lắng nghe người khác. (5) Tôn trọng ý tưởng của người khác. (6) Thái độ đoàn kết trong làm việc. (8) Ý thức chung về mục đích. (9) Niềm tự hào chung về thành tích. Phấn đấu không ngừng để có một quy trình làm việc hài hoà. Bên cạnh những thành tựu mang lại, Honda cũng phải đối mặt với những thách thức lớn: (1) Trong bài viết Introducing the CVCC/1972 (Tạm dịch: Giới thiệu CVCC/1972): Vào ngày 22 tháng 5 năm 1970 ở Tokyo theo kết quả kiểm tra của bác sĩ thì nồng độ chì trong máu của người dân sống gần quận Shinjuku cao bất thường, dấy lên suy đoán rằng chất chì trong xăng có thể là thủ phạm, cùng năm tại khuôn viên trường Rissho ở quận Suginami của Tokyo sự xuất hiện của nạn nhân ngất do sương mù quang hoá đã trở thành một vấn đề của xã hội. Sau đó, Bộ Thương mại và Công thương MITI (Ministry of International Trade and Industry) đã đưa ra thông báo về việc ngăn ngừa ô nhiễm chì từ ô tô. Năm 1971, cơ quan Môi trường thành lập để đảm bảo sức khoẻ cho người dân và tài nguyên Nhật Bản. (2) Khi Honda nhập khẩu và phát triển kinh doanh tại Hoa Kỳ, họ phải tuân thủ cá quy định. Và Đạo luật về môi trường, bao gồm cả Đạo luật Muskie (Đạo luật Clean Air Act)—yêu cầu các nhà sản xuất ô tô cũng như các doanh nghiệp khác giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải và an toàn của Hoa Kỳ để tham gia thị trường này, nó không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp xây dựng uy tín và hỗ trợ mục tiêu bền vững của doanh nghiệp trong việc giảm ảnh hưởng tiêu cực với môi trường. Vào năm 1973, Honda tung ra sản phẩm Honda Civic được bán tại Nhật Bản — chiếc xe phát triển trong thế bế tắc của công ty. Sau bài kiểm tra thử nghiệm vào năm 1974 đánh dấu chiếc ô tô đầu tiên đáp ứng tiêu chuẩn khí thải sạch nghiêm ngặt của Mỹ, điều mà những nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ và ông lớn Toyota không thể làm được lúc bấy giờ. Động cơ CVCC (Combat Vehicle Command and Control) đã ra đời nhờ nỗ lực hợp tác của các bộ phận và phòng ban của Honda, đảm bảo vị thế của Honda trong sô các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu, đặc biệt tại thị trường khắc khe như Mỹ. Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu ngành công nghiệp ô tô cũng mở rộng theo cấp số nhân, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Lượng khí carbon monoxide, lượng nitơ, ô nhiễm hydrocarbon…trên thế giới bắt nguồn trực tiếp từ ô tô. Từ đó nhiều chiến dịch môi trường ra đời như xe sạch, tìm ra các công nghệ tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Theo Namin Peng trong Envirronmentally-friendly Automobiles: An Analysis of ISO Accereditation of Honda Motors (2007,tr.15) (Tạm dịch:Ô tô thân thiện với môi trường: Phân tích chứng nhận ISO của Honda Motors ) nhấn mạnh trong phần đào tạo Kiểm toán viên nội bộ Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardition) 14001: Honda giáo dục môi trường cho từng nhân viên trong đó có các hoạt dộng môi trường của công ty và hiểu rõ các hoạt động như một phần hoạt động kinh doanh của công ty, với nhiều chương trình giáo dục khác nhau cho các “nhân viên mới”.Nhân viên nhận ra tác động của công việc thường ngày đối với các yếu tố môi trường trong hoạt động của nhà máy để tìm ra những cách cải thiện, cân nhắc vật liệu, chất thải có phù hợp như thế nào với quá trình sản xuất tổng thể và chịu trách nhiệm tìm ra các giải pháp không gây ra vấn đề lớn cho bộ phận khác. Nhận xét của Ito (2010, tr.11), Honda đáp ứng mối quan tâm về môi trườngbằng các chính sách được xem xét toàn diện khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của các nhà máy, môi trường quốc gia, đạo đức trong kinh doanh. Trong hoạt động toàn cầu, Hondatrên các khía cạnh năng suất bền vững và bảo tồn năng lượng thông qua hiệu quả luôn ưu tiên tính bền vững về môi trường. Ở bài viết Honda Motors (2010a, tr.18) các sáng kiến cụ thể được hệ thống công ty áp dụng đầy đủ thông qua các kế hoạch bao gồm sản xuất động cơ hiệu quả, sản xuất sáng tạo các sản phẩm hybrid (Hybrid là dòng xe sử dụng kết hợp động cơ đốt trong truyền thống và một hay nhiều động cơ điện để tạo ra lực kéo. Hai loại động cơ này trên xe hybrid kết hợp nhằm đạt những tiêu chí khác nhau, tùy vào mục đích của nhà sản xuất nhưng có hai mục đích chính là tiết kiệm nhiên liệu và tạo ra hiệu suất cao)được hỗ trợ bởi công nghệ thân thiện với môi trường, tiến hoá xanh, tái tạo nguồn năng lượng, nhằm nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động và kết hợp “sống xanh” và “trân trọng thiên nhiên” đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng: Tuỳ thuộc và vật liệu làm nên sản phẩm, Honda thành lập một số nhà máy có đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm về bảo tồn 82
  5. và bền vững môi trường xử lý các sản phẩm hết hạn của mình; tạo các chiến dịch nâng cao nhận thức giúp khách hàng hiểu rõ về nhu cầu thải bỏ các sản phẩm hết han…. Harrison and St .John (2010, tr.10) cho hay nhờ những sáng kiến này đã đóng góp tích cực cho Honda ở California— nơi áp dụng miễn thuế đối với các công ty sản xuất hàng hoá ở mức ô nhiễm tối thiểu. Cũng vậy Key Management Models, New York: Financial Times/ Prentice Hall (Tạm dịch: Các mô hình quản lý chủ chốt ở New York: Thời bái tài chính) của Have, Have, Stevens, Elst, Pol- Coyne (2003, tr.77) trong 3R (Reduce – Reuse – Recycle) Honda thành công trong duy trì lịch sử tái chế và các hoạt động nhằm xây dựng sự hoà hợp với tư cách là một phần của cộng đồng địa phương — những người tạo thành một phần trong phân khúc thị trường của công ty. 5. Kết luận và hàm ý quản trị Trong thế giới ngày nay, kinh tế bền vững mang lại chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng do đó quá trình công nghiệp hóa của mỗi quốc gia không thể tiến hành biệt lập, khép kín mà phải đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu. Khi hiện tượng nóng lên toàn cầu trở thành thảm hoạ, các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong vận hành các hệ thống hiệu quả trong môi trường này, việc lập chiến lược phù hợp là điều cốt yếu. Bên cạnh đó, giáo dục có trách nhiệm giúp xây dựng năng lực của mọi người vượt qua thách thức về động lực để hành động bền vững. Gíao dục kinh tế và tài chính có trách nhiệm nhằm phát triển khả năng của người học trở thành những người tạo ra giá trị bền vững trong tương lai cho xã hội. Gíao dục có trách nhiệm tạo ra những ưu thế phù hợp với các chuyên gia đang làm việc trong chính phủ và các doanh nghiệp. Ví dụ điển hình như Soichiro Honda trong bài của N.Dương (2017) viết: “Trong cuộc đời tôi, thời điểm đó là khoảng thời gian khổ cực nhất. Tiền gom góp được cũng cạn kiệt, đến cả đồ của vợ cũng phải đem đi cầm. Nếu tôi thất bại, tất cả sẽ chết đói. Mặc dù vậy, lúc đó tôi vẫn chưa nhận ra mình thất bại là bởi chưa có kiến thức cơ bản liên quan đến việc đúc rèn”. Khi nhận ra vấn đề, Honda đến Trường Trung học Công nghiệp Hamamatsu để xin học dự thính, chính những giờ học đó đã giúp ông nhiều trong việc nhận ra nguyên nhân không thể tạo nên chiếc xéc – măng có tính năng tốt. Hơn nữa, trong nền kinh tế mới, đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và được đào tạo chuyên môn có trình độ cao (Cosilietal, 2016). Các nghiên cứu của E.A. Voikina trong Kinh tế xanh và quản lý môi trường (2018, tr.233 – tr.235) đã chỉ ra rằng tình trạng của thị trường lao động với chất lượng môi trường và động lực của nó có mối quan hệ chặt chặt với nhau: Ô nhiễm môi trường và cạn kiệt vốn tự nhiên có tác động tiêu cực đến thị trường lao động cũng như các hoạt động cải thiện môi trường, cứ giảm 1% đầu tư môi trường vào vốn cố định sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp 0,68%, tạo việc làm xanh sẽ có hiệu quả tích cực lâu dài. Qua đó, việc lồng ghép phát triển kinh tế và quy hoạch bền vững mang lại nhiều lợi ích những cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Lối suy nghĩ, đưa ra quyết định ngắn hạn, chưa xem xét tính bền vững lâu dài. Để giải quyết các vấn đề này, quan trọng cần có sự thay đổi tư duy theo hướng dài hạn, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững với các thế hệ tương lai. Đồng thời, quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân là rất cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững, hài hoà. Các cơ quan chính phủ cung cấp khung pháp lý cần thiết, thăm dò ý kiến. Cộng đồng thúc đẩy cá sáng kiến cấp cơ sở và các cá nhân đóng vai trò quan trọng thông qua việc vận động, tiêu dùng có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm chung vì hạnh phúc của các thế hệ hiện tại, tương lai; mở đường cho một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn cho tất cả nhân loại./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdulloev A. J., Tairova M.M. & Aminova N.B. (2020). Evironmentlly friendly and sustainable supply chain management in the platform economy. Bukkara State University. 2. Alsop, R. (2002). “Perils of Corporate Philanthropy tuiting Good Works Offends the Public, but Reticence Is Misperceived as Inaction”.The Wall Street Journal. 3. An, F. & Sauer, A. (2004). Comparison of Passenger Vehicle Fuel Economy and GHG Emission Standards around the World. Web. 4. Furlan Umberto. (2022). Corporate Culture and Global Competition. The Honda Philosophy, Symphonya. Emerging Issues in Management, n.2, 34-43. Retrieved from http:// www.unimib.it/symphonya. 5. Gerschenkron, A. (1962). Economic Backwardness in Historical Perspective: A Book of Essays. Massachusetts: The Belknap Press of Harvard University Press. 6. Harrison, J. & St. John, C. (2010). Foundations in strategic management Ohio: South Western Cengage Learning. 83
  6. 7. Mathematical model of environmentally friendly management of construction waste and waste of urban economy. (2021). Retrieved from https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1755-1315/937/4/042062/pdf 02/01/2024. 8. The impact economy. (2020). Retrieved from https://euagenda.eu/upload/publications/wp-2020-04-impact- economy-d.-schoenmaker.pdf.pdf 12/12/2023. 84
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2