intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chăm sóc cây có múi - ThS. Phan Anh Thế

Chia sẻ: Phan Anh Thế | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

296
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm chung cây có múi, kỹ thuật phòng trừ bệnh, kỹ thuật phòng trừ một số sâu hại,... là những nội dung chính trong tài liệu "Kỹ thuật chăm sóc cây có múi". Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đang học và nghiên cứu chuyên ngành Nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chăm sóc cây có múi - ThS. Phan Anh Thế

  1. THS. PHAN ANH THẾ KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI (Tài liệu tham khảo) 2015
  2. 1 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÂY CÓ MÚI 1.1. Bộ rễ, lá, hoa, lộc  Rễ Rễ cam thuộc loại rễ nấm: Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút nước, muối khoáng… Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất từ 10-30 cm. Cam quýt không ưa trồng sâu.  Lá Cây cam trưởng thành cần 150.000-200.000 lá. Tổng diện tích khoảng 200-250 m2. Vì vậy khi phun thuốc trừ sâu bệnh cho 1 cây trưởng thành, diện tích lá cần phun của 2 cây tương đương với 1 sào 500m2, nên lượng nước phải lớn hơn 16 lít. Tuổi thọ của lá 2-3 năm. Số lá tốt nhất để nuôi quả là 50-60 lá/ quả. Trên mặt lá có khoảng 400-500 khí khổng/1 mm2 Email: anh_the.phan@outlook.com
  3. 2 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo  Hoa Hoa có 2 loại, hoa đầy đủ và hoa dị hình. Hoa đầy đủ có cánh dài, màu trắng, mọc đơn hoặc thành chùm. Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng. Bầu thường có 10-14 ô (múi). Lưu ý, hoa của chi cam quýt chỉ đậu quả trên cành 1 năm tuổi, quả có từ 8-14 múi, 0-20 hạt. Cam quýt chủ yếu là thụ phấn chéo, hoặc tự thụ phấn, có thể không qua thụ phấn thì sẽ hình thành quả không hạt.  Lộc - Lộc xuân: từ tháng 2-3 (Bón phân lần 1 vào T1-T2) - Lộc hè: Cuối tháng 5-7 (Bón phân lần 2 vào T5-T6) - Lộc thu: Tháng 8-9 (Bón phân lần 3 vào T8-T9) - Lộc xuân cho cành hoa và cành quả. Lộc hè và lộc thu sẽ hình thành cành quả cho năm sau. - Trong những đợt lộc cần chú ý phòng trừ sâu bệnh. Email: anh_the.phan@outlook.com
  4. 3 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 1.2. Nhiệt độ, ánh sáng, đất, nước, gió  Nhiệt độ: Thích hợp nhất 23-27oC  Ánh sáng: Ưa ánh sáng tán xạ.  Nước: Ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12-2 năm sau quả sẽ nhiều . Tháng 3-4 khô hạn làm giảm số lượng quả/ cây. 1.3. Đất và dinh dưỡng - Có tầng đất dày, đủ ẩm và thoát nước tốt. - Độ pH thích hợp 5,5-6,0, có thể trồng trên đất có pH từ 4-8. Tuy nhiên nếu dưới 5 thì nên bón vôi để cây dễ hấp thu phân bón. - Bón phân theo tuổi cam, lượng phân bón cho 1 cây Tính cho 1 cây trên 1 năm theo Gam (1kg = 1000 gam). Năm tuổi Đạm U rê Phân lân nung chảy Kali 1-3 tuổi 110 - 330 310 - 630 100 4-6 tuổi 440 - 550 840 - 1300 200 7-10 tuổi 650 - 900 1600 - 1900 300 Trên 10 900 - 1700 2200 - 2500 400 - Bón theo lượng quả thu hoạch Loại phân và lượng phân 15 tấn/ha Trên 18 tấn/ha Urê (kg/1 tấn quả) 17 26 Lân nung chảy (kg/1 tấn quả) 50 75 KCl-Kali (kg/1 tấn quả) 16 20 - Thời kỳ cây con: Bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, phân đạm và phân lân chia thành 3-4 lần, bón trước các đợt lộc Xuân, lộc Thu và lộc Đông. Email: anh_the.phan@outlook.com
  5. 4 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo - Cây trên 3 tuổi và bắt đầu thu hoạch quả:  Phân Urê: Chia làm 3 lần đều nhau, bón trước ra hoa, sau đậu quả và sau thu hoạch.  Phân Lân nung chảy: Bóng toàn bộ sau khi thu hoặc quả cùng với phân chuồng.  Phân Kali: Chia làm 2 lần đều nhau, bón sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 1-2 tháng. - Trên 7 tuổi: Nên bón theo sản lượng cam thu hoạch hàng năm. _____________________________________________ 2. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH 2.1. Bệnh ghẻ sẹo (Elsinoe fawcettii) Bệnh gây hại chủ yếu trên các bộ phận non của cây như lá non, cành non, trái non... trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ cao, ẩm độ cao). Trên lá non: ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mất màu, chỗ vết bệnh trong mờ. Sau đó vết bệnh lớn dần, màu đỏ nâu. Dần dần vết bệnh tạo thành mụn cóc nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dầy đặc, sờ lên mặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng. Xung quanh vết bệnh không có hoặc có một quầng vàng rất hẹp. Nếu bị tấn công trễ thì vết bệnh tập trung ở gần gân chính của lá, làm cho lá co rúm, có hình dạng lòng mo. Trên cành non: vết bệnh cũng mọc nhô lên giống như trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dày đặc Email: anh_the.phan@outlook.com
  6. 5 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo hơn. Nếu nhẹ vết bệnh sẽ làm cho cành sần sùi, vàng nhạt, có các vảy màu vàng, khi cạo nhẹ các vảy này sẽ tróc ra. Nếu nặng sẽ làm cho cành bị khô, chết. Trên trái non: ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nổi gờ, nhú lên như hình chóp nhọn ở trên vỏ trái, làm cho vỏ trái sần sùi, vỏ dày, khô, ít nước và dễ bị rụng. Những trái bị hại nặng, vết bệnh dày đặc giống như rải cám trên vỏ, nên có người gọi là bệnh “da cám”. Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sang các cây khác nhờ mưa, gió, côn trùng… Ghẻ nhám là một bệnh rất khó chữa trị khi đã bị nhiễm bệnh. Để phòng ngừa bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau: Tỉa bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh nặng và tiêu huỷ. Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm qua vật liệu vô bầu, công nhân, dụng cụ, nguồn nước… Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống (nếu có thể). Đối với hạt, mắt ghép, XL bằng DD 350ml nước Javel/3 lít nước sạch trong 20. Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc: Revus Opti 440SC, Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC… Ridomil Gold pha 2 gam với 1 lít nước, Revus opti pha 2ml với 1 lít nước, Anvil 5SC pha 1ml với 1 lít nước Email: anh_the.phan@outlook.com
  7. 6 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 2.2. Bệnh loét (Xanthomonas campestris) Bệnh do vi khuẩn gây ra, triệu chứng ban đầu dễ nhầm với bệnh ghẻ sẹo do nấm. Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mãng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay đổi tuỳ theo mức độ mẩn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới. Biện pháp phòng trừ: Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống (nếu có thể). Có thể sử dụng thuốc Xantocin 40WP phun khi bệnh chớm xuất hiện, phun lại lần 2 sau 1 tuần. Nên kết hợp với các thuốc như Revus opti 440SC, Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC để phòng trừ luôn cả bệnh ghẻ sẹo. 2.3. Bệnh chảy gôm (Phytophthora sp.) Triệu chứng là những vết đốm chảy nhựa xung quanh thân chính, chỗ chảy nhựa thối ướt, bóc vỏ ra trong lớp gỗ có màu vàng lục, màu nâu rồi đen thâm lại. Cuối cùng vỏ cây thâm đen, khô nứt ra, phần gỗ bên trong khô và cứng. Vết chạy nhựa lúc đầu có màu vàng trong, mềm ra, sau bị thâm đen, khô. Nấm xâm nhiễm giữa lớp vỏ và Email: anh_the.phan@outlook.com
  8. 7 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo phần thân gỗ, tạo thành các vết màu nâu sẫm, phá hủy mạch dẫn của vỏ và lớp mô phân sinh. Khi chảy nhựa ở gốc tán lá ngả vàng, gây rụng lá hàng loạt. Bệnh phát triển quanh thân, cành là, gây chết sớm cho cành hoặc cả cây. Triệu chứng ở bộ phận dưới mặt đất hệ thống rễ phát triển chậm, nếu đất bị ngập úng hoặc tiêu thoát kém, rễ bị thối, nguồn bệnh có sẵn trong đất và dễ dàng xâm nhập vào cây phát triển nhanh gây thối toàn bộ rễ, vỏ rễ bị thối mủn ra hoặc tuột ra khỏi rễ. Bộ rễ hư hại dẫn đến cây còi cọc, cành non bị chết, lá chuyển vàng, hoa, quả bị rụng, cây có thể chết. Biện pháp phòng trừ: Do nấm phát sinh bằng động bào tử, bào tử của nấm bệnh có roi bơi, nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nhiệt độ nấm có thể phát triển từ 10-35oC, pH từ 4-7. Vì vậy rất khó trừ, mà chủ yếu nên áp dụng biện pháp phòng. Có thể áp dụng biện pháp phòng trừ sau: - Chọn đất trồng cam thích hợp, cao ráo, thoát nước nhanh .Vườn trồng phải thiết kế hệ thống tiêu úng sau mỗi trận mưa. - Vệ sinh vườn cam, cắt tỉa tạo tán thoáng, thông gió, cắt tỉa bỏ cành bệnh sớm. - Sử dụng các thuốc như Ridmol Gold 68WG, Revus opti 440SC phun, tưới gốc, quét lên vết bệnh, quét quanh gốc. Có thể phun phòng các thời điểm ẩm độ cao. Email: anh_the.phan@outlook.com
  9. 8 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 2.4. Bệnh khô đầu cành (Phoma tracheiphila) Triệu chứng điển hình là bệnh gây khô cành từ phía ngọn trở xuống, kể cả thân, rễ cũng bị loài nấm này tấn công gây hại. Tốc độ bệnh phát triển rất nhanh, sau khi nấm xâm nhiễm gây ra các triệu chứng điển hình bao gồm cây chuyển màu già úa, héo lá, mạch gỗ chuyển màu nâu đỏ dạng cục bộ làm giảm hoặc mất khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng, khô mầm non đầu cành, các nhánh phía đỉnh ngọn, từ các chồi non bệnh nhiễm xuống phần thân phía dưới. Khi cây có múi bị nhiễm bệnh nguy cơ chết rất cao. Đặc biệt nếu nấm xâm nhiễm vào thân và rễ thì cây chết nhanh chóng và không có phương pháp nào cứu vãn. Bệnh phát tán nhờ gió và mưa, nấm xâm nhiễm thông qua vết thương bằng cả bào tử và sợi nấm, bệnh thường xẩy ra trong mùa mưa. Bào tử phát sinh trong điều kiện nhiệt độ từ 10-20oC, có thể nhìn thấy bào tử ở trên các cành khô héo và từ các sợi nấm trên các cành nhiễm bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là 25oC, nhiệt độ biểu hiện triệu chứng và làm phần gỗ chuyển nâu cục bộ là 20-22oC. Ở nhiệt độ trên 28oC thì nấm ngừng phát triển và không biểu hiện triệu chứng. Bệnh cũng lây lan thông qua dụng cụ cắt tỉa, hoặc các cành lá bị nhiễm bệnh tàn dư trên mặt đất, bệnh xâm Email: anh_the.phan@outlook.com
  10. 9 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo nhiễm qua rễ bị tổn thương. Lá bị nhiễm bệnh thường rụng xuống đất vào mùa thu và mùa xuân. Một đặc trưng của nấm này là sản xuất bào tử phialoconidia, đây là những bào tử có khả năng di chuyển trong mạch gỗ và hình thành nên sợi nấm trong cây, và khi bào tử dừng ở vị trí nào thì bào tử nảy mầm tạo thành sợ nấm gây ra vết bệnh mới. Lúc này thì không thể cứu chữa và cây chết rất nhanh. Biện pháp phòng trừ: Đối với bệnh khô đầu cành thì biện pháp phòng là hiệu quả nhất, khi bệnh đã xâm nhiễm vào thân cây, do bào tử có khả năng di chuyển trong mạch gỗ việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học hiệu quả không cao. Một số khuyến cáo như sau: - Không dùng chung dụng cụ cắt tỉa cành giữa các cây bị bệnh với cây khỏe. - Thu gom hết tàn dư như cành cắt tỉa, thân, cành, rễ và cả từng lá cây bị bệnh rụng xuống vườn cam. - Đào bỏ cả rễ cây chết do bệnh gây ra, thiết kế vườn cam có khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa, tỉa cành tạo tán thông thoáng, để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. - Có thể phòng bệnh trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển bằng thuốc hóa học thuộc nhóm CAA (Carboxylic acid amides) như Revus opti 440SC. Trong trường hợp phát hiện muộn, nghĩa là đã có biểu hiện triệu chứng khô đầu cành: Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC, Nevo 330EC… Email: anh_the.phan@outlook.com
  11. 10 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 2.5. Bệnh thán thư và bệnh đốm dầu - Bệnh thán thư (Collectotrichum sp) Do nấm C.acutatum hoặc C. gloeosprioides hoặc cả hai gây ra. Trên cánh hoa vết bệnh có màu nâu, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên lá: vết bệnh là đốm nhỏ màu vàng nâu  lớn dần, viền và tâm màu nâu đậm, đồng tâm. Trên quả vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen. - Bệnh đốm dầu (Mycosphaerella citri) Tác nhân gây bệnh do nấm Mycosphaerella citri gây ra, bệnh xảy ra trên lá non, lá già và quả. Triệu chứng ban đầu là những đốm trong nhỏ ở mặt dưới của lá sau đó chuyển sang màu vàng. Các đốm bệnh này phát triển rộng hơn chúng có màu nâu sáng, bóng và hơi khô, bệnh nặng làm cho lá bị rụng. Biện pháp phòng trừ: Quản lý nguồn nước tưới, tránh mầm bệnh lây lan, tránh tưới phun lên tán cây khi trong vườn có mầm bệnh. Tỉa cành, tạo tán giúp vườn cây thông thoáng và thu gom tất cả tàn dư sau khi cắt tỉa hoặc sau thu hoạch để giảm mầm bệnh trong vườn. Phun phòng trừ vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa và trước khi mùa mưa đến. Sử dụng các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Revus opti 440SC, phun ướt đều tán cây vào các giai đoạn mẫn cảm với bệnh. Email: anh_the.phan@outlook.com
  12. 11 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 2.6. Tuyến trùng - Loài bán nội ký sinh (Tylenchulus semipenetrans) Tuyến trùng sống trong đất, xung quanh rễ là dạng ấu trùng cảm nhiễm (hình giun dài). Nằm trên bề mặt rễ với phần trước cắm vào rễ là dạng trưởng thành. Phần sau cơ thể nằm trên bề mặt rễ và phình rộng ra. Khi ký sinh loài này tạo ra vùng dinh dưỡng trên bề mặt rễ, vùng này sau đó trở nên hoại tử. Gây bệnh chết lụi và bội nhiễm nấm. - Loài nội ký sinh rễ (Pratylenchus sp.) Tuyến trùng duy chuyển ở phần dưới mặt đất. Tất cả các ấu trùng và trưởng thành đều có khả năng xâm nhập vào trong rễ và di chuyển ra vào rất dễ dàng. Trước khi xâm nhập, tuyến trùng tập trung chích hút trên bề mặt rễ, chúng tiết ra enzyme tiêu hóa làm hòa tan Email: anh_the.phan@outlook.com
  13. 12 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo tế bào chất và cũng làm phân hủy rễ và trương nhân tế bào rễ. Nấm có thể bội nhiễm qua vết thương do tuyến trùng gây hại. Ít có khả năng gây chết cây và bội nhiễm nấm. - Biện pháp quản lý Xử lý cây giống trước khi trồng bằng các loại thuốc như Ethoprophos, Fipronil, Cytokinin… Trồng xen 1 số loại cây xua đuổi tuyến trùng như cây lục lạc (Crotalaria juncea), vạn thọ Pháp (Tagetes patula) được sử dụng tại nhiều nước hoặc sử dụng các loại nấm đối kháng tuyến trùng. Thuốc đặc hiệu phòng trừ tuyến trùng hiện nay là Tervigo 020SC. Sử dụng bằng biện pháp tưới gốc, nên kết hợp với Ridmil Gold 68WG để tưới, vì tuyến trùng gây nên các vết thương và nhiều nấm bệnh qua đó xâm nhập. 3. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU HẠI 3.1. Rệp sáp (Pseudococcus citri Risso) Phổ ký chủ rộng, chúng chủ yếu gây hại các cây trồng khác nhau như: cam, chanh, quýt, bưởi, cà phê, dâm bụt, sanh si, … Nhiệt độ thích hợp nhất cho rệp sinh trưởng phát triển là 25-30oC, vòng đời trung bình ở nhiệt độ này là 32-38 ngày. Trong điều kiện thức ăn thuận lợi rệp sáp có thể có 6-10 thế hệ trong 1 năm. Email: anh_the.phan@outlook.com
  14. 13 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Các tháng mùa đông do nhiệt độ thấp nên vòng đời kéo dài tới 55-70 ngày, có khi ở miền núi kéo dài đến 3 tháng. Phòng trừ rệp sáp rất khó, áp dụng các biện pháp: - Xử lý hố trước khi trồng với Diazinon hay Carbofuran. - Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây - Chọn thuốc nhũ dầu và xông hơi mạnh như Selecron 500EC để phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ. - Rệp ở rễ: Đất ẩm, dùng cào sắt xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5-7cm rồi rải thuốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới để thuốc bốc hơi diệt rệp - Trong vườn khô có thể dùng xà beng chọc một số lỗ trong diện tích của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại. Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón phân cho cây. - Có thể phun nước xà phòng, rửa chén trước lúc phun thuốc khoảng 1 giờ, để làm giảm tính chống thấm của lớp sáp trên cơ thể rệp. 3.2. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella) Sâu Vẽ Bùa thường xuất hiện vào đầu mùa mưa hay giai đoạn cây ra lá non. Vòng đời có thể từ 14-17 ngày cũng có thể kéo dài hơn. Trưởng thành sống ít hơn 1 tuần, trưởng thành cái bắt đầu đẻ sau khi bắt cặp 24 giờ. Trứng được đẻ vào ban đêm, con cái đẻ hơn 50 trứng (có thể đẻ 20 trứng/đêm). Email: anh_the.phan@outlook.com
  15. 14 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Sau 1 ngày trứng có thể nở thành sâu non, chúng đào hang chui vào dưới biểu bì cuả lá ngay lập tức và ăn nhu mô, các đường hầm có màu xanh nhạt xung quanh có màu trắng bạc và có màu tối cuả phân. Sâu non không bao giờ rời đường hầm để di chuyển qua lá khác. Lá bị gây hại nhiều có hiện tượng quăn queo. Giai đoạn sâu non từ 5-6 ngày thì vũ hoá. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các thuốc như Selecron 500EC, Voliam Targo 063SC, Karate 2.5EC,…để phun phòng trừ. 3.3. Rầy mềm (Toxoptera citricidus) Rầy mềm có màu nâu đen đến màu đen, chúng sống tập trung theo đàn và chích hút ở các lá non hay chồi non. Rầy mềm có 2 dạng là dạng có cánh và dạng không cánh dài khoảng 2mm. Rầy mềm cũng thải phân như là chất mật tạo môi trường cho nấm Bồ hóng xâm nhiễm và phát triển. Khi Rầy mềm có mật số cao chúng chích hút nhựa làm cho lá và đọt non cũng xảy ra hiện tượng xoăn lá. Nếu cây phát triển tốt liên tục thì hàng năm Rầy mềm có thể có từ 25-30 thế hệ. Rầy mềm cũng là tác nhân truyền bệnh siêu vi khuẩn “Tristeza”. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các thuốc như Selecron 500EC, Voliam Targo 063SC, Karate 2.5EC,…để phun phòng trừ. Email: anh_the.phan@outlook.com
  16. 15 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 3.4. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) Trưởng thành và ấu trùng chích hút dinh dưỡng lá non, đọt non làm phiến lá nhỏ và xoăn lại, đọt non lụi dần, sần sùi. Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp. Rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh - Greening. Trưởng thành là một loại rầy nhỏ dài 2-3mm, cánh dài màu nâu đậm, khi đậu phần bụng của nhổng cao một góc 30o-40o so với bề mặt nơi đậu. Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung. Nhổ bỏ những cây bị vàng lá Greening đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan. Theo dõi mật số rầy vào các giai đoạn cây ra đọt non để phòng trị kịp thời. Thuốc hóa học: Karate 2.5EC, Voliam Targo 063SC, Selecron 500EC… 3.5. Bướm phượng (Papilio demoleus) Sâu non bướm phượng lúc còn nhỏ gặm khuyết các phiến lá non ở ngọn chồi, song ở tuổi đẫy sức, thích ăn các lá bánh tẻ. Khi thiếu thức ăn, sâu cắn trụi cả lá già, lá non và cả phần non của thân chồi, lúc này trên các chồi chỉ còn lại gai và thân chính của lá. sâu bướm phượng phát sinh phá hại quanh năm, song nhiều nhất vào các tháng 5,6,7 và 8. Email: anh_the.phan@outlook.com
  17. 16 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên tìm bắt trứng, sâu non và nhộng trên các chồi cam quýt, vì chúng rất dễ phát hiện. Cần chú ý bắt diệt lứa sâu mùa đông đẻ giảm nguồn sâu năm sau. Cần tổ chức phòng trừ đồng loạt và kịp thời khi sâu non của lứa đầu tiên trong năm xuất hiện. Có thể dùng các loại thuốc như để phòng trừ các loài sâu ăn lá như Proclaim 1.9EC, Karate 2.5EC, Voliam Targo 063SC… 3.6. Nhện đỏ (Panonychus citri) Gây hại tất cả các loại cây ăn quả có múi. Chúng sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ, khi mật độ nhện cao nó sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả. Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết chấm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá, qủa bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra lộc. Tập trung chích hút dịch cây trên vỏ quả, làm vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu nâu đen, gây hiện tượng rám quả/nhám quả. Nơi rậm rạp thiếu ánh sáng bị hại nặng. Biện pháp phòng trừ Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. Tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi một phần nhện nhỏ trên các bộ phận của cây. Email: anh_the.phan@outlook.com
  18. 17 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Ngoài ra có thể dùng đơn lẻ các loại thuốc để phun trừ nhện như: Procliam 1.9EC, Voliam Targo 063SC, Selecron 500EC… Phun theo liều lượng khuyến cáo, phun ướt đều bề mặt lá và các bộ phận khác trên cây. 3.7. Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis) Chích hút ở mặt dưới lá  biến màu nâu vàng và cong lại. Trên vỏ trái non, bọ trĩ chích tạo thành những mảng sẹo trắng xám. Do bọ tập trung gây hại ở phía dưới lá đài hoa nên khi trái lớn những mảng sẹo này lộ ra ngoài thành những đường sẹo vòng quanh cuống rất điển hình. Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc có hiệu quả cao với bọ trĩ như Karate 2.5EC, Voliam Targo 063SC,…nên phun thuốc sớm lúc trái cam lớn bằng đầu ngón tay. Email: anh_the.phan@outlook.com
  19. 18 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 3.8. Bọ đục cành (xén tóc) Loài sâu này mỗi năm phát sinh một lứa. Trưởng thành bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 4, rộ nhất trong khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 và có thể kéo dài đến tháng 7. Xén tóc cái đẻ trứng mạnh nhất vào những ngày hè nắng to và nóng. Sâu non mới nở đục ngay vào phía trong gặm ăn phần thịt vỏ, khoảng 15 ngày sau mới đục ăn phần gỗ. Khi sâu non đã tiện quanh lớp gỗ dưới vỏ, cành bọ héo khô, rụng lá. Đây là lúc thực hiện biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất bằng cách cắt hết các cành héo mang đi đốt. Tuổi sâu càng lớn, sâu càng đục xuống phía dưới và đường đục lớn dần. Khi đã đẫy sức, sâu đục một đường ra sát vỏ cây, song vẫn trừ lại một lớp vỏ mỏng, đó là lỗ Email: anh_the.phan@outlook.com
  20. 19 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo vũ hoá sau này. Phần lớn lỗ vũ hoá của sâu tìm thấy ở cành cấp 2, một ít ở cành cấp 1, rất ít khi thấy ở thân. Khi sâu đã đục vào thân gỗ, thì rất khó phòng trừ. Các biện pháp đều hiệu quả thấp. Có thể dùng bông vải tẩm thuốc Selecron 500EC nhét sâu vão chỗ đùn bọn cưa ra, sau đó dùng xi măng bịt lỗ. Khi chúng không thể đẩy bọn cưa ra thì sau đó chúng khó ăn tiếp. Dưới tác dụng xông hơi của Selecron 500EC, thuốc có thể lan tới chỗ sâu non và gây chết. 3.9. Sâu nhớt (Clitea metallica Chen) Trưởng thành thường hại lá non, cắn khuyến mép lá hoặc làm thủng lỗ chỗ, sâu còn gặm ăn trên bề mặt chồi non và cỏ quả non, tạo nên những vết sẹo màu nâu. Sâu non sống tập trung trên lá non, có thể tới 10 con trên một lá, gặm ăn nhu mô lá. Đặc biệt chất dính do cơ thể sâu tiết ra trên bề mặt lá, làm lá bị thâm đen, khoảng 3-4 ngày sau, lá bị khô cong và rụng. Khi đẫy sức, sâu non bò xuống đất hoá nhộng. Hàng năm sâu phát sinh 6 lứa, trong đó lứa đầu tiên gây hại nặng nhất (đợt lộc xuân, cây ra nụ, hoa và quả non). Cuối tháng 2 chúng đẻ trứng tập trung. Sâu non xuất hiện nhiều vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, lúc đợt lộc xuân dài khoảng 3-4cm. Đến giữa tháng 3, sâu non của lứa 1 đã vào nhộng. Biện pháp phòng trừ: Selecron 500EC, Voliam Targo 063SC, Karate 2.5EC, Proclaim 1.9EC… Email: anh_the.phan@outlook.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2