intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 8

Chia sẻ: Qwdqwdfq Dqfwf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả hóa mô miễn dịch: pulmonary angiosarcoma BÀN LUẬN: 1/ Siêu âm tim qua thực quản có thể phát hiện thuyên tắc phổi và những trường hợp tăng áp động mạch phổi mãn do thuyên tắc nhờ thấy được khối huyết khối hoặc khối bướu trong động mạch phổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 8

  1. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 64 chung động mạch phổi. Bệnh viện Đại Học Y Dược phẫu thuật bóc lớp trong động mạch phổi. Kết quả hóa mô miễn dịch: pulmonary angiosarcoma BÀN LUẬN: 1/ Siêu âm tim qua thực quản có thể phát hiện thuyên tắc phổi và những trường hợp tăng áp động mạch phổi mãn do thuyên tắc nhờ thấy được khối huyết khối hoặc khối bướu trong động mạch phổi. 2/ Sarcoma phổi nguyên phát thì hiếm, thường là di căn từ da, gan, tim. Cho đến nay không nhiều ca sarcoma phổi được báo cáo. 3/ Cả về lâm sàng và hình ảnh học của angiosarcoma động mạch phổi đều giống với huyết khối mãn động mạch phổi khiến chNn đoán nhầm lẫn. Trong phân biệt huyết khối mãn động mạch phổi và angiosarcoma, những phương tiện chNn đoán như MSCT, MRI và PET scan được sử dụng để góp phần chNn đoán KẾT LUẬN: Siêu âm tim qua thực quản có thể được dùng trong những trường hợp nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi cấp hoặc tăng áp động mạch phổi mạn do thuyên tắc. Sarcoma động mạch phổi rất hiếm và thường khó xác định. Có thể lầm sarcoma động mạch phổi với huyết khối động mạch phổi cả về lâm sàng và hình ảnh học khiến việc chNn đóan khó khăn và làm trì hoãn việc đìều trị A605 Nghiên cứu tình trạng xơ vữa và bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh của phụ nữ mãn kinh không tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Bông Sơn, Bình Định Phan Long Nhơn, Bành Quang Hiệp, Hoàng Thị Kim Nhung, Phạm Thị Tuyết Hạnh Bệnh viện đa khoa khu vực Bông Sơn Bình Định Mục đích: Khảo sát tổn thương động mạch cảnh qua đo bề dày lớp nội trung mạch và tình trạng xơ vữa động mạch ở phụ nữ mãn kinh không tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler. Đối tương và phương pháp: 130 phụ nữ mãn kinh không tăng huyết áp, được khảo sát về bề dày, tình trạng xơ vữa và trở kháng của động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm doppler đầu dò 7,5MHz. Kết quả 1. Tổn thương xơ vữa: - Tỉ lệ bệnh nhân có mãng xơ vữa: 29,47%, động mạch cảnh chung phải: 2,1% và trái: 6,31%; chỗ chia đôi động mạch cảnh chung phải: 13,68% và trái: 0% - Bề dày mãng xơ vữa: Từ 2mm trở lên chiếm 22,1%; dưới 2mm chiếm 7,36%; có sự khác biệt về tỷ lệ tổn thương xơ vữa ĐMCa giữa 2 nhóm mãn kinh và chưa mãn kinh. 2. IMT của ĐMCa là: IMT của ĐMCa nhóm bệnh (P): 0,96±0,20mm và (T): 0,97±0,20mm, IMT của ĐMCa nhóm chứng(P): 0,89±0,21mm và (T): 0,88±0,16mm 3. Chỉ số trở kháng ĐMCa (RI): N hóm phụ nữ mãn kinh – không tăng huyết áp: RI bên phải 0,69±0,08 và RI bên trái 0,71±0,09. N hóm phụ nữ còn hành kinh: RI bên phải 0,69±0,07 và RI bên trái 0,72±0,08. Không có sự khác biệt về RI giữa 2 nhóm
  2. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 65 A606 Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não Trần Văn Trung Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Định Nguyễn Đức Công Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh Vữa xơ động mạch cảnh (ĐMC) là một yếu tố nguy cơ cao đột quỵ não (ĐQN ). Tuy nhiên, nghiên cứu về hình thái và chức năng ĐMC ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não (N MN ) còn chưa được quan tâm ở Việt N am. Trong nghiên cứu này, 115 bệnh nhân (nam 76, nữ 39) N MN (nhóm bệnh) có độ tuổi trung bình là 73,2 ± 11,4 năm được chNn đoán xác định N MN bằng lâm sàng và bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT: computed tomography) hoặc tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) và 50 bệnh nhân (nam 34, nữ 16) không có các yếu tố nguy cơ vữa xơ ĐMC, không có dấu hiệu N MN trên chụp CLVT (nhóm chứng) có độ tuổi tương đương là: 69,8 ± 11,6 năm. Cả hai nhóm được siêu âm Doppler ĐMC chung (ĐMCC). Kết quả của nghiên cứu cho thấy: - Đường kính tâm thu trung bình (TB), đường kính tâm trương TB ở bên phải và bên trái ĐMCC (lần lượt là: 7,81 ± 1,12 và 7,65 ± 1,15 mm) của nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 7,68 ± 0,79 và 7,62 ± 0,96 mm) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - Độ dày nội trung mạc (N TM) TB và tỷ lệ tăng độ dày N TM ở bên phải và trái ĐMCC của nhóm bệnh (lần lượt là: 1,25 ± 0,61 mm; 82,6% và 1,22 ± 0,49 mm; 77,4%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 0,81 ± 0,13 mm; 30,0% và 0,80 ± 0,11 mm; 42,0%) có ý nghĩa p < 0,001 (ORphải = 11,08; CI: 5,11 – 24,02 và ORtrái = 4,72; CI: 2,32 – 9,63). - Mức độ co giãn, vận tốc tâm thu (Vs) và vận tốc tâm trương (Vd) của ĐMCC phải và trái (lần lượt là: 0,60 ± 0,26 mm; 55,09 ± 15,87 cm/s; 14,01 ± 5,78 cm/s và 0,67 ± 0,30 mm; 57,74 ± 16,09 cm/s; 15,6 ± 5,77 cm/s) thấp hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 0,70 ± 0,22 mm; 69,06 ± 25,73 cm/s; 18,93 ± 8,86 cm/s và 0,74 ± 0,32 mm; 66,52 ± 21,36 cm/s; 17,65 ± 6,06 cm/s) có ý nghĩa thống kê với p < 0,001; p < 0,05. - Chỉ số sức cản (RI: resistance index) của ĐMCC phải và trái của nhóm bệnh (lần lượt là: 0,74 ± 0,08 và 0,74 ± 0,07) cao hơn chỉ số RI của ĐMCC phải và trái của nhóm chứng (lần lượt là: 0,70 ± 0,07 và 0,71 ± 0,06) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; p < 0,05. Tóm lại: có sự tăng khá cao độ dày N TMTB, tỷ lệ tăng độ dày N TM và chỉ số RI ở bệnh nhân đột quỵ N MN so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). A608 Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn thương hẹp động mạch vành mức độ vừa Nguyễn Phương Anh, Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam IVUS với đầu dò siêu âm đưa trực tiếp vào trong lòng động mạch vành, có khả năng đánh giá cụ thể, chi tiết, chính xác độ nặng, hình thái, bản chất của các tổn thương hẹp ĐMV mức độ vừa,
  3. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 66 nhờ đó thầy thuốc có thể quyết định được phương pháp điều trị can thiệp hay nội khoa, nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất cho bệnh nhân. Mục tiêu (1) N ghiên cứu các đặc điểm của tổn thương hẹp vừa động mạch vành bằng siêu âm trong lòng mạch (IVUS) (2) So sánh vai trò của (IVUS) và chụp mạch cản quang (QCA) trong đánh giá các tổn thương hẹp vừa động mạch vành Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, tiến hành dọc theo thời gian trên 51 bệnh nhân có kết quả hẹp vừa ĐMV (hẹp 40% đến 70% đường kính lòng mạch) nằm điều trị nội trú tại viện Tim Mạch Quốc Gia Việt N am trong thời gian tháng 9/2008 đến tháng 10/2009. Kết quả: (1) Các đặc điểm của tổn thương hẹp vừa động mạch vành trên IVUS: Diện tích lòng mạch nhỏ nhất trung bình là 3,32±1,75 mm2. Diện tích mảng xơ vữa xâm chiếm lòng mạch là 69,51%; phần lớn mảng xơ vữa lệch tâm (96,1%); 41,2% mảng xơ vữa hỗn hợp; 35,3% mảng xơ vữa canxi; 29,4% là canxi bề mặt. Phần lớn tổn thương là tái cấu trúc âm tính (70%), chiều dài trung bình của tổn thương là 21,95 mm. (2) Siêu âm trong lòng mạch đánh giá cụ thể, chính xác và bổ sung các thông tin chi tiết về tổn thương so với chụp mạch (QCA), và có mối tương quan tương đối chặt chẽ về một số thông số giữa 2 phương pháp này: 84,3% tổn thương hẹp vừa trên chụp mạch có hẹp đáng kể hoặc có mảng xơ vữa không ổn định cần can thiệp khi đánh giá bằng IVUS, trong đó 66,7% tổn thương có hẹp đáng kể và 17,6% tổn thương có mảng xơ vữa không ổn định. IVUS phát hiện ra nhiều tổn thương canxi hoá (35,3% so với 11,8), chiều dài tổn thương lớn hơn so với chụp mạch (21,95mm so với 19,87mm). Có mối tương quan tương đối chặt chẽ, tỷ lệ thuận giữa diện tích lòng mạch nhỏ nhất- MLA trên IVUS và diện tích lòng mạch nhỏ nhất trên QCA, giữa đường kính lòng mạch nhỏ nhất trên IVUS và đường kính lòng mạch nhỏ nhất trên QCA. Kết luận: Phần lớn các tổn thương hẹp vừa ĐMV có mức hẹp đáng kể trên IVUS hoặc có MXV không ổn định cần phải can thiệp. IVUS đánh giá được cụ thể, chi tiết, chính xác các tổn thương hẹp vừa ĐMV hơn so với chụp mạch và có một số mối tương quan giữa khá chặt chẽ giữa IVUS và chụp mạch. A609 Nghiên cứu sự phục hồi chức năng tâm thu thất trái ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp động mạch vành Nguyễn Thị Thu Hoài, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Mục tiêu: N ghiên cứu sự phục hồi chức năng tâm thu thất trái ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp động mạch vành và tìm hiểu các yếu tố đi kèm với sự phục hồi chức năng thất trái. Phương pháp: Phân số tống máu thất trái được đo trên siêu âm tim bằng phương pháp Simpson sau can thiệp động mạch vành 1 ngày và sau 6 tháng ở 186 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được lấy vào nghiên cứu liên tiếp theo trình tự thời gian. Các bệnh nhân có tái nhồi máu cơ tim sau can thiệp được loại ra khỏi nghiên cứu. Kết quả: 84,9% bệnh nhân được can thiệp động mạch vành thành công (TIMI 3). Phân số tống máu EF trung bình sau can thiệp 1 ngày là 41.61 ± 9.52 (%), sau 6 tháng là 45.74 ± 11.75 (%),
  4. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 67 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Trong vòng 6 tháng sau can thiệp động mạch vành, phân số tống máu EF tăng trung bình 7,6%. Sau 6 tháng, 44% các bệnh nhân có cải thiện chức năng tâm thu thất trái, 31% bệnh nhân có giảm chức năng tâm thu thất trái. Ở 25% bệnh nhân còn lại, chức năng tâm thu thất trái không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê. Phương pháp phân tích đa biến cho thấy các yếu tố đi kèm với sự phục hồi chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp động mạch vành 6 tháng là: nhồi máu cơ tim trước vách, phân số tống máu EF sau can thiệp 1 ngày ≤ 40% , và tổn thương chỉ một nhánh động mạch vành. Kết luận: Ở các bệnh nhân N MCT sau can thiệp thành công động mạch vành, có sự phục hồi đáng kể chức năng tâm thu thất trái 6 tháng sau can thiệp. Các yếu tố đi kèm với sự phục hồi chức năng tâm thu thất trái là nhồi máu cơ tim trước vách, phân số tống máu EF sau can thiệp 1 ngày ≤ 40%, và chỉ tổn thương 1 nhánh động mạch vành. A610 Nghiên cứu tình trạng rối loạn đồng bộ ở bệnh nhân suy tim bằng siêu âm Doppler mô Quyền Đăng Tuyên, Phạm Nguyên Sơn Viện Tim mạch Quân đội – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 Mục đích nghiên cứu: N hằm khảo sát tình trạng rối loạn đồng bộ ở bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 104 bệnh nhân suy tim và 51 người bình thường làm nhóm chứng. Sử dụng siêu âm - Doppler và Doppler mô (TVI) đánh giá các thông số rối loạn đồng bộ chính gồm mức độ và tỷ lệ rối loạn đồng bộ tim thông qua các thông số: tỷ lệ giữa thời gian của thì tâm trương và thời gian của chu chuyển tim (DFT%); chênh lệch thời gian của vách liên thất và thành sau (SPWMD), chênh lệch thời gian tiền tống máu của thất phải và thất trái (IVMD), chênh lệch thời gian của các thành đối diện (ΔTs,ΔTe), chênh lệch thời gian tối đa giữa các vùng (Ts-Diff) và độ lệch chuNn của thời gian của 12 vùng thất trái (Ts-SD) trong thì tâm thu và trong thì tâm trương (Te-Diff) và (Te-SD). Kết quả nghiên cứu: Thời gian PR và QRS của bệnh nhân suy tim dài hơn hẳn nhóm chứng (170,76 ± 31,62 so với 154,39 ± 20,06 và 110,84 ± 29,78 so với 87,35 ± 8,77; p < 0,001), 26,9% bị rối loạn đồng bộ điện học. DFT của bệnh nhân suy tim giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng (43,77 ± 9,69% so với 51,25 ± 7,02%; p < 0,001). 34,6% bệnh nhân suy tim có rối loạn đồng bộ nhĩ - thất. IVMD của bệnh nhân suy tim tăng rõ rệt so với nhóm chứng (24,92 ± 21,12 ms so với 8,22 ± 7,83 ms; p < 0,001). Tỷ lệ rối loạn đồng bộ hai thất là 18,3%. SPWMD của bệnh nhân suy tim tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (108,85 ± 62,76 ms so với 42,16 ± 19,63 ms; p
  5. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 68 Kết luận: Rối loạn đồng bộ cơ học là hiện tượng thường gặp ở những bệnh nhân suy tim. A611 Xác định vữa xơ động mạch cảnh bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp và các yếu tố liên quan Bùi Xuân Tuyết, Tô Văn Hải Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội Vữa xơ động mạch là bệnh của nội mạc các động mạch lớn và vừa, vì vậy nó là nguyên nhân gây bệnh cho nhiều cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận. Cho đến nay, bệnh vữa xơ động mạch vẫn đang tiếp tục phát triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm, không những cho người nhiều tuổi mà gần đây còn gặp cả ở những người trẻ tuổi. Do đó việc phát hiện thời kì đầu của vữa xơ động mạch có tầm quan trọng đặc biệt để tìm cách phòng và chữa sớm nhiều bệnh. Chúng tôi nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 111 bệnh nhân tăng huyết áp, trong đó có 88 bệnh nhân vữa xơ động mạch, chiếm tỷ lệ 79,28%. Tuổi càng cao, mức độ tổn thương vữa xơ động mạch càng nặng. Bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, tăng lipid máu bị vữa xơ động mạch nhiều hơn bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần. A612 Đánh giá độ cứng động mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành qua chụp mạch Phan Đồng Bảo Linh, Nguyễn Cửu Lợi, Nguyễn Anh Vũ Bệnh viện Trung Ương Huế Mục tiêu: Đánh giá vai trò của độ cứng động mạch bằng tốc độ sóng mạch đoạn động mạch chủ lên-động mạch đùi ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Mối tương quan tốc độ sóng mạch với các đặc điểm tổn thương ĐMV và xác định điểm cắt tốc độ sóng mạch dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành ý nghĩa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 87 bệnh nhân chụp vành chọn ra nhòm 55 bệnh ĐMV(age 63.69 ± 10.79) và 32 không bệnh ĐMV(61.56 ± 9.58). Thực hiện tại phòng chụp vành và can thiệp của Trung tâm tim mạch bệnh viện trung ương Huế từ tháng 4-11/2009. Tốc độ sóng mạch động mạch chủ lên-động mạch đùi xác định bằng phương pháp xâm nhập. Độ nặng bệnh ĐMV được đánh giá theo hẹp khNu kính, số mạch chính vành bị tổn thương và điểm Gensini. Kết quả: PWV của bệnh nhân bệnh ĐMV cao hơn ý nghĩa so với không bệnh (11.65 ± 3.32 so với 8.48 ± 2.08, p < 0.01). PWV là cao hơn khi tổn thương số mạch tăng lên. Tương quan PWV với điểm Gensini (r = 0.63, P < 0.01), với mức hẹp LLT (r = 0.43, p < 0.01), với ĐM mũ (r = 0.53 p < 0.01) và ĐMV phải (r = 0.54, p < 0.01). Với PWV ≥ 12 m/s dự báo bệnh ĐMV có điểm Gensini ≥ 20 với độ nhạy 70% và độ đặc hiệu 72%. Kết luận: Điều tra cắt ngang này đã chứng tỏ độ cứng động mạch đánh giá bằng tốc độ sóng mạch có liên quan với độ nặng bệnh ĐMV.
  6. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 69 A613 Nghiên cứu rối loạn đồng bộ trong thất ở bệnh nhân suy tim bằng phần mềm đồng bộ mô (Tissue Synchronization Imaging – TSI) Quyền Đăng Tuyên, Phạm Nguyên Sơn Viện Tim mạch Quân đội – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 Cơ sở: Doppler mô với phần mềm đồng bộ mô là một phương pháp mới được áp dụng để đánh giá rối loạn đồng bộ trong thất trái. Mục đích nghiên cứu: nhằm khảo sát tình trạng rối loạn đồng bộ tim ở bệnh nhân suy tim bằng phần mềm đồng bộ mô (TSI). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 104 bệnh nhân suy tim và 51 người bình thường làm nhóm chứng. Sử dụng Doppler mô(TVI) và phần mềm hình ảnh đồng bộ mô đánh giá mức độ và tỷ lệ rối loạn đồng bộ tim thông qua các thông số: chênh lệch thời gian của các thành đối diện, chênh lệch lớn nhất thời gian đạt vận tốc tối đa giữa các vùng (Ts-Diff) và độ lệch chuNn của thời gian đạt vận tốc tối đa của 12 vùng thất trái (Ts-SD) trong thì tâm thu. Kết quả nghiên cứu: Ts-Diff và Ts-SD theo phương pháp TSI của nhóm suy tim tăng hơn nhóm chứng (141,83 ± 53,05ms so với 81,92 ± 42,45 ms và 47,05 ± 19,09 ms so với 25,14 ± 14,05 ms; p
  7. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 70 nhóm có LAVI > 32 ml/m2 là 25,8% so với 6,6% ở nhóm LAVI ≤ 32 ml/m2 (p< 0,01). Các yếu tố dự báo độc lập đối với tử vong sau 6 tháng là Killip class ≥2 khi nhập viện (OR= 2.60; 95% CI: 1.21 - 5.12), LAVI >32 ml/m2 (OR= 2.41; 95% CI: 1.18 - 4.57), Tei index (OR= 2,38; 95% CI: 1.07 - 3.57), rối loạn chức năng tâm trương thất trái kiểu hạn chế (OR = 2.32; 95% CI: 1.12 - 4.43), và tiểu đường (OR 2.01; 95% CI: 1.05 - 4.58). Kết luận: Ở các bệnh nhân N MCT cấp, chỉ số thể tích nhĩ trái là một thông số rất có giá trị tiên lượng bệnh. Chỉ số thể tích nhĩ trái tăng là một yếu tố dự báo độc lập đối với tử vong sau 6 tháng ở các bệnh nhân N MCt cấp sau can thiệp ĐMV. A615 Nghiên cứu mối tương quan giữa hình thái và chức năng động mạch cảnh chung trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp Trần Văn Trung Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Bình Định, Nguyễn Đức Công Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh Khoa HSCC Nguyễn Mạnh Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Vữa xơ động mạch cảnh (ĐMC) và tăng huyết áp (THA) là những yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ não nhồi máu não (N MN ). Tuy nhiên, nghiên cứu mối tương quan giữa hình thái và chức năng ĐMC chung (ĐMCC) trên siêu âm Doppler với chỉ số huyết áp ở bệnh nhân N MN có THA còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt N am. Trong nghiên cứu này, 65 bệnh nhân (nam 39, nữ 26) N MN có THA và 30 bệnh nhân N MN không THA (nam 20, nữ 10) có cùng độ tuổi (nhóm chứng) được chNn đoán xác định N MN bằng lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính (CLVT: computed tomography) hoặc tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) đã được siêu âm Doppler ĐMCC phải và trái. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: - Độ dày nội trung mạc trung bình (N TMTB) ĐMCC (P) và (T) ở nhóm N MN có THA (lần lượt là: 1,25 ± 0,58 và 1,32 ± 0,53) cao hơn so với độ dày N TMTB ĐMCC (P) và (T) ở nhóm N MN không THA (lần lượt là: 0,97 ± 0,28 và 0,93 ± 0,21) có ý nghĩa thống kê p < 0,01. - Tỷ lệ tăng độ dày N TM và có mảng vữa xơ ĐMCC (P) và (T) ở nhóm N MN có THA lần lượt là: 92,3%; 83,1% và 18,5%; 29,2% cao hơn so với tỷ lệ tăng độ dày N TM và có mảng vữa xơ ĐMCC (P) và (T) ở nhóm N MN không THA (lần lượt là: 53,3%; 60,0% và 3,3%; 3,3%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05. - Chỉ số sức cản (RI) ĐMCC (P) và (T) ở nhóm N MN có THA (lần lượt là: 0,75 ± 0,08 và 0,75 ± 0,08) cao hơn so với nhóm N MN không THA (lần lượt là: 0,73 ± 0,06 và 0,72 ± 0,06) nhưng có ý nghĩa thống kê ở ĐMCC (T) với p < 0,05. - Có sự tăng độ dày N TMTB, tỷ lệ tăng độ dày N TM và chỉ số RI theo phân độ THA (độ I, II và III) có ý nghĩa thống kê p < 0,05. - Có mối tương quan thuận giữa độ dày N TM với chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở ĐMCC (P) và (T), hệ số tương quan lần lượt là: 0,44; 0,33 và 0,35; 0,31 có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Tóm lại: có sự tăng độ dày N TMTB, tăng tỷ lệ độ dày N TM, có mảng vữa xơ, chỉ số RI ở ĐMCC (P) và (T) ở nhóm bệnh nhân N MN có THA so với nhóm N MN không THA (p < 0,05).
  8. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 71 Đồng thời có mối tương quan thuân khá cao giữa độ dày N TM với chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở bệnh nhân N MN có THA (p < 0,01). A616 Nghiên cứu vai trò tiên lượng sớm của thông số E/Em trên siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Lê Xuân Thận, Trương Thanh Hương Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề: N hồi máu cơ tim ngày càng gia tăng, là một bệnh rất nặng có tỷ lệ tử vong cao. Suy chức năng tâm trương sau N MCT là yếu tố hàng đầu dự báo nguy cơ tử vong. E/Em là một thông số có tương quan tuyến tính chặt chẽ với áp lực mao mạch phổi bít. E/Em được đánh giá một cách đơn giản có thể là một yếu tố giúp tiên lượng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân N MCT Mục tiêu: N ghiên cứu giá trị tiên lượng tỷ lệ sống còn của thông số E/Em ở bệnh nhân N MCT cấp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 206 đối tượng gồm 172 bệnh nhân N MCT cấp tại Viện Tim mạch Việt N am trong năm 2009 và 34 người khỏe mạnh. Kết quả: Vận tốc sóng E ở nhóm N MCT cấp tăng không có ý nghĩa so với nhóm chứng (73,0 ± 23,1cm/s so víi 64,9 ± 17,1cm/s: p > 0,05).Vận tốc sóng Em ở nhóm N MCT cấp giảm rõ rệt so với nhóm chứng (5,7± 1,9 so với 8,5 ± 1,9; p < 0,001, N MCT có thông số E/Em cao hơn nhóm chứng (13,94± 6,06 so với 7,76 ± 1,79: p< 0,001). N MCT có thông số E/Em>15 nguy cơ tử vong cao gấp 5,1 lần nhóm E/Em ≤ 15(RR=5,10; 95%CI 1,16-22,22,p=0,024) qua phân tích đa biên. E/Em khi cộng hợp cùng các yếu tố lâm sàng khác làm tăng giá trị tiên lượng tử vong sau N MCT (Chi-square = 34,39 cao hơn so với Chi – square = 26,52 với p = 0,007). Kết luận: Thông số E/Em là yếu tố tiên lượng độc lập tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim TIM MẠCH CAN THIỆP A702 Đánh giá hiệu quả can thiệp động mạch vành cấp cứu trong nhồi máu cơ tim cấp tại trung tâm tim mạch Huế Nguyễn Lưu Xuân Phương, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Đặt vấn đề: Can thiệp ĐMV cấp cứu ở bệnh nhân N MCT cấp là một phương pháp điều trị tích cực vì mở thông được dộng mạch vành bị tắc cấp. Tuy nhiên, việc triển khai thành công can
  9. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 72 thiệp cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp đòi hỏi nhiều yếu tố: phương tiện, tổ chức và kinh nghiệm của ê kíp can thiệp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu hồi cứu trên 60 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp cấp cứu tại Trung tâm Tim mạch Huế từ năm 2005 đến 2010. Kết quả: tuổi trung bình 65 ± 10.7 với 48 nam và 12 nữ. Động mạch thủ phạm: Liên thất trước trong 28/60=46,67%; ĐM vành phải trong 26/60=43,33% và ĐM Mũ trái trong 6/60=10%. Tắc hoàn toàn (TIMI 0-1) xảy ra nhiều hơn đối với ĐM vành phải (20/26=76,92%) so với LTT (5/28=17,86%). Can thiệp tái mở thông thành công trong 58/60=96.67%. Tắc stent tối cấp xảy ra ở 1 trường hợp và tắc cấp ở 1 trường hợp. Kết luận: Can thiệp cấp cứu điều trị nhồi máu cơ tim cấp có thể đạt tỉ lệ thành công cao nếu bệnh nhân đến sớm và ê kíp can thiệp có kinh nghiệm và tổ chức tốt. A703 Đánh giá bước đầu các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành thì đầu tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa Lê Thế Anh, Lê Văn Cường, Mỵ Huy Hoàng, Lê Văn Sĩ Đơn vị can thiệp tim mạch – Bệnh viện đa khoa Thanh Hoá Mục tiêu: Đánh giá những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp mạch vành cấp cứu tại BVĐK Thanh Hoá từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2010. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: 25 bệnh nhân được chNn đoán nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp mạch vành cấp cứu. Trong đó 24 bệnh nhân được can thiệp thành công với tỉ lệ thành công của thủ thuật là 96%, 1 bệnh nhân tử vong trong bệnh viện (do huyết khối tắc cấp trong Stent) chiếm 4%. Chúng tôi không gặp các biến chứng như đột quỵ, biến chứng tại vị trí tạo đường vào, bệnh thận do thuốc cản quang. Kết luận: Qua đánh giá 25 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành thì đầu chúng tôi thấy bước đầu ứng dụng can thiệp động mạch vành thì đầu trong nhồi máu cơ tim cấp mang lại một số kết quả khả quan, can thiệp thành công (chiếm 96%), 1 ca tử vong. A704 Can thiệp thì đầu trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (4/2009 đến 4/2010) Huỳnh Văn Thưởng, Nguyễn Vĩnh Phương Đơn vị Tim mạch can thiệp – Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa Tóm tắt: Trong 12 tháng, chúng tôi đã chụp và can thiệp 48 trường hợp nhồi máu cơ tim (N MCT) cấp , tỷ lệ nam/nữ là 3/1, tuổi trung bình(60 ±12), nhỏ nhất 33, lớn nhất 86, thời gian từ nhà đến bệnh viện trung bình là 271ph, nhỏ nhất 10ph, lớn nhất 1310ph, thời gian cửa- bóng trung bình là 111ph, nhỏ nhất 60ph, lớn nhất 210ph; Tổn thương LAD chiếm 38,8%, LCX chiếm 2%, RCA chiếm 10,2 %, LAD+LCX chiếm 6,1%, LAD+RCA chiếm 26.5%, LAD+LCX+RCA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2