Kỹ năng lãnh đạo có thể học? - Kỹ năng tư duy chiến lược
lượt xem 13
download
Liệu kỹ năng lãnh đạo là bẩm sinh hay có thể học tập và rèn luyện? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn những phẩm chất của nhà lãnh đạo qua tài liệu dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng lãnh đạo có thể học? - Kỹ năng tư duy chiến lược
- Kỹ năng lãnh đạo có thể học? Kỹ năng tư duy chiến lược
- Liệu kỹ năng lãnh đạo là bẩm sinh hay có thể học tập và rèn luyện? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn với Góc Kỹ Năng nhé Những phẩm chất của nhà lãnh đạo: - Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác. - Khả năng khơi dậy sự tự tin. - Tính kiên định - Tính đáng tin cậy. - Lòng chính trực. - Một quá trình phấn đấu và thành công. - Công bằng. - Biết lắng nghe. - Nhất quán. - Quan tâm chân thành đến người khác. - Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể. - Đánh giá công trạng đúng người. - Sát cánh bên tập thể. - Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể. Hầu hết những phẩm chất trên đều có thể học được hay rèn luyện được, ngoại trừ tính kiên định và quan tâm đến người xung quanh một cách chân thành.
- Hai phẩm chất này là điều kiện tiên quyết của một nhà lãnh đạo: - Tính kiên định là cần thiết bởi bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần vượt qua các khó khăn và trở ngại - Thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo chuyên quyền, không quan tâm tới nhân viên, thành viên họ lãnh đạo, chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân của bản thân họ. Vì vậy, để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn cần vững vàng để không bị ích kỷ cá nhân lấn át. Đó chính là điều kiện tiên quyết để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Kỹ năng lãnh đạo không phải là điều có thể học ngay trên giấy, bạn cần tự thay đổi bản thân và học hỏi từng điều nhỏ trong cuộc sống để đạt được các phẩm chất của một nhà lãnh đạo tài ba. Bạn có tin rằng: đáng tin cậy, chính trực là những phẩm chất có thể học và rèn luyện chứ không phải bẩm sinh? Liệu đó có là tính cách bẩm sinh của từng người rồi? Tuy nhiên chúng ta cần xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác. Thông thường, chỉ đến lúc ở vào một tình huống nào đó thì những phẩm chất trên mới bộc lộ ra. Rất nhiều người vẫn tỏ ra không tin rằng những “phẩm chất cá nhân” này có thể học được, hoặc rèn luyện được. Vậy học kỹ năng lãnh đạo như thế nào? Sự tin cậy
- Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể tin tưởng được. Họ là người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người lãnh đạo đáng tin cậy sẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập thể, luôn ở cạnh nhân viên khi nhân viên cần. Một người trở nên đáng tin cậy khi họ biết người khác kỳ vọng điều đó ở họ. Chính trực: là sự trung thực và ngay thẳng, đó còn là sự tôn trọng những quy tắc đạo đức. Một người lãnh đạo chính trực là người không gian lận và luôn đi theo lý tưởng của họ. Nếu phải chọn ra một phẩm chất của người lãnh đạo mà mọi người quý trọng thì đó chính là tính chính trực. Để được tập thể quý trọng, bạn cần phải trung thực với họ và cho họ thấy rằng bạn luôn quan tâm đến lý tưởng nào đó. Công bằng: Để cư xử công bằng, bạn cần phải công tâm và không thiên vị trong cách cư xử với người khác. Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Khó mà có thể công vằng trong việc cư xử với tất cả mọi người. Ít ai trong chúng ta lúc nào cũng công bằng. Điều mà người khác có thể mong đợi là bạn sẽ cố gắng để cư xử một cách công bằng nhất.
- Tính nhất quán: Ở một khía cạnh nào đó, tính nhất quán rất gần với tính chính trực. Điều này có nghĩa là không dao động, không thay đổi, giữ vững lập trường của bạn trước mọi hoàn cảnh. Ở góc độ quản lý, tính nhất quán liên quan chặt chẽ với việc ra quyết định. Một người có khuynh hướng hay dao động trước những quan điểm và ý kiến khác nhau thì khó có thể học cách trở nên nhất quán được. Ra quyết định là quá trình: 1. Xác định vấn đề. 2. Thu thập thông tin. 3. Đưa ra các giải pháp. 4. Chọn giải pháp tối ưu. 5. Thực thi quyết định 6. Đánh giá kết quả. Những người không nhất quán thường tỏ ra lúng túng ở bước 4 và 5. Thông thường là do họ đã không dành đủ thời gian và nỗ lực cho bước 1 và 2.
- Để có thể nhất quán khi ra quyết định, bạn cần phải nắm thật rõ vấn đề, thu thập thông tin và ý kiến trước khi ra quyết định. Tóm lại, kỹ năng lãnh đạo có thể học và rèn luyện. Hãy xác định những phẩm chất lãnh đạo còn thiếu và thực hành, thay đổi từ từ để đạt được đủ các tố chất cần có của một nhà lãnh đạo – Vậy là bạn đã nắm được chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc Kỹ năng tư duy chiến lược Khi bạn nhìn xuống thế giới từ một chiếc trực thăng, bạn có thể thấy nhiều thứ hơn khi bạn ở trên mặt đất. Tư duy chiến lược cũng giống như việc bạn nhìn mọi thứ từ trên cao. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bên cạnh nâng cao kỹ năng lãnh đạo, bạn phải phát triển kỹ năng này. Hãy cùng Góc Kỹ Năng tìm hiểu cách để phát huy kỹ năng này nhé Lên kế hoạch chiến lược là một quá trình giúp cho tầm nhìn tổ chức trở nên thực tế hơn bằng việc phát triển các kỹ năng trong cách làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và suy nghĩ có phê phán. Nó cũng là một công cụ giúp bạn đương đầu với thay đổi và tạo ra sự chuyển tiếp, mường tượng các khả năng và cơ hội có thể.
- Suy nghĩ có chiến lược đòi hỏi bạn mường tượng điều bạn muốn sẽ thành kết quả lí tưởng cho tổ chức và sau đó tập trung vào cách bạn có thể tiến tới tầm nhìn của bạn. Khi phát triển một tầm nhìn rõ ràng cho tổ chức, có 5 tiêu chuẩn mà bạn nên tập trung vào để có được kết quả lí tưởng. Không chỉ thế, chúng sẽ giúp bạn thiết lập và phát triển những bước cần thiết để làm cho tầm nhìn tổ chức của bạn trở thành thực tế. 5 điều kiện cần lưu ý trong tư duy chiến lược: + Tổ chức: Tổ chức liên quan đến những người làm việc cho bạn, cấu trúc tổ chức và các nguồn lực cần thiết để hoạt động. Tổ chức của bạn như thế nào? Loại cấu trúc nào hỗ trợ tầm nhìn của bạn? Bạn sẽ phối hợp nhân lực, nguồn lực, cấu trúc lại với nhau để có được kết quả lí tưởng cho kế hoạch của bạn như thế nào? + Sự quan sát: Bằng việc tăng sức mạnh của việc quan sát, bạn sẽ bắt đầu nhận thức tốt hơn về những điều có thể động viên mọi người, cách giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn và cách bạn phân biệt các thay đổi.
- + Quan điểm: Quan điểm đơn giản là các cách nghĩ khác nhau về mọi việc.Trong suy nghĩ chiến lược, có 4 quan điểm cần lưu ý khi thiết lập chiến lược tổ chức là: Quan điểm về môi trường, thị trường, dự án và đánh giá. Quan điểm có thể được sử dụng như công cụ để giúp bạn suy nghĩ về kết quả, xác định các thành phần quan trọng và thích nghi hành động để giành được vị trí lí tưởng. + Sức mạnh định hướng: Sức mạnh định hướng cho bạn biết kết quả lí tưởng của bạn khi kế hoạch thành sự thật là gì? Tầm nhìn và nhiệm vụ của tổ chức của bạn là gì? Sức mạnh định hướng thường đặt nền tảng cho những điều bạn muốn mọi người tập trung vào. Sức mạnh định hướng có thể bao gồm các sáng kiến cá nhân và tổ chức, sự tăng cường và gắn kết, các nhân tố chất lượng như tầm nhìn, giá trị, mục tiêu xác định, các nhân tố sản phẩm như nhiệm vụ hoặc chức năng, các nhân tố định lượng như kết quả hoặc kinh nghiệm và các nhân tố khác như sự cam kết, hành động kiên quyết, hiệu quả, sản lượng và giá trị. + Vị trí lý tưởng: Sau khi xét đến 4 điều kiện của quy trình tư duy chiến lược trên, bạn có thể xác định vị trí lí tưởng của bạn: Phác thảo của bạn về vị trí chiến lược nên bao gồm:
- - Điều kiện bạn thấy cần thiết nếu muốn tổ chức có hiệu quả - Vị trí trên thị trường mà tổ chức của bạn sẽ tạo dựng - Cơ hội hiện tại hoặc trong tương lai cho tổ chức, khả năng hoặc kỹ năng cốt lõi cần có trong tổ chức. - Các chiến lược và chiến thuật bạn sẽ sử dụng để gắn kết tất cả lại với nhau. Bằng việc làm việc thông qua 5 lĩnh vực chính của việc tư duy chiến lược, bạn sẽ bắt đầu thiết lập một bức tranh rõ ràng hơn và tầm nhìn của bạn có thể được thực thi. Khi tầm nhìn của bạn trở nên tập trung hơn, ý tưởng của bạn sẽ xuất hiện mạnh mẽ hơn và đáng tin cậy hơn. Sẽ không chỉ dễ dàng hơn khi thuyết phục người khác rằng ý tưởng của bạn là tốt, mà còn dễ dàng hơn khi duy trì sự thuyết phục và động cơ của riêng của bạn khi gặp phải bất kỳ chướng ngại vật nào trên đường. Tóm lại, bạn có thể áp dụng các kỹ năng suy nghĩ chiến lược trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng bằng nỗ lực áp dụng chúng một cách cụ thể vào từng tình huống tổ chức, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để đưa tầm nhìn của bạn vào thực tiễn, từ đó phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng lãnh đạo
278 p | 812 | 404
-
Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý trong khoa học
12 p | 887 | 314
-
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân
16 p | 405 | 178
-
Bảy tố chất lãnh đạo của thế kỷ 21
8 p | 349 | 156
-
Bí quyết lãnh đạo của Tony Soprano
5 p | 303 | 128
-
Trở thành nhà lãnh đạo
3 p | 253 | 107
-
Bảy vùng quan trọng nhất trong thuật lãnh đạo
8 p | 204 | 87
-
Học để nâng cao kỹ năng lãnh đạo
3 p | 211 | 85
-
Ta có thể học kỹ năng lãnh đạo không?
4 p | 191 | 82
-
Bạn có muốn làm nhà lãnh đạo hiệu quả?
8 p | 180 | 46
-
Giúp trẻ phát triển kỹ năng lãnh đạo
4 p | 141 | 28
-
Đánh thức tiềm năng lãnh đạo tốt nhất bên trong bạn
3 p | 106 | 20
-
Rời khỏi cương vị lãnh đạo như thế nào?
4 p | 142 | 17
-
Kỹ năng lãnh đạo không thể thiếu tư duy toàn cầu
3 p | 135 | 14
-
Lãnh đạo cá nhân hay lãnh đạo tập thể?
6 p | 113 | 8
-
Kỹ năng lãnh đạo: Phần 2
88 p | 27 | 8
-
Các nghiên cứu về vấn đề cơ bản của kỹ năng lãnh đạo ở trong nước và trên thế giới
3 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn