Giới thiệu<br />
Nhóm Sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và<br />
gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ<br />
thuật trồng trọt các loại rau. Một lần nữa chúng tôi xin<br />
nhắc lại rằng tài liệu này được viết chung cho các cây<br />
trồng ở các vùng khác nhau. Vì vậy chúng có thể lệch đôi<br />
chút về mùa vụ, mật độ, khoảng cách, v.v. so với quy trình<br />
của địa phương. Do vậy, chỉ nên dùng để tham khảo. Khi<br />
cần áp dụng vào thực tể thì nên đến các phòng Nông<br />
nghiệp, Trạm khuyến nông tại địa phương để xin các quy<br />
trình phù hợp nhất với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu,<br />
tập quán, .v.v. tại địa phương.<br />
<br />
1<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
KỸ THUẬT TRỒNG RAU<br />
PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU CẢI ................................................ 3<br />
I. Kỹ thuật trồng cải ngọt .................................................................................................................... 3<br />
II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo ............................................................................................................. 5<br />
IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong .................................................................................................. 6<br />
V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp ....................................................................................... 10<br />
VI. Kỹ thuật gieo trồng súp lơ ........................................................................................................... 14<br />
VII. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rau cải củ ........................................................................ 18<br />
VIII. Kỹ thuật trồng Su hào ............................................................................................................... 19<br />
PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ .............................. 22<br />
I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ .................................................................................................. 22<br />
II. Kỹ thuật trồng rau bí ngô theo hướng khai thác ngọn .................................................................. 26<br />
III. Kỹ thuật trồng bí xanh................................................................................................................. 28<br />
IV. Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột..................................................................................................... 31<br />
VI. Kỹ thuật trồng cây dưa lê ............................................................................................................ 35<br />
VII. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu.......................................................................................... 40<br />
VIII. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua)................................................................................. 45<br />
IX. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su su ......................................................................................... 49<br />
PHẦN 3 : KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU .................................................... 52<br />
I. Cách trồng đậu cô ve lùn ............................................................................................................... 52<br />
II. Kỹ thuật trồng đậu Cove leo ......................................................................................................... 54<br />
III. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan ................................................................................................... 56<br />
IV. Kỹ thuật trồng đậu đũa an toàn ................................................................................................... 59<br />
PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ ........................................................ 61<br />
PHẦN 5: KỸ THUẬT TRỒNG CÁC LOẠI CÂY RAU LÀM GIA VỊ......................................... 71<br />
I.<br />
<br />
Kỹ thuật trồng tía tô .................................................................................................................. 71<br />
<br />
II. Kỹ thuật trồng rau mùi (ngò) ........................................................................................................ 74<br />
III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi..................................................................................................... 75<br />
IV. Kỹ thuật trồng hành tây xuất khẩu .............................................................................................. 77<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC<br />
CÂY RAU CẢI<br />
I. Kỹ thuật trồng cải ngọt<br />
Nguồn: trung tâm khuyến nông quốc gia//. www.khuyennongvn.gov.vn<br />
1. Thời vụ<br />
Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8<br />
đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2<br />
đến tháng 6.<br />
2. Vườn ươm:<br />
Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng<br />
hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất<br />
nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai<br />
mục 2 – 3 kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo<br />
vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2 g hạt giống/m2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ<br />
lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.<br />
3. Làm đất, trồng:<br />
Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên<br />
luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 –<br />
2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng<br />
dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt<br />
luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2<br />
- 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo<br />
đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.<br />
4. Bón phân<br />
Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):<br />
+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi).<br />
Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3<br />
lượng phân chuồng).<br />
+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5 kg kali clorua.<br />
3<br />
<br />
Cách bón:<br />
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30%<br />
lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.<br />
+ Bón thúc:<br />
- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau<br />
trồng 7 - 10 ngày).<br />
- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.<br />
Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau.<br />
Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể<br />
sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.<br />
5. Chăm sóc<br />
Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ<br />
ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1<br />
lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun<br />
gốc 1 - 2 lần.<br />
6. Phòng trừ sâu bệnh<br />
Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy,<br />
sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng<br />
trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng<br />
Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng<br />
độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp<br />
phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân<br />
đối...<br />
7. Thu hoạch<br />
Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch,<br />
cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.<br />
<br />
4<br />
<br />
II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo<br />
Nguồn: trung tâm khuyến nông quốc gia//.Theo www.khuyennongvn.gov.vn<br />
Khi trồng, bà con nên chọn các giống cải<br />
thảo lai, thích nghi rộng, có năng suất, chất<br />
lượng cao như: cải thảo Minh Nguyệt, Bạch<br />
Dương...<br />
1. Thời vụ<br />
Các tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10<br />
dương lịch, phía Nam trồng từ tháng 7 năm<br />
trước đến tháng 4 dương lịch năm sau.<br />
2. Vườn ươm<br />
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 cm,<br />
cao 25 cm. Bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat<br />
cho 1m2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau<br />
đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2 – 2 cm.<br />
Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 500C trong 20 phút, tiếp tục ngâm<br />
vào nước sạch trong 4 - 6 giờ. Gieo 1,5 – 2 g hạt/m2. Gieo hạt xong phủ lên một<br />
lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên<br />
khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12 15 ngày đầu. Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới<br />
1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc<br />
bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ<br />
đem cấy ra ruộng sản xuất.<br />
3. Làm đất, chăm sóc<br />
Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng<br />
1,2 m, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng<br />
cách: Trồng hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35 -40 cm.<br />
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2); Phân chuồng hoai mục<br />
0,7 - 1 tấn, đạm urê 10 - 12kg, supe lân 15 - 20kg, kali sunfat 5 – 6 kg. Nếu đất<br />
chua (độ pH< 6) bón thêm 20 – 25 kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.<br />
5<br />
<br />