KỸ NĂNG VỀ PHỎNG VẤN
lượt xem 94
download
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM HỒ SƠ 1. Cách soạn hồ sơ xin việc Các bạn SV nhìn chung không được ai nói về cách soạn hồ sơ xin việc nên rất bối rối khi chuẩn bị hồ sơ để xin vào 1 vị trí đang trống. Hôm nay tôi giới thiệu cho các bạn cách làm hồ sơ xin việc đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm. Cách soạn hồ sơ đối với người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ hướng dẫn ở 1 chủ đề riêng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ NĂNG VỀ PHỎNG VẤN
- KỸ NĂNG PHỎNG VẤN A. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM HỒ SƠ 1. Cách soạn hồ sơ xin việc Các bạn SV nhìn chung không được ai nói về cách soạn hồ sơ xin việc nên rất bối rối khi chuẩn bị hồ sơ để xin vào 1 vị trí đang trống. Hôm nay tôi giới thiệu cho các bạn cách làm hồ sơ xin việc đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm. Cách soạn hồ sơ đối với người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ hướng dẫn ở 1 chủ đề riêng. Hồ sơ gồm có: • Bản lý lịch chuyên môn (Gọi là curriculum vitae - CV hoặc theo tiếng Anh-Mỹ là Resume) • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú (đa số các đơn vị đều yêu cầu, nhưng k0 phải là tất cả) • Bản sao giấy khai sinh (Một số đơn vị nhất định yêu cầu việc này, đôi khi chỉ yêu cầu bản photo không cần công chứng) • Ảnh thẻ, 2 đến 4 ảnh cỡ 4cm x 6cm, đôi khi chỉ cần cỡ 3cm x 4cm. (Hầu hết các đơn vị đều yêu cầu) • Đơn xin việc (thường yêu cầu phải viết tay) * Cách sắp xếp hồ sơ theo thứ tự: - Đơn xin việc - Sơ yếu lý lịch - Giấy khai sinh - Giấy khám sức khỏe - Văn bàng chính và bảng điểm - Các văn bằng chứng chỉ khác và giấy tờ có liên quan Trong bộ hồ sơ thì CV là thứ quan trọng nhất. Nội dung CV phải viết sao cho nêu rõ được những điểm nhấn mà ứng viên muốn nhà tuyển dụng nắm được, thường là những điểm mạnh của ứng viên. Phải trình bày sáng sủa, mạch lạc. 2. Thông tin cá nhân Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải ghi rõ số điện thoại và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất. Nếu nhà tuyển dụng không biết làm cách nào để liên lạc với bạn thì dù hồ sơ của bạn ấn tượng đến mấy cũng vô ích!
- 3. Mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu của bạn phải có tính thực tiễn và khả thi. Nếu bạn đặt mục tiêu không thực tế thì bạn sẽ thất bại và thất vọng. Bạn nên chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nh ỏ h ơn, những mục tiêu dễ thực hiện hơn. Làm như vậy thì bạn sẽ cảm thấy đ ỡ nản lòng tr ước nh ững mục tiêu to lớn. Bạn cũng sẽ có cảm giác có thể hoàn thành được mục tiêu. Khi dự tính thời gian cần để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dự trù thêm thời gian, phòng khi kế hoạch của bạn mất nhiều thời gian hơn dự tính. Làm như vậy bạn cũng sẽ giảm bớt được áp lực về thời gian”. Ở đây chúng ta không nói tới ngân sách hay mục tiêu chung. Chúng ta đang nói t ới m ục tiêu, mục đích, đường lối cá nhân. Bạn phải đặt ra mục tiêu nếu không bạn sẽ không thể quyết định được bạn có thành công hay không. Cũng phải nói rằng bạn không được phép so sánh bạn với bất cứ ai khác. Tôi luôn luôn rất muốn giỏi về môn thể thao nào đó nhưng tôi không thể thực hiện được và đã thất bại thảm hại. Việc này đã khiến tôi nghĩ rằng tôi là kẻ thất bại nhưng một ngày nọ tôi phát hiện ra là những người giỏi về thể thao là những người có gen về lĩnh vực đó. Điều này thì rõ ràng là tôi không có. Như vậy chẳng lẽ tôi là kẻ thất bại ư? Không, đó chỉ là vấn đề về gen nên tôi không thể tự trách mình. Tôi có khả năng về những lĩnh vực khác và tôi lại đánh giá thành công của mình theo những tiêu chí sau: • Năm ngoái tôi đã làm như thế nào • 5 năm trước tôi làm thế nào • Tôi đang thực hiện kế hoạch cá nhân như thế nào • Tôi đang thực hiện kế hoạch dài hạn của mình như thế nào. Bạn không được so sánh với người nào khác bởi vì so sánh với người khác là một việc làm ngu ngốc Tôi từng sở hữu một chiếc xe máy khá tuyệt vời. Tôi rất thích nó. Một l ần tại c ột đèn giao thông, tôi dừng xe bên cạnh một người đi xe máy khác và chăm chú nhìn xe của anh ta. Tôi th ốt lên trong chiếc mũ bảo hiểm đội trên đầu “Đó là chiếc xe mà mình muốn”. Trong khi ấy anh ta cũng chăm chú nhìn xe của tôi và rõ ràng là anh ta cũng đang nghĩ nh ư tôi. Khi đèn xanh bật lên, tôi cùng anh ta tiếp tục đi và tôi nhận ra chi ếc xe c ủa anh ta gi ống h ệt với xe của tôi. Đầu óc không kiên định sẽ khiến cho ta dễ bị lung lạc và dễ mắc sai lầm. Khi nhìn ai đó thì bạn thường có xu hướng ghen tị với họ về một cái gì đó của họ nhưng bạn không hề biết chút gì về cái mà bạn đang thèm muốn.
- Người ta nói rằng đi một dặm đường bằng giày của người khác thì bạn có thể đi được hơn một dặm nữa, tuy nhiên khi bạn có được đôi giày của người khác rồi thì b ạn s ẽ thất vọng và muốn quẳng bỏ nó ngay. Vậy bạn hãy đặt cho mình một số mục tiêu nhưng bạn hãy thực tế với những mục tiêu đó. Giả sử bạn đặt mục tiêu trở thành thủ lĩnh của cả thế giới thì điều nghe có vẻ ấn tượng nhưng nó hoàn toàn không thực tế. Bạn hãy đặt ra mục tiêu có tính thách thức nhưng phải là mục tiêu có thể đạt được, thực tế nhưng cũng phải có thử thách. Sẽ là không tốt nếu bạn đặt mục tiêu quá dễ dàng hay quá khó khăn. 4. Nêu bật thành tích học tập Là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc gì nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng với thông tin về học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì tại sao bạn không nêu bật l ợi thế của mình? Hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đ ừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay b ằng c ấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển. 5. Kinh nghiệm làm việc Người ta nói “tốt khoe, xấu che”. Vì vậy, thay vì nói bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực sự, hãy trình bày bạn đã có những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực tập tại những công ty lớn hay đã làm việc bán thời gian trước đây. Hãy nêu bật những thế mạnh cho th ấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho công ty. Bạn cũng nên cho biết những thành tích bạn đã đóng góp ở các công ty trước. B. TRUNG THỰC VÀ TỰ TIN TRONG PHỎNG VẤN 1. Trung thực trong trả lời phỏng vấn Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. nếu như bạn không biêt, hãy nói là không biết. Hãy trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu ngạo. nếu bạn thấy người khác muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có người lắng nghe họ * Không cần “nổ”, chỉ cần trung thực Nhiều ứng viên khiến cho nhà tuyển dụng phải đau đầu vì các trò “ma lanh” trong phỏng vấn tuyển dụng. Năng động, thạo việc, ham học hỏi... là những ưu điểm dễ nhận thấy ở rất nhiều người tìm việc hiện nay. Tuy nhiên, người tìm việc bây giờ không như ngày xưa, họ cũng khiến nhiều nhà tuyển dụng đau đầu bởi sự “ma lanh”, thiếu trung thực trong phỏng vấn tuyển dụng. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp ngày càng trở nên cảnh giác trong tuyển dụng.
- * Trung thực mới có động cơ làm việc tốt Làm thế nào để “tiếp thị” tên tuổi của mình trước nhà tuyển dụng mà không cần phải dùng những “xảo thuật” trên? Bà Nguyễn Thu Giao, Giám đốc nhân sự Công ty Interflour VN, nhận định: Trung thực là yếu tố quan trọng để chúng tôi quyết định tuyển dụng một nhân viên vào làm việc. Những thông tin về quá khứ đều được thể hiện qua năng lực làm việc nên không thể nói dối. Hơn nữa, với chuyên môn trong nghề, không sớm thì muộn, người tìm việc cũng s ẽ bị phát giác. Có một ứng viên khi dự tuyển vào Interflour đã rất thẳng thắn khi nói rằng mình bị tinh giản biên chế ở công ty cũ. Chúng tôi đánh giá tốt về những người như thế". “Ngoài những chức vụ quan trọng thì những vị trí nắm giữ tài liệu, hồ sơ giấy tờ, thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác... cũng yêu cầu người trung thực, tin cậy. Do đó, đ ể kh ỏi t ự loại mình ra khỏi cuộc chơi, người tìm việc nên hợp tác với nhà tuyển dụng trong việc cung cấp thông tin, số điện thoại, địa chỉ, người có thể liên hệ để nhà tuyển dụng kiểm tra đ ộ chính xác khi cần” - bà Nguyễn Thị Khánh Vân, Trưởng Phòng Hành chánh Công ty Lucretia, cho biết. “Tốt nhất, người tìm việc nên nói thẳng những thông tin dù bất lợi cho mình chứ không nên để nhà tuyển dụng tìm hiểu. Trong mỗi con người đều có điểm mạnh, điểm yếu. Chúng ta không bóc trần tất cả nhưng nên trình bày thông tin dưới khía cạnh chuyên nghiệp và trung thực nhất. Vì trung thực mới có động cơ làm việc tốt. Nhà tuyển dụng ngày càng cân nhắc và cẩn trọng hơn trước những ứng viên “nổ”” - bà Nguyễn Thu Giao khẳng định. 2. Trung thực về thái độ Thái độ là tiêu chuẩn hàng đầu. Xu hướng tuyển dụng hiện nay, các nhà tuyển dụng không đề cao bằng cấp mà là năng lực và thái độ thực sự của các ứng viên. Họ chấp nhận tuyển những ứng viên không có bằng cấp xếp loại tốt nhưng có thái độ ứng xử đúng mực, biết cách giao tiếp, trung thực, có vốn sống phong phú và hòa đ ồng. Trong bảng sắp xếp thứ tự các tiêu chuẩn tuyển dụng của một số công ty, thái độ của ứng viên là tiêu chuẩn hàng đầu, kế tiếp là kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn. Nhưng các nhà tuyển dụng không thể biết hết được bản tính thực sự của ứng viên chỉ qua một vài phút tiếp xúc ngắn ngủi trong buổi phỏng vấn. Do đó, có nhiều hình thức phỏng vấn phụ mà nhà tuyển dụng đặt ra nhằm mục đích có cơ hội hiểu về ứng viên nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Một số ứng viên nói rằng họ thực sự không hiểu nổi nhà tuyển dụng khi ông ấy h ỏi h ọ những câu hỏi chẳng liên quan gì đến kỹ năng chuyên môn mà chỉ tập trung vào nh ững đi ều h ết sức bình thường về cuộc sống, sở thích và bạn bè. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ ra hàng trăm cách để tìm hiểu ứng viên. Họ có thể đóng vai là một ứng viên để phỏng vấn như những người khác rồi bắt chuyện với các ứng viên. Đó là cách để có cái nhìn đúng nhất về ứng viên.
- Đứng trong phòng chờ phòng vấn với vai trò là ứng viên họ còn nắm bắt đ ược những thái độ của ứng viên trước va sau khi phỏng vấn. Có những người có thái độ tự tin thái quá hay thiếu trung thực đều bị nhận diện và bị loại ngay từ đầu. Với quan niệm “trình độ chuyên môn có thể cải thiện nhưng tính tình, thái độ thì khó mà chuyển lay”, một số nhà tuyển dụng thường chọn những người có bản chất tốt, phù hợp với công việc rồi đào tạo lại chuyên môn cho họ. Một nhân viên sales với bản tính ba hoa có thể bán được nhiều sản phẩm nhưng cái các doanh nghiệp cần không chỉ là doanh thu mà còn là niềm tin của khách hàng. Do đó, thái đ ộ chân thành, biết mình biết người của các ứng viên luôn được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng. 3. Tự tin trong phỏng vấn * Tự tin - chìa khóa cơ bản của thành công Tự tin trong công việc, trong cuộc sống, trong mọi tình huống. Cụm từ nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự không giản đơn chút nào. Nuôi dưỡng sự tự tin cũng như thể hiện được sự tự tin của mỗi cá nhân được xem như một trong những đòi hỏi quan trọng đ ối với bất kỳ ai muốn thành công. Trong một cuộc tuyển dụng, ứng viên tự tin hơn sẽ là ứng viên chiến thắng. Thế nhưng không nhất thiết bạn phải tự tin so với người khác mà trước hết bạn phải tự tin với chính mình. Một trong những điểm yếu mà ứng viên thường mắc phải khiến cho nhà tuy ển dụng đánh rớt họ chính là sự rụt rè và thái độ tự ti khi trả lời phỏng vấn, một biểu hiện rõ rệt của sự không tự tin. Nhiều sinh viên mới ra trường đi tìm việc đã không đủ can đảm nhìn thẳng vào nhà tuy ển dụng để trả lời một cách rốt ráo và dứt khoát những câu hỏi như: “Bạn có yêu thích công việc này không”, “Bạn có tin mình có thể đảm nhận tốt công việc này không”, “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?”... Ngay cả một câu hỏi đơn giản của người phỏng vấn cũng khiến khá nhiều bạn trẻ bối rối “Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận tuyển dụng những ứng viên đáp lí nhí trong miệng với câu nói “nhiêu cũng được” kèm theo ánh mắt nhìn xuống rụt rè, nhút nhát... Không có sự tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được một việc gì đó, điều đó đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội... Nhiều cá nhân đã thành công trong cuộc sống khi phát hiện chính mình cũng có thể làm được việc rất lớn lao mà trước đó tưởng chừng xa tầm với của họ... Hãy biết nuôi dưỡng sự tự tin một cách thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy b ắt đầu bằng những công việc rất giản đơn trong cuộc sống để khi bạn hoàn thành nó, bạn s ẽ c ảm thấy mình là người có ích, bạn cảm thấy mình không phải là người bỏ đi... Tuy nhiên, hãy biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết. Sự thể hiện sự tự tin của bạn có thể làm người khác hài lòng nhưng cũng có thể làm cho một số đối tượng khó chịu. Thậm chí một số
- cá nhân còn cho rằng bạn là người rất tự kiêu... Hãy luôn bình tĩnh và nói với b ản thân r ằng: T ự tin thể hiện mình không phải là tự kiêu mà nếu có tự kiêu cũng không hẳn tự kiêu với người khác mà chỉ là tự kiêu với bản lĩnh của chính mình để mình không tự ti... Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, một tư thế bình tĩnh, điềm đạm, một hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn chứng minh rằng bạn đang tự tin. Ngay cả khi thất bại, bạn cũng đ ừng đổ l ỗi cho hoàn cảnh, đừng cố gắng giải thích hay đừng vội vàng nhụt chí. Hãy mạnh mẽ nhận trách nhiệm và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề. Đó chính là biểu hiện chuyên nghi ệp c ủa một người biết cách làm việc cũng như tự tin. Can đảm, hành động và chịu trách nhiệm có thể được xem như công thức của sự tự tin là vậy. Trong mỗi chúng ta có hai thái độ tồn tại song song. Đó là thái độ của s ự sợ hãi và thái đ ộ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy s ẽ thật đẹp đẽ và hoành tráng, rực rỡ và sắc màu hơn, mạnh mẽ và tích cực hơn... Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên nhiên ban bố mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện. Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng cho sự tự tin của bạn, đó là: “Khi bắt đầu vào cuộc phỏng vấn, bạn có thể tạo cho mình sự tự tin bằng cách chủ đ ộng chào hỏi, hoặc nói vài câu xã giao…” * Thể hiện dáng điệu tự tin Ngôn ngữ cơ thể nói lên nhiều điều về bạn. Goyder tư vấn nên thực tập cách biểu hiện dáng điệu trước gương hoặc máy quay. “Diễn viên hay nói ‘hiểu được cơ thể mình’, điều này có nghĩa phải biết rõ cơ thể bạn đang ở tư thế nào!”, Goyder nói. “Hầu hết dân văn phòng đang đánh mất nhận thức đó, nhưng việc chơi thể thao sẽ thật sự giúp bạn phát triển lòng t ự tin v ề mặt hình thức”. Khi đến dự phỏng vấn, tư thế đứng thẳng và thả lỏng vai cũng như mặt sẽ giúp chuyển đi thông điệp về sự tự tin. Goyder nghĩ rằng việc diện trang phục mà bạn thấy thoải mái sẽ khi ến bạn có cảm giác mình trông thật ổn. C. CÁC CÂU HỎI THÔNG DỤNG – CÂU HỎI KHÓ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG 1. Các câu hỏi thông dụng thường gặp Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn có hiệu quả, hãy tìm hiểu kỹ về những câu hỏi mà có thể bạn sẽ bị nhà tuyển dụng "quay". Dưới đây là một số tình huống có thể sẽ đến với bạn: Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?” Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị, kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một s ố thông tin v ề công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ l ược quá trình tìm vi ệc c ủa bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải. Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”
- Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…” Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?” Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển. Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?” Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu. Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/ch ị đang mở rộng ở khu vực châu Á”... Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?” Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?” Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những hiểu bi ết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hi ện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu. Hỏi: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì về công ty không?” Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những thông tin chung về công ty. Nếu họ s ẵn sàng tr ả l ời những câu hỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm r ất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn. Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?” Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn. Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?” Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏng vấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuy ển dụng nếu b ạn th ật sự có được một câu trả lời khéo léo.
- Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo, điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”. Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?” Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã h ọc t ập được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có đ ược ra n ước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không… Hãy liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ. Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?” Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra l ại xem bạn có th ật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không. Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm. Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?” Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu ngh ề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển. Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ chức và nh ững việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?” Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đ ến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể. Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?” Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào để vượt qua các khó khăn thử thách đó. Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như: “Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?” “Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?” “Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?”
- Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuy ển. Nhớ thật kỹ nh ững kinh nghiệm mà bạn có được trong công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn. 2. "Đối đầu" với những câu hỏi phỏng vấn khó Những câu hỏi gợi ý dưới đây sẽ giúp cho bạn bình tĩnh, tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng... * Hãy cho tôi biết về anh/chị? Chỉ trả lời trong vòng một hoặc hai phút; đừng nói lan man. Sử dụng phần tóm tắt trong đơn xin việc của bạn làm nền tảng để bắt đầu. * Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi? Chuẩn bị sẵn ở nhà trước buổi phỏng vấn! Dành ít thời gian để lên mạng hoặc vào thư viện để tìm hiểu càng nhiều thông tin về công ty càng tốt, bao gồm sản phẩm, kích cỡ, thu nhập, danh tiếng, hình ảnh, tài quản lý, con người, kỹ năng, lịch sử và triết lý của công ty. Thể hiện sự quan tâm một cách có hiểu biết; đề nghị cán bộ phỏng vấn nói cho bạn biết về công ty. * Tại sao anh/chị muốn làm việc cho chúng tôi? Đừng nói những gì bạn muốn; đầu tiên, hãy nói về nhu cầu của họ. Bạn muốn trở thành một phần của một dự án cụ thể của công ty; bạn muốn cùng giải quyết một vấn đề của công ty; bạn cũng có thể đóng góp vào các mục tiêu cụ thể của công ty. * Anh/chị muốn làm gì cho chúng tôi? Những gì anh/chị có thể làm mà người khác không thể? Liên hệ với kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bạn đã thành công trong việc giải quy ết các vấn đề ở công ty cũ, mà những kinh nghiệm này có lẽ tương tự với công ty tương lai. * Thế còn công việc đề nghị mà anh/chị cho là hấp dẫn nhất? Ít hấp dẫn nhất? Liệt kê ra ba hoặc nhiều hơn các nhân tố hấp dẫn và chỉ một nhân tố kém hấp dẫn không đáng kể. * Tại sao chúng tôi nên thuê anh/chị? Bởi kiến thức, kinh nghiệm, khả năng và kỹ năng của bạn. * Anh/chị tìm kiếm điều gì trong công việc? Cơ hội sử dụng kỹ năng của bạn, để thể hiện và được công nhận. Xin hãy cho tôi định nghĩa của một… (vị trí mà bạn đang được phỏng vấn). Nên ngắn gọn - đưa ra một định nghĩa tập trung vào hành động và kết quả.
- * Anh/chị cần bao lâu mới có thể đóng góp đáng kể cho công ty chúng tôi? Hoàn toàn không mất nhiều thời gian - bạn chỉ mong đợi một khoảng thời gian ngắn đ ể thích nghi với quỹ đạo của công ty. * Anh/chị sẽ ở lại với chúng tôi trong bao lâu? Miễn là chúng ta đều cảm thấy tôi còn đóng góp, đạt thành tựu, trưởng thành... 3. 5 kiểu "bẫy" mà nhà tuyển dụng hay dùng khi phỏng vấn Bạn đã bao giờ gặp một tình huống nào thật bất ngờ nằm ngoài dự kiến khi dự phỏng vấn chưa? Và bạn đã ứng phó với tình huống đó như thế nào? Có rất nhiều tình huống mà người ta vẫn thường gọi là những "cái bẫy" mà Nhà tuyển dụng thường áp dụng để "xoay" các ứng viên. Nếu khi rơi vào "cái bẫy" đó, bạn biết cách ngoi lên bằng sự phản ứng nhanh nhẹn, tế nhị, khéo léo và thông minh thì lợi thế đang ở bên cạnh Bạn, nhưng cũng có thể Bạn s ẽ bị tr ượt v ỏ chuối ngay từ vòng đầu nếu như Bạn vẫn cứ lúng túng mãi trong cái bẫy đó và không tài nào ngoi lên được. Chúng ta hãy cùng nhau xem thử các nhà tuyển dụng thường sử dụng các loại "bẫy" nào. * Đưa ra các câu hỏi không rõ ràng Hẳn bạn đã biết, khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, bạn cũng phải nghĩ tới hai điều. Thứ nhất, đó là việc trả lời các câu hỏi mà nhân viên phỏng vấn đã nêu ra cho b ạn. Th ứ hai, đó là cách nói với nhân viên phỏng vấn về bản thân làm sao thật ngắn gọn nhưng vẫn có thể làm nổi bật các điểm mạnh của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đi theo con đường này một cách suôn sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Một nhân viên phỏng vấn chuyên nghiệp thường cố tình đưa ra các câu hỏi lan man, không cụ thể, có khi là những câu hỏi vô thưởng vô phạt, không hề liên quan đến nghề nghiệp, công việc của ứng viên với mục đích quan sát khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Trong những trường hợp đó, nếu các câu hỏi không rõ ràng, Bạn nên tế nhị lái nhân viên phỏng vấn vào vấn đề cụ thể: Thưa ông/Bà, nếu Ông (Bà) không phản đối, tôi muốn nói một chút về…". Nếu như nhân viên phỏng vấn đồng ý thì bạn hãy bắt đầu câu chuyện của mình. * Nghỉ giữa chừng Đây là một kiểu "bẫy" phổ biến trong các cuộc phỏng vấn. Và có không ít ứng viên đã không thể thoát khỏi cái bẫy nguy hiểm này. Chẳng hạn như khi nhân viên phỏng vấn đưa ra một câu hỏi. Bạn trả lời xong câu hỏi đó và ngồi đợi câu hỏi khác Thế nhưng, chẳng biết là vô tình hay hữu ý, nhân viên phỏng vấn vẫn chăm chú ngồi quan sát Bạn, chừng như đang muốn nghe Bạn nói tiếp. Một số ứng viên đã thật s ự mất bình tĩnh trong những tình huống này, và họ lại cố gắng nói thêm một cái gì đó để kết thúc câu trả lời của mình. Trong thực tế, những kiểu ứng phó như vậy thường bị đánh điểm r ất th ấp, Tốt nhất Bạn nên trả lời các câu hỏi mà nhân viên phỏng vấn đưa ra, sau đó thật bình tĩnh và với ánh mắt thân thiện đáp trả lại cái nhìn của nhân viên phỏng vấn và đợi câu hỏi tiếp tục. * Khơi mào để bạn nói ra các bí mật cá nhân
- Nhân viên phỏng vấn chuyên nghiệp rất có kinh nghiệm trong việc tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lúc nói chuyện với ứng viên. Và Bạn hãy cẩn thận với loại "b ẫy" này! Họ đang tìm cách khơi mào để Bạn có thể nói ra các bí mật riêng tư mà Bạn từng nghĩ r ằng s ẽ chẳng bao giờ để cho ai được biết. Đã có trường hợp thật đáng tiếc xảy ra: một cô gái v ới nghiệp vụ Thư ký và ngoại hình rất chuẩn mực được giới thiệu vào chức vụ Thư ký cho một khách hàng tại Matxcơva. Nhà tuyển dụng đã rất hài lòng về cô gái này, tuy nhiên, khi nói chuyện thân mật với cô gái về các mối quan hệ đồng nghiệp tại chỗ làm cũ, cô gái đã nói rằng nguyên nhân cô thôi việc ở chỗ cũ là do các nữ đồng nghiệp và kể cả sếp (nữ) ghen tî với s ắc đ ẹp c ủa cô, rằng cô là một người mà trong mắt các đồng nghiệp nữ là "một cái gai" và cô muốn tìm một nơi làm mới ít có phụ nữ để được thoải mái hơn. Sau khi cân nhắc, người chủ doanh nghiệp này đã quyết định không nhận cô gái đó mà nhận một cô gái khác, hình thức kém hơn, nhưng khiêm tốn và cầu tiến, hiền lành và giản dị hơn. Do đó, trong các cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là Bạn phải biết kiềm chế bản thân mình, đừng nên nói những câu thừa thãi, đ ừng biểu l ộ tâm trạng vui vẻ, hưng phấn thái quá, hãy tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống, kể cả khi nhân viên phỏng vấn muốn "khiêu khích" bạn nhằm mục đích tìm kiếm các thông tin "mật" thuộc nghề nghiệp hoặc cá nhân. * Làm ra vẻ thích nghe bạn nói Đây là một kiểu "bẫy" mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều thường hay bị "l ừa". Sau khi đưa ra một câu hỏi, nhân viên phỏng vấn giả bộ chăm chú nghe Bạn nói, và thỉnh thoảng đệm vào một câu "À, ra thế", "thú vị nhỉ.". và giả bộ ghi chép cái gì đó. Nếu Bạn không ý thức được, Bạn sẽ huyên thuyên dài dòng và không biết nên dừng lại ở đâu. Những ứng viên như thế thường bị coi là không cụ thể, không rõ ràng và ít khi hoạch định đ ược cho mình một kế hoạch làm vi ệc chuẩn mực. Tốt nhất, Bạn nên trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch l ạc trong vòng vài ba phút, nếu như nhân viên phỏng vấn muốn Bạn kể chi tiết hơn thì lúc đó Bạn có th ể nói dài dòng hơn một chút, nhưng tuyệt đối không được lan man, vòng vo. * Cố tình khiêu khích Có những trường hợp khi Bạn đang trả lời rất say sưa và hào hứng về một công việc nào đó trước đây của Bạn, đột nhiên nhân viên tuyển dụng ngắt l ời Bạn "Xin l ỗi, tôi có c ảm giác rằng, anh chị là người hay uống rượu, vậy anh chị có thường uống rượu trong giờ làm việc không". Bạn sẽ trả lời ra sao? Tốt nhất, đừng nổi khùng với họ hoặc tự ái với câu hỏi đó, nếu Bạn là người không uống rượu, và hãy nhập cuộc với nhân viên tuyển dụng và trình bày thẳng quan điểm của mình, còn nếu Bạn là người có biết uống rượu, có thể nói rằng bạn chỉ uống rượu ở những nơi nào và khi nào. Tuyệt đối không nên dài dòng về chuyện này và nếu như lúc này nhân viên phỏng vấn chưa tìm ra "cái bẫy" khác cho Bạn thì Bạn phải thật khéo léo thoát ra khỏi tình huống bằng một câu hỏi thật tế nhị "theo tôi thì hình như ông (bà) đang quan tâm đ ến công việc của tôi trước kia, và có lẽ là tôi đang bỏ dở câu chuyện của mình, tôi có thể tiếp tục được không?". Thực tế cho thấy, ít nhân viên phỏng vấn nào lại muốn quay l ại tranh cãi v ấn đ ề này.Và như vậy, Bạn đã sa vào "bẫy" và đã thông minh nhanh chóng thoát ra rồi đấy.
- D. VIẾT THƯ CẢM ƠN 1. Sức mạnh của thư cảm ơn Gửi thư cảm ơn sau một cuộc phỏng vấn không chỉ chứng tỏ bạn biết cách c ư xử, mà còn mở ra cơ hội thuận lợi đưa bạn đến với công việc mới. Cảm ơn là một trong những điều đơn giản nhất bạn thừa sức để làm. Bằng cách bày tỏ lời cảm ơn, bạn có thể thay đổi thái độ và nhận thức của một người về bạn ngay tức thì. Vì sao hai tiếng “cảm ơn” lại có sức nặng đến vậy? Viết thư cảm ơn sau một buổi phỏng vấn không chỉ cho thấy bạn là người biết cách cư xử, mà còn giúp bạn không để vuột mất công việc mơ ước. Theo kết quả của cuộc khảo sát “How to Get in the Front Door” (Làm cách nào xin được việc một cách đường đường chính chính), do trang Career Builder thực hiện, gần 15% giám đốc tuyển dụng cho biết họ sẽ không thuê những ứng viên không “thèm” gửi thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn; khoảng 32% nói vẫn xem xét ứng viên đó, nhưng ít ưu tiên hơn các đối tượng khác. Dù phần đông nhà tuyển dụng mong nhận được thư cảm ơn, nhưng không phải tất cả đều thích cùng một hình thức thư. Cứ 4 giám đốc tuyển dụng lại có một người thích nhận lời cảm ơn qua email hơn; 19% muốn email đó đến sau một lá thư bằng “giấy trắng mực đen”; 21% chỉ thích đọc những dòng cảm ơn trên giấy và 23% lại chuộng kiểu thư cảm ơn viết tay hơn. Bất kể bạn chọn hình thức nào, điều quan trọng là phải gửi thư cảm ơn thật nhanh cho người phỏng vấn. 26% nhà tuyển dụng hy vọng thư sẽ đến tay họ chỉ hai ngày sau buổi phỏng vấn và 36% chọn khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày. Tốc độ gửi thư cũng góp phần chứng tỏ lòng nhiệt tình của bạn với công việc đó và giúp bạn đứng ở vị trí ưu tiên trong s ự l ựa chọn c ủa nhà tuyển dụng. Có vài bí quyết để thư cảm ơn thêm "sức nặng": - Trung thành với “nguyên tắc” 3 đoạn: Ở đoạn đầu tiên, hãy cảm ơn người phỏng vấn đã tạo cơ hội cho bạn chứng tỏ mình. Dùng đoạn thứ hai để PR về bản thân bằng cách nhắc cho nhà tuyển dụng nhớ những ưu điểm của bạn. Với đoạn thứ ba, đừng quên nhấn mạnh sự quan tâm của bạn dành cho vị trí đã nộp đơn. - “Điền vào chỗ trống”: Thư cảm ơn là một cách tuyệt vời để khéo léo bổ sung thông tin quan trọng mà bạn trót quên cung cấp trong buổi phỏng vấn, làm rõ bất kì ý kiến nào còn mơ hồ hoặc cố gắng xóa tan mọi nghi ngại về bạn từ phía nhà tuyển dụng. - Kiểm tra lỗi chính tả cẩn thận: Nhớ xem đi xem lại để đảm bảo thư cảm ơn không mắc lỗi chính tả và soạn thảo văn bản. Không nên chỉ dựa dẫm vào công cụ kiểm tra lỗi (spell- checker) trên máy tính.
- - Tạo dấu ấn riêng: Đừng gửi thư cảm ơn chung chung có thể dùng cho bất cứ công việc nào. Thay vào đó, hãy chỉnh sửa sao cho có thể tạo cảm giác lá thư này chỉ dành riêng cho một vị trí cụ thể và mối giao hảo bạn đã xây dựng với nhà tuyển dụng. 2. 7 bí quyết viết thư cảm ơn ấn tượng Sau những giờ phút căng thẳng, bạn đã vượt qua cuộc phỏng vấn, dù bạn đã nắm chắc phần thắng hoặc vẫn chưa tự tin sẽ chiến thắng các đối thủ khác. Hãy tạo thêm cơ hội cho mình bằng cách viết một lá thư cảm ơn ấn tượng gửi đến nhà tuyển dụng. * Tại sao phải viết thư cảm ơn? Bạn hãy tưởng tượng xem khi nhà tuyển dụng đang đắn đo không biết nên chọn ứng viên nào trong số các ứng viên đã lọt được vào vòng cuối. Đúng lúc ấy, cô văn thư mang cho họ một lá thư cảm ơn của bạn. Đọc lá thư xong, nhà tuyển dụng nhớ đến bạn và trước sự nhiệt tình, chu đáo trong cách ứng xử của bạn, họ nhấc điện thoại gọi cho bạn thông báo “Chúc mừng bạn. Chúng tôi vui mừng hợp tác với bạn”. Một cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận 80% nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên nào gửi thư cảm ơn họ ngay sau buổi phỏng vấn. Lá thư cảm ơn của bạn không ch ỉ giúp b ạn tăng thêm cơ hội mà còn hỗ trợ nhà tuyển dụng có thêm căn cứ để ra quyết định lựa chọn ứng viên sáng giá nhất. * Làm thế nào để có thư cảm ơn ấn tượng? Có thể những ứng viên khác cũng viết thư cảm ơn, vậy làm thế nào đ ể lá thư c ảm ơn c ủa bạn tạo được ấn tượng tốt nhất? Tham khảo và áp dụng linh hoạt 9 bí quy ết sau, bạn sẽ có lá thư cảm ơn đầy ấn tượng. * Hiểu người đọc: Trước tiên bạn phải xác định rõ người sẽ đọc thư của bạn là người như thế nào, có kh ả năng quyết định hay tác động lớn trong việc ra quyết định hay không, một chút về trình độ học vấn, sở thích thì càng tốt. Thể hiện phong cách của bạn: Không nên bắt chước các mẫu thư cảm ơn vì nhà tuy ển dụng rất tinh tế và dễ dàng phát hiện ra. Bạn nên thể hiện bằng ngôn ngữ của mình, phong cách riêng của bạn. Xác định cấu trúc thư: Bạn nên gạch ra một số đầu dòng các ý cơ bản muốn trình bày trong bức thư. Bức thư cảm ơn với đầy đủ 3 yếu tố: bạn đánh giá cao cơ hội này, khẳng định lại đam mê của bạn với công việc đang dự tuyển và lặp lại một lần nữa về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty. * Cấu trúc bức thư cần chia thành các phần rõ ràng. Không nên dài quá 3 phần. Phần 1: Trình bày lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội đ ược hi ểu hơn v ề công ty cũng như qua những câu hỏi phỏng vấn bạn hiểu hơn về mình và công việc.
- Phần 2: Bạn nhấn mạnh những điểm mạnh của bạn, thái độ nhiệt tình, mong muốn chân thành. Gợi nhắc nhà tuyển dụng một điều rằng, cuộc phỏng vấn thực sự hữu ích cho bạn, từ đó bạn mong được có một hướng hợp tác tích cực. Bạn nên giải thích lý do công vi ệc mới th ực s ự thích hợp với bạn, bạn hoàn toàn có thể đảm đương tốt công việc. Bạn cũng có th ể trình bày những ấn tượng về công ty, mong muốn được học hỏi, có thêm kinh nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp,… Phần 3: Phần này phải thể hiện được sự cam kết và quyết tâm của bạn khi được đảm nhận công việc đó. Bạn phải thực sự coi như mình đã được trúng tuyển. Nhớ gửi đến nhà tuyển dụng lời chúc tốt đẹp nhất. Và đừng quên cung cấp thông tin, địa chỉ, số điện thoại để nhà tuyển dụng có thể gọi ngay cho bạn. * Gây ấn tượng: Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đưa một số điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng vào trong bức thư. Nếu nhà tuy ển dụng đ ề c ập nhiều lần rằng người sử dụng thành thạo Microsoft Excel sẽ có nhiều cơ hội được tuyển, bạn nên sử dụng lá thư cảm ơn như một cơ hội để nhắc lại với ông/bà ta rằng bạn đã có ch ứng ch ỉ liên quan đến chương trình này. * Văn phong: Văn là người vì qua câu văn có thể cho biết bạn là người như thế nào. Lưu ý là ngôn từ phải trong sáng, văn phong khúc chiết và có sự trang trọng cần thiết. Nên dùng câu đơn, phân đoạn và mỗi đoạn dài không quá 150 từ. Nên dùng những câu khẳng đ ịnh. Thư phải khúc chiết, không được tâng bốc nhà tuyển dụng một cách quá đáng, không cố tình kể lại nội dung của cuộc phỏng vấn trước đó một cách khô khan. * Không sai sót: Cố gắng hết sức không có một sai sót nào vì nếu không thư c ảm ơn l ại phản tác dụng. Tối kỵ viết sai tên, chức vụ, giới tính (lưu ý Miss, Mr, Ms rất dễ viết nhầm) của người nhận thư hoặc sai tên công ty ví dụ công ty cổ phần lại viết là TNHH,.. Và tránh lỗi chính tả, ngữ pháp. Tốt nhất là bạn nên nhờ một người khác đọc lại trước khi gửi đi. * Gửi thư sớm: Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm, bạn nên gửi thư sớm nhất có thể, tốt nhất là trong vòng 48 giờ kể từ sau cuộc phỏng vấn kết thúc. Bạn s ẽ ghi đ ược điểm cao nếu gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng chỉ trong vòng 24 giờ. Hãy tưởng tượng nếu bạn viết một lá thư rất ấn tượng nhưng khi nhà tuyển dụng nhận được thì họ đã ra quy ết đ ịnh rồi. Thế nên, một lá thư được gửi đúng thời điểm thể hiện mong muốn làm việc, s ự năng đ ộng và chuyên nghiệp. Dưới đây là một bức thư mẫu để các bạn tham khảo: Kính gửi ông/bà... Tôi xin chân thành cảm ơn ông/bà đã dành thời gian phỏng vấn tôi cho vị trí Lập trình viên cao cấp trong công ty X.
- Sau khi được phỏng vấn và gặp gỡ những người trong công ty, tôi thấy mình là người xứng đáng cho vị trí công việc đó vì tôi có khả năng nắm bắt nhanh và thích nghi cao cho một vị trí đa ngành. Cùng với nhiệt huyết và tác phong làm việc tốt, chuyên môn cao về kỹ thuật và kỹ năng phân tích, chắc chắn tôi sẽ làm tốt công việc này. Tôi mong muốn có được cơ hội làm việc cho ông/bà và mong sớm nhận được quyết định của ông/bà về vị trí công việc này. Xin vui lòng liên lạc với tôi nếu ông/bà muốn biết thêm chi tiết. Số điện thoại của tôi là... Xin chân thành cảm ơn! Chữ ký
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật ứng biến trong phỏng vấn tuyển dụng
6 p | 410 | 244
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề trong phỏng vấn
4 p | 398 | 165
-
KỸ NĂNG ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC
20 p | 263 | 102
-
Phỏng vấn năng lực hành vi – 7 điều nhà tuyển dụng muốn biết Nếu bạn
4 p | 251 | 97
-
Những điều cần biết khi dự phỏng vấn
4 p | 245 | 82
-
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 5
6 p | 265 | 75
-
Phỏng vấn tập thể, bạn đã biết chưa?
3 p | 228 | 74
-
Kỹ năng về phỏng vấn xin việc
9 p | 166 | 54
-
Mười cách trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn
5 p | 146 | 18
-
KỸ NĂNG DỰ PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM
3 p | 108 | 17
-
Bài giảng môn học Kỹ năng mềm
51 p | 34 | 16
-
Kỹ Năng Bắt Chuyện
4 p | 131 | 15
-
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 5: NTD “kỵ” điều gì nhất ở ứng viên
6 p | 140 | 14
-
Những điều cần biết về cách trả lời phỏng vấn
2 p | 128 | 12
-
Bài giảng môn học Kỹ năng mềm - ThS. Hà Thị Kiều Oanh
51 p | 90 | 11
-
PHỎNG VẤN NĂNG LỰC HÀNH VI – 7 ĐIỀU NHÀ TUYỂN
3 p | 88 | 9
-
Tìm hiểu về Kỹ năng đi phỏng vấn
8 p | 109 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn