intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng làm bài tập nhóm

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

333
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một thế giới hoàn hảo, mọi công việc của bạn đều trơn tru. Sẽ không có chuyện công việc chưa được hoàn thành, sẽ không có những xung đột xảy ra trong quá trình làm việc, tất cả mọi người trong nhóm đều “dốc lòng dốc sức” vì mục tiêu chung… Tuy nhiên, nên nhớ rằng, những điều đó có thể chỉ có thể xuất hiện trong một thế giới hoàn hảo. Rất nhiều bạn sinh viên thường không hứng thú và không muốn làm bài tập theo nhóm: “Tôi có thể đánh đổi việc làm bài tập nhóm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng làm bài tập nhóm

  1. Kỹ năng làm bài tập nhóm Trong một thế giới hoàn hảo, mọi công việc của bạn đều trơn tru. Sẽ không có chuyện công việc chưa được hoàn thành, sẽ không có những xung đột xảy ra trong quá trình làm việc, tất cả mọi người trong nhóm đều “dốc lòng dốc sức” vì mục tiêu chung… Tuy nhiên, nên nhớ rằng, những điều đó có thể chỉ có thể xuất hiện trong một thế giới hoàn hảo.
  2. Rất nhiều bạn sinh viên thường không hứng thú và không muốn làm bài tập theo nhóm: “Tôi có thể đánh đổi việc làm bài tập nhóm lấy việc một mình làm một bài tập khó hơn”. Nhưng, thực tế, khi học Đại học, cao đằng, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc sẽ phải làm rất nhiều bài tập nhóm. Vậy, các bạn sinh viên cần phải làm gì? Ông Becky, Quản lý tài chính sinh viên, Viện công nghệ Columbia của Anh (BCIT) đã chia sẻ: “Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng một bản quy định làm việc riêng cho nhóm”. Trước khi bắt đầu làm bài tập nhóm, bạn cùng các thành viên khác trong nhóm hãy cùng nhau dành ra một chút thời gian để quyết định một số vấn đề như:
  3. • Mục đích và mục tiêu của nhóm • Cách thức liên lạc, trao đổi thông tin giữa các thành viên (đây là yếu tố quan trọng để làm việc nhóm có thành công hay không) • Quy định “xử phạt” những thành viên không làm tròn phần việc được giao của mình hoặc không có mặt trong cuộc họp nhóm. • Cách xử lý khi trong nhóm xảy ra xung đột • Xử lý linh hoạt khi gặp các tình huống phát sinh. • Không nên “chụp mũ” những ý tưởng của các thành viên khác. Hãy luôn luôn lắng nghe và đừng bao giờ có suy nghĩ là chỉ có một mình mình đúng. • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của mỗi thành viên để phân công công việc cho phù hợp. Điều này sẽ giúp cho mỗi người phát huy được khả năng của mình và thúc đẩy bài tập chung đạt kết quả cao nhất. • Thiết lập thời gian giới hạn cho mỗi thành viên để họ hoàn thành phần bài tập của mình. Điều này giúp cho mọi người được rõ ràng và tránh được sự căng thẳng khi công việc bị quá tải. • Luôn luôn cần có một người trưởng nhóm để có thể thống nhất ý kiến của mọi người. Người trưởng nhóm sẽ có vai trò phân công công việc, thống nhất ý kiến và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cùng nhau làm bài.
  4. • Một thái độ tích cực là điều không thể thiếu để làm việc nhóm thành công. Không nên nói xấu những thành viên khác và cố gắng giúp đỡ phần việc của mọi người nếu ai đó có khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2