Kỹ thuật chăm sóc
lượt xem 20
download
Trồng cây con và chăm sóc vườn Dừa I. Cách trồng cây con: Đào một lỗ có kích thước bằng trái dừa trên mô hay trong hố sau đó đặt cây dừa con vô hố, lấp đất khoảng 2/3 trái. Nên đạp đất, nén xung quanh cây con giúp cho cây được giữ chặt vô đất. Dùng nẹp tre cột vô gốc thân để cây không bị lung lay và dùng lá dừa che mát cho cây con vào mùa khô. - Trường hợp ươm dừa trên luống: Bón lót vào hố đã đào trước đây, đặt cây con xuống...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật chăm sóc
- Kỹ thuật chăm sóc Trồng cây con và chăm sóc vườn Dừa I. Cách trồng cây con: Đào một lỗ có kích thước bằng trái dừa trên mô hay trong hố sau đó đặt cây dừa con vô hố, lấp đất khoảng 2/3 trái. Nên đạp đất, nén xung quanh cây con giúp cho cây được giữ chặt vô đất. Dùng nẹp tre cột vô gốc thân để cây không bị lung lay và dùng lá dừa che mát cho cây con vào mùa khô. - Trường hợp ươm dừa trên luống: Bón lót vào hố đã đào trước đây, đặt cây con xuống và bón phân vô cơ trộn với đất mặt ở chung quanh gốc, cuối cùng lấp đất lại cho ngang mặt đất, phủ gốc độ 3cm, giẫm nhẹ xung quanh gốc, tưới nước (hình 27).
- Hình 27 - Đối với cây con ươm trong túi nhựa dẻo: Dùng dao rạch một đường cách đáy túi 1cm, không rạch sâu để tránh tổn thương cho rễ, nâng cây con đặt nhẹ vô hố, cẩn thận không làm bể đất lộ bộ rễ ra. Tiếp theo rạch một đường dọc, cho đất lấp bầu đất từ từ, sau đó kéo túi PE ra khỏi hố. Cần cẩn thận tránh l àm vở bầu đất khi trồng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con (Hình 28).
- Hình 28 II. Chăm sóc vườn dừa: 1. Trồng dậm: Trồng dậm ngay khi cây chết hoặc ở mùa mưa tiếp theo để các cây dừa trong vườn cho trái đồng đều. Thông thường dự trữ thay cây chết khoảng 5%. 2. Che mát và đậy gốc: Nhằm hạn chế sự bốc thoát nước, giúp cây phục hồi nhanh sau khi trồng cần che mát cho đến khi cây bén rễ, phát triển tốt. Ngoài ra, để giảm bớt lượng nước bốc hơi trong mùa khô, cần đậy gốc cho cây con bằng cách dùng vỏ dừa, bụi xơ dừa hay lục bình phủ quanh gốc dừa. 3. Làm cỏ: Dọn sạch cỏ dại xung quanh mô hay hố không để cỏ dại cạnh tranh dinh d ưỡng, nước và ánh sáng với cây dừa sẽ làm cho cây dừa chậm lớn. Trong giai đọan cây dừa chưa mang trái nên trồng xen canh các loại cây ngắn ngày hay cỏ làm thức ăn cho gia súc, cây họ đậu để che phủ đất, hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng bề mặt, đồng thời tăng thêm chất hữu cơ bồi dưỡng cho đất, giảm chi phí chăm sóc và tăng thu nhập cho nhà vườn.
- 4. Bón phân: Qua kết quả phân tích sự huy động các chất dinh dưỡng của cây dừa (Bảng 3) cho thấy ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây dừa được xếp theo thứ tự là Kali (K), Clorua (Cl) và đạm (N). Tiếp theo là Canxi (Ca), Natri (Na), lân (P), Ma- nhê (Mg) và cuối cùng là lưu huỳnh (S). Bảng 3: Sự huy động một số chất dinh dưỡng (kg/ha) của cây dừa Năng N P2O K2O Mg Ca S Na Cl suất 5 100 49 16 115 8 5 4 11 64 trái/cây (Ouvier và Ochs, 1978) 6,7 tấn copra/ha (Ouvier và Ochs, 1978) - Trái 108 39 232 15 9 9 20 125
- - Cả cây 174 40 299 39 75 30 54 240 1 tấn 16,2 5 33 2 1,4 1,3 2,5 19,7 copra (Ashgar, 1988) - Kali cần thiết cho sự tạo thành cơm dừa và dầu dừa. Bón kali sớm ở giai đọan vườm ươm cây con sẽ mọc mạnh, ra trái sớm, sai trái, làm tăng năng suất từ 15- 20%. Thiếu kali ở giai đọan đầu sẽ ảnh hưởng sâu xa đến năng suất dừa về sau mặc dù thời gian sau được bón kali đầy đủ. Kali có ảnh hưởng đến việc tăng số buồng, số hoa cái, tỉ lệ đậu trái, trọng lượng trái, giúp cây chống bệnh đốm lá. Do đó, cây dừa thiếu kali thường cho ít trái, trái nhỏ và năng suất thấp. Triệu chứng thiếu kali trên cây dừa cũng điển hình như các cây trồng khác là lá bị vàng và nâu ở chóp lá và bìa lá, có hình chữ V, sau lan dần và cả lá bị khô nếu tình trạng thiếu kali kéo dài. Triệu chứng biểu hiện trên tàu lá cũng như trên từng lá chét. Triệu chứng thiếu kali dễ nhận biết trên cây dừa là lá bên dưới tán chết sớm, khô nhưng không rụng nên thường có 5-6 tàu lá dừa khô còn dính trên cây. - Đạm, ngoài vai trò giúp cho sự tăng trưởng của cây, còn giúp cho cây dừa phát triển mạnh và ra hoa sớm, đạm còn có vai trò quan trọng là giúp cho cây dừa sản xuất nhiều hoa cái. Nhiều nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết khi số hoa cái/phát hoa ít hơn 20 hoa thì nên nghĩ ngay đến việc bổ sung đạm. Đạm còn có tác dụng hổ tương với kali. Đạm giúp cho cây dừa sử dụng kali hữu hiệu hơn. Cây dừa thiếu đạm thường tăng trưởng chậm, cả tàu lá bị vàng. Lá non vẫn có màu xanh nhạt nhưng không láng như cây đầy đủ đạm. Triệu chứng thường biểu hiện rõ ở lá già
- do đạm lá một chất di động trong cây. Tuy nhiên, nếu cây dừa thiếu kali mà bón nhiều phân đạm thì lá vẫn vàng và năng suất vẫn thấp. - Clorua được xem như một chất đa lượng đối với cây dừa hơn là một chất vi lượng so với các loại cây trồng khác. Trên cây con, clorua có ảnh hưởng đến sự gia tăng chu vi gốc thân và giúp cho cây chống lại bệnh đốm lá do nấm Pestalotiopsis sp. gây ra. Clorua giúp gia tăng sự hấp thụ các chất kali, lân, canxi và ma-nhê nên giúp cho cây ra trái sớm. Đối với năng suất, clorua có vai trò quan trọng trong việc thành lập cơm dừa. Khi thiếu clorua dừa cho trái nhỏ nhưng số trái/buồng không giảm. Triệu chứng thiếu chlor thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiếu kali. Cần chú ý là giữa chlor và lưu huỳnh có sự đối kháng rõ rệt. Chlor làm tăng chu vi gốc thân trong khi lưu huỳnh làm tăng chiều cao cây. Bón nhiều lưu hùynh sẽ làm giảm hàm lượng chlor trong lá rõ rệt. Chế độ phân bón tùy thuộc vào tuổi cây và loại đất. Công thức bón phân cho dừa mới trồng ở nhiều loại đất khác nhau được trình bày trong Bảng 4. Lượng phân bón cho dừa các độ tuổi khác nhau ở vùng đất phù sa và đất sét được khuyến cáo trong Bảng 4 và 5 Bảng 4: Lượng phân (g/cây/năm) bón cho cây dừa giai đọan kiến thiết cơ bản và trưởng thành ở vùng đất sét và đất phù sa Tuổi Loại phân cây Urê Super KCl (Năm) phosphate 1 150 400 300
- 2 200 - 400 3 300 800 500 4 400 - 600 5 500 1.000 800 >5 800- - 800- 1.000 1.000 Bảng 5: Lượng phân (g/cây/năm) bón cho cây dừa giai đọan kiến thiết cơ bản và trưởng thành ở vùng đất phèn Tuổi Loại phân cây Urê Super KCl (Năm) phosphate 1 150 2000 200 2 200 - 400
- 3 400 2000 500 4 600 - 500 5 800 2000 600 >5 1000- - 800- 12000 1000 Ngoài phân hóa học, việc bón phân hữu cơ cho dừa cũng cần được quan tâm nhằm cung cấp thêm phân vi lượng, cải tạo đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng và đạt năng suất cao. Từ năm thứ hai trở đi nên bón 20kg phân hữu cơ/cây, sau đó tăng dần mỗi năm 5kg/cây và từ năm thứ bảy trở đi bón 50kg phân hữu cơ/cây/năm. Phân hữu cơ có thể là các loại phân chuồng hoai mục, xác bã thực vật, rơm rạ, cỏ mục. Phù sa sông hay bùn ao cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ và góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho vườn dừa ở ĐBSCL. Có thể bồi bùn mỗi năm hay 2 năm một lần. Nên bồi vào mùa nắng, khi bồi chỉ nên trải một lớp bùn dầy khoảng 3-5cm. Bồi quá dầy có thể đưa phèn lên mặt liếp, có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. III. Trồng xen trong vườn dừa: Vì rễ dừa ăn cạn và tán lá thưa nên cần trồng xen trong vườn dừa nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và ánh sáng dưới tán dừa và tăng thu nhập cho nhà vườn.
- Yacoob (1995) cho biết rễ dừa tập trung ở độ sâu 1m và ăn rộng 2m (Hình 29), do đó ngoài phạm vi nầy có thể trồng xen để tận dụng đất, tăng thu nhập. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy trồng dừa với khoảng cách 8 x 8 m thì dưới tán dừa còn lại từ 70-75% ánh sáng. Hình 29 Một trong những nguyên tắc cơ bản của các mô hình trồng xen trong vườn dừa là sự cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng và nhu cầu nước giữa cây dừa và cây trồng xen không dẫn đến sự giảm năng suất và hiệu quả kinh tế của cả cây dừa và cây trồng xen. Để tránh sự cạnh tranh về dinh dưỡng và nhu cầu nước giữa cây dừa và cây trồng xen nên trồng cách gốc dừa tối thiểu 2m và cây trồng xen phải là những cây ưa bóng râm hay có thể chịu đựng điều kiện có bóng râm. Điều cần chú ý ở các mô hình trồng xen là cây dừa và cây trồng xen có cùng ký chủ gây hại như nấm Phytopthora sp. gây bệnh thối đọt trên cây dừa nhưng đồng thời cũng gây bệnh thối trái, khô cành trên cây ca cao hay rụng lóng trên cây tiêu.
- Do đó cần có biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm tránh thiệt hại cho cả cây dừa và cây trồng xen. Dựa vào loại cây trồng xen hay loại hình xen canh mà ta có các kiểu xen canh trong vườn dừa là trồng xen, đa canh và đa tầng canh tác (Nguyễn Bảo Vệ và csv., 2004). 1. Xen canh: Xen canh là hình thức trồng xen các loại hoa màu, rau hay cây ngắn ngày trong vườn dừa. Trong giai đọan kiến thiết cơ bản có thể trồng xen lúa rẫy, rau, đậu. Xen canh là phương châm “lấy ngắn nuôi dài” khi thành lập các vườn cây lâu năm. Việc xen canh trong các vườn mới trồng còn giảm chi phí tưới nước và làm cỏ cho cây dừa. Khi cây trưởng thành nên trồng các loại cây có củ như khoai lang, khoai mở, gừng. (Hình 31 và 32) Hình 31
- Hình 32 2. Đa canh: Đa canh là hình thức trồng xen cây dài ngày trong vườn dừa. Các mô hình đa canh trong vườn dừa bao gồm các loại cây ăn trái như đu đủ, chuối, cây có múi, măng cụt, bòn bon, dâu hay các loại cây công nghiệp như ca cao, tiêu. Mô hình đa canh nếu trồng không đúng như mật độ dừa quá cao, cây trồng xen không chịu được bóng râm sẽ dẫn đến sự cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng làm cho cả năng suất dừa và cây trồng xen trong mô hình đều giảm, trở thành một kiểu “vườn tạp” không có hiệu quả kinh tế. Sau đây là một số mô hình trồng xen thích hợp và có hiệu quả trong vườn dừa: - Mô hình dừa-cây có múi (chanh, cam, quýt, bưởi…): Do cây có múi không thích ánh sáng trực xạ nên rất thích hợp trong mô hình đa canh với dừa. Mô hình thường áp dụng cho các vùng đất phù sa, đất thịt pha cát, nói chung là đất có tầng canh tác dầy, hàm lượng dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến cao, chủ động được nguồn nước. (Hình 33)
- Hình 33 - Mô hình Dừa-khóm (thơm): thường áp dụng cho vùng đất nhiễm phèn. Trồng với mật độ khoảng 4.000 cây khóm/ha. Trong điều kiện có nước tưới trái khóm có thể đạt trọng lượng 1,5 kg. - Dừa-lúa: áp dụng cho vườn dừa trồng theo kiểu lên mô, lên ụ (Hình 34)
- Hình 34 - Dừa-ca cao: Đây là mô hình tương đối lý tưởng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay. Dừa và ca cao có tác dụng hổ tương rất tốt. Dừa che nắng và chắn gió cho ca cao trong khi lá ca cao có tác dụng giữ ẩm và cung cấp chất hữu cơ cho dừa. Do đó, mô hình xen canh dừa-ca cao có hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình độc canh. Với khoảng cách 2,5-3m, có thể trồng xen từ 400-600 cây ca cao/ha, năng suất 50-60 trái/cây/năm (Hình 35)
- Hình 35 - Dừa-chuối: Cây chuối rất thích hợp trong mô hình đa canh. Các giống chuối già lùn, già Hương đều thích hợp dưới bóng râm cây dừa. Có thể trồng chuối với mật độ 1.000 cây/ha cùng với 125 cây dừa (Hình 36).
- Hình 36 3. Đa tầng canh tác: Đa tầng canh tác là mô hình tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và nguồn dinh dưỡng trong đất. Đây là một mô hình đa canh với các cây trồng có chiều cao khác nhau cũng như bộ rễ ăn sâu cạn khác nhau. Như mô hình đa tầng canh tác với dừa, tiêu, ca cao, khóm hay rau lang dùng làm thức ăn cho gia súc. Trong mô hình nầy dừa là cây cao nhất đồng thời cũng là cây nọc cho cây tiêu và che mát cho cây ca cao bên dưới. Rau lang hay khóm ở tầng cuối cùng. Sự phân bố theo chiều cao cũng tương tự như bộ rễ trong đất, trong đó rễ dừa ăn sâu nhất và cạn nhất là rau lang. Do sự phân bố nầy nên sự cạnh tranh giữa các cây trồng trong mô hình rất ít so với với sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt được hiệu quả kinh tế cao. 4. Canh tác hỗn hợp trong vườn dừa:
- Canh tác hỗn hợp trong vườn dừa bao gồm các loại cây trồng trong vườn dừa kết hợp với chăn nuôi hay thủy sản. Một số mô hình canh tác hỗn hợp trong vườn dừa có hiệu quả ở ĐBSCL được khuyến cáo như: Dừa-Tôm, cá; Dừa- Gà/ vịt; Dừa- cỏ- dê/ bò - Biogas; Dừa - ca cao- tôm, cá- ong mật (Hình 37) Hình 37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi Gà thả vườn
5 p | 3973 | 618
-
Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh vào mùa hè
4 p | 536 | 175
-
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bê
6 p | 437 | 56
-
Một số kinh nghiệm chăm sóc nhãn cho năng suất cao
7 p | 325 | 56
-
Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch đối với các loại cây có múi
4 p | 228 | 50
-
Kỹ thuật chăm sóc Cà Phê ra hoa đậu trái
5 p | 193 | 44
-
KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA THEO PHƯƠNG PHÁP SRI
3 p | 307 | 39
-
Kỹ thuật chăm sóc hoa Lan
7 p | 161 | 30
-
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa
2 p | 156 | 28
-
Kỹ thuật chăm sóc hoa Lan sau khi ra hoa
5 p | 169 | 25
-
Kỹ thuật chăm sóc cây kiệu
4 p | 161 | 15
-
Bài giảng Chuyên đề: Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và chế độ khai thác sử dụng heo nọc - KS. Lưu Văn Phúc
11 p | 106 | 13
-
Kỹ thuật chăm sóc heo con - Đừng để bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài
10 p | 130 | 11
-
Kỹ thuật chăm sóc Lan cắt cành
3 p | 114 | 10
-
Quy trình kỹ thuật tạo giống cây xoan đào
5 p | 142 | 7
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Bishop’s Castle tại Thái Nguyên
5 p | 75 | 3
-
Cách cạn sữa và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò cạn sữa có chửa
1 p | 26 | 3
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea) tại Điện Biên
5 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn