Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 9
lượt xem 5
download
Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng liên quan tỷ lệ tử vong ngay sau 48 giờ can thiệp động mạch vành qua da.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 9
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 73 chiếm14,3%, can thiệp tổn thương LAD chiếm 59,2%, LCX chiếm 6,1%, RCA chiếm 28,6 %, , tỷ lệ can thiệp mạch vành cấp cứu / chụp mạch vành cấp cứu là 91%, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân N MCT được can thiệp trung bình là 6%, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân N MCT không được can thiệp trung bình là 35%. A705 Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng liên quan tỷ lệ tử vong ngay sau 48 giờ can thiệp động mạch vành qua da Hàn Nhất Linh, Phạm Gia Khải Viện Tim mạch Việt Nam Hoàng Minh Hằng Bộ môn Toán Đại học Y Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ: Can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da đã trở thành phương pháp điều trị thường quy, có hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tiên lượng và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thách thức trong thủ thuật với các biến chứng và đặc biệt là tử vong sau can thiệp. Việc hiểu biết rõ các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân được can thiệp ĐMV là rất quan trọng, giúp thày thuốc có cái nhìn toàn diện hơn và hạn chế được tối đa các biến chứng này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu dọc trên 511 bệnh nhân bị bệnh động mạch vành được can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Việt N am. Một số yếu tố nguy cơ tiên lượng nặng có liên quan đến tỷ lệ tử vong sau 48 giờ đầu làm thủ thuật được phân tích và đánh giá. KẾT QUẢ: Tỷ lệ thành công chung của thủ thuật đạt 97,8%. Tỷ lệ tử vong ngay sau 48 giờ đầu can thiệp chiếm 2,2%. N hững yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong ở bệnh nhân được can thiệp ĐMV là: giới tính với tỷ lệ tử vong của nữ giới cao hơn nam giới; tuổi càng cao nguy cơ càng tăng (tuổi trung bình ở những bệnh nhân có nguy cơ tử vong 68,9 ± 10,2). Bệnh nhân bị suy tim trên lâm sàng mức độ N YHA 2-3 trước khi can thiệp có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với những bệnh nhân suy tim N YHA 1 (p 1,6%), đái tháo đường có tỷ lệ tắc hoàn toàn 1-3 nhánh cao hơn không đái tháo đường (41,7% > 34,1%). KẾT LUẬN: Can thiệp động mạch vành qua da vẫn là biện pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ với tỷ lệ tử vong thấp. Một số yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong là: tuổi cao, giới nữ, suy tim nặng, sốc tim và các mức độ tổn thương động mạch vành có liên quan đến tỷ lệ tử vong sau can thiệp một cách rõ rệt.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 74 A706 Nghiên cứu các ưu nhược điểm của kỹ thuật chụp động mạch vành qua động mạch quay trên 42 bệnh nhân tại bệnh viện Trung Ương Huế Trần Võ Vinh Sơn BV đa khoa tỉnh Khánh Hoà Huỳnh Văn Minh Đại học Y Dược Huế Nguyễn Cửu Lợi Bệnh viện Trung Ương Huế Giới thiệu: Chụp động mạch vành đến nay vẫn được coi là tiêu chuNn vàng trong chNn đoán bệnh lý mạch vành. Đường động mạch đùi là đường tiếp cận kinh điển nhưng cũng có nhiều hạn chế. Cùng với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp y khoa ngày càng tiến bộ, chụp và can thiệp mạch vành qua da từ đường mạch quay đã khắc phục những khó khăn này. Hơn thế, kỹ thuật này ngày càng phát triển rộng rãi và trở thành sự lựa chọn của các nhà tim mạch trẻ trên toàn thế giới. Bệnh nhân: 42 trường hợp có chỉ định chụp mạch vành qua đường mạch quay tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 17/04/2006 đến 11/07/2007 Kết quả: Tỉ lệ thành công là 88%. Hình ảnh chụp ĐMV có độ ngấm hoặc phân bố cản quang chiếm tỉ lệ cao trên 90%. Tính ổn định của đầu ống thông TIG trong ĐMV trái cao hơn so với ĐMV phải có ý nghĩa thống kê (p
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 75 Phương pháp: Tất cả các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2/2007 đến 04/2009 có chỉ định IVUS và có can thiệp được tuyển mộ vào nghiên cứu. N ghiên cứu được tiến hành theo phương pháp cắt ngang, mô tả dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu tim mạch có sẵn. Kết quả nghiên cứu: Có 101 bệnh nhân được sử dụng IVUS để đánh giá sự tắc nghẽn động mạch vành (60,40%), tái hẹp trong stent (15,84%), độ áp sát và độ bung stent (7,92%) và sau can thiệp (15,84%). 77,2% trường hợp ghi nhận thêm những thông tin định tính khác với chụp mạch vành. IVUS cung cấp những thông số khác biệt và sát thực hơn những gì có được qua chụp mạch về: chiều dài tổn thương (20,532 ± 6,85mm sv 17,393 ± 6,9706mm; p = 0,036), đường kính tham khảo đoạn mạch (3,130 ± 0,603mm sv 2,842 ± 0,479mm; p < 0,001), diện tích lòng mạch tối thiểu (3,082 ± 0,728mm2 sv 1,594 ± 1,049mm; p < 0,001) theo thứ tự đó. IVUS xác định cách thức can thiệp (đặt stent: 94,06%), chọn kích thước stent và bóng phù hợp, áp lực bung stent (15,356 ± 2,77 atm) và áp lực bóng nong lại cao (17,198 ± 2,720 atm), tất cả các stent phủ đủ tổn thương, áp sát và bung tốt. Không ghi nhận biến chứng nào do chính IVUS gây ra. Kết luận: IVUS thực sự là công cụ hỗ trợ kịp thời, hiệu quả và an toàn cho can thiệp mạch vành qua da. A708 Nghiên cứu tỷ lệ thành công của can thiệp tổn thương tắc mạn tính động mạch vành tại trung tâm tim mạch Huế Nguyễn Ngọc Sơn , Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch Huế Mở đầu: Tắc động mạch vành mạn tính gặp trong 10-20%các trường hợp can thiệp động mạch vành. Thách thức lớn nhất của bác sĩ can thiệp tim mạch là đưa được dây dẫn qua chổ tắc dù các dụng cụ can thiệp tim mạch ngày càng được cải tiến. Tái thông thành công động mạch vành bị tắc mạn tính sẽ cải thiện tiên lượng dài ngày cho bệnh nhân. Mục đích nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ thành công của việc can thiệp, cũng như mối liên hệ giữa đặc điểm tổn thương với tỉ lệ này . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : N ghiên cứu được thực hiện trên 32 trường hợp tổn thương tắc mạn tính động mahj vành từ 2004 đến 2010 tại Trung tâm Tim mạch Huế. Kết quả: nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân: 20 nam ( 62,5% ) và 12 nữ ( 37,5%). Tỉ lệ thành công là 25/32 bệnh nhân ( 78,1% ). Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào đặc điểm tổn thương: tình trạng vôi hóa và tuần hoàn bàng hệ (p 0,05). Kết luận: Tỉ lệ thành công của tái thông động mạch vành tắc mạn tinh là khá cao 78,1%, phụ thuộc vào tình trạng vôi hóa vôi hóa và tuần hoàn bàng hệ. A709 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện 103 Trần Đức Hùng
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 76 Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Tài Quang Học viện Quân Y. N ghiên cúu 33 bệnh nhân (BN ) chNn đoán bệnh động mạch chi dưới tại mạn tính tại Khoa Tim mạch - Bệnh viện 103 từ tháng 1/2009 đến 7/2010, kết quả cho thấy: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 60 ± 15,9, BN nam chiếm tỷ lệ (75,7%) cao hơn nữ (24,3%). Các BN bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, thuốc lào (69,7%), tăng huyết áp (42,4%) và đa số đều nhập viện ở giai đoạn muộn của bệnh (IIb, III và IV). Vị trí tổn thương hay gặp là động mạch chầy trước (33,3%), chầy sau (29,2%) và động mạch chậu (22,9%). Trong số các bệnh nhân được làm các kỹ thuật can thiệp có 19 bệnh nhân (73,1%) giảm triệu chứng đau khi nghỉ hoặc khi đi lại, có 4 bệnh nhân (15,4%) liền vét loét. A710 Giá trị tiên lượng của các dấu hiệu tái tưới máu cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp dc can thiệp động mạch vành qua da Nguyễn Quang Tuấn Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề. Trong những năm gần đây, đa số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (N MCT) cấp đã được can thiệp động mạch vành (ĐMV) thì đầu và thu được nhiều kết quả rất khả quan. Tuy nhiên giá trị của các dấu hiệu tái tưới máu trong tiên lượng cho bệnh nhân N MCT cấp sau can thiệp mạch vành vẫn chưa được tìm hiểu kỹ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 83 bệnh nhân N MCT cấp được can thiệp ĐMV, sau đó đánh giá dòng chảy mạch vành theo thang điểm TIMI, đánh giá mức độ tưới máu mô cơ tim theo phân độ TMP, đánh giá phục hồi đoạn ST sau can thiệp, và theo dõi các biến cố tim mạch trong thời gian 12 tháng. Kết quả và kết luận. N hững yếu tố tiên lượng tử vong độc lập của bệnh nhân N MCT cấp được can thiệp ĐMV qua da bao gồm: (1) Mức độ dòng chảy trong ĐMV sau can thiệp không cải thiện hoặc chỉ cải thiện 1 phần (TIMI 0-1-2); (2) mức độ tưới máu cơ tim tại mô sau can thiệp không cải thiện (TMP 0-1), và (3) đoạn ST chỉ giảm mức độ chênh lên < 70% so với trước thủ thuật. A711 Liều adenosine tiêm mạch vành trong đánh giá phân số dự trữ lưu lượng vành Đinh Huỳnh Linh, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề. Giãn động mạch vành (ĐMV) tối đa là điều kiện tiên quyết để đánh giá chính xác phân số dự trữ lưu lượng vành (FFR). Mặc dù truyền adenosine liên tục qua đường tĩnh mạch đùi được coi là biện pháp giãn mạch tiêu chuNn, nó đòi hỏi nhiều thời gian và kĩ thuật phức tạp. Tiêm adenosine trực tiếp mạch vành là một kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời cũng có thể
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 77 gây giãn mạch tối đa. Một số tác giả đề xuất liều adenosine 40-60 µg cho ĐMV phải và 60-80 µg cho ĐMV trái, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào kết luận liều adenosine tiêm mạch vành tối ưu. Phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành đo FFR cho 20 bệnh nhân, với tổng cộng 24 tổn thương, sử dụng adenosine tiêm mạch vành để gây giãn ĐMV. Mỗi bệnh nhân được đo FFR hai lần, lần đầu với adenosine liều thấp (40 µg cho ĐMV phải và 60 µg cho ĐMV trái), lần thứ hai với adenosine liều cao hơn (60 µg cho ĐMV phải và 80 µg cho ĐMV trái). Sau đó so sánh adenosine liều thấp và liều cao về giá trị FFR thu được cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Can thiệp mạch vành nếu FFR < 0,8, điều trị nội khoa nếu FFR ≥ 0,8. Kết quả. Trong số 24 tổn thương, có 4 tổn thương ĐMV phải và 20 tổn thương ĐMV trái (tính gộp cả động mạch liên thất trước và động mạch mũ). Với ĐMV phải, liều adenosine không ảnh hưởng đến FFR (FFR tương ứng là 0,90 và 0,87, p=0,1). Với ĐMV trái, FFR khi sử dụng adenosine liều thấp là 0,89 ± 0,05, so với adenosine liều cao là 0,85 ± 0,05 (p0,05). Các biến chứng đều thoáng qua và tự hồi phục. Không gặp biến chứng nặng như ngưng xoang kéo dài, cơn Adam-Stokes, hay blốc nhĩ thất kéo dài. Kết luận. Với ĐMV trái, adenosine tiêm mạch vành liều 80 µg gây hiệu quả giãn mạch tốt hơn liều 60 µg, và không làm tăng tỉ lệ biến chứng do thuốc. A712 Kết quả bước đầu áp dụng đo phân suất dự trữ vành (FFR) để chọn lựa tổn thương cần tái tưới máu trong bệnh động mạch vành Đinh Đức Huy, Hồ Minh Tuấn, Nguyễn Huỳnh Khương, Phạm Nguyễn Vinh Bệnh viện Tim Tâm Đức Mục đích: Hình chụp động mạch vành cản quang và trắc nghiệm gắng sức không xâm lấn có thể không đủ để trả lời được câu hỏi liệu một tổn thương có cần được can thiệp tái tưới máu hay không. Phân suất dự trữ vành (Fractional Flow Reserve-FFR) là chỉ số chuyên biệt và đáng tin cậy để lựa chọn tổn thương cần can thiệp đặt stent với độ nhạy và độ chuyên biệt cao Phương pháp: Từ tháng 11/2009 đến 05/2010, chúng tôi tiến hành đo FFR cho các tổn thương hẹp mạch vành ở những bệnh nhân có bất tương xứng giữa triệu chứng lâm sàng, kết quả trắc nghiệm gắng sức không xâm nhập và hình chụp động mạch vành cản quang. Các tổn thương có FFR ≤ 0.8 được đặt stent; các tổn thương có FFR > 0.8 được tiếp tục điều trị nội khoa. Các biến cố lâm sàng (tử vong, nhồi máu cơ tim, đau ngực) được theo dõi trong thời gian nằm viện và 30 ngày sau thủ thuật. Kết quả: Mười sáu tổn thương mạch vành của 15 bệnh nhân (10 nam, 05 nữ) được đo FFR. Tuổi trung bình là 68. Mười bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định. Tám bệnh nhân có bệnh một nhánh, 4 bệnh nhân có bệnh 2 nhánh và 3 bệnh nhân có bệnh 3 nhánh động mạch vành. Sáu tổn thương có FFR ≤ 0.8 được đặt stent; 10 tổn thương có FFR > 0.8 được tiếp tục điều trị nội khoa. Không có bệnh nhân tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong thời gian theo dõi. Một bệnh
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 78 nhân có tổn thương không can thiệp do kết quả FFR > 0.8 nhập viện lại vì cơn đau thắt ngực không ổn định, sau đó ổn với điều trị nội khoa tích cực. Kết luận: FFR góp phần chNn đoán xác định hẹp có ý nghĩa về chức năng của tổn thương động mạch vành, giúp bác sĩ tim mạch có quyết định chính xác hơn trong lựa chọn tổn thương cần can thiệp đặt stent. A713 Nong van hai lá ở phụ nữ có thai bằng bóng Inoue Phạm Ngọc Oanh Bệnh viện Đức Giang, Hà Nội Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Vũ Điện Biên Viện Tim mạch Quân đội 108. Đặt vấn đề: N hững thay đổi tuần hoàn trong thời kỳ có thai đã thêm một gánh nặng huyết động cho phụ nữ có thai bị hẹp van hai lá (HHL), có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. N ong van hai lá (N VHL) bằng bóng đã trở thành một kỹ thuật rất hiệu quả để điều trị bệnh nhân HHL có thai. N ghiên cứu này giúp đánh giá hiệu quả, độ an toàn của N VHL đối với phụ nữ mang thai và đúa trẻ. Đối tượng và phương pháp: Kể từ 1999 đến hết năm 2009, chúng tôi đã tiến hành N VHL bằng bóng Inoue cho 117 phụ nữ có thai bị HHL khít có triệu chứng (trong tổng số 5700 bệnh nhân HHL được N VHL – chiếm 2.1%) tại Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai. Siêu âm tim qua thành ngực được phối hợp tiến hàn ở một số bệnh nhân nhằm giảm bớt thời gian chiếu tia X. Các thông số về lâm sàng, siêu âm tim, huyết động được đánh giá trước, trong và sau thủ thuật. Tất cả bệnh nhân được theo dõi định kỳ trong thời kỳ mang thai, khi sinh đẻ. N gười phụ nữ sau đẻ và đứa trẻ cũng được theo dõi định kỳ với thời gian theo dõi trung bình là 36 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 27.6 (khoảng 22-42) và thời gian mang thai trung bình (tính đến khi được N VHL) là 24.2 ± 5.6 tuần. Điểm siêu âm tim (Wilkins) trung bình 7.1 ± 2.3. Tỷ lệ thành công về thủ thuật đạt được ở hầu hết các bệnh nhân trừ một trường hợp (0.85%) có biến chứng tràn máu màng tim liên quan đến việc chọc vách liên nhĩ. Kết quả tốt (diện tích lỗ van hai lá MVA sau thủ thuật từ 1.5cm2 trở lên) đạt được ở 95 bệnh nhân (chiếm 81.19 %). Thời gian thủ thuật trung bình 35.25 ± 14.28 phút và thời gian chiếu tia X trung bình là 2.55 ± 1.28 phút (từ 59 giây đến 7 phút 23 giây). Thời gian chiếu tia X ngắn hơn một cách đáng kể ở bệnh nhân có dùng siêu âm tim phối hợp trong lúc N VHL so với nhóm không dùng (2 min 23 sec so với 7 min 23 sec, p< 0.01). Diện tích lỗ van tăng đáng kể từ 0.7 ± 0.3 trước nong van lên 1.8 ± 0.4 cm2 sau nong van(trên siêu âm 2D) (p< 0.01). Chênh áp trung bình qua van hai lá (MVG) cũng giảm đi một cách đánh kể từ 22 ± 6 xuống 8 ± 2 mmHg. Chúng tôi không gặp phải trường hợp nào thai lưu sau nong van. Có 19 bệnh nhân chuyển dạ sớm và trong tổng số bệnh nhân có 47 đẻ đường dưới và 70 được phẫu thuật lấy thai. Sau thời gian theo dõi trung bình 36 tháng (từ 3 tới 60 tháng) tất cả số trẻ em đều phát triển khá bình thường và không có những dị tật nào được ghi nhận.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 79 Kết luận: Phương pháp N VHL bằng bóng Inoue là phương pháp có hiệu quả, an toàn trong điều trị bệnh nhân có thai bị HHL. Đây là phương pháp nên được ưu tiên lựa chọn hàng đầu để điệu trị bệnh nhân HHL mang thai. Dùng siêu âm tim phối hợp có thể làm giảm thời gian chiếu tia X. A715 Stent động mạch vành và phẫu thuật ngoài tim Lê Tùng Lam Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh nhân nữ 59 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, vào viện vì cơn đau ngực điển hình. Bệnh nhân được chNn đoán nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên, và được đặt một stent phủ thuốc ở động mạch liên thất trước. Một giờ sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân xuất hiện đau bụng và nôn. Một ngày sau can thiệp, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thiếu máu nặng (hồng cầu 2,55 T/L, Hb 60 g/L), suy thận cấp, đau bụng tăng dần. Siêu âm ổ bụng phát hiện một khối kích thước 6 x 7 x 11 cm ở hố thắt lưng phải. Chụp cắt lớp vi tính chNn đoán xác định vỡ khối u thận phải. Xử trí: ngừng clopidogrel, truyền máu, duy trì aspirin. Bệnh được chuyển vào phòng mổ trong tình trạng huyết động ổn định, suy thận độ III. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ thận phải, kết quả sinh thiết cho thấy tổ chức viêm và hoại tử. Sau phẫu thuật, tình trạng huyết động ổn định (có dùng vận mạch). Tình trạng thiếu máu cải thiện, người bệnh không cần truyền thêm máu. Chạy thân nhân tạo vào ngày thứ 3 và thứ 8 sau can thiệp mạch vành. N gười bệnh tiến triển tốt, tiểu nhiều (2200 mL/ngày). Sau phẫu thuật 2 ngày, người bệnh được dùng clopidogrel trở lại, không có biến cố chảy máu. Bệnh nhân cũng không còn đau ngực hay biến đổi điện tâm đồ trong thời gian nằm ở đơn vị cấp cứu mạch vành. Bệnh nhân được xuất viện vào ngày 25 sau can thiệp, điều trị ngoại trú bằng hai thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. A716 Hoạt động tim mạch can thiệp tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa năm 2009-2010 Huỳnh Văn Thưởng, Nguyễn Vĩnh Phương Đơn vị Tim mạch can thiệp – Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa Sau hơn một năm triển khai( 02/2009-06/2010), chúng tôi tiến hành đánh giá bước đầu các hoạt động tim mạch can thiệp tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Có 447 bệnh nhân làm các thủ thuật tại đơn vị tim mạch can thiệp. Số lượt bệnh nhân chụp mạch vành là 421, can thiệp mạch vành 254, chụp động mạch thận 37, chụp động mạch chi 7, đặt máy tạo nhịp 12, bít dù còn ống động mạch 3 ca. Bệnh nhân nam giới chiếm tỷ lệ 59.73%, nữ chiếm 40.27%, tập trung ở độ tuổi từ 60 – 79 tuổi. Yếu tố nguy cơ thường gặp là hút thuốc lá và tăng huyết áp. Chỉ định chụp mạch vành nhiều nhất ở nhóm bệnh nhân đau thắt ngực. Đường vào động mạch quay và đùi có tỷ lệ gần bằng nhau. Kết quả chụp mạch vành, tổn thương 1 nhánh chiếm 41.43% trường hợp, 2 nhánh 43.84% và 3 nhánh 11.73%.Tổn thương theo thứ tự nhánh chính thất trái, liên thất trước, nhánh mũ và nhánh vành phải là 2,63; 38,24; 17,72; và 24,03, hầu hết là tổn thương type B. Tỷ lệ chụp mạch vành có tổn thương là 81.03% ở nhóm nghiệm pháp gắng sức (N PGS) dương tính, ở nhóm N PGS (-) tỷ lệ chụp có tổn thương là 14.27%. Số ca có chỉ
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 80 định can thiệp chiếm 73.52%, điều trị nội khoa là 26.48%. Có 77.16% trường hợp chụp và can thiệp cùng lúc, 12.84% trường hợp can thiệp thì 2. N hánh liên thất trước được can thiệp nhiều nhất với tỷ lệ 38.24%, sau đó là động mạch vành phải 24.03% và nhánh mũ 17.72%. Đặc biệt, chúng tôi can thiệp thân chung động mạch vành trái 4 ca, tắc mạn tính (CTO) 27 ca. Kỹ thuật đặt stent cổ điển áp dụng ở 60.75% trường hợp, đặt stent trực tiếp 13.92% và nong bóng sau đặt stent 25.33%. Số lượng cản quang trung bình đối với 1 ca chụp là 90.82ml và can thiệp là 162.38ml. Biến chứng, chúng tôi gặp co thắt mạch vành 1 ca, biến chứng mạch máu 4 ca, shock do cường phế vị 2 ca, thủng mạch vành 4 ca (can thiệp tắc mạn tính), bóc tách sau đặt stent 2 ca, nhồi máu cơ tim sau can thiệp 1 ca và huyết khối bán cấp trong stent 3 ca do ngưng thuốc. Các biến chứng đã được phát hiện và xử trí kịp thời. A717 Khảo sát tắc động mạch quay sau chụp động mạch vành qua đường mạch quay bằng siêu âm Doppler tại bệnh viện Trung Ương Huế Trần Võ Vinh Sơn Bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà Huỳnh Văn Minh Đại học Y Dược Huế Nguyễn Cửu Lợi Bệnh viện Trung Ương Huế Giới thiệu: Chụp động mạch vành đến nay vẫn được coi là tiêu chuNn vàng trong chNn đoán bệnh lý mạch vành. Khảo sát biến chứng tắc động mạch quay và khả năng tự phục hồi sau thủ thuật nhằm nghiên cứu mặt hạn chế và khả năng khắc phục cuả kỹ thuật chụp động mạch vành qua đường mạch quay. Đối tượng: 42 trường hợp có chỉ định chụp mạch vành qua đường mạch quay tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 17/11/2006 đến 11/10/2007 Kết quả: Tỉ lệ thành công là 88%. KhNu kính động mạch quay từ 2,53mm đến 3,22mm chiếm tỉ lệ 69,1%. Có sự tương quan thuận nhẹ giữa khNu kính động mạch quay với chiều cao. Ống thông 5F dùng thích hợp cho mọi bệnh nhân, tương thích với khNu kính động mạch quay ở đa số trường hợp. Biến chứng tắc mạch chiếm tỉ lệ 5,4% nhưng không có triệu chứng lâm sàng và không có trường hợp nào thiếu máu cục bộ bàn tay. Kết luận: Chụp động mạch vành qua đường mạch quay có nhiều ưu điểm. Biến chứng tắc động mạch quay không phải là giới hạn cho việc áp dụng chụp mạch vành qua đường động mạch quay mà chính tỉ lệ thất bại cũa kỹ thuật (do bất thường giải phẫu, co thắt mạch...) có thể lên đến 3-7% là giới hạn chủ yếu của đường động mạch quay.
- Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 81 A718 Nghiên cứu vai trò của thang điểm SYNTAX trong tiên lượng bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da Nguyễn Hồng Sơn Bệnh viện bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề: Trong thực hành, lựa chọn phương pháp can thiệp nào là tối ưu trước những trường hợp tổn thương mạch vành phức tạp cả 3 thân, tổn thương thân chung, bệnh mạch vành trên bệnh nhân tiểu đường… vẫn còn đang là những thách thức và trăn trở cho những nhà can thiệp tim mạch. Thang điểm SYN TAX ra đời năm 2005 đã được các nghiên cứu trên thế giới chứng minh có nhiều ưu điểm vượt trội trong việc tiên lượng để giúp lựa chọn bệnh nhân cho can thiệp động mạch vành (ĐMV). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 307 bệnh nhân can thiệp ĐMV qua da tại Viện Tim mạch quốc gia Việt N am trong thời gian từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 2 năm 2008. N ghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích so sánh và theo dõi dọc với thời gian trung bình 18 tháng. Tổn thương trên ĐMV trên chụp mạch được phân tích và tính tổng điểm cho từng bệnh nhân và chia thành các nhóm theo thang điểm SYN TAX thấp, trung bình, cao theo điểm tương ứng là dưới 23, cho đến 32 và trên 32. Cách tính thang điểm SYN TAX, sau khi lựa chọn số vị trí tổn thương ĐMV, lựa chọn tiếp theo tính chất thương tổn, huyết khối, vôi hóa, độ dài... máy tính sẽ cho tổng số điểm và ước tính tỷ lệ các biến cố chính sau một năm giữa phẫu thuật và can thiệp. Các biến cố chính tim mạch được phân tích theo cách phân tích sống còn để đánh giá giá trị tiên lượng của tháng điểm SYN TAX. Kết quả: Thang điểm SYN TAX là thang điểm có khả năng dự báo các biến cố tim mạch trên bệnh nhân can thiệp ĐMV qua da, những bệnh nhân trước can thiệp có điểm SYN TAX càng cao thì nguy cơ tử vong cũng như xuất hiện các biến cố tim mạch chính sau can thiệp càng lớn, cụ thể là: Bệnh nhân có điểm SYN TAX > 32 sau hai năm có tỷ lệ tử vong là 26,3% và các biến cố tim mạch chính là 42,1%, lớn hơn một cách đáng kể (p 70, tần số tim lúc nhập viện > 100 ck/phút, sốc tim, CK và CK-MB đỉnh > 8 lần giới hạn cao của bình thường, TIMI không cải thiện sau can thiệp. Kết luận: Thang điểm SYN TAX có giá trị trong tiên lượng bệnh nhân sau can thiệp ĐMV. Can thiệp ĐMV có lợi ích ở những bệnh nhân có điểm SYN TAX thấp < 32. Thang điểm này nên được dùng để để đưa ra chỉ định tổi ưu cho bệnh nhân bị bênh ĐMV.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chẩn đoán và xử trí Tiền Đái tháo đường
6 p | 141 | 19
-
HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 5)
6 p | 117 | 16
-
Rối loạn chuyển hóa đường ở người cao tuổi
2 p | 150 | 14
-
Vữa xơ động mạch (Atherosclerosis) (Kỳ 1)
6 p | 98 | 9
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 1
9 p | 87 | 9
-
Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Subacute infective endocarditis) (Kỳ 2)
8 p | 103 | 7
-
TÁCH THÀNH ĐỘNG MẠCH CHỦ (Kỳ 2)
7 p | 102 | 7
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 10
3 p | 97 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 8
9 p | 76 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 7
9 p | 104 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 5
9 p | 65 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 4
9 p | 73 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 2
9 p | 84 | 6
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 6
9 p | 69 | 5
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường trong y học p2
12 p | 77 | 5
-
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 3
9 p | 85 | 4
-
Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở cán bộ công nhân viên Tổng công ty Xây dựng số 1
8 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn