intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

Chia sẻ: Tranthi Ten | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

181
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'kỹ năng quản trị', tài chính - ngân hàng, tài chính doanh nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

  1. Tại sao tài trợ bằng nợ rẻ hơn vốn cổ phần? Trong trường hợp này, “chi phí” được đề cập ở đây chính là chi phí có th ể đo l ường được cho việc huy động vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Với nợ, đó chính là chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay của mình. Với vốn cổ phần, chi phí sử dụng vốn được hiểu như là quy ền đối với thu nhập phải đủ thỏa mãn được các cổ đông khi họ quyết định góp vốn vào công ty. Ví dụ, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ và cần tài trợ khoảng $40,000, bạn có thể hoặc là đi vay ở ngân hàng số ti ền $40,000 với lãi suất 10% hoặc bạn có thể bán 25% cổ phần doanh nghiệp cho người hàng xóm với giá $40,000. Giả sử trong năm sau đó, doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra đ ược lợi nhuận hoạt động là $20,000. Nếu ban đầu bạn quyết định đi vay ở ngân hàng với chi phí lãi vay (hay còn gọi làchi phí tài trợ của nợ) sẽ là $4,000, bạn còn lại lợi nhuận $16,000. Ngược lại, nếu bạn đã sử dụng tài trợ vốn cổ phần, ngh ĩa là bạn không hề có nợ và dĩ nhiên là không có chi phí lãi vay nhưng bạn chỉ được nắm giữ 75% lợi nhuận c ủa doanh nghiệp thôi (25% khác thuộc sở hữu của người hàng xóm nhà bạn). Do đó, lợi nhuận của bạn bây giờ chỉ có $15,000 (tức 75%*$20,000) Từ ví dụ này, bạn có thể thấy nợ rẻ hơn vốn cổ phần là như th ế nào, do đó cũng rất dễ hiểu khi các cổ đông sáng lập của công ty quy ết định lựa chọn phát hành nợ chứ không phải vốn cổ phần. Thuế cũng là một yếu tố giúp cho tình huống phát hành n ợ trở nên tốt hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng nợ, bởi vì chi phí lãi vay được khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động trước khi thu nhập bị đánh thu ế, do đó chính hành động đã đem đến cho doanh nghiệp lợi ích tấm chắn thuế từ nợ. Dĩ nhiên, lợi ích của tài trợ nợ với lãi suất c ố định đôi khi l ại có th ể là đi ểm b ất l ợi. Bởi vì nợ được xem là chi phí tài chính cố định, dù doanh nghiệp của bạn có hoạt động ra sao, thu nhập nhiều hay thậm chí đang thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải đảm b ảo việc trả lãi vay đúng kỳ hạn và trả nợ gốc khi đáo hạn, do vậy một sự gia tăng n ợ c ủa doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc gia tăng thêm rủi ro tài chính. Quay trở lại ví dụ trên, giả sử trong năm sau, công ty của bạn ch ỉ tạo ra đ ược có $5,000. Với tài trợ nợ, bạn có thể vẫn có cùng $4,000 lãi vay phải trả và vì v ậy l ợi nhuận của bạn chỉ còn lại $1,000 ($5,000 -$4,000). Trong trường hợp tài tr ợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần, tức là bạn không hề phải trả một đồng lãi vay nào hết, thì bạn vẫn có 75% lợi nhuân tương đương với $3,750 (75% x $5,000). Do vậy, đối với một công ty được k ỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng v ốn c ổ phần. Tuy nhiên, nếu giai đoạn nào công ty không thể vận hành tốt để tạo ra ti ền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là m ột gánh n ặng. Đây chính là m ặt trái c ủa việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng nợ. Từ đây có thể thấy, dù nợ có chi phí r ẻ hơn vốn cổ phần, doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu được điều này, nhưng thời điểm nào thì sử dụng nợ là hợp lý? Hợp lý ở đây có ngh ĩa là tận dụng được tối đa lợi ích của nợ, tận dụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính từ n ợ. Khi nào thì doanh nghi ệp nên vay nợ và vay nợ bao nhiêu là thích hợp? Qúa trình đi tìm lời gi ải cho bài toán trên có lẽ sẽ vô cùng thú vị và cũng không ít” đau đầu” cho các nhà quản trị. Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn 100% v ề lượng thu nhập trong tương lai (mặc dù họ có thể có những dự đoán hợp lý) và khi thu nh ập t ương lai của các doanh nghiệp càng không ổn định thì rủi ro càng tăng lên. Do đó, các doanh
  2. nghiệp trong ngành có rủi ro kinh doanh thấp, có dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong các ngành nhi ều rủi ro hơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt động, đang trong giai đo ạn khởi nghi ệp c ũng sử dụng nợ rất ít, nếu không muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh nghi ệp m ới v ới sự không chắc chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm được tài trợ bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu h ết được tài trợ bằng vốn cổ phần. Ở Việt Nam, nhắc đến nợ, người ta thường có tâm lý e dè, nhất là đ ối v ới các doanh nghiệp đang trong thời kỳ “sung mãn”, lượng tiền mặt vô cùng dư thừa thì dường như họ lại càng không quan tâm đến nợ. “Ti ền tôi có, tại sao phải vay?” Cũng vậy, sau 7 năm TTCKVN ra đời, đi vào hoạt động và đạt được sự phát tri ển như hôm nay thì để giải quyết bài toán thiếu vốn, doanh nghiệp niêm yết thường chọn giải pháp vốn cổ phần chứ không mấy mặn mà với việc sử dụng tài trợ bằng n ợ. Các doanh nghi ệp dường như đã quên đi lợi ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Hi vọng trong tương lai không xa, vấn đề tài trợ bằng nợ sẽ được các doanh nghiệp Vi ệt Nam quan tâm thỏa đáng và đạt được hiệu quả tốt nhất trong vi ệc sử d ụng n ợ. C ũng cần nhắc lại là, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một hình thức vay nợ của doanh nghiệp. Việc phát hành chứng khoán mua bán được không phải là biện pháp hàng đầu của doanh nghiệp để tài trợ cho hoạt động của mình, mà các khoản tài trợ từ trung gian tài chính (vay nợ) mới là hàng đầu đối với các doanh nghiệp khát vốn? ==> cái này thì mình thấy là đúng. Nếu mình nhớ không nhầm, trong mishkhin thì 70% nguồn vốn của cho hoạt động của các DN được huy động qua trung gian tài chính. Còn việc phát hành cổ phiếu vốn chỉ phù hợp đối với các doanh nghiệp đã làm ăn lâu dài, có kì vọng lãi lớn do có thể kiếm được thặng dư vốn cổ phần ... Còn những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập thì việc phát hành cố phiếu là rủi ro bởi sự thiếu thông tin của nhà đầu tư về công ty, kì vọng còn ít nên dễ bị đánh giá cổ phiếu thấp. Nhưng nay đọc bài của comay thì thấy viết các doanh nghiệp kì vọng làm ăn tốt nên vay nợ ... ==> Các DN nhỏ, mới thành lập chắc chắn gặp nhiều khó khăn do chưa tạo lập được chỗ đứng. Lúc này, họ có thể đi vay ở: 1. Các doanh nghiệp họ quen biết. 2. Các ngân hàng. 3. Chính phủ (trong trường hợp CP có các chính sách ưu đãi còn không thì theo mình đây là nguồn đi vay khó và là nguồn cuối cùng nếu DN đi vay) Thứ nhất, xuất phát từ thuộc tính của trái phiếu như tính thanh khoản kém, yếu tố rủi ro thanh toán cao hơn so với trái phiếu Chính phủ. Thứ hai, xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Cụ thể là uy tín của doanh nghiệp VN được đánh giá là chưa cải thiện nhiều, chưa tạo được độ tin cậy cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp lại chưa có nhiều. Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc NHNN cũng đã thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng DN và xếp hạng tín dụng DN trên TTCK. Tuy nhiên, những xếp hạng này cũng chỉ có tính chất tạm thời. Đây là lý do vì sao mà chỉ các doanh nghiệp lớn mới phát hành thành công Ngoài ra, một số doanh nghiệp dù muốn phát hành nhưng còn e ngại chuyện minh bạch.
  3. Thứ ba, về phía nhà đầu tư, hiện nay các nhà đầu tư mới chỉ quan tâm tới các kênh đầu tư phổ biến như gửi tiết kiệm, kênh CP, kênh vàng, ngoại tệ mà chưa qua tâm tới TP DN bởi lãi suất của TP DN chưa đủ hấp dẫn. Thứ tư, về phía Nhà nước còn nhiều chính sách và quy định bất cập. Thực tế thời gian qua cho thấy vẫn còn sự bao cấp , việc huy động vốn nợ của DN chủ yếu vẫn thực hiện thông qua kênh chính là TPCP. Chính phủ đứng ra phát hành TP, huy động vốn trong dân cư rồi lại 'rót' ngược lại cho DN. Quy trình này vừa phức tạp lại tốn kém cả về thời gian, chi phí, trong khi nhiều DN lớn, có uy tín có thể tự mình huy động vốn từ nguồn này. Ngoài ra, lãi suất của trái phiếu Chính phủ còn tương đối cao cũng làm chi phí vốn của doanh nghiệp phát hành cao và gây khó khăn cho doanh nghiệp để phát hành thành công bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thường dựa trên lãi suất trái phiếu CP cộng với một tỷ lệ lãi suất lề để thu hút nhà đầu tư (vì độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp lớn hơn còn độ rủi ro của trái phiếu Chính phủ rất thấp, thậm chí bằng 0). Đó là chưa kể đến quy định về lãi suất trái phiếu vẫn còn có sự chưa phù hợp, chưa hoàn toàn được xác định bởi thị trường, làm ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn, nhất là khi thị trường có biến động. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 141/2003/NĐ- CP, lãi suất phát hành đối với trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường tài chính tại thời điểm phát hành; trường hợp đấu thầu lãi suất thì lãi suất hình thành theo kết quả đấu thầu. Đây là một phần lý do dẫn tới nhiều đợt phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua không thành công (từ tháng 3 đến tháng 10/2008 có liên tục gần 30 đợt phát hành trái phiếu chính phủ không thành công), nói cách khác trái phiếu Chính phủ chưa trở thành nguồn cung ổn định, dẫn đến việc thị trường thiếu mức chuẩn lãi suất để làm cơ sở định giá các công cụ tài chính khác. Bên cạnh đó, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ không bị đánh thuế, nhưng đối với thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu khác thì phải chịu 20% trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua hoặc 0,1% trên giá trị bán. Như vậy, vô hình chung, chính sách thuế thu nhập chứng khoán đã đánh đồng trái phiếu như cổ phiếu, trong khi thu nhập từ trái phiếu luôn mang tính ổn định và thấp hơn so với thu nhập từ cổ phiếu, do đó không khuyến khích các nhà đầu tư chọn mua trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm 2009, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm tăng mạnh tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Việc sử dụng đòn bẩy đã được áp dụng ngay từ thời kỳ tăng trưởng đầu của thị trường và trở nên phổ biến tại con sóng đi lên thứ hai (từ giữa tháng 7/2009) khiến cho thanh khoản thị trường tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 10/2009 có nhiều phiên liên tiếp giao dịch đạt giá trị quanh mốc 5.000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng đòn bẩy là chi phí vốn vay trở nên rất thấp sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 8%. Chính sách hỗ trợ lãi suất thậm chí đưa chi phí vốn của những doanh nghiệp được vay ưu đãi xuống mức chỉ còn 6%/năm. Chi phí thấp khiến cho rủi ro đối với sử dụng đòn bẩy thấp hơn (do số lãi phải trả khi tất toán là thấp hơn) và điều này đã dẫn tới việc công cụ này được sử dụng phổ biến. Thực tế thì đòn bẩy tài chính được coi là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng trong các
  4. năm 2008 - 2009 là hệ quả của việc người dân Mỹ tận dụng vốn vay lãi suất thấp khi FED duy trì chính sách lãi suất thấp vào những năm 2001 - 2004 để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng dotcom năm 2000-2001. Số vốn vay này được đầu tư vào một tài sản có tính rủi ro cao (nhà đất) do giá nhà đất đã liên tục tăng mạnh trong cùng thời gian đó. Khi lãi suất tăng lên liên tục và nhiều nhà đầu tư sử dụng quá nhiều đòn bẩy phải bán ra đã dẫn tới làn sóng bán tháo bất động sản, quá trình giảm đòn bẩy (de-leveraging) đã lan ra các lĩnh vực khác (doanh nghiệp, tiêu dùng cá nhân) khiến khủng hoảng trở nên rất trầm trọng. Các nhà đầu tư hiện nay chơi lướt sóng trên thị trường chứng khoán một phần bởi vì họ chưa tìm ra niềm tin dài hạn tại các doanh nghiệp. Chính bản thân các nhà đầu tư bên trong doanh nghiệp vừa là nhân viên vừa là cổ đông (ngoài trừ các cổ đông sáng lập) bao gồm hầu hết số đông người lao động, họ vẫn không đầu tư lâu dài hạn vào chính doanh nghiệp họ đang làm việc lãnh lương. Nhìn chung sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường còn thấp, thương hiệu chưa mạnh, và tuổi đời của các doanh nghiệp ở ta còn trẻ nên chưa tạo sự tin tưởng ở người dân, người có tiền nhàn rỗi. Một số ít các doanh nghiệp tên tuổi ở VN, hay các DN có CP blue-chips thì người dân có vốn nhàn rỗi lại không dám đầu tư dài hạn bởi vì sợ các "đại gia" đầu cơ làm giá. Tôi đồng ý với quan điểm "thị trường chứng khoán phải phát triển lành mạnh, có sự quản lý và giám sát tốt. Để dần dần, tạo ra tâm lý và hành vi đầu cơ đúng đắn...". Về vấn đề cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước, cần có cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. Dứt khoát không để tình trạng "doanh nghiệp cứ tà tà hưởng bầu sữa mẹ từ nhà nước", hãy để thị trường thanh lọc lại các doanh nghiệp mạnh có ích cho xã hội. Tóm lại, theo tôi cót lõi vấn đề nằm ở việc nhà nước quản lý kinh tế ở góc độ vĩ mô sao cho tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có năng lực phát triển mạnh, tạo ra cho xã hội càng nhiều "doanh nghiệp blue-chips", hạn chế được sự đầu cơ làm giá, tạo niềm tin dài hạn ở các doanh nghiệp của người dân, thì tôi nghĩ vấn đề huy động vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khoán là hoàn toàn có thể. Phân tich tai chinh o viet nam Vấn đề khó khăn đầu tiên mà hầu như tất cả mọi đối tượng sử dụng thông tin trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam gặp phải, đó là khó khăn về nguyên liệu đầu vào của việc phân tích: số liệu. Khi tiến hành phân tích một công ty để đi tới quyết định, các công ty chứng khoán, nhà đầu tư, nhà phân tích đều dựa trên hồ sơ, số liệu do phía doanh nghiệp cung cấp theo chế độ về công bố thông tin hiện hành. Thế nhưng, vì những mục đích khác nhau, doanh nghiệp có thể đưa ra số liệu sai sự thật. Chính vì thế báo cáo tài chính và bản cáo bạch có thể chưa đựng những con số bị "bóp méo". Thông thường, những số liệu được công bố trên các bản báo cáo chưa phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của công ty. Trên thực tế hầu hết các công ty ở Việt Nam và ngay cả trên thế giới thì Giám đốc tài chính (CFO) luôn chịu áp lực rất lớn của tổng giám đốc điều hành (CEO) nên các bản báo cáo luôn mang tính chủ quan. Mặt khác, mỗi công ty có cách trình bày riêng trong bản báo cáo theo ý chủ quan của người quản lý nên khó để các đối tượng sử dụng tiếp cận và phân tích. Hiện nay, Thị trường Tài chính nói chung và Thị trường Chứng khoán Việt Nam nói riêng đang ở giai đoạn đầu mới phát triển, còn non trẻ. Trình độ tập hợp thông tin cũng như thống kê số liệu của những người trực tiếp làm công tác cung cấp số liệu chưa cao nên không đủ số liệu so sánh giữa các công ty trong cùng ngành hay so sánh
  5. giữa các ngành với nhau để đánh giá đúng về vị thế của công ty trong ngành đó hoặc vị thế của ngành này so với ngành khác. Một khó khăn khác từ bên ngoài mà các đối tượng sử dụng thông tin hay gặp phải, đó là khó khăn về nguồn thông tin. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào chuyên về thu thập, xử lý thông tin của các công ty như: thông tin về rủi ro, lịch sử hoạt động... để cung cấp cho người phân tích những thông tin xác thực khi đánh giá về một công ty. Mặc dù vẫn tồn tại các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, Internet, diễn đàn v.v..., nhưng những cơ quan này không phải là những tổ chức chuyên nghiệp về tài chính, do vậy, những thông tin, số liệu mà họ cung cấp không hẳn là xác thực, thêm vào đó là quá nhiều thông tin ảo nhằm những mục đích khác nhau được tung ra có thể do vô tình hoặc cố ý. Chính vì thế, khi tiếp cận với những nguồn thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch về công ty. Chúng ta không phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp trong lĩnh vực cung cấp thông tin, số liệu tài chính của một số phương tiện thông tin như website của các Công ty Chứng khoán, các diễn đàn tài chính, chứng khoán v.v... Thế nhưng thực tế, ngay bản thân các Công ty Chứng khoán, một định chế tài chính được coi là chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán tại thời điểm hiện nay, khi đưa thông tin về cùng một công ty, cùng một chỉ tiêu tài chính, tại cùng một thời điểm thì hai Công ty Chứng khoán khác nhau lại công bố những kết quả khác nhau và hệ quả là nhà đầu tư nếu sử dụng thông tin của Công ty Chứng khoán này sẽ ra một quyết định khác, nhưng sử dụng sử dụng của Công ty Chứng khoán kia lại ra một quyết định khác. Khó khăn bên trong Khi tiến hành phân tích một công ty, các nhà phân tích phải hiểu rõ doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực gì, phát triển trên thị trường ra sao. Một điểm đáng lưu ý là các thông tin thu thập được về công ty thường có độ trễ nhất định so với thực tế, do đó khi phân tích cần xem biến động trong thời gian tới đối với doanh nghiệp như th ế nào, tích cực hay tiêu cực, xu hướng của nó so với các doanh nghiệp khác ra sao... Thêm nữa là các đối tượng sử dụng thông tin để phân tích thường hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn, phương pháp kỹ thuật phân tích. Đây là một yếu tố quan trọng giúp người phân tích đánh giá đúng về một công ty. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều chuyên gia, nhưng trình độ kiến thức chuyên môn thì lại chưa đủ, không có nhiều kinh nghiệm thực tế nên rất dễ đánh giá chưa đúng bản chất một công ty hoặc doanh nghiệp. Nhà phân tích không có khả năng phán đoán thị trường chính xác, yếu về phân tích kỹ thuật, chưa áp dụng các công cụ phân tích để phân tích thị trường và công ty. Đặc biệt là nhà đầu tư Việt Nam hầu hết là nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường đầu tư theo tâm lý bầy đàn, khi thị trường lên thì mua, khi thị trường xuống thì bán tháo chạy làm ảnh hưởng xấu đến cổ phiếu và ảnh hưởng đến cả công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2