intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật canh tác cây cà chua

Chia sẻ: Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết chia sẻ kiến thức kỹ thuật canh tác cây cà chua cần: Giống cà chua; chế độ luân canh; thời vụ trồng, đất và phân bón; cây giống; vườn ươm; mật độ và khoảng cách; sử dụng màng phủ nông nghiệp; cách sử dụng màng phủ nông nghiệp; vun xới - tưới nước,; làm giàn, tỉa cành, tạo hình. Mời các bạn tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật canh tác cây cà chua

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ CHUA<br /> 1. GIỐNG CÀ CHUA<br /> 1.1. Các giống cà chua phổ biến ở miền Bắc<br /> Cà chua dây Đông Anh, cà chua múi, các giống cà chua Ba Lan xanh, Ba Lan trắng,<br /> Hồng Lan, HP5, P375, CV12, cà chua 95, cà chua lai,…<br /> 1.2. Các giống cà chua phổ biến ở cả 2 miền Bắc - Nam<br /> Giống cà chua lai TN30, TN 24, TN 19, Red Crown 250, giống cà chua MV1.<br /> <br /> Giống cà chua Kim Cương Đỏ Giống cà chua Hồng Châu<br /> <br /> Giống cà chua Lai HT7<br /> <br /> Giống cà chua C155<br /> <br /> Giống cà chua Lai số 9 Giống cà chua Saviour<br /> <br /> Giống cà chua Lai HT42 Giống cà chua Lai VT3<br /> <br /> Hình 1: Các giống cà chua phổ biến.<br /> <br /> 2. LUÂN CANH<br /> Thực hiện chế độ luân canh với cây trồng khác họ cà (khoai tây, ớt…).<br /> Luân canh cà chua tốt nhất với cây trồng trước là lúa nước hoặc với các loại rau ăn lá.<br /> <br /> Hình 2: (A) Luân canh cà chua với khoai lang; (B) Luân canh cà chua với lúa; (C) Luân canh<br /> cà chua với rau diếp.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3. THỜI VỤ TRỒNG<br /> Cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Đông ở vùng đồng bằng, Trung<br /> du Bắc Bộ. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể gieo trồng từ tháng 9, tháng 10, kết<br /> thúc thời vụ trước tháng 12 dl.<br /> Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và vùng Trung du Bắc Bộ, vụ cực sớm gieo vào cuối tháng<br /> 6 dl. Vụ sớm gieo vào tháng 7-8 dl. Gieo trồng trong vụ sớm phải làm luống cao, tiêu<br /> nước tốt, che cho vườn ươm. Đặc biệt lưu ý trồng giống chịu nóng ẩm như giống MV1<br /> thường được lên luống để trồng.<br /> Chính vụ gieo vào tháng 9, giữa tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2 dl. Vụ này có năng<br /> suất cao nên được gọi là vụ thuận.<br /> Vụ muộn gieo trồng cuối tháng 10-11 dl, thu hoạch tháng 3-4 dl là lúc thị trường khan<br /> hiếm cà chua.<br /> Thời vụ cà chua Xuân - Hè gieo giữa tháng 1, trồng cuối tháng 2, đầu tháng 3, thu<br /> hoạch vào cuối tháng 5-6 dl, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào những ngày<br /> nắng, nóng.<br /> Mùa mưa gieo hạt tháng 6- 7, thu hoạch tháng 8 – 9 dl. Đây là vụ nghịch cà chua.<br /> <br /> Hình 3: Các vụ cà chua chính trong năm.<br /> <br /> 4. ĐẤT VÀ PHÂN BÓN<br /> Đất trồng cà chua phải có thời gian để ải, thời gian ải tuỳ theo mùa vụ. Đất phải sạch<br /> cỏ dại, tơi xốp.<br /> Trồng 1 hàng không nên làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống từ 0,7-0,8m.<br /> Trồng 2 hàng cần làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống khoảng 1,2m.<br /> Chiều cao luống từ 0,2-0,3m tuỳ theo mùa vụ trồng.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Hình 4: (A) Trồng cà chua trên luống; (B) Làm giàn trồng cà chua.<br /> <br /> Phân bón (ha):<br /> + Phân hữu cơ hoai mục 15-20 tấn, thâm canh bón 30-40 tấn.<br /> + Phân vô cơ thương phẩm số lượng được quy đổi từ nguyên chất, đảm bảo bón cho<br /> 1 ha gieo trồng như sau:<br /> Khối lượng N nguyên chất, từ 90-120 kg.<br /> Khối lượng P2O5 từ 60-90 kg.<br /> Khối lượng K2O5 từ 100-120 kg.<br /> Phương pháp bón:<br /> Bót lót toàn bộ phân chuồng + lượng phân lân + 1/2 lượng phân Kali<br /> trộn đều trong đất bón vào hốc sâu 15-20 cm trước khi trồng.<br /> + Thúc lần 1 (khi cây bén rễ): 1/3 lượng phân đạm.<br /> + Thúc lần 2 (cây ra hoa): 1/3 lượng phân đạm + 1/2 lượng Kali.<br /> + Thúc lần 3 (cây đậu quả): 1/3 lượng phân đạm.<br /> <br /> Hình 5: Bón phân cho cà chua.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5. CÂY GIỐNG, VƯỜN ƯƠM<br /> Cây giống cà chua tốt có chiều cao trung bình 18-20 cm, số lá từ 5-6 (khoảng 25-30<br /> ngày sau khi gieo ở vườn ươm), thân và gốc cây mập, màu tím nhạt, có một lớp lông<br /> tơ mềm, không có sâu bệnh hại.<br /> 1 m2 vườn ươm gieo từ 2,5-3 g hạt, mật độ sau khi tỉa cành khoảng 800-900 cây. Nếu<br /> trồng với mật độ 1.000-1.200 cây/sào Bắc Bộ (360m2), cần khoảng 150-200 gr hạt<br /> (khoảng 27.750-33.350 cây/ha, cần 4,5-5,4 kg hạt). Tuổi cây trồng vụ Đông 25-30<br /> ngày, trong vụ Xuân Hè cần 35-40 ngày.<br /> Phải phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại cây con ngay trong vườn ươm. Tỉa bỏ những cây<br /> xấu, yếu ớt. Tỉa cây 2 đợt: lúc 2 và 4 lá thật. Khoảng cách cây sau khi tỉa 10-15 cm.<br /> Không bón phân cho cây trong vườn ươm để rèn luyện cây giống, tưới ít nước (đảm<br /> bảo độ ẩm đất 60%). Trước khi nhổ để trồng từ 7-10 ngày không tưới nước, nhưng<br /> trước lúc nhổ 4-5 giờ tưới đẫm nước để nhổ, tránh đứt rễ.<br /> <br /> Hình 6: (A) Chọn cây làm gốc ghép tốt; (B) Ghép cây con.<br /> <br /> 6. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH<br /> Trong mùa mưa hoặc đối với giống cà chua sinh trưởng vô hạn, cành lá xum xuê thì<br /> lên luống trồng 1 hàng, khoảng cách hàng 0,8m, cách cây trên hàng 0,5 m, mật độ 2,5<br /> vạn cây/ha. Những giống sinh trưởng vô hạn, cành lá xum xuê phải trồng thưa hơn<br /> những giống sinh trưởng hữu hạn. Các giống có độ cao trung bình, cành lá sinh<br /> trưởng trung bình, thuộc loại sinh trưởng bán hữu hạn hoặc trồng trong mùa khô thì<br /> trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách hàng từ 0,65- 0,7m, khoảng cách cây 0,40,45m, mật độ 3,5 vạn cây/ha.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Nói chung, khoảng cách trồng cà chua: Cách hàng 70-80 cm x cách cây 30-40 cm.<br /> <br /> Hình 7: (A) Trồng cây con; (B) Trồng cây với mật độ hợp lý<br /> <br /> 7. SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP<br /> 1. Mục đích:<br />  Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh<br /> sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc<br /> thân và đốm trên lá chân<br />  Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt<br /> cỏ bị chết trong màng phủ.<br />  Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước<br /> trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ<br /> độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.<br />  Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay<br /> hơi nên tiết kiệm phân.<br />  Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa<br /> dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.<br />  Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn,<br /> mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0