Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2 - Nguyễn Ngọc Lan
lượt xem 2
download
Chương 2 - Môi trường và phát triển. Chương này gồm có những nội dung chính sau: Nhận thức chung về môi trường, nhận thức chung về phát triển, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, phát triển bền vững, sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2 - Nguyễn Ngọc Lan
- CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
- 2.1. Nhận thức chung về môi trm : 2.1.1. Khái niệ ường: “ Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một sự vật hay một hiện tượng. Bất kì một sự vật hay một hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường”. “ Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cơ thể sống”. “ Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người ”.
- Theo Luật BVMT Việt Nam năm 20014: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ”.
- Phân loại môi trường * Theo thành phần của tự nhiên: * Theo qui mô: Môi trường không khí Môi trường toàn cầu Môi trường đất Môi trường khu vực Môi trường quốc gia Môi trường nước Môi trường vùng Môi trường sinh vật Môi trường địa phương
- 2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của môi trường: MT có cấu trúc phức tạp MT có khả năng MT có tính động MT tự tổ chức, điều chỉnh MT có tính mở
- Môi trường có cấu trúc phức tạp Hệ thống môi trường bao gồm: + nhiều thành phần hợp thành, với bản chất khác nhau, chịu sự chi phối bởi những qui luật khác nhau + và cùng hoạt động trong các mối quan hệ phức tạp, chặt chẽ, thống nhất trong hệ, nhờ đó tạo nên tính thống nhất của hệ, giúp hệ tồn tại và phát triển.
- Ý nghĩa: Cho thấy hệ môi trường có sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian. Vì vậy, muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ động và hiệu quả thì phải xuất phát từ chính đặc điểm của từng hệ môi trường. Biểu hiện của tính cấu trúc chính là phản ứng dây truyền. Vì vậy, khi khai thác, sử dụng môi trường cần phải đảm bảo duy trì được các mối liên kết giữa các thành phần môi trường.
- Môi trường có tính động + Các thành phần trong hệ môi trường luôn vận động và phát triển để đạt đến trạng thái cân bằng. + Khi một trong các thành phần bên trong hệ thay đổi phá vỡ sự cân bằng, hệ sẽ thiết lập trạng thái cân bằng mới. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của hệ môi trường.
- Ý nghĩa: Giúp con người nắm vững qui luật vận động và phát triển của từng hệ môi trường, từ đó tác động vào hệ theo hướng vừa có lợi cho con người, vừa đảm bảo hiệu quả về môi trường.
- Môi trường có tính mở Môi trường là một hệ thống mở tiếp nhận vật chất, năng lượng, thông tin vào ra. Nói cách khác, các dòng vật chất, năng lượng, thông tin luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp… Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những biến đổi từ bên ngoài.
- Ý nghĩa: Giúp duy trì và cải thiện cơ cấu thành phần môi trường theo hướng có lợi cho sự phát triển bên trong của hệ môi trường trong tương lai. Cho thấy các vấn đề môi trường chỉ có thể được giải quyết tốt khi có sự hợp tác giữa các vùng, các quốc gia và các khu vực trên thế giới.
- Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh Các thành phần trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi từ bên ngoài nhằm hướng tới trạng thái ổn định. Khả năng tự tổ chức, điều chỉnh của hệ có giới hạn.
- Ý nghĩa: Qui định mức độ, phạm vi tác động của con người vào môi trường nhằm duy trì khả năng tự phục hồi của tài nguyên tái tạo, duy trì khả năng tự làm sạch của môi trường…
- 2.1.3. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường:
- 2.1.3.1. Cấu trúc của Hệ sinh thái: * Hệ sinh thái là gì? “Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và với môi trường đó”.
- Cấu trúc của hệ sinh thái * Các chất vô cơ: gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học cần thiết cho tổng hợp chất sống. Các chất vô cơ có thể ở dạng khí (O2, CO2, N2 ), thể lỏng (nước), dạng chất khoáng (Ca, Mg, Fe…) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
- * Các chất hữu cơ (các chất mùn, acid amin, protein, lipit, gluxit…): đây là các chất đóng vai trò làm cầu nối giữa thành phần vô sinh và hữu sinh, chúng là sản phẩm của quá trình trao đổi vật chất giữa 2 thành phần vô sinh và hữu sinh của môi trường.
- * Thành phần vật lí của môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa…
- * Sinh vật sản xuất: Chủ yếu là thực vật, có khả năng quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Nhờ hoạt động quang hợp mà nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi sống, trước tiên là chính bản thân những sinh vật sản xuất, sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại, trong đó có con người.
- * Sinh vật tiêu thụ Chủ yếu là động vật. Chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu (do các sinh vật sản xuất tạo ra) một cách trực tiếp hay gián tiếp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế môi trường - ThS Nguyễn Thị Mai Linh
59 p | 668 | 167
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 8
57 p | 401 | 65
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 4
42 p | 298 | 50
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 9
28 p | 200 | 38
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 12
15 p | 155 | 34
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 6
37 p | 192 | 34
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 3
72 p | 209 | 34
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 7
33 p | 172 | 33
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 1
10 p | 156 | 31
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2
51 p | 193 | 29
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 10
17 p | 199 | 29
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 5
13 p | 137 | 27
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 13
36 p | 151 | 27
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 2
16 p | 171 | 26
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2 - GV. Phạm Hương Giang
83 p | 147 | 24
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 11
9 p | 118 | 17
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 3 - Phạm Hương Giang
67 p | 141 | 17
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 14
24 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn