KỸ NĂNG CẦN HUẤN LUYỆN CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
lượt xem 257
download
Nội dung đào tạo sư phạm cho giáo viên dạy nghề hiện nay tập trung vào một số kỹ năng dạy học như: soạn đề cương, soạn giáo án .v.v. Những kỹ năng này rất cần thiết, nhưng chưa đủ để thực hiện liên kết đào tạo với thế giới lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ NĂNG CẦN HUẤN LUYỆN CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
- PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO MỘT KỸ NĂNG CẦN HUẤN LUYỆN CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ Ths.Đỗ Mạnh Cường Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp Abstract The curent pedagogical content in technical teacher training is focusing on some teaching skills like writing syllabus, lesson planing, and teaching. Those are necessary but not enough to link VTE and industry. To connect closely training and employee using, the technical teachers must demonstrate their helpful to the enterprises. Therefore, they need to be trained about many other things among which detection of training problem is very important. Tóm tắt Nội dung đào tạo sư phạm cho giáo viên dạy nghề hiện nay tập trung vào một số kỹ năng dạy học như: soạn đề cương, soạn giáo án .v.v. Những kỹ năng này rất cần thiết, nhưng chưa đủ để thực hiện liên kết đào tạo với thế giới lao động. Để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, người giáo viên dạy nghề cần chứng tỏ sự hữu dụng đối với doanh nghiệp. Như thế, họ cần được huấn luyện về nhiều điều, trong đó kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo là một nội dung quan trọng. Gắn đào tạo với doanh nghiệp là nhiệm vụ sống còn nhưng rất khó khăn của nhà trường hiện nay, đặc biệt là các trường kỹ thuật. Các khoa sư phạm kỹ thuật có thể đóng góp được gì vào điều này và đóng góp bằng cách nào? Chuẩn bị đầy đủ khả năng cho các giáo viên dạy nghề tương lai để doanh nghiệp phải thực sự cần đến họ. Đó là một trong những câu trả lời. Bài viết này muốn đóng góp một phần trong việc tìm câu trả lời đặt ra I. Sự tách rời giữa đào tạo và sử dụng lao động Theo khảo sát của chúng tôi, trong số hơn 100.000 công nhân kỹ thuật đang làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh, có đến 75% được đào tạo tại xí nghiệp, chỉ có 8,4% được đào tạo từ các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề hay trung tâm dạy nghề.
- 80.0% 75.0% Nguồn đào tạo 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 20.0% 12.6% 10.0% 3.7% 4.0% 2.2% 2.2% 0.0% Đại học Cao đẳng THCN Trường DN Trung tâm Tại Công ty DN Hình 1. Nguồn đào tạo của công nhân kỹ thuật trong KCX, KCNTT, KCNC Tp.Hồ Chí Minh 70.0% Bằng cấp 59.6% 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 25.5% 20.0% 7.8% 10.0% 5.4% 1.6% 0.0% Giấy chứng Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Không trả lời nhận Hình 2. Chứng nhận trình độ tay nghề của công nhân các KCX, KCNTT, KCNC Tp.Hồ Chí Minh Có tới 60% số người được khảo sát không thể trả lời (hay không có) về văn bằng chứng chỉ của họ. Số 60% này cũng không thể học liên thông để có thể nhận những văn bằng chứng chỉ chính thức trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia. Trong khi đó, đánh giá về nội dung đào tạo trong các trường/trung tâm đào tạo nghề (ứng với số 8,4% nêu trên), 73% những người quản lý lao động ở các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao cho là thiếu tính thực tiễn (tham khảo biểu đồ sau)
- 80% 68% 70% 60% 50% 40% 30% 27% 20% 10% 5% 0% Không thực tế Ít thực tế Thực tế Hình 3. Đánh giá của người quản lý lao động về kiến thức – kỹ năng do nhà trường cung cấp Đánh giá sâu hơn nữa về năng lực thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các khu các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao, những người quản lý sản xuất cho ý kiến đóng góp như bảng dưới đây (khảo sát với 4 mức từ 0 đến 3: 0 – kém, 1 – trung bình, 2 – khá, 3 – tốt; riêng độ tin cậy được tính với 2 mức đạt yêu cầu hoặc chưa đạt yêu cầu và yêu cầu phải có từ 65% số ý kiến đánh giá đạt, lấy độ chính xác 95%) chúng tôi thu được số liệu như sau: Mean SD Độ tin cậy 1. Hành vi tác phong 2.280 0.247 0.816 - 0.944 2. Chất lượng công việc 2.150 0.260 0.733 - 0.887 3. Tự giác chủ động 2.051 0.253 0.699 - 0.861 4. Kỹ năng cần thiết cho công việc 2.030 0.249 0.710 - 0.870 5. Khả năng hợp tác 1.930 0.241 0.722 - 0.878 6. Kiến thức chuyên môn 1.929 0.243 0.643 - 0.817 7. Mức độ thành thạo 1.898 0.241 0.699 - 0.861 8. Tính thích ứng 1.888 0.240 0.621 - 0.799 9. Tính linh hoạt 1.830 0.234 0.625 - 0.804 10. Kinh nghiệm 1.758 0.231 0.557 - 0.743 11. Khả năng làm việc phức tạp 1.707 0.229 0.473 - 0.667 12. Khả năng sáng tạo 1.636 0.228 0.546 - 0.734 Người lao động tìm việc làm thông qua những con đường nào?
- Những khảo sát của chúng tôi cho kết quả như hình H.4. Đa số (80%) là do tự tìm hoặc người quen giới thiệu và chỉ có 3.4% là do nhà trường hoặc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. 50.0% 45.0% 42.9% 40.0% 37.3% 35.0% 30.0% 25.0% 20.0% 15.0% 10.0% 7.8% 8.4% 5.0% 2.9% 0.5% 0.2% 0.0% Töï tìm ñeán Qua quaûng Qua dòch vuï Ngöôøi quen Nhaø Tröôøng Lieân keát NT- Khoâng traû lôøi caùo giôùi thieäu giôùi thieäu DN Hình 4. Những con đường tìm việc của người CNKT trong các KCX, KCNTT, KCNC Tp.Hồ Chí Minh Từ những số liệu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây: Có một sự tách rời rõ rệt giữa đào tạo và sử dụng lao động. Các cơ sở đào tạo đã không tạo ra được sản phẩm đúng như nhu cầu của xã hội. Vì không nhận được sản phẩm từ các cơ sở đào tạo như mong muốn, nên đa số các doanh nghiệp phải tự đào tạo lấy theo nhu cầu của chính họ hoặc phải đào tạo lại những người đã tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo. Khi đăng ký nhập học tại một cơ sở đào tạo, người học chỉ có thể hy vọng có một chứng chỉ nào đó chứ không thể xác định trước khả năng làm việc của mình, nơi mình sẽ làm việc cũng như con đường nghề nghiệp của bản thân. Khi tự mình đào tạo, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến huấn luyện một số kỹ năng lao động thiết yếu cho vị trí tuyển dụng mà không hề chú ý đến khả năng phát triển cho đội ngũ lao động này và việc đào tạo cũng không dựa trên một chuẩn mực qui định nào. Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho người lao động cả khi làm việc tại nơi đào tạo họ cũng như khi họ di chuyển đến một nơi khác hay muốn học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tổng hợp ba khía cạnh năng lực kiến thức – kỹ năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất – thái độ lao động cho thấy, người lao động đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng các yêu cầu này là không cao. Vì vậy khi sự thay đổi công nghệ ngày càng mở rộng, mà khả năng sáng tạo, hiểu biết chuyên môn hạn chế và thiếu tính linh
- hoạt (kiến thức chuyên môn có giới hạn), thì những lao động này không thể là lợi thế trong cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Khi đó, thực tế sẽ đòi hỏi nhiều công sức đào tạo lại để đáp ứng với sự thay đổi của sản xuất. Trên đây bức tranh không mấy sáng sủa về quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động tại các KCX, KCNTT, KCNC ở Tp.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nó cũng có thể phản ánh khá rõ về thực trạng chung của hệ thống đào tạo nghề hiện nay ở Việt nam. II. Vai trò của người giáo viên dạy nghề và kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo Một cách phổ biến, người ta thường nêu ra các nguyên nhân chính như sau: 1. Sự lạc hậu của trang thiết bị, công nghệ trong cơ sở đào tạo nghề. 2. Khả năng tài chính của các cơ sở đào tạo rất giới hạn. 3. Sự lạc hậu cũng như tính cứng nhắc của chương trình đào tạo và các ràng buộc vô lý khác khiến cho việc thay đổi/ cập nhật chương trình rất khó khăn. 4. Chất lượng đội ngũ giáo viên hạn chế. 5. Người học không thích học nghề, chỉ thích học đại học. Ba nguyên nhân đầu phản ánh tâm lý làm việc thụ động của cơ chế bao cấp và ưa tìm kiếm sự an toàn trong hành động, hai nguyên nhân sau phản ánh thực trạng đào tạo/sử dụng giáo viên dạy nghề. Có một thực tế khác, đó là, nhà trường rất khó kết hợp với doanh nghiệp, dù rất muốn. Đa số các trường gặp nhiều khó khăn khi đưa học sinh đi thực tập tại xí nghiệp, các doanh nghiệp luôn cảm thấy phiền hà khi phải tiếp nhận học sinh thực tập. Các doanh nghiệp cũng chẳng mấy tin tưởng ở khả năng chuyên môn của cả thầy và trò. Ý nghĩ rằng, mấy ông thầy chỉ có lý thuyết suông thôi, khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Vậy tại sao không đạt câu hỏi: Phải làm gì để doanh nghiệp tin và cần đến cơ sở đào tạo? Ai sẽ giải quyết câu hỏi trên? Theo chúng tôi, không phải lãnh đạo nhà trường, nhưng trước hết chính giáo viên mới là người có thể trả lời đầy đủ hai câu hỏi trên. Thực tiễn ở Indonexia, Hàn quốc, Nhật bản cho thấy, đa số các giáo viên đi thẳng từ trường đại học đến trường dạy nghề thường không mấy thành công, vì họ không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Ở đây không chỉ là kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn về chuyên môn kỹ thuật, nhưng còn là kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn về sư phạm để có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong sản xuất. Một vấn đề nảy sinh trong sản xuất có thể do nhiều nguyên nhân: những vấn đề về công nghệ, những vấn đề về tổ chức sản xuất, những vấn đề về tâm lý xã hội, những vấn đề về trình độ và khả năng chuyên môn cho người lao động. Không phải mọi vấn đề đều được giải quyết bằng đào tạo, nhưng xác định đúng phạm vi, nguyên nhân của vấn đề nảy sinh là một kỹ năng quan trọng của người giáo viên. Kỹ năng này gọi là kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo. Ngoài
- các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, người giáo viên dạy nghề cần được huấn luyện về kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo mới mong có thể giúp ích cho doanh nghiệp, làm cho họ tin tưởng bản thân người thầy cũng như cơ sở đào tạo. Vấn đề đào tạo là gì? Từ vấn đề (problem) được thành lập bởi hai từ Hy Lạp là pro, có nghĩa là tới trước, và ballein, có nghĩa là ném (McCall và Kaplan, 1985, p. 10). Nghĩa đen của từ này nghĩa là một cái gì đó được ném về phía trước, kết quả của nó là sự khác nhau giữa thực tế (đang là gì?) và lý tưởng (nên là gì?) trong các hành động hiện tại và tương lai. Cái thực tế được gọi là điều kiện (condition), nghĩa là trạng thái tồn tại của sự việc (the existing state of affairs). Cái lý tưởng được gọi là tiêu chí (criterion), nghĩa là trạng thái mong đợi về sự việc (the desired state of affairs). Sự khác biệt giữa điều kiện và tiêu chí là khoảng cách (gap). Nguyên nhân của khoảng cách chính là căn nguyên (cause) của vấn đề; biểu hiện của khoảng cách là các dấu hiệu (symptom) của vấn đề. Đây chính là các thành phần của một vấn đề. Hình 5. Các thành phần của một vấn đề khi cần phát hiện vấn đề đào tạo Một vấn đề đào tạo là một vấn đề mà khoảng cách giữa điều kiện và tiêu chí có thể giải quyết bằng việc đào tạo. Xác định vấn đề đào tạo Giải quyết vấn đề đào tạo là công việc liên quan đến sự thực hiện của con người (người lao động). Để có thể xác định được các vấn đề về sự thực hiện của con người, người thiết kế dạy học cần phân biệt được các thành phần này. Đó là: 9 Thu thập thông tin về điều kiện, tức là các thông tin mô tả về điều gì xảy ra và người lao động đang thực hiện như thế nào. 9 Xác định tiêu chí. Tiêu chí là trạng thái mong đợi hoặc trạng thái lý tưởng, cái gì cần có, hoặc người lao động nên thực hiện như thế nào. Có 2 loại tiêu chí là (1) tiêu chuẩn thực hiện là chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận được về sự thực hiện công việc (Springer, 1980) và (2)
- mục tiêu thực hiện là mục tiêu mong đợi về sự thực hiện công việc (Odiorne, 1979). Người lao động không có kinh nghiệm thường yêu cầu được đào tạo thực hiện theo tiêu chuẩn. Người lao động có kinh nghiệm thường mong muốn được đào tạo có thể thực hiện ở mức cao hơn hoặc ít nhất là bằng với mức tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn thường được thành lập từ thông tin có sẵn, kế hoạch tổ chức, hoặc các mong đợi của hệ quản lý. Mục tiêu thường được thành lập bằng các ghi nhớ với nhau giữa người lao động và người giám sát trực tiếp. Không phải lúc nào nhà quản lý cũng nêu ra được rõ ràng các mong muốn về sự thực hiện, cụ thể là các tiêu chuẩn và mục tiêu thực hiện. Hoặc, họ không thể truyền đạt đến người lao động mong muốn của mình. Người lao động không thể thực hiện một cách thành thạo điều mà chính người quản lý không biết rõ, người lao động không biết người ta mong đợi kết quả gì ở họ. Trong các tình huống này, người thiết kế dạy học (giáo viên dạy nghề hoặc cán bộ đào tạo) có thể giải quyết vấn đề bằng cách giúp nhà quản lý thành lập và thông báo các tiêu chuẩn và mục tiêu thực hiện với người lao động. 9 Xác định khoảng cách. Khác biệt là gì? Nó quan trọng như thế nào? Nếu nó thật sự quan trọng, thì cần xem xét căn nguyên của vấn đề. Có 2 căn nguyên cơ bản là (1) thiếu kiến thức, (2) thiếu môi trường. Cũng có thể thiếu cả hai. Thiếu kiến thức tồn tại khi người lao động không biết phải làm cái gì và làm như thế nào. Thiếu môi trường tồn tại khi người lao động vấp phải các rào cản đối với sự thực hiện. Các rào cản đó có thể là không có sự phản hồi hoặc phản hồi không đầy đủ, hay là công việc được thiết kế kém, không giúp cho sự thực hiện tốt. Người thiết kế dạy học có kinh nghiệm thường giả định nguồn gốc của các vấn đề về sự thực hiện là ở căn nguyên thiếu môi trường. Thiếu kiến thức và môi trường tồn tại một phần từ sự thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của người lao động và một phần từ những trở ngại từ môi trường. 9 Vấn đề thường thể hiện qua các dấu hiệu ở khả năng thực hiện. Người quản lý thường nhầm lẫn dấu hiệu của vấn đề với chính vấn đề. Các dấu hiệu điển hình là: Nhiệm vụ không được thực hiện theo tiêu chuẩn. Chất lượng lao động không phát triển theo thời gian. Người lao động không thấy được lý do họ phải thực hiện nhiệm vụ theo như mong đợi. Công việc không hoàn thành đúng hạn. Công việc tồn đọng Vài nhiệm vụ bị “quên” Người lao động thực hiện theo tiêu chuẩn nhưng chất lượng công việc không đạt như yêu cầu. Người lao động chỉ thực hiện tốt khi có giám sát
- Người quản lý cho rằng người lao động chưa cố gắng hết khả năng của mình. Các dấu hiệu trên đây là kết quả của sự thiếu sót trong môi trường làm việc chứ không phải của năng lực thực hiện ở người lao động. Khi đó, đào tạo không phải là giải pháp phù hợp vì nó chỉ giải quyết được căn nguyên thiếu kiến thức của cá nhân. Để giải quyết các vấn đề này, người thiết kế dạy học nên áp dụng các giải pháp không qua đào tạo. Hình 6. Qui trình khái quát xác định vấn đề đào tạo
- Chỉ sau khi xác định được vấn đề đào tạo, người ta mới có thể xây dựng chương trình bồi dưỡng để giải quyết vấn đề đó. Những vấn đề như thế rất thường gặp ở các doanh nghiệp và ai là người có thể giải quyết tốt nhất? Người giải quyết tốt vấn đề phải là người được huấn luyện chu đáo cả về chuyên môn kỹ thuật và sư phạm học. Như thế, nếu được huấn luyện đầy đủ, các giáo viên dạy nghề chính là những người thích hợp nhất. Hơn nữa, tổng hợp nhiều vấn đề như thế sẽ gợi ra những điều quan trọng cần điều chỉnh trong chương trình đào tạo của các trường dạy nghề. Chi tiết hơn nữa về qui trình và kỹ thuật phát hiện vấn đề đào tạo tại doanh nghiệp không nằm trong phạm vi bài báo này. Xin được trở lại trong một dịp khác. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra để có thể thấy rõ sự cần thiết của vấn đề mà thôi. Xin lưu ý rằng, hiện tại tổ chức Inwent cũng rất quan tâm đến nội dung này trong các chương trình kết hợp giữa đào tạo và doanh nghiệp tại Việt nam. Rõ ràng, khi mà người giáo viên dạy nghề có thể giúp doanh nghiệp phát hiện vấn đề còn tồn tại trong sản xuất của bản thân doanh nghiệp, nhận dạng được vấn đề đào tạo cần giải quyết, xây dựng chương trình bồi dưỡng thích hợp, khi đó, họ sẽ khẳng định được vai trò cũng như giá trị của bản thân, của nghề nghiệp và góp phần rất quan trọng vào việc gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động. III. Những đề xuất thực hiện Từ những số liệu thực tế và phân tích trên, theo chúng tôi, để người giáo viên dạy nghề có được kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo, cần thực hiện một số công việc sau: 1. Huấn luyện giáo viên dạy nghề cần thực hiện trên cơ sở hệ thống đào tạo theo năng lực thực hiện (Competencies-Based Training _ CBT). 2. Khoa sư phạm cần phối hợp với các khoa chuyên ngành và các chuyên gia sản xuất để thẩm định, đánh giá và điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo về chuyên môn cho các giáo viên dạy nghề theo hệ thống CBT. 3. Bổ sung và chương trình lý thuyết sư phạm chuyên đề “Kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo”. 4. Mở rộng nội dung thực tập sư phạm, không chỉ giới hạn về nội dung (rèn luyện kỹ năng dạy học) cũng như địa điểm (các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề) như hiện nay, nhưng cần đưa nội dung “Phát hiện vấn đề đào tạo” vào thực tập sư phạm tại các doanh nghiệp. 5. Phối hợp mở các lớp huấn luyện “kỹ năng phát hiện vấn đề đào tạo” cho cán bộ phụ trách nhân sự/đào tạo tại doanh nghiệp. 6. Thiết lập một mạng lưới: Phát hiện vấn đề đào tạo (giáo viên và cán bộ tại doanh nghiệp) – Thiết kế chương trình đào tạo (đại học Sư phạm Kỹ thuật và chuyên gia sản xuất tại doanh nghiệp) – Huấn luyện (các trường dạy nghề và doanh nghiệp).
- Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc đào tạo giáo viên dạy nghề và nâng cao năng lực hệ thống giáo dục nghề nghiệp được phát hiện từ đề tài nghiên cứu khoa học do Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh chủ trì và PGS.Ts Thái Bá Cần làm chủ nhiệm đề tài. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp được trở lại vấn đề này một cách chi tiết hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Haruo Nishinosono. Technical and Vocational Education in Japan. Naruto University of Education. 2. Curtis R.Finch, John R.Crunkilton. Curriculum Development in Vocational and Technical Education. Allyn and Bacon, Inc, 1988. 3. Robert E.Norton. DACUM Handbook. GTZ, 701999 4. Thái Bá Cần. Khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực trong các khu công nghệ cao (KCNC), khu công nghiệp tập trung (KCNTT), khu chế xuất (KCX) tại Tp.Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp cung ứng nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Tp.Hồ Chí Minh. 3-2006.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nhân sự.Chương 5
32 p | 438 | 232
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 p | 690 | 222
-
Kỹ năng thuyết trình "Ba phút cho bài phát biểu lôi cuốn"
5 p | 1658 | 188
-
Trắc nghiệm kỹ năng thuyết trình hiệu quả
6 p | 831 | 165
-
8 cách để thành 1 huấn luyện viên giỏi
5 p | 277 | 78
-
Sổ tay tổng hợp về kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên (Tập 1): Phần 2
182 p | 299 | 58
-
Bài giảng về Kỹ năng huấn luyện
32 p | 168 | 44
-
Dạy con cũng cần phải học
3 p | 170 | 37
-
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA CUỘC HUÂN LUYỆN - 1
6 p | 174 | 33
-
Hãy cân nhắc khi lựa chọn các khóa huấn luyện về Công Nghệ Thông Tin
3 p | 117 | 19
-
Những yếu tố cần có ở một chuyên gia huấn luyện cho cấp điều hành
5 p | 133 | 14
-
4 lý do để bắt đầu cho trẻ học bơi trong mùa thu
3 p | 117 | 9
-
10 mẹo giúp chọn “huấn luyện viên” giỏi
8 p | 80 | 9
-
5 thay đổi cần thiết cho các nhà lãnh đạo
4 p | 89 | 8
-
10 mẹo chọn “huấn luyện viên” giỏi
6 p | 94 | 8
-
60 giây để truy tìm “huấn luyện viên đắc lực”
5 p | 91 | 7
-
3 chiến lược vàng trong kinh doanh từ một huấn luyện viên Olympic
2 p | 63 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn