intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng giao tiếp: Những mẫu người khó giao tiếp bạn cần biết

Chia sẻ: Sdfsfs Fdfsdf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng giao tiếp: Những mẫu người khó giao tiếp bạn cần biết .1. Người háu thắng, bảo thủ, luôn muốn khiêu chiến Đây là dạng người luôn tự cho mình là đúng, rất coi trọng hơn thua do đó nếu bạn nói gì không vừa ý, họ sẽ phản kháng lại ngay và luôn tìm cách “đè bẹp” đối phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng giao tiếp: Những mẫu người khó giao tiếp bạn cần biết

  1. Kỹ năng giao tiếp: Những mẫu người khó giao tiếp bạn cần biết
  2. 1. Người háu thắng, bảo thủ, luôn muốn khiêu chiến Đây là dạng người luôn tự cho mình là đúng, rất coi trọng hơn thua do đó nếu bạn nói gì không vừa ý, họ sẽ phản kháng lại ngay và luôn tìm cách “đè bẹp” đối phương. Nói chuyện với họ rất khó chịu, vì họ luôn cho những gì bạn nói là điều quá đỗi bình thường (không tỏ vẻ ngạc nhiên kiểu như họ đã biết rồi, khiến bạn có cảm giác là mình đang nói thừa). Khi trình bày về một vấn đề gì đó, họ sẽ nói thao thao bất tuyệt và sẵn sàng đáp trả những ai lên tiếng. Nếu lý lẽ của bạn quá thuyết phục, họ thường nói lảng sang chuyện khác hoặc cãi cố và chẳng bao giờ thừa nhận là mình sai. Ứng xử với những người như thế này: đừng trở thành người giống họ. Hay nói cách khác, hãy cư xử điềm tĩnh, nếu bạn cũng hung hăng thì khó mà nói chuyện với họ được. Hãy cố gắng dùng lý lẽ thuyết phục hoặc lôi người thứ 3 cùng tham gia đối thoại để họ thấy được điểm sai trái của mình. Đừng quên đồng tình với họ trước khi đưa ra lý lẽ của bạn “bạn nói cũng có lý, nhưng chưa hẳn là đã vậy. Mặc dù đúng là có điều đó nhưng vài bạn lớp mình đã thử nghiệm và không có kết quả…” Trong trường hợp họ khăng khăng giữ ý kiến, hãy chủ động chấm dứt tranh
  3. cãi và cho họ biết là bạn sẽ không muốn nói chuyện với những người không chịu thay đổi. 2. Người giả dối Giả dối trong cách nói chuyện và cả nội dung câu chuyện. Đôi lúc tình cờ bạn gặp họ ở một bữa tiệc và họ chủ động tới bắt chuyện với họ. Kiểu người này thường tỏ vẻ thân thiện, dễ mến nhưng lại lịch sự thái quá, và bạn nhận ra sự giả tạo ngay ở trên nụ cười. Làm sao đây? Bạn không thể từ chối một cách phũ phàng hoặc vạch trần câu chuyện của họ. Việc đơn giản lúc này của bạn chỉ là cười một cách thân thiện và giữ im lặng. Hồi đáp bằng các cụm từ ngắn như “vậy à, ừm, ờ…”/ Đừng cố hùa theo câu chuyện của họ. Dần dần, họ thấy không được bạn hưởng ứng và sẽ tự bỏ đi. Hoặc bạn cũng có thể chờ một vài phút rồi giả vờ có việc bận/giới thiệu họ với người khác. Lưu ý: đừng cố vạch trần sự giả dối của họ. Điều này không ích gì cho mối quan hệ giữa hai người và có thể bạn còn dính đến vài rắc rối khác. 3. Người tẻ nhạt Bạn ngồi học gần một cô bạn cùng lớp quá tẻ nhạt! Cô ấy im lặng, nói chuyện một cách sáo mòn và chẳng có chút phá cách nào cả. Cứ như con dâu nói chuyện với mẹ chồng thời xa xưa! Bạn có thể muốn chuyển chỗ, nhưng vì lịch sự, sợ người
  4. bạn ấy buồn, bạn cứ nán lại mà chẳng biết làm gì. Mẫu người này thích an bình, không thích những biến động lớn, tiếng ồn và những bộ trang phục quái gở. Nhìn vào, họ là một chuẩn mực của xã hội” học hành bình thường, ăn mặc không có gì nối bật và tính cách cũng trầm lặng như thế. Họ suy nghĩ đơn giản về cuộc sống nên khó mà tạo ra những câu chuyện hài hước, thú vị. Nói chuyện với họ, bạn thấy an toàn nhưng cũng rất dễ nhàm chán nên chẳng muốn giữ cuộc nói chuyện lâu. Tuy nhiên nếu bạn phải ngồi cùng bàn/ở cùng phòng làm việc với mẫu người này thì bạn không thể không giao tiếp. Làm sao nhỉ? Hãy kéo họ vào vòng quay câu chuyện của bạn. Trêu ghẹo họ. Hay kể chuyện cười. Nói đùa với họ và khơi gợi khả năng hài hước ở họ. Nếu họ không thể trở nên linh hoạt, ít nhất bạn cũng tự tạo ra sự thú vị cho bản thân. 4. Người nhiều chuyện Họ rất nhiều chuyện. Họ lôi những chuyện ngoài đường, trong nhà dưới phố ra nói với bạn. Chuyện cô bé hàng xóm đi ra ngoài mang giày hay dép cũng là mối bận tâm của họ. Bạn không thích điều này, nhưng để cắt ngang lời họ quả thật là khó khăn. Nếu bạn tỏ rõ thái độ, có thể bạn sẽ khiến mối quan hệ hai bên trở nên trầm trọng và điều không hay, bạn có thể trở thành nạn nhân trong những cuộc ngồi lê đôi mách của họ.
  5. Tuy nhiên, hùa theo lời nói của họ cũng chẳng phải là điều hay ho. Họ sẽ tưởng bạn ủng hộ cuộc nói chuyện và hễ có chuyện gì là chạy ngay đến chỗ bạn trút bầu tâm sự. Thay vào đó, hãy im lặng để họ nói hết câu chuyện rồi chủ động nói thẳng “ừm, câu chuyện hay đấy nhưng tôi không quan tâm lắm/Tôi chẳng có cảm hứng nghe những chuyện như thế này…” Bạn cũng đừng dại mà tâm sự chuyện riêng tư của mình với người nhiều chuyện: họ lắng nghe rất say sưa và sau đó đi kể lại với người khác câu chuyện của bạn! 5. Người đang gặp chuyện buồn Họ rất đang đau khổ, và khó mà có mối bận tâm với người xung quanh. Họ ít hứng thú với mọi chuyện, bạn phải cân nhắc từng lời ăn tiếng nói để tránh làm họ tổn thương. Họ chỉ muốn có người giãi bày tình cảm của mình, thế nhưng những lời khuyên của bạn đều là nước đổ lá khoai với họ. Im lặng hay lên tiếng lúc này thật dở tệ, bạn sẽ nói với họ điều gì? Kỹ năng quan trọng đối với người đang gặp chuyện buồn là lắng nghe. Hãy lắng nghe chân thành, giao tiếp bằng mắt nhiều hơn là lời nói. Hãy rủ họ tham gia hoạt động nào đó, hoặc giao tiếp với họ bằng các hình thức khác như gửi email, chat, nhắn tin…Gửi cho họ xem một vài clip truyền cảm hứng hoặc rủ họ xem bộ phim nào đó. Đừng tỏ ra quá bi lụy hay quá quan tâm đến họ: khi một người bị tổn thương, hãy để họ tự đứng lên. Sự săn sóc quá chu đáo của bạn có thể khiến họ trở
  6. nên mềm yếu. Đừng cố khuyên giải họ quá nhiều, thay vào đó hãy quan tâm đến họ bằng những cử chỉ chăm sóc. Họ sẽ cảm thấy ấm lòng và tâm trạng tốt hơn nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2