Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 4
lượt xem 6
download
Tỷ lệ thành công ngay sau thủ thuật là 88,5%, tỷ lệ thất bại là 11,5%. Trong 88,5% bệnh nhân thành công có 23,3 % bn có tái phát lại N TT/T. Trong thủ thuật, chúng tôi cũng gặp 1 ca bị tràn dịch màng tim có ép tim phải chọc hút dịch, 1 ca bị blốc nhĩ thất cấp III, không có bệnh nhân nào tử vong trong quá trình thủ thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 4
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 28 87% bên trái chiếm 13%, trong đó nhiều nhất là đường ra thất phải chiếm 81%. Tỷ lệ thành công ngay sau thủ thuật là 88,5%, tỷ lệ thất bại là 11,5%. Trong 88,5% bệnh nhân thành công có 23,3 % bn có tái phát lại N TT/T. Trong thủ thuật, chúng tôi cũng gặp 1 ca bị tràn dịch màng tim có ép tim phải chọc hút dịch, 1 ca bị blốc nhĩ thất cấp III, không có bệnh nhân nào tử vong trong quá trình thủ thuật. Kết luận: N ghiên cứu này gợi ý việc điều trị bằng SCTSR cho N TT/T là an toàn và hiệu quả. TIM MẠCH DỰ PHÒNG A101 Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não tại tỉnh Hải Dương Nguyễn Văn Triệu Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não (TBMMN ) tại cộng đồng ở tỉnh Hải Dương. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành điều tra từng nhà một những bệnh nhân bị TBMMN tại cộng đồng. Kết quả : Tổng số người đựơc điều tra là 771959. Tỷ lệ những ngươìi hiện mắc TBMMN ở tỉnh Hải Dương là 374,8/100.000 dân trong đó Huyện N inh giang: 423,4/100.000, Tứ Kỳ: 435/100.000 , Gia Lộc: 381/100.000. Tỷ lệ người hiện mắc TBMMN ở Huyện Chí Linh và Thành phố Hải Dương thấp hơn một chút (tương ứng là 299,1/100.000 và 323,3/100.000 dân). Kết luận : Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ hiện mắc những người sau TBMMN tại cộng đồng tỉnh Hải Dương khá cao (374,8/100.000). A102 Dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành và mạch não trong 10 năm bằng thang điểm Framingham cho người trưởng thành tại tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thị Liên Trung tâm tuyên truyền giáo dục sức khỏe Quảng Nam Trần Lâm Bệnh viện đa khoa Quảng Nam Phạm Nguyễn Cẩm Thạch Sở Y tế Quảng Nam Huỳnh Văn Minh Đại học Y Dược Huế CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU: Thang điểm nguy cơ Framingham đã được sử dung rộng rãi để nhận biết những đối tượng có nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: (1) Đánh giá nguy cơ mắc bệnh mạch não và bệnh mạch vành trong
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 29 10 năm bằng cách ứng dụng mô hình Framingham, và (2) Phân tích mối liên quan giữa chỉ số này với một vài yếu tố nguy cơ tim mạch chủ yếu. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: N ghiên cứu bao gồm 801 đối tượng (nam 37,45%), tuổi 30-74. Các thông số sau đây được đánh giá: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông. N guy cơ tim mạch toàn bộ được phân loại theo thang điểm framingham. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2008. KẾT QUẢ: N guy cơ trung bình 10 năm là 6,94% đối với bệnh mạch vành (BMV) và 2,59% đối với bệnh mạc máu não (BMN ). N guy cơ 10 năm của BMV tương quan có ý nghĩa vởi tuổi, BMI, hút thuốc lá, TC, LDL, TG, HDL, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (r= 0.620, 0.639, 0.29, 0.485, 0.492, 0.424, - 0.538, 0.348, và 0.458, lần lượt, tất cả p< 0.0001). N guy cơ 10 năm của BMN tương quan có ý nghĩa vởi tuổi, hút thuốc lá, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (r= 0.613, 0.354, 0.702, và 0.408, lần lượt, tất cả p < 0.0001), nhưng hầu như không tương quan với rối loạn lipid máu. KẾT LUẬN: N guy cơ tim mạch tương lai của cộng đồng người Việt N am tại tỉnh Quảng N am là không nhỏ. N guy cơ này tương quan có ý nghĩa với những yếu tố nguy cơ tim mạch chủ yếu. A103 Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện C Đà Nẵng Võ Thị Hà Hoa, Đặng Văn Trí Bệnh viện C Đà Nẵng Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần xuất và đặc điểm hội chứng chuyển hoá (HCCH) ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi có tăng huyết áp. Khảo sát mối liên quan giữa tăng huyết áp với các yếu tố khác của HCCH. Phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện ở 532 bệnh nhân nữ trên 45 tuổi (trong đó có 372 người tăng huyết), sử dụng tiêu chuNn HCCH theo ATP III (2003) và chNn đoán tăng huyết áp theo JN C VII. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi tăng huyết áp 48,7% cao hơn so với nhóm không tăng huyết áp 15,0% (p < 0,01). Thành phần thường gặp trong HCCH theo thứ tự là tăng triglycerit, giảm HDL-c, tăng đường huyết và tăng vòng eo. Bệnh nhân HCCH có 3 thành phần là thường gặp nhất với tỷ lệ 64,4% và ở giai đoạn tiền tăng huyết áp chiếm đến 60,8%. Các dạng phối hợp 3 thành phần thường gặp với tăng huyết áp là tăng triglycerit và giảm HDL-c (25,4%); tăng triglycerit và tăng đường huyết (15,4%); phối hợp 4 thành phần thường gặp là tăng triglycerit, giảm HDL-c và tăng đường huyết (19,3%). Kết luận: HCCH chiếm tỷ lệ là 48,7% ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi có tăng huyết áp. Bệnh nhân HCCH có 3 thành phần là thường gặp nhất với tỷ lệ 64,4%. Các phối hợp thường gặp trong HCCH ở bệnh nhân tăng huyết áp là tăng triglycerit máu, giảm HDL-c; tăng triglycerit và tăng đường huyết; tăng triglycerit, giảm HDL-c và tăng đường huyết.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 30 A105 Bước đầu nghiên cứu hội chứng ngưng thở lúc ngủ tại Huế Hoàng Anh Tiến Đại học Y Dược Huế Nguyễn Quang Hưng Đại học Khoa học Huế Đặt vấn đề: Hội chứng ngưng thở lúc ngủ là tình trạng bệnh lý xuất hiện tình trạng ngưng thở ở các giai đoạn trong lúc ngủ. Tần suất mắc bệnh vào khoảng 5% dân số, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và trong số này có đến 70% không thể chNn đoán được. Trên 50% bệnh nhân có hội chứng N TKN bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành và thậm chí đột tử. Ở Việt N am, việc áp dụng các phương tiện chNn đoán hội chứng này còn chưa phổ biến, cũng như chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng ngưng thở lúc ngủ Mục đích nghiên cứu: nhằm nghiên cứu các yếu tố tiên lượng trong hội chứng ngừng thở khi ngủ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu hội chứng ngưng thở khi ngủ ở 60 người bao gồm 30 bệnh nhân có hội chứng ngưng thở lúc ngủ lứa tuổi từ 31-65, có đối chiếu nhóm chứng là 30 người khoẻ mạnh cùng lứa tuổi. Các đối tượng nghiên cứu được khám và tính BMI, ECG, X-quang phổi, siêu âm tim, Bilan lipid và Glucose máu đói. Chúng tôi tiến hành khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch, đồng thời đánh giá mối tương quan giữa độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ và tuổi, BMI, HATT, HATTr, Glucose máu đói, Cholesterol, Triglyceride, LDL-C, HDL-C Kết quả: Hai nhóm có sự tương đồng về tuổi, giới (p>0.05), tần suất của các yếu tố nguy cơ tim mạch là: Rối loạn lipid máu: 24.59%, Tăng huyết áp: 18.03%, Béo phì: 22.95%, Hút thuốc lá: 18.03%, Lối sống tĩnh tại: 4.92%, Đái tháo đường: 11.48%. Có sự tương quan thuận giữa độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ và Tuổi r=0.433 (p=0.017), HATT r=0.572 (p=0.001), HATTr r=0.409 (p=0.025), BMI r=0.413 (p=0.023), Glucose máu đói r=0.556 (p=0.001), Cholesterol r=0.316 (p=0.089), Triglyceride r=0.388 (p=0.034). Kết luận: Dựa vào yếu tố nguy cơ tim mạch và mối tương quan với độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể tiên lượng được tần suất và độ nặng của hội chứng này. A106 Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và hiện tượng không giảm hay giảm huyết áp về đêm trên bệnh nhân tăng huyết áp bằng Holter điện tim và huyết áp 24 giờ Trần Minh Trí, Đào Mỹ Dung, Huỳnh Văn Minh Đại học Y Dược Huế Đặt vấn đề: Để đánh giá rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có hiện tượng giảm hay không giảm huyết áp ban đêm, chúng tôi sử dụng đồng thời hai thiết bị theo dõi huyết áp và điện tim 24 giờ trên 60 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 31 Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm có giảm huyết áp về đêm hơn 10% so với ban ngày (nhóm Dipper, n=23), nhóm không giảm hoặc giảm dưới 10% huyết áp ban đêm so với ban ngày (nhóm N on-Dipper, n=37). Kết quả: có sự khác biệt ý nghĩa thống kê huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ban ngày và ban đêm ở 2 nhóm (p
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 32 Kết quả: Bảng 1. Các chỉ số BTN T giữa nhóm THA và nhóm huyết áp bình thường N hóm chứng (n=31) Tăng huyết áp (n=45) p ASDN N (ms) 48.65 ± 3.07 37.38 ± 2.10 SDAN N (ms) 100.72 ± 5.79 84.86 ± 4.14 SDN N (ms) 113.84 ± 5.81 95.17 ± 4.45 RMSSD (ms) 33.10 ±5.01 24.62 ± 2.06 LnULF (ms2) 2.38 ± 0.14 2.04 ± 0.09 0.05 Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê các chỉ số BTN T giữa hai nhóm. Tỉ lệ cân bằng giao cảm và phó giao cảm không có khác biệt. Kết luận: Có sự giảm biến thiên nhịp tim theo thời gian và theo phổ tần số ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trên 40 tuổi và theo giới tính. A109 Rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có biến chứng thận Nguyễn Tá Đông Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Đặt vấn đề: ĐTĐ týp 2 là một bệnh lý phức tạp, gây biến chứng ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở tim, não, mắt, thận... bệnh lý thần kinh tự động tim (TKTĐT), rối loạn nhịp tim (RLN T) và biến chứng thận thường xãy ra sớm ở phần lớn trường hợp và không có triệu chứng trong nhiều năm. Khi có biến chứng ở thận, thì biểu hiện ở tim sẽ như thế nào? Mục tiêu: Đánh giá rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận qua Holter điện tim 24h.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 33 Đối tượng và phương pháp: 110 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được đưa vào nghiên cứu. Trong đó 38 bệnh nhân có biến chứng thận và 72 bệnh nhân chưa có biến chứng thận để đánh giá RLN T và giảm BTN T bằng Holter điện tim 24 giờ. Kết quả: Tỷ lệ RLN T trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có biến chứng thận là lệ 57,8 % cao hơn nhóm chưa có biến chứng thận (26,4 %). Tỷ lệ giảm BTN T trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có biến chứng thận là 63,15 % cao hơn nhóm chưa có biến chứng thận ( 29,16 %). PHẪU THUẬT TIM VÀ TIM MẠCH NHI A201 Kết quả phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực bụng tại Viện tim mạch quốc gia Nguyễn Hoàng Hà, Ngô Phi Long Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Phẫu thuật thay đoạn động mach chủ ngực bụng là một phẫu thuật lớn có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Tại viện tim mạch đã tiến hành phẫu thuật cho 3 bệnh nhân . Cả 3 bệnh nhân đều được phẫu thuật theo phương pháp chạy máy tim phối nhân tạo qua động và tĩnh mạch đùi. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 2/3 bệnh nhân. Bệnh nhân tử vong do biến chứng xuất huyết trong phổi. Hai bệnh nhân xuất viện đều không có biến chứng liệt tủy, và suy thận. A205 Kết quả bước đầu điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân kẹt van hai lá cơ học do huyết khối tại bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Xuân Tuấn, Ngô Chí Hiếu Bệnh viện Tim Hà Nội Đặt vấn đề: Huyết khối van hai lá nhân tạo cơ học là biến chứng hiếm, nhưng rất nguy hiểm cho bệnh nhân mang van (tỷ lệ 2-4% mỗi năm). Phẫu thuật thay lại van là phương pháp truyền thống để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên hiện nay thuốc tiêu sợi huyết nổi lên như liệu pháp thay thế phẫu thuật và cũng là liệu pháp đầu tiên để giải quyết các trường hợp mắc huyết khối van cơ học nhân tạo. Phương pháp nghiên cứu: Từ 2007 đến 2010 tại Viện Tim Hà N ội chúng tối lấy vào nghiên cứu 8 bệnh nhân được chNn đoán là huyết khối van hai lá nhân tạo (3 nam, tuổi trung bình 42.4 ± 10.4 năm) được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết (Streptokinase) theo phác đồ truyền tĩnh mạch kéo dài. Đánh giá tiến triển của triệu chứng trên lâm sàng và trên siêu âm tim qua thành ngực mỗi 6h, siêu âm tim qua thực quản được làm trước và sau khi điều trị. Lấy mốc 24h để đánh giá sự thành công của liệu pháp của thuốc tiêu sợi huyết.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 34 Kết quả: có 7 ca (chiếm 87.5%) đáp ứng hoàn toàn với liệu pháp tiêu sợi huyết, 1 ca (22.5%) đáp ứng một phần với liệu pháp, không có ca nào thất bại. 100% có cải thiện triệu chứng lâm sàng sau điều trị, số bệnh nhân có tỷ lệ IN R trong giới hạn điều trị hiệu quả (IN R =2.5-3.5) khi nhập viện là 3 ca (chiếm 37.5%). Không có bệnh nhân nào bị biến chứng tắc mạch hay chảy máu, 2 bệnh nhân (chiếm 25%) gặp tác dụng phụ của thuốc như: đau đầu, sốt, đau bụng thoáng qua...Thời gian trung bình của liệu pháp là 14.3 ± 1.7 giờ. Kết luận: Thuốc tiêu sợi huyết có hiệu quả cao khi điều trị cho bệnh nhân kẹt van hai lá nhân tạo do huyết khối, rất ít tác dụng phụ và không thấy biến chứng xuất hiện trong nghiên cứu này. A206 Phẫu thuật động mạch chủ lên và quai động mạch chủ có hạ nhiệt độ sâu và ngừng tuần hoàn – Kinh nghiệm tại Viện Tim mạch Quốc gia trên 13 bệnh nhân. Nguyễn Hoàng Hà, Ngô Phi Long, Phan Thanh Nam, Nguyễn Văn Tạo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Các phẫu thuật động mạch chủ lên và quai động mạch chủ cần hạ nhiệt độ sâu và ngừng tuần hoàn. Chúng tôi đánh giá mức độ an toàn cũng như các kỹ thuật mới. Kết quả thu được trên 13 bệnh nhân được phẫu thuật từ năm 2007 đến năm 2010. 8 bệnh nhân được chNn đoán lóc tách động mạch chủ chiếm 61,5%. 7 bệnh nhân được được thay động mạch chủ lên, một bệnh nhân làm phẫu thuật Bentall, một bệnh nhân phẫu thuật David hai bệnh nhân thay quai động mạch chủ. Trong lúc ngừng tuần hoàn chúng tôi bảo vệ não bằng kỹ thuật tưới máu não chọn lọc qua đoạn mạch nhân tạo được khâu vào động mạch dưới đòn hoạc động mạch nách bên phải, các nhánh cảnh trái, thân cánh tay đầu và động mạch dưới đòn trái được cặp lại hoạc bịt bằng bong. Không có bệnh nhân tử vong sớm, một bệnh nhân bị tai biến mạch não do nhồi máu não (bị từ trước mổ) 7 bệnh nhân phải mổ lại cầm máu sau mổ. A207 Dò động mạch vành bẩm sinh ở trẻ em: kinh nghiệm chẩn đoán qua 21 trường hợp Hồ Sỹ Hà, Phạm Hữu Hòa, Trần Kinh Trang, Cao Việt Tùng, Lê Hồng Quang Bệnh viện Nhi Trung Ương Mục đích: Mô tả đặc điểm dị tật dò Động mạch vành (ĐMV) ở trẻ em và đánh giá vai trò siêu âm Doppler màu trong chNn đoán bệnh. Phương pháp: N ghiên cứu hồi cứu mô tả. Đối tượng: Gồm 21 bênh nhân (BN ), 5 tuần -14 tuổi, chNn đoán trên siêu âm Doppler dò ĐMV tại Viện N hi TƯ từ 6/2003 – 6/2010. 18 BN được xác định qua chụp mach và hoặc phẫu thuật .Ba BN dựa siêu âm tim và chụp cộng hưởng từ. Các BN được thăm khám lâm sàng, siêu âm tim; điện tim và chụp X-quang tim phổi. Kết quả: Tuổi trung bình: 3,2± 3,8 tuổi; 13 trẻ gái và 9 trai. Lâm sàng: tiếng thổi liên tục hoặc thổi đôi gặp 13 BN (62%), thổi tâm thu hoặc tâm trương trước tim ở 8 BN . Suy tim gặp 4 BN và 13 BN tim to trên X quang. Điên tim gặp 68% (13/19) dày và tăng gánh thất trái. Thay đổi siêu
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 35 âm tim: ĐMV giãn, có dòng rối và phổ liên tục trên Doppler gặp tất cả trường hợp (tr/h). Kích thước ĐMV từ 4,1- 15,8 mm, trung bình 7,5±3,1mm. Phổ Doppler dạng sóng liên tục với tốc độ cao, từ 2- 4.7 m/s. Tổn thương mạch vành: 12 BN gặp dò ĐMV phải, 7 gặp ĐMV trái (3 liên thất trước, 4 nhánh mũ) và 2 BN gặp dò cả 2 bên. Vị trí dò về buồng tim phải là 18 tr/h (18/23, 78%) với thất phải14 và nhĩ phải 4. Dò về tim trái gặp 5 tr.h (thất trái 3 và nhĩ trái 2); Một dò vào động mạch phổi. Bốn trường hơp có ít nhất 2 nhánh dò trên cùng một động mạch. Di tật kết hợp có trên 4 tr/h: còn ống động mạch, thông liên nhĩ và hở van 2 lá nặng do sa van trong 2 tr/h.Kết quả siêu âm so với chụp ĐMV và/ hoặc phẫu thuật phù hợp về vị trí và mức độ giãn của các ĐMV. Riêng vị trí đổ về của dò chỉ đúng 14/18 tr/h (78%). Trường hợp nhiều nhánh dò đều không được phát hiện trên siêu âm. Ba BN được tiến hành phẫu thuật thắt dò vành chỉ dựa vào kết quả siêu âm Doppler tim. Kết luận: Dò ĐMV là dị tật hiếm gặp nhưng có khả năng can thiệp hiệu quả. Tổn thương dò ở ĐMV phải và tỷ lệ dò đổ về buồng tim phải cao hơn so với tim trái. Siêu âm Doppler mầu có thể tiếp cận chNn đoán và là sự lựa chọn đầu tiên trong sàng lọc dị tật dò ĐMV ở trẻ em. A208 Bóc tách vách liên thất do dò động mạch vành Nguyễn Xuân Trình, Nguyễn Tuấn Vũ, Phan Thanh Hải Khoa Tim mạch – Trung tâm y khoa MEDIC, TP Hồ Chí Minh Bóc tách vách liên thất là một bệnh hiếm gặp.Đặc biệt bóc tách vách liên thất do dò động mạch vành bNm sinh. Bóc tách vách liên thất hiếm khi xảy ra sau viêm nội tâm mạc nhiễm trùng với sự lan rộng của nhiễm trùng qua mô của vách liên thất hoặc sau khi dò động mạch vành hoặc sau nhồi máu cơ tim với sự xé rách không đều ở vách liên thất trước khi thủng vách liên thất và phát triển luồng thông (shunt). N goài ra bóc tách vách liên thất có thể do biến chứng của chấn thương ngực hoặc tiến triển của phình xoang valsalva hoặc do can thiệp vào nhánh vách gây ra dò và gây bóc tách vách liên thất. Dò động mạch vành có thể bNm sinh hoặc xảy ra sau chấn thương ngực hoặc sau sinh thiết nội mạc cơ. Chúng tôi xin trình bày một trường hợp bóc tách vách liên thất rất hiếm gặp do dò động mạch vành xuống trước trái với sự hình thành túi giả phình rất lớn thông nối với lỗ dò từ động mạch vành xuống trước trái ở bé gái 9 tuổi được chụp mạch vành với máy MSCT - 64 tại trung tâm y khoa MEDIC. Bệnh nhân này cũng được làm siêu âm tim và chụp mạch vành can thiệp trước khi chụp MSCT mạch vành và được phNu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược. A211 Đánh giá hiệu quả bước đầu của thông tim can thiệp đóng thông liên thất tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Trương Quang Bình, Lê Trọng Phi, Đỗ Nguyên Tín, Trần Hòa, Bùi Thị Xuân Nga, Vũ Hoàng Vũ Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn, và kết quả theo dõi của thông tim can thiệp đóng thông liên thất
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 36 Phương pháp: Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 8 năm 2010, có 36 bệnh nhân được đóng lỗ thông liên thất qua da tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Dụng cụ đóng lỗ thông N it- Occlud® VSD spiral coil (pfm medical ag, Germany) được sử dụng ở 35 bệnh nhân, chỉ có 1 trường hợp đóng thông liên thất bằng Amplatzer ống động mạch. Đánh giá kết quả bằng siêu âm tim qua thành ngực xem shunt tồn lưu, vị trí dụng cụ và các biến chứng. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 12,2 tuổi. Trong đó có 77,7% bệnh nhân là thông liên thất phần màng, 16,7% phần phễu, 5,6% phần cơ bè. Đường kính trung bình của lỗ thông 5,5 (2,3-13) mm. Kích thước của coil 9,8x6mm (7-12x6mm). Thời gian theo dõi trung bình 16 tháng. Đóng lỗ thông liên thất thành công ở 36 bệnh nhân (100%). Không có trường hợp nào tử vong. Sau 12 tháng theo dõi có 7 trường hợp shunt tồn lưu, trong đó 6 trường hợp shunt tồn lưu 2mm. Có 2 trường hợp tán huyết nội mạch thoáng qua. Kết luận: đóng lỗ thông liên thất bằng coil xoắn qua ống thông là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả A212 Đóng thông liên nhĩ qua ống thông dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim (ICE). Nguyễn Thượng Nghĩa Khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Chợ Rẫy Mục tiêu nghiên cứu:N ghiên cứu này được làm nhằm xác định tính khả thi và tính an toàn của siêu âm trong buồng tim ( ICE) trong hướng dẫn điều trị can thiệp bít dù thông liên nhĩ qua ống thông . Cơ sở nghiên cứu: Điều trị bít dù thông liên nhĩ (ASD) qua ống thông ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thế giới và tại Việt N am trong khoảng thời gian gần đây. Hầu hết các trường hợp bít dù thông liên nhĩ đều được hướng dẫn của siêu âm tim qua thực quản và thông tim. Siêu âm trong buồng tim (ICE) là một kỹ thuật chNn đoán hình ảnh tim mạch hiện đại mới được ứng dụng gần đây giúp hướng dẫn một số thủ thuật tim mạch hiệu quả hơn, an toàn hơn. N ên việc đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của ICE trong hướng dẫn bít dù ASD qua ống thông trở nên cần thiết, đặc biệt khi so sánh với một số phương pháp thường qui khác như: Siêu âm tim qua thành ngực TTE, Siêu âm tim qua thực quản TEE, Thông tim. Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Đây là một nghiên cứu mở, tiến cứu, thống kê mô tả. 39 BN ASD thứ phát được bít dù qua hướng dẫn ICE trong thời gian từ tháng 12/ 2009 – 8/ 2010 tại Khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ rẫy. ICE được thực hiện thành công ở tất cả 39 BN . Bít dù ASD dưới hướng dẫn ICE được thực hiện thành công 34/ 39 ca (87,2%). ICE phát hiện chính xác 4/39 ca (10,2%) ASD nhiều lỗ bị bỏ sót khi siêu âm qua thành ngực TTE hoặc siêu âm tim qua thực quản TEE; giúp xác định chính xác giải phẫu vách liên nhĩ, số lượng lỗ thông ASD và kỹ thuật thích hợp để bít dù ASD (1 ca dùng dụng cụ ASO Cribiform để đóng ASD nhiều lỗ, 3 ca dùng dụng cụ ASO lớn hơn 4 mm để bít luôn lỗ ASD nhỏ kế bên). ICE xác định 3 ca (7,7%) không thể đo được kích thước bóng khi bơm bóng 34 (sizing balloon) lên tối đa do vẫn còn luồng thông tồn lưu và 1 ca trở về bất thường TM phổi vào nhĩ phải.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chẩn đoán và xử trí Tiền Đái tháo đường
6 p | 141 | 19
-
HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 5)
6 p | 117 | 16
-
Rối loạn chuyển hóa đường ở người cao tuổi
2 p | 150 | 14
-
Vữa xơ động mạch (Atherosclerosis) (Kỳ 1)
6 p | 98 | 9
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 1
9 p | 87 | 9
-
Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Subacute infective endocarditis) (Kỳ 2)
8 p | 103 | 7
-
TÁCH THÀNH ĐỘNG MẠCH CHỦ (Kỳ 2)
7 p | 102 | 7
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 10
3 p | 97 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 8
9 p | 76 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 7
9 p | 104 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 5
9 p | 65 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 2
9 p | 84 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 6
9 p | 69 | 5
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 9
9 p | 67 | 5
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường trong y học p2
12 p | 77 | 5
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 3
9 p | 85 | 4
-
Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở cán bộ công nhân viên Tổng công ty Xây dựng số 1
8 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn