Kỹ Năng Bắt Chuyện
lượt xem 15
download
Một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà nhà tuyển dụng đòi hỏi ở người xin việc đó chính là kỹ năng giao tiếp. Thế nhưng không phải ai cũng sở hữu được kỹ năng này vì suy cho cùng đây không phải là kỹ năng về chuyên môn mà nó thiên về tính cách cũng như sự ảnh hưởng của môi trường sống lên chúng ta. Do vậy, đối với nhiều người tìm việc, đây có thể được coi là một kỹ năng khó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ Năng Bắt Chuyện
- Kỹ Năng Bắt Chuyện Một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà nhà tuyển dụng đòi hỏi ở người xin việc đó chính là kỹ năng giao tiếp. Thế nhưng không phải ai cũng sở hữu được kỹ năng này vì suy cho cùng đây không phải là kỹ năng về chuyên môn mà nó thiên về tính cách cũng như sự ảnh hưởng của môi trường sống lên chúng ta. Do vậy, đối với nhiều người tìm việc, đây có thể được coi là một kỹ năng khó. Để giúp các bạn vượt qua nỗi sợ giao tiếp, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ năng bắt chuyện. Có thể bạn là một sinh viên mới ra trường còn bỡ ngỡ khi bước “vào đời” vốn còn nhiều e sợ, thiếu tự tin. Hoặc cũng có thể bạn là một người nhút nhát hay có tính cách trầm lặng, và do vậy vô tình chúng ta trở nên thụ động khi giao tiếp. Đối với một người tìm việc mà nói, mối quan hệ rộng là một lợi thế dành cho bạn. Trong các mối quan hệ bạn xây dựng được dù là mới hay cũ sẽ có thể sẽ mang đến cơ hội việc làm cho bạn. Do vậy, từ bây giờ, bạn hãy chủ động “bảo trì” và xây dựng mối quan hệ mới cho mình. Điều trước tiên bạn cần làm đó là hãy giữ suy nghĩ sau trong đầu: Bắt chuyện trước chính là trách nhiệm của bạn Bạn đang mĩm cười ái ngại ư? Bạn đã bao giơ tiếp xúc với người Mỹ chưa? Trong mắt
- bạn ắt hẳn họ là những người năng động, nhiệt tình? Nhưng bạn có biết nỗi ám ảnh lớn nhất của người Mỹ là gì không? Câu trả lời là khi phải phát biểu trước đám đông. Vậy còn điều ám ảnh thứ hai của họ? Đó chính là việc bắt chuyện với người lạ. Điều này có thể sẽ trái ngược với những gì bạn suy nghĩ khi nhìn thấy hình ảnh những người Mỹ đầy nhiệt quyết, thân thiện, dễ gần? Do vậy, bạn hãy ghi nhận rằng khi tham dự một buổi tiệc, hầu hết mọi người ở đó đều e ngại sợ nói chuyện với bạn. Và có lẽ bạn cũng như vậy với họ? Tại sao? Mọi người luôn giữ trong lòng nỗi lo sợ bị từ chối nên đa phần chúng ta không dám mạo hiểm bắt chuyện trước. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên vì mọi chuyện không giống như chúng ta nghĩ, khả năng bị từ chối là rất thấp vì ai cũng sẽ có thể thấy bị lạc lõng giữa những người lạ, và nếu bạn bắt chuyện trước, bạn đang làm “vị cứu tinh” của họ đấy. Đừng e ngại, bạn hãy nghĩ rằng tại những sự kiện đó nếu sự cố gắng giao tiếp của bạn không được đánh giá đúng, khi tiệc tan bạn cũng sẽ không gặp lại người đó nữa. Trái lại, bạn sẽ là người anh hùng nếu bạn là người bắt chuyện trước. Những người được bạn “cứu” ra khỏi cảm giác lạc lõng ở những nơi như vậy sẽ hưởng ứng và đánh giá cao nỗ lực cũng như khả năng dẫn dắt câu truyện của bạn. Sự thân thiện của bạn sẽ đem lại tiếng tăm, sự tôn trọng và các mối quan hệ nếu bạn có thể duy trì được cuộc nói chuyện. Do vậy, bước tiếp theo bạn cần phải ghi nhớ đó là: Duy trì cuộc nói chuyện vẫn là trách nhiệm của bạn Có một điều mà bạn không thể nhận ra rằng nếu bạn ngồi chờ đợi người khác khơi chuyện, bạn sẽ bị xem là người tự cho mình là trung tâm. Bạn không nghĩ vậy? Nhưng thật đấy vì bạn đã đặt sự thoải mái của bạn thân mình lên trên những người khác khi bản thân bạn cũng nghĩ rằng bắt chuyện thật khó. Bạn đã không phân chia công việc một cách công bằng. Nếu bạn đã từng hoặc vẫn đang giữ thái độ phớt lờ trách nhiệm của mình trong cuộc trò chuyện làm quen như vậy thì từ bây giờ bạn nên thay đổi lại. Giả sử nếu bạn may mắn gặp một người tiến đến làm quen mình trước, bạn cũng phải thay đổi điều này vì nếu bạn cứ để người kia phải mang “gánh nặng” suốt cuộc nói chuyện thì bạn sẽ không thể xây dựng được mối quan hệ mới nào đâu, và mục đích tìm việc từ những mối quan hệ mới của bạn sẽ không thành công được. Vậy hãy học cách làm nhà trò chuyện tuyệt vời !
- Để làm điều đó, bước đầu tiên bạn phải nỗ lực hơn trong các cuộc hội thoại và chủ động hơn để giúp những người tham gia thấy thoải mái. Tôi hiểu, vẫn còn khó cho bạn để làm điều đó nên những câu hỏi giúp phá vỡ im lặng sau đây sẽ giúp bạn. Khi bạn đã quyết tâm cố gắng thì bạn hãy ghi chép lại và ghi nhớ chúng trước khi đến các buổi tiệc hay hội thảo, họp nhóm… Hãy đảm bảo bạn sẽ sử dụng ít nhất bốn điều trong cuộc làm quen sắp tới của mình. Câu hỏi cổ điển được sử dụng khá phổ biến đó là: Anh/chị là nghề gì vậy? Ngoài ra còn có: Những câu hỏi phá vỡ im lặng chủ đề về công việc 1. Một ngày làm việc của bạn là thế nào? 2. Sao bạn lại có ý tưởng này vậy? 3. Điều gì làm bạn quyết định tham gia lĩnh vực này? 4. Cái gì làm bạn thấy hào hứng khi làm công việc tiếp thị/giảng dạy/nghiên cứu? 5. Đối với việc làm hiện tại, điều bạn thấy yêu thích nhất khi làm nó là gì? 6. Công ty của bạn khác với đối thủ cạnh tranh ra sao? 7. Khi làm ở vị trí này, bạn gặp phải những thử thách nào? 8. Cách hữu hiệu nhất mà bạn dùng để quảng bá doanh nghiệp của mình theo bạn nghĩ là gì vậy? 9. Bạn có lời khuyên nào dành cho những người mới vào nghề không? 10. Bạn có biết ai có thể giúp tôi…? ….. Những câu hỏi phá vở im lặng ở lĩnh vực xã hội 1. Mùa mưa sắp đén rồi, bạn thích làm gì vào những ngày mưa? 2. Bạn muốn có thứ gì nhất, tại sao vậy? 3. Nơi bạn lớn lên như thế nào vậy? Có điểm gì đặc biệt ở nơi đó không? 4. Mấy đứa trẻ nhà bạn thế nào? (Nếu bạn biết chắc rằng người đang trò chuyện với bạn đã lập gia đình và đã có con.) 5. Bạn nghĩ độ tuổi nào là hoàn hảo nhất? Sao vậy?
- 6. Bạn có hay đi du lịch không? Kỳ nghĩ nào bạn thấy thích nhất? 7. Bạn có thần tượng ai không? Thần tượng đó có ảnh hưởng nhiều đến bạn không? Như thế nào vậy? 8. Nhà hàng nào bạn thích đến ăn nhất, sao vậy? 9. Điều ngạc nhiên lớn nhất bạn từng có là gì vậy? 10. Bạn có thích làm điều bất ngờ cho người khác không? Điều bất ngờ nhất bạn đã từng làm cho một ai đó là gì vậy? 11. Hãy kể cho tôi nghe đôi chút về gia đình bạn được không? 12. Khi một mình, bạn thích làm gì? 13. Bạn đang có việc làm tốt rồi, nhưng bạn đã từng phải trãi qua giai đoạn thất nghiệp nào không? Bạn đã làm gì khi đó? 14. Nếu có một triệu đô bạn sẽ làm gì? …… Trong cuộc trò chuyện, dù cố gắng lái câu chuyện cho nó trở nên đa dạng và luôn mới mẻ đến đâu chắc hẳn bạn sẽ không sử dụng hết những câu hỏi trong danh sách này mà sẽ chọn những câu thích hợp với từng cuộc đối thoại và thời điểm. Nếu việc bắt chuyện hay dẫn chuyện vẫn còn khó khăn cho bạn và bạn e rằng mình sẽ không nhớ hết câu hỏi, hãy chép lại vào giấy mà mang theo bên mình. Hãy xin lỗi và đi vào toilet để xem lướt qua danh sách của mình. Đông thời, như một buổi phỏng vấn việc làm, bạn cũng phải chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi đó bởi người trò chuyện cũng có thể sẽ hỏi bạn lại chính những câu mà bạn đặt cho anh/cô ấy. Nhìn chung, khi bạn có thể vượt qua được cảm giác e ngại bắt chuyện với người lạ mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng, mối quan hệ mới mang lại nhiều cơ hội mới cho người tìm việc. Đó không chỉ là cơ hội việc làm mà còn cả cơ hội kinh doanh, phát triển sự nghiệp thậm chí là tình yêu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SMALL TALK - KỸ NĂNG BẮT ĐẦU, DUY TRÌ VÀ TẠO DỰNG CUỘC TRÒ CHUYỆN
175 p | 806 | 413
-
Tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội và duy trì cuộc trò chuyện
173 p | 628 | 371
-
Giao tiếp kỹ năng cơ bản của doanh nhân
2 p | 751 | 347
-
KỸ NĂNG BẮT ĐẦU, DUY TRÌ CUỘC TRÒ CHUYỆN VÀ TẠO DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ XÃ HỘI
110 p | 479 | 237
-
The Fine Art of small talk - Kỹ năng bắt đầu, duy trì cuộc trò chuyện và tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội
175 p | 420 | 195
-
Duy trì cuộc trò chuyện và tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội với một số kỹ năng cơ bản
175 p | 351 | 188
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp bán hàng và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp
61 p | 618 | 142
-
Nghệ thuật làm quen bắt chuyện ấn tượng
6 p | 374 | 124
-
Phát Triển Kỹ Năng Nói Chuyện Trước Công Chúng
10 p | 279 | 99
-
Kỹ năng chuyển từ xung đột đến hợp tác (Phần 2)
3 p | 227 | 54
-
Bài giảng chuyên đề: Kỹ năng động viên nhân viên
35 p | 214 | 47
-
Bài giảng chuyên đề 16: Kỹ năng thuyết trình
9 p | 345 | 35
-
Bắt tay là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp
4 p | 166 | 27
-
Bài giảng Kỹ năng thuyết trình: Phần 2 - ThS. Lại Thế Luyện (Bậc đại học chương trình đại trà)
65 p | 106 | 14
-
Ngồi lê đôi mách – Biểu hiện của việc thiếu kỹ năng giao tiếp
5 p | 107 | 9
-
Bắt tay là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp.
7 p | 81 | 7
-
Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt
4 p | 108 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn