Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nguyên chủng
lượt xem 53
download
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nguyên chủng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nguyên chủng
- Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nguyên chủng
- Theo đà phát triển của nghề nuôi tôm chân trắng, diện tích, sản lượng, hiệu quả nuôi tăng khá nhanh, nhưng đã có hiện tượng chất lượng tôm giống thoái hoá nghiêm trọng, tốc độ lớn của tôm giảm nhiều, đặc biệt là tôm lớn không đều trong đầm tôm nuôi. Ðể giải quyết tình trạng này, đưa nghề nuôi tôm chân trắng phát triển theo hướng lành mạnh, nhanh chóng và bền vững. Năm 2001 Trung Quốc đã nhập nội giống tôm he chân trắng nguyên chủng về nuôi và cho kết quả tương đối khá. I. Kỹ thuật nuôi vỗ tôm chân trắng bố mẹ 1. Tháng 2-4/2001 nhập 4 đợt tổng số 500 đôi tôm nguyên chủng sạch bệnh đã được khử trùng từ Hawai (Mỹ) về nuôi ở 2 bể xây hình chữ nhật. Diện tích mỗi bể 50m2, mức nước 70cm, nhốt tôm đực, tôm cái riêng. Nguồn nước lấy từ nước giếng cát mặn lắng lọc sạch, độ mặn 28-32 pH 7,8 - 8,8 và đưa vào bể muối. Ðược ít ngày tôm hồi
- phục sức khoẻ và ăn mồi bình thường thì có thể dùng kẹp nóng cắt cuống mắt đơn của tôm mẹ. 2. Thức ăn và cách cho ăn Chủ yếu là rươi sống, thịt hầu tươi, thịt bạch tuộc tươi. Chỉ khi thiếu thức ăn tươi sống mới dùng thêm thức ăn công nghiệp. Ngày cho ăn 4 lần trở lên theo nguyên tắc lượng ít nhiều lần để tôm ăn no đủ sức phát triển buồng trứng chóng thành thục. Lượng cho ăn mỗi ngày từ 15 - 18% thể trọng tôm trong bể. 3. Hút nước và thay nước Ðể đảm bảo môi trường luôn trong sạch, đủ ôxy, tôm ăn nhiều, phát triển tốt và không sinh bệnh. Ðây là việc làm hàng ngày, lượng nước thay 80% hoặc hơn. 4. Khống chế nhiệt độ ổn định Ðầu vụ nuôi nhiệt độ ngoài trời còn thấp nên cần nâng nhiệt nước tới mức ổn định 29oC. Chú ý nhiệt độ nước ở bể chứa
- nước (để thay nước cho bể nuôi) cũng phải khống chế ngang với ở bể nuôi rồi mới đưa vào bể. 5. Chọn tôm cái thành thục Tôm cái sau khi cắt cuống mắt, nuôi vỗ tích cực khoảng 10 ngày trở lên thì lần lượt thành thục. Hằng ngày vào khoảng 10 giờ sáng, sau khi hút cặn thay nước xong, chọn những con cái đã thành thục thả vào bể tôm đực để cho chúng tự giao phối, khoảng 4 giờ chiều thắp đèn chiếu sáng bể tôm để kích thích nâng cao tỉ lệ tôm giao vĩ. 6. Bắt tôm cái sau khi giao phối Mỗi buổi tối từ 8 đến 11 giờ bắt tôm cái đã giao phối đưa vào bể tôm đẻ. Mật độ : 4 - 5 con/m2 bể. Chú ý : - Khi tôm đang đẻ sục khí nhỏ để tăng tỉ lệ nở, tránh sục mạnh làm vỡ trứng. - Kịp thời chuyển tôm cái sang bể khác, khi thấy chúng đã đẻ xong.
- - Từ 30 phút đến 1 giờ khuấy đảo trứng nhẹ 1 lần để trứng khỏi bị đọng ở đáy bể thiếu ôxy sẽ chết nhiều. 7. Kết quả Từ 10/3 có một số tôm cái thành thục đẻ trứng, đến 5/8 tất cả 425 con tôm cái đẻ trứng, tỉ lệ đẻ đạt 85%, tỷ lệ giao vĩ đạt 75%, tỷ lệ nở 82,03%. Tổng số ấu trùng Nauplius thu được là 586,71 triệu con. Trong khi lưu giữ giống nguyên chủng cần chú ý tạo điều kiện cho tôm thích nghi dần với môi trường ở địa phương, nếu không tôm dễ bị bệnh. II. Ương ấu trùng tôm Bể ương tôm giống : 100m2, cao 1,4m. Nguồn nước cũng lấy từ giếng cát mặn đã lắng lọc sạch, độ mặn 28 - 32; pH 8,0 - 8,3. Ðưa ấu trùng Nauplius vào ương với mật độ 2 triệu con/bể, khống chế nhiệt độ nước ở bể ương 30oC.
- Ngày cho ăn 6 lần. mấy ngày đầu cho ăn mảnh tôm (bột tôm), BP (thức ăn hạt nhỏ) và bột tảo. Sang giai đoạn Zoea cho ăn 1 lượng nhất định thức ăn sinh vật (cốt điền tảo). Từ Mysis tới cuối giai đoạn tôm bột cho ăn chủ yếu là bột tôm kết hợp với một ít artemia. Từ P3 trở đi cách 2 ngày thay 1 ít nước biển sạch mới vào bể ương 1 lần, lượng nước thay tăng dần do ấu trùng ngày càng lớn Trong giai đoạn M1 và M2, đưa thuốc kháng sinh vào bể đề phòng bệnh là rất cần thiết (dùng Furazolidon và oxytetracycline). Kết quả ương từ ngày 5/6 đến 8/7. Có 2 ao ương, mỗi ao thả 2 triệu Nauplius. Ao thứ nhất thu được 95 vạn tôm bột Postlarvae (P) tỷ lệ sống 47,5%. Ao thứ hai thu được 76 vạn tôm bột, tỷ lệ sống 38%. Tỷ lệ tôm bột sống thấp ngoài nguyên nhân và chất nước còn do chưa cung cấp đủ thức ăn phù hợp trong giai đoạn M1 và
- M2 là giác mao tảo và kim tảo, nên phải cho ăn loại tảo kém chất lượng hơn là cốt điều tảo. III. Nuôi tôm thịt Diện tích ao: Ao số 1 : 2.000m2 - Ao số 2 : 9.000m2 Các ao đều lắp máy quạt nước. Nguồn nước là nước biển tự nhiên, độ mặn 12 - 20, pH = 7,8 - 8,2. Ao được tẩy dọn sạch, phơi nắng, khử trùng trước khi thả giống, cho nước vào sâu 1,2m và bón phân gây mầu để tạo sẵn thức ăn tự nhiên ban đầu. Khi độ trong nước ao 40 - 50cm thì thả tôm bột vào ao. Ao số 1 thả 30 vạn con. Ao số 2 thả 33 vạn con. Trong 5 ngày đầu, mỗi ngày cho ăn 1 lần, từ ngày thứ 6 đến thứ 10, mỗi ngày cho ăn 2 lần, sau đó ngày cho ăn 4 lần. Từ tháng thứ 2 trở đi mỗi ngày cho thêm 5 - 10cm nước ngọt.
- Suốt quá trình nuôi không cần cho thêm nước mặn. Cuối giai đoạn nuôi tôm thịt rắc vôi bột 2 - 3 lần/tháng, để cải thiện chất nước và chất đáy. Ngoài ra nên định kỳ bón vi khuẩn quang hợp. Kết quả: Ao số 1: Ngày 4/7 thả 30 vạn tôm bột, ngày 4/10 thu hoạch (sau 92 ngày nuôi), sản lượng tôm thịt 3.413 kg, qui ra năng suất 17 tấn/ha, con lớn nhất dài 15,6cm, nặng 18,2g, cỡ trung bình dài 12,2cm nặng 14,8g. Tỉ lệ sống 76,87% lượng thức ăn sử dụng 3.800 kg, hệ số thức ăn 1,11. Ao số 2: Ngày 20/4 thả 10 vạn tôm bột, ngày 23/4 thả tiếp 23 vạn con. Ngày 15/7 thu hoạch. Qua 85 - 93 ngày nuôi tôm thịt đạt 3.675 kg, năng suất bình quân 282,69 kg/660m2. Con lớn nhất dài 11,8cm nặng 21g; bình quân dài 10,3cm, nặng 14,2g, tỷ lệ sống 78,43%, lượng thức ăn sử dụng 3.400 kg, hệ số thức ăn 0,93.
- Nhìn chung sử dụng tôm giống sản xuất từ tôm bố mẹ nguyên chủng mới nhập để nuôi tôm thịt tốt hơn hẳn tôm giống từ các nguồn khác ở địa phương. ưu thế là : tôm thịt đều cỡ hơn, thân hình bóng đẹp, thịt chắc hơn, tốc độ lớn nhanh hơn. Tuy vậy, tôm bột chưa quen thích nghi điều kiện môi trường ở địa phương nên sau khi đưa vào ao nuôi tôm thịt mới 1 tuần đã thấy một số con bị bệnh. Vì vậy trong khi lưu giữ giống nguyên chủng sau này cần chú ý tới khâu tạo điều kiện cho tôm thích nghi dần với môi trường ở địa phương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây
17 p | 3445 | 562
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm thẻ chân trắng - MĐ04: Nuôi tôm thẻ chân trắng
123 p | 752 | 269
-
KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG VÙNG ĐẦM
4 p | 806 | 211
-
Giáo trình Phòng trị bệnh tôm thẻ chân trắng - MĐ05: Nuôi tôm thẻ chân trắng
103 p | 521 | 202
-
NHỮNG SAI LẦM KỸ THUẬT TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
5 p | 587 | 193
-
Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm thẻ chân trắng
52 p | 349 | 140
-
Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
4 p | 382 | 86
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
43 p | 219 | 76
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ
48 p | 361 | 75
-
Một số điểm cần lưu ý khi thả nuôi tôm thẻ chân trắng
2 p | 256 | 60
-
So sánh hiệu quả kinh tế- kỹ thuật giữa mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong ao bạt và ao đất truyền thống ở tỉnh Tiền Giang
13 p | 20 | 6
-
Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre
0 p | 73 | 5
-
Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) trên cát tại Quảng Ngãi
5 p | 115 | 4
-
Hiệu quả ứng dụng công nghệ bọt khí siêu mịn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
9 p | 39 | 4
-
Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 34 | 4
-
Hiện trạng kĩ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong vùng nước ngọt tại tỉnh Long An
12 p | 19 | 4
-
Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh trong ao đất và ao lót bạt tại tỉnh Trà Vinh
8 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn