intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 7

Chia sẻ: Qwdqwdfq Dqfwf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tai biến và biến chứng của thủ thuật: chỉ có 1 bệnh nhân (7,7%) bị block nhĩ thất độ III tạm thời, sau đó tự hồi phục, không cần đặt máy tạo nhịp, không có trường nào bị tổn thương van ba lá, tràn máu màng ngoài tim, rối loạn nhịp nặng hoặc tử vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 7

  1. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 55 chụp thêm tư thế trước sau. 100% các bệnh nhân đều lấy được ít nhất 2 mảnh sinh thiết đủ tiêu chuNn. Với buồng tim phải giãn (30,8 ± 4,1 mm) trong bệnh cơ tim thể giãn thì khoảng cách từ đầu dụng cụ sinh thiết (bioptom) tới đoạn cong thứ nhất là: 8,46 ± 0,86 cm. Tai biến và biến chứng của thủ thuật: chỉ có 1 bệnh nhân (7,7%) bị block nhĩ thất độ III tạm thời, sau đó tự hồi phục, không cần đặt máy tạo nhịp, không có trường nào bị tổn thương van ba lá, tràn máu màng ngoài tim, rối loạn nhịp nặng hoặc tử vong. Kết luận: Sinh thiết nội mạc cơ tim ở các bệnh nhân bệnh cơ tim giãn, suy tim nặng thì chụp buồng tim phải ở 2 tư thế là chếch trước phải (RAO) 30 độ và chếch trước trái (LAO) 40 độ có thể giúp xác định các mốc giải phẫu, làm giảm tỷ lệ tai biến và biến chứng của thủ thuật. A506 So sánh tính an toàn và hiệu quả giữa abciximab liều nạp, cố định và bơm trực tiếp nội mạch vành với liều nạp và duy trì theo cân nặng sử dụng qua đường tĩnh mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có can thiệp mạch vành tiên phát Ngô Minh Hùng Học viên Tim mạch can thiệp tại Trung tâm Tim mạch Đại học Quốc gia, Singapore Tan Huay Cheem Trung tâm Tim mạch đại học Quốc gia, Singapore Đặt vấn đề: Abciximab, một chất ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa, đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ tử vong và tái nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (N MCTCSTCL) được can thiệp mạch vành tiên phát. Sử dụng liều nạp và truyền tĩnh mạch duy trì tính theo cân nặng, cần phải sử dụng nhiều thuốc và giá thành cao, vẫn đang được xem là điều trị chuNn. Chúng tôi nghiên cứu liệu sử dụng liều nạp cố định, duy nhất, và tiêm trực tiếp mạch vành, giúp cho nồng độ thuốc tập trung cao và chi phí thấp, có hiệu quả và an toàn như điều trị chuNn hay không. Phương pháp: Có 195 bệnh nhân N MCTCSTCL được can thiệp mạch vành tiên phát từ năm 2001 đến năm 2007 được tuyển chọn vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai điều trị sau, nhóm A: 10mg abciximab bơm trực tiếp mạch vành trước khi can thiệp và nhóm B: liều nạp qua đường tĩnh mạch abciximab 0.25mg/kg trước khi can thiệp và theo sau bởi truyền tĩnh mạch với liều 0.125ug/kg/phút trong 12 giờ. Các tiêu chí chính bao gồm sự cải thiện dòng chảy TIMI và tưới máu cơ tim (TMP), các biến cố tim mạch nặng (tử vong, N MCT, tái can thiệp, chảy máu) ở thời điểm 1 và 6 tháng. Kết quả: Có 120 bệnh nhân ở nhóm A và 75 bệnh nhân ở nhóm B. Các bệnh nhân được điều trị liều nạp chống tiểu cầu kép trước can thiệp. Heparin chuNn được sử dụng với liều 50U/kg. Các đặc điểm lâm sàng cơ bản và trước thủ thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Phục hồi dòng chảy TIMI ở nhóm A và B lần lượt là 90% so với 89.3%, p=0.182 và mức độ tưới máu cơ tim ở hai nhóm A, B lần lượt là 80% so với 74.7%, p=0.325. Thời gian hoạt hóa cục máu đông (ACT) lần lượt là 293.82±155.74s so với 373.00±138.84s. p=0.388. Biến chứng xuất huyết ở tháng đầu là 1.7% so với 1.3%, p=0.967 và tỉ lệ giảm tiểu cầu lần lượt là 3.3% so với 2.7%, p=0.57. Biến cố tim mạch nặng ở nhóm A và B ở thời điểm 1 và 6 tháng là 8.3% so với 2.7%, p=0.134 và 8.3% so với 5.3%, p=0.615.
  2. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 56 Kết luận: Abciximab liều nạp cố định, bơm trực tiếp mạch vành, giúp cung cấp nồng độ thuốc cao khu trú, đã đạt được hiệu quả và an toàn tương tự với điều trị chuNn bằng liều nạp và truyền tĩnh mạch theo cân nặng và có thể được xem như là một điều trị hiệu quả và rẻ tiền hơn trong can thiệp mạch vành tiên phát. A507 Can thiệp nội mạch điều trị hẹp mạch máu não và lấp mạch não: kết quả 55 trường hợp tại bệnh viện đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Trần Chí Cường Khoa Tim mạch - Bệnh viện ĐHYD TPHCM. Trần Triệu Quốc Cường, Trương Quang Bình Khoa Tim Mạch - Bệnh viện ĐHYD TPHCM, bộ môn Nội ĐHYD TPHCM Lê Minh Khoa Nội Thần Kinh - Bệnh viện ĐHYD TPHCM, bộ môn Nội Thần kinh ĐHYD TPHCM Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu trong việc ứng dụng can thiệp nội mạch trong điều trị nhồi máu não do hẹp hay tắc động mạch não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2006 đến nay, chúng tôi đã ứng dụng can thiệp nội mạch trong điều trị nhồi máu não. Các kỹ thuật điều trị bao gồm: đặt Stent điều trị hẹp động mạch cảnh, động mạch não, bơm rTPA trực tiếp nội động mạch và phối hợp hút huyết khối nội mạch trong điều trị lấp mạch não. Chỉ định can thiệp khi động mạch não bị hẹp từ trên 70% kèm triệu chứng thiếu máu, nhồi máu não, hay huyết khối gây tắc cấp tính các động mạch não trong 6giờ đầu. Kết quả nghiên cứu: Trong 55 trường hợp được thực hiện: có 41,8% bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh trong được đặt Stent; 20% hẹp động mạch não giữa đoạn M1, 20% hẹp động mạch đốt sống - thân nền; 7,3% hẹp động mạch đốt sống tại gốc xuất phát;1,8% hẹp động mạch não trước A1, 3,6% phình bóc tách động mạch cảnh tạo huyết khối gây nhồi máu não; 5,5% nhồi máu não cấp do lấp mạch. Kết quả: 85,4% bệnh nhân có cải thiện về lâm sàng. Tỉ lệ tái hẹp sau đặt stent là 10,9% nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Tỉ lệ tai biến chứng nặng: yếu - liệt nữa người 5,4%, tử vong liên quan đến thủ thuật là 1,8%. Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp nhồi máu não do hẹp nặng hay huyết khối gây tắc cấp tính các mạch máu não. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá mới, cần thời gian theo dõi dài hơn, với số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá hiệu quả lâu dài của phương pháp này.
  3. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 57 A508 Khảo sát tỷ lệ và một số đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 Bùi Nguyên Kiểm, Nguyễn Hiền Vân, Nguyễn Chí Hoà Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội TÓM TẮT: Tăng huyết áp và bệnh nhân đái tháo đường thường kết hợp với nhau. Tăng huyết áp góp phần quan trọng làm thay đổi mức độ tàn phế và tử vong của bệnh nhân đái tháo đường. N ghiên cứu 126 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Khoa N ội 2 Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi nhận thấy : Tỷ lệ tăng huyết áp chung là 57,94%; tỷ lệ tăng huyết áp ở nam là 57,41%, ở nữ là 61,11%. Có 13,49% bệnh nhân tăng huyết áp chưa được phát hiện tăng huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp có xu hướng tăng theo tuổi tác (25% bệnh nhân dưới 50 tuổi, tăng tới 47,62% ở lứa tuổi 50), chỉ số khối cơ thể (68,75% ở bệnh nhân có BMI > 23 so với 58,97% có BMI < 23). Đa số các bệnh nhân không kiểm soát tốt huyết áp (83,56% bệnh nhân tăng huyết áp có mức huyết áp ≥ 130/80 mmHg). Tỷ lệ các biến chứng ở nhóm tăng huyết áp cao hơn so với nhóm không tăng huyết áp A509 So sánh hiệu quả của peridopril generic – biệt dược Dorover và peridopril biệt dược gốc trong kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Đồng Tháp Nguyễn Lâm Thái Thuận, Trần Văn Huy Sở Y tế Đồng Tháp Đặt vấn đề. Việc điều trị tăng huyết áp (THA) đạt mục tiêu vẫn đang là một thách thức. Một trong những nguyên nhân không đạt mục tiêu là giá thuốc cao và tác dụng phụ. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tiêu chí hàng đầu chỉ định thuốc là phải chọn lựa thuốc generic đảm bảo chất lượng, nhằm đạt được hiệu quả và sự tuân thủ lâu dài. Mục tiêu: (1) Đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu so sánh giữa thuốc Dorover (Perindopril tert-butylamine 4mg) với thuốc thuốc biệt dược gốc Coversyl ở bệnh nhân THA mức độ nhẹ và vừa trong thời gian 3 tháng. (2) Đánh giá tính dung nạp và hiệu quả kinh tế trên lâm sàng của thuốc Dorover trong việc kiểm soát tăng huyết áp. Phương pháp: N ghiên cứu so sánh mù đôi ngNu nhiên có đối chứng. 80 bệnh nhân được chNn đoán THA, được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm sử dụng một loại biệt dược qua khảo sát huyết áp 24 giờ trước và sau điều trị trong thời gian 3 tháng. Kết quả: Về tuổi giữa hai nhóm không có ý nghĩa khác biệt. Sau thời gian nghiên cứu, các chỉ số huyết áp trung bình tâm thu, tâm trương 24 giờ, ban ngày cũng như ban đêm của cả hai nhóm đều đạt chỉ số mục tiêu. Hiệu quả kiểm soát huyết áp cũng như tần số tim của hai biệt dược có giá trị tương đương nhau. Mức độ “trũng” và “không trũng” giữa hai nhóm gần như nhau. Khả năng dung nạp tốt, tác dụng phụ ít. Kết luận: Hiệu quả kiểm soát huyết áp của hai biệt dược trên lâm sàng tương đương nhau.
  4. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 58 A510 Nghiên cứu tác dụng kháng viêm của irbesartan trong điều trị tăng huyết áp nguyên phát Lê Thị Thu Trang, Lê Văn Lâm Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị Huỳnh Văn Minh Trường Đại học Y Dược Huế Nguyễn Oanh Oanh Học viện Quân Y Phản ứng viêm liên quan đến hệ Renin - Angiotensin đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của tăng huyết áp (THA) nguyên phát. Vài nghiên cứu gần đây đã chứng minh các thuốc chẹn thụ thể AT1 của Angiotensin II có tác dụng kháng viêm. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Chứng minh tác dụng kháng viêm của irbesartan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát thông qua sự biến đổi của hai chất chỉ điểm viêm hs-CRP và IL-6 sau 6 tuần điều trị. 2. Đánh giá ảnh hưởng có lợi của irbesartan trên tổn thương một số cơ quan đích sau 6 tuần điều trị. Địa điểm: BVĐK Tỉnh Quảng trị. Thời gian: Từ 01/01/2008 đến 30/6/2010. Thiết kế: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Đối tượng: 101 BN THA nguyên phát chưa được điều trị lần nào hoặc bỏ điều trị duy trì trên 03 tháng, nhập viện điều trị tại BVĐK tỉnh Quảng trị. Loại trừ THA thứ phát, suy tạng, đang mắc các bệnh viêm cấp hoặc mạn. Phương pháp nghiên cứu: Các đối tượng được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: N hóm I gồm 54 BN được điều trị THA bằng irbesartan, nhóm KI gồm 47 BN được điều trị THA bằng amlodipine. Mục tiêu hạ áp thấp hơn 140/90 mmHg. Phương pháp chNn đoán tăng HA, phân độ tăng HA, phân tầng yếu tố nguy cơ, theo khuyến cáo 2008 của hội Tim mạch học Việt nam. Đánh giá béo bụng, thừa cân theo tiêu chuNn WHO dành cho người châu Á. Định lượng hs-CRP theo nguyên lý đo độ đục phản ứng kháng nguyên kháng thể trên hạt latex, thực hiện trên máy OLYMPUS OSR 6199. Định lượng IL-6 theo nguyên lý phản ứng miễn dịch tuần tự quang hóa gắn enzyme phase đặc, thực hiện trên máy IMMULITE của hãng SIEMEN S. Kết quả: Đặc điểm hai nhóm N C ở thời điểm trước can thiệp: Hai nhóm tương đồng nhau về tuổi; giới; triệu chứng lâm sàng; HATT; HATTr; tỷ lệ BN có hút thuốc lá; tỷ lệ BN béo bụng, thừa cân; nồng độ trong máu của các chất: Acide Uric, Creatinin máu, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, Triglyceride, hs-CRP, và IL-6; nồng độ Microalbumin niệu; chỉ số Tim/Lồng ngực trên Film X quang; chỉ số khối cơ thất trái trên siêu âm tim; độ nặng của THA; và mức độ nguy cơ tổng quát của THA (p > 0,05). N ồng độ trung bình (SD) của hs-CRP huyết thanh (mg/l); Creatinin huyết thanh (μmol/l); Chỉ số khối cơ thất trái trên siêu âm tim (g/m2) và Trung vị (khoảng tứ phân vị) của IL-6 huyết thanh (pg/ml); Microalbumin/niệu (mg/24h) ở nhóm I giảm có ý nghĩa sau 6 tuần điều trị THA bằng Irbesartan, các giá trị lần lượt là: 1,01 (0,94) so với 3,21 (2,95); 86 (11) so với 91 (15); 111 (28) so với 126 (30); và 4,3 (2,1-5,6) so với 9,8 (6,08-12,08); 23 (15-45) so với 43 (24-83), p < 0,0001. Trong khi ở nhóm KI (điều trị với Amlodipin) thì chúng không thay đổi.
  5. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 59 Kết luận: Irbesartan ngoài tác dụng hạ HA còn có tác dụng kháng viêm (làm giảm hs-CRP và IL-6). Irbesartan cũng có tác dụng cải thiện tổn thương một số cơ quan đích (giảm chỉ số khối cơ thất trái, giảm Creatinin máu và giảm Albumin niệu) có lẽ qua cơ chế chống viêm mạch máu. A511 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân béo phì dạng nam Dương Thị Thanh, Nguyễn Cửu Long, Huỳnh Văn Minh Truờng Đại học Y Dược Huế MỤC TIÊU: N ghiên cứu những biến đổi về hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân béo phì dạng nam bằng siêu âm tim qui ước và siêu âm doppler mô. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Chúng tôi nghiên cứu 60 bệnh nhân béo phì (gồm 18 nam giới có vòng bụng ≥90 cm và 42 nữ giới có vòng bụng ≥80cm), tuổi trung bình 51,07± 6,42 năm, không tăng huyết áp, không đái tháo đường và 30 người khỏe mạnh được chọn làm nhóm chứng. Cả 2 nhóm đều được làm siêu âm tim quy ước và siêu âm Doppler mô cơ tim. KẾT QUẢ: BMI trong nhóm nghiên cứu là 26,44 ± 2,94 kg / m2 so với nhóm chứng là 21,65 ± 1,6 kg / m2 với p < 0,001. Giữa 2 giới trong nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt về BMI. Vòng bụng là 91,53 ± 6,36 cm lớn hơn với p < 0,001. Đường kính nhĩ trái lớn hơn với p= 0,001. Đường kính ĐMC tăng hơn với p = 0,0001. Bề dày thành sau thất trái thời kỳ tâm trương lớn hơn với p < 0,05. Khối lượng cơ thất trái tăng hơn. Bề dày thành thất tương đối cao hơn nhóm chứng với p < 0,001. Trên Doppler xung dòng chảy qua van 2 lá thấy vận tốc sóng E thấp hơn so với nhóm chứng với p>0,05; vận tốc sóng A cao hơn nhóm chứng với p = 0,0001; tỉ số VE/ VA giảm và thời gian giãn đồng thể tích dài hơn với p < 0,0001. Chỉ số Tei cao hơn nhóm chứng với p = 0,0006. Trên Doppler mô, ở vòng van bên van 2 lá sóng E ở nhóm béo phì thấp hơn với p = 0,002. Còn ở vùng vách, sóng E thấp hơn nhóm chứng với p < 0,05. Ti số E/ Em cao hơn. KẾT LUẬN: Béo phì làm biến đổi hình thái và chức năng thất trái. A512 Phát hiện tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở người đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa Tim mạch bệnh viện Thanh Nhàn Tô Văn Hải, Lê Hiệp Dũng Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thanh N hàn từ 1/2/2010 đến 30/8/2010. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Phát hiện tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở những người ĐTĐ týp , (2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở người ĐTĐ type2. Kết quả và kết luận: (1) THA chiếm 79,31% tổng số người ĐTĐ; (2) N hững biến đổi điện tim thường gặp là tần số chu kỳ tăng > 90 / phút chiếm 72,41%. Dày thất trái (62,06%), Bloc nhánh trái chiếm 62,05% (trong đó bloc nhánh trái: 20,68%; bloc nhánh phải: 41,37%). Dày nhĩ trái 27,58%, Dày nhĩ phải 20,68%, BTTMCB chiếm 48,62 (trong đó N MCT 6,89%), bloc nhĩ thất là
  6. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 60 15,51 %. N am có tỉ lệ % biến chứng tăng huyết áp và biến đổi điện tim nhiều hơn nữ (nam là 84%, nữ 75,76%) . Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc biến chứng càng nhiều và mức độ càng nặng. Thời gian đã phát hiện ĐTĐ càng dài thì tỉ lệ % biến chứng càng lớn. A513 Đánh giá kết quả điều chỉnh lipid máu của simvastatin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch Phan Long Nhơn, Đặng Xuân Hào, Phạm Thị Tuyết Hạnh Bệnh viện đa khoa khu vực Bông Sơn Bình Định Mục đích: Đánh giá kết quả điều chỉnh lipid máu của simvastatin ở những bệnh nhân có ≥2 yếu tố nguy cơ tim mạch kèm nguy cơ động mạch vành 10 năm theo thang điểm Framingham từ 10% đến 20%. Đối tượng và phương pháp: 74 bệnh nhân (49 nữ, 25 nam) có ≥2 yếu tố nguy cơ tim mạch kèm tiên lượng nguy cơ động mạch vành 10 năm theo thang điểm Framingham từ 10% đến 20%. Tất cả được uống simvastatin liều 0,2-0,4mmg/kg/ngày trong 4 tuần. Đánh giá kết quả điều chỉnh của simvastatin về các chỉ số lipid máu và nguy cơ động mạch vành sau điều trị. Đánh giá những tác dụng ngoại ý của simvastatin. Kết quả: Sau 4 tuần điều trị bằng simvastatin có kết quả như sau: Với cholesteron: Trước điều trị: 5,09±1,044 mmol/l, sau điều trị: 4,11±0,83 mmol/l . Với triglycerit: Trước điều trị: 2,17±1,12 mmol/l, sau điều trị: 1,61± 0,84 mmol/l. Với LDL-C: Trước điều trị: 2,89±0,88mmol/l, sau điều trị 2,24±0,78 mmol/l. Với HDL-C: Trước điều trị: 1,29±0,41mmol/l, sau điều trị: 1,15±0,34mmol/l. Với tiên lượng 10 năm động mạch vành: Trước điều trị: 15,70±3,19, sau điều trị: 14,62±4,35%. Giảm: 12,1% nguy cơ tim mạch tiên lượng 10 năm theo Framingham (từ 10- 20% xuống dưới 10%). Sau 4 tuần điều trị không có sự thay đổi ure, creatinin, SGOT, SGPT, glucose huyết và không có bất kỳ tác dụng ngoại ý nào của simvastatin. Không có mối tương quan nào giữa mức độ giảm TG, LDL-C, HDL-C và nguy cơ tim mạch tiên lượng 10 năm theo Framingham với tuổi. Chỉ có một mối tương quan nghịch yếu giữa mức độ giảm CT và tuổi (R=0,33). A515 So sánh độ chính xác và tin cậy của việc đo chỉ số cổ chân – cánh tay bằng máy dao động ký mạch máu VP-1000 plus với phương pháp thủ công trên bệnh nhân mạch máu Theresa O’Keefe, Claudia Smith, Harry Gibbs Princess Alexandra Hospital, Brisbane, Úc ĐẶT VẤN ĐỀ: Chỉ số cổ chân-cánh (ABI) là một số đo quan trọng của độ nặng bệnh động mạch ngoại biên, được xác định bằng cách đo huyết áp Doppler. Chúng tôi đã so sánh các số đo ABI của máy dao động ký Omron VP-1000 Plus với số đo bằng phương pháp thủ công được thực hiện bởi nhân viên y khoa của một đơn vị bệnh lý mạch máu.
  7. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 61 PHƯƠNG PHÁP: Tất cả bệnh nhân nhập vào khoa Mạch máu trong khoảng thời gian từ tháng 2/2009 đến 6/2009 có bệnh động mạch ngoại biên đều hợp lệ để nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân được một bác sĩ thường trú của khoa đo ABI băng phương pháp Doppler và cũng được một y tá mạch máu cao cấp đo ABI bằng máy dao động ký Omron VP-1000 Plus. KẾT QUẢ: Có 55 bệnh nhân đủ điều kiện nhận vào nghiên cứu. N ăm bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ chi nghiêm trọng không được nhận vào vì đau nhiều trong khi bơm phồng bao quấn máy đo VP-1000 Plus. Tuy vậy, họ vẫn chịu đựng được việc đo ABI bằng phương pháp thủ công. Trong số 50 bệnh nhân còn lại, có 93 chi. Trong 93 chi này, chỉ có 36 chi được so sánh. 48 chi không được nhân viên khoa mạch máu đo ABI khi nhập viện hoặc sau khi mổ hoặc can thiệp (vi phạm đề cương nghiên cứu của khoa Mạch máu). Con số này tương ứng 52% số bệnh nhân hợp lệ không có số đo ABI bằng phương pháp thủ công để đánh giá tình trạng mạch máu của họ trước và sau khi can thiệp. Có 4 trường hợp không phát hiện được dòng máu và 5 trường hợp có mạch sờ được. Độ tương quan cho phép giữa ABI đo tay và đo máy là 0,15. 20 trên 36 chi (56%) nằm trong giới hạn nói trên. Tất cả những mức khác biệt trên 0,21 đều được khảo sát lại để quyết định xem có sai sót trong việc đọc kết quả ABI đo tay hoặc sai sót trong cách sử dụng máy dao đông ký mạch máu hay không. 3 trên 16 chi nằm ngoài giới hạn nói trên với trị số cao hơn 0,65. Kết quả lâm sàng ở những trường hợp này gợi ý một sự ước lượng già (over estimation) ABI của máy dao động kế, có thể do sự calci-hóa mạch máu. KẾT LUẬN: N hững kết quả này gợi ý rằng thiết bị tự động không xâm lấn máy dao động ký Omron VP-1000 Plus tỏ ra chính xác và chỉ cần kỹ năng kỹ thuật tối thiểu và không mất nhiều thời gian, có tiềm năng tốt là một thiết bị tầm soát để đánh giá bệnh động mạch ngoại biên. Việc sử dụng thiết bị này bị hạn chế trong trường hợp thiếu máu cục bộ nghiêm trọng ở chi. N goài ra, môi trường cần sự yên tĩnh khi máy làm việc CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TIM MẠCH A601 Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng thất phải bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân hẹp van hai lá Nguyễn Xuân Chính, Trần Hồng Nghị Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 Mục tiêu nghiên cứu: N ghiên cứu những biến đổi hình thái và chức năng thất phải ở bệnh nhân hẹp van hai lá do các nguyên nhân khác nhau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : N ghiên cứu cắt ngang, mô tả, tiến cứu. Chúng tôi sử dụng siêu âm hai bình diện (2D) và siêu âm Doppler mô (tissue Doppler) để nghiên cứu những
  8. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 62 biến đổi hình thái (kích thước) và chức năng thất phải ở 35 bệnh nhân hẹp van hai lá do các nguyên nhân khác nhau. Kết quả : Các bệnh nhân hẹp van hai lá có kích thước thất phải là : Diện tích thất phải (S) 21,46 ± 4,90 cm2 (34,3% số BN có >24 cm2) ; tỷ lệ đường kính thất phải và thất trái trung bình là 0,85 ± 0,07 (97,1% số BN có tỷ lệ này >0,6) ; Các bất thường về chức năng gặp ở nhóm hẹp van hai lá là : Chức năng co bóp : chỉ số vận động tâm thu của vòng van ba lá (TAPSE) trung bình : 12,74 ± 1,65 mm (31/35 = 88,6% bệnh nhân có TAPSE bất thường < 15 mm) ; Trên Doppler mô, vận tốc chuyển động vòng van ba lá trong thì tâm thu là 9,77 ± 2,26 cm/s (80% có Vs < 11,5); Chức năng tống máu với RVEF trung bình là 34,03 ± 9,39% ; RVEF< 35% : 60% (21/35 BN ) ; RVEF 35-45% : 26,6% (10 BN ) ; RVEF > 45% : 11,4 %(4 BN ). Đánh giá hậu gánh bằng ALĐMPTT trung bình là 50,44 ± 17,21 mmHg, 88,6% (31/35BN ) có ALĐMPTT ≥ 30 mmHg. So sánh các thông số chức năng thất phải ở nhóm hẹp van hai lá khít và vừa cho thấy giảm TAPSE có ý nghĩa thống kê : 12,60 ± 1,98 mm, so với 12,93 ± 1,10 (p = 0,007) ; ALĐMP tăng rõ rệt : 55,59 ± 19,89 mmHg so với 43,57 ± 9,69 mmHg (p = 0,016) ; N hìn chung, có 97,1% (34/35 BN ) hẹp van hai lá có bất thường về hình thái và chức năng năng thất phải. Không có bất thường về chức năng tâm thu thất trái ở các BN hẹp van hai lá trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận : 97,1 % bệnh nhân hẹp van hai lá có bất thường về hình thái và chức năng thất phải. Đánh giá chức năng thất phải bằng siêu âm 2D và siêu âm Doppler mô rất cần thiết trong quản lý bệnh nhân hẹp van hai lá. A602 Nghiên cứu hình thái và chức năng tim bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa Trần Võ Vinh Sơn, Mai Quang Ngọc, Bá Thành Chương, Trần Văn Huy Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa Mục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ thay đổi hình thái và chức năng tim bằng siêu âm tim ở bênh nhân có hội chứng chuyển hóa (HCCH) So sánh một số đặc điểm (tuổi, giới, lipid máu, điện tâm đồ và siêu âm tim) giữa 2 nhóm bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có và không có tăng huyết áp (THA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 82 bệnh nhân đã được chNn đoán là có hội chứng chuyển hóa được khảo sát lâm sàng, bilan Lipid, điện tim và siêu âm tim. Kết quả: Tỉ lệ dày thất trái 24/82 (29,3%), vách liên thất 21/82 (25,6%), thành sau thất trái 13/82 (15,9%). Tỉ lệ giảm chức năng tâm thu thất trái: 7/82 (8,5%), tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái: 65/82 (79,3%). Trong đó, độ I 61/82 (74,4%), độ II 3/82 (3,7%), độ III-IV 1/82 (1,2%). N hóm hội chứng chuyển hóa có THA gây tổn thương hình thái và chức năng thất trái nhiều hơn nhóm không THA (thông số LA, IVSd, LVDd, LVPWd, LVM, LVMI, VA, VE/VA, DTE) Kết luận: Siêu âm tim nên được xem là biland hàng đầu cho tất cả bệnh nhân có Hội chứng chuyển hóa đặc biệt là ĐTĐ týp 2 có tăng trọng kèm béo phì nhằm phát hiện sớm rối loạn hình thái và chức năng thất trái góp phần tiên lượng và định hướng điều trị thích hợp
  9. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 63 A603 Kết quả bước đầu nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân béo phì dạng nam bằng siêu âm Doppler mô Nguyễn Cửu Long Đại học Y Dược Huế MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: N ghiên cứu những biến đổi về hình thái và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân béo phì dạng nam bằng siêu âm tim qui ước và siêu âm doppler mô. Qua đó đánh giá vai trò của Doppler mô trong nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Chúng tôi nghiên cứu 30 bệnh nhân béo phì (gồm 12 nam giới có vòng bụng ≥90 cm và 18 nữ giới có vòng bụng ≥80cm), tuổi trung bình 49,33±7,16, không tăng huyết áp, không đái tháo đường, bằng siêu âm tim quy ước và siêu âm Doppler mô cơ tim. KẾT QUẢ: BMI của nhóm nghiên cứu là 25,35±2,87kg/m2: của nam là 25,84±2,25kg/m2; của nữ là 25,03±3,24kg/m2. Vòng bụng trung bình là 91,03±6,29cm: của nam là 94,92±2,64cm; của nữ là 88,44±6,73cm.Đường kính thất trái cuối tâm trương là 45,9±4,05mm ở nhóm chung; ở nam là 47,41±4,63mm; ở nữ là 44,9±3,39mm. Khối lượng cơ thất trái là 143,47±35,56g ở nhóm chung. Chỉ số khối cơ thất trái là 85,69±19,55g/m2. Đường kính nhĩ trái ở nhóm chung là 36,34±4,33mm; ở nam là 38,82±3mm; ở nữ là 34,68±4,36mm. Vận tốc sóng E van 2 lá trung bình là 75,2±17,5 cm/s ở nhóm chung; vận tốc sóng A van 2 lá trung bình là 76,2±16,5cm/s. Tỉ số E/A van 2 lá là 0,99±0,29. Vận tốc sóng E ở Doppler mô vòng van bên van 2 lá là 12,1±3,3cm/s. Vận tốc sóng A là 12,7±2,9cm/s. Tỉ lệ vận tốc sóng E van 2 lá/ vận tốc sóng E mô vòng van bên van 2 lá là 6,76±2,19. KẾT LUẬN: Đường kính nhĩ trái và khối lượng cơ thất trái tăng ở nhóm nghiên cứu so với giá tri sinh học của người Việt N am bình thường (năm 2003). Vận tốc sóng E dòng chảy van 2 lá, tỉ số E/A có xu hướng giảm so với giá trị người Việt N am bình thường. Sóng A có xu hướng tăng. Vận tốc sóng Em có xu hướng giảm, vận tốc sóng Am có xu hướng tăng. Tỉ lệ E/Em tăng. A604 Thuyên tắc động mạch phổi: vai trò của siêu âm tim qua thực quản Nguyễn Kim Thái, Phan Thanh Hải Trung tâm MEDIC, TP Hồ Chí Minh GIỚI THIỆU: MSCT đựợc xem là phương pháp chNn đoán khác cùng với chụp động mạch phổi có cản quang có hiệu quả trong chNn đóan thuyên tắc động mạch phổi. Chúng tôi trình bày một trường hợp siêu âm tim qua thực quản phát hiện thuyên tắc động mạch phổi BỆNH ÁN: Bệnh nhân nam 58 tuổi, khó thở khi gắng sức . Bệnh nhân được gởi đến MEDIC siêu âm tim qua thực quản vì có bóng tim lớn trên X quang và tăng áp động mạch phổi nặng không rõ nguyên nhân khi làm siêu âm tim qua thành ngực, ECG cho thấy block nhánh phải và dày thất phải KẾT QUẢ: Siêu âm tim qua thực qủan: có mass trong thân động mạch phổi theo dõi huyết khối. Sau đó bệnh nhân được chụp MSCT với kết quả huyết khối lớn chiếm gần hết lòng thân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1