intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lạm dụng thức ăn nhanh trong xã hội hiện đại

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

58
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này nhằm cho mọi người nhận thức được tình hình nguy cấp của việc lạm dụng thức ăn nhanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm những phương pháp, những cách thức để thay thế thức ăn nhanh mà công năng cũng tiện lợi như fast food. Thêm vào đó, góp phần lan toả và giảm đi tình trạng này để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lạm dụng thức ăn nhanh trong xã hội hiện đại

  1. LẠM DỤNG THỨC ĂN NHANH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Trần Tuyết Anh1, Trương Thị Huỳnh Hương2 1 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 2 Khoa Quản trị Du lịchNhà hàngKhách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Trần Nguyên Nhung TÓM TẮT Trong cuộc sống hiện đại và tất bật ngày nay, thức ăn nhanh (fast food) đang thu hút đông đảo phần lớn người dùng, đặc biệt là ở giới trẻ. Được ưa chuộng bởi sự tiện lợi do tiết kiệm được thời gian, mùi vị hấp dẫn, giá cả lại phải chăng nên thức ăn nhanh rất được lựa chọn tiêu dùng. Cũng chính những ưu điểm đó mà việc lạm dụng thức ăn nhanh đang trở nên nghiêm trọng. Bởi việc sử dụng thức ăn nhanh để thay thế cho các bữa ăn chính hoặc ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khiến cho vấn đề này đang trở thành mối lo ngại hàng đầu đối với sức khỏe người dùng. Bài nghiên cứu này nhằm cho mọi người nhận thức được tình hình nguy cấp của việc lạm dụng thức ăn nhanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm những phương pháp, những cách thức để thay thế thức ăn nhanh mà công năng cũng tiện lợi như fast food. Thêm vào đó, góp phần lan toả và giảm đi tình trạng này để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Từ khóa: Fast food, phương pháp, sức khỏe, thức ăn nhanh, tiện lợi. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng trở nên bận rộn và vội vã, cùng với đó, con người cũng ngày càng ưa chuộng những sự tiện lợi, nhanh gọn. Việc phải sử dụng thời gian sao cho hợp lý với mức công việc hàng ngày của mình là vô cùng cần thiết. Tiêu thụ thời gian cho các hoạt động hàng ngày bao gồm nhiều việc, trong đó có thể kể đến là các bữa ăn của con người. Ngoài việc phải được ăn ngon, có đủ chất thì còn cần phải tốn ít thời gian. Hiểu được điều ấy, nhiều thương hiệu đã phát triển và cho ra đời nhiều loại thức ăn nhanh (fast food) để phục vụ tối đa nhu cầu của con người. Trước đây, thức ăn nhanh được mua và tin dùng rất nhiều ở nước ngoài, từ khi có sự hội nhập giao thương với nước ngoài, thì các loại thức ăn nhanh cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam qua các cửa hàng gà rán KFC, Lotteria,… Giờ đây, có thể nói thức ăn nhanh đã trở thành một món ăn rất phổ biến và quen thuộc với mọi người trên thế giới. Trào lưu sử dụng thức ăn nhanh đã bùng nổ ở các thành phố lớn và đang có xu hướng xâm lấn thị trường thức ăn truyền thống. Không thể phủ nhận sự tiện lợi của thức ăn nhanh trong xã hội hiện đại, tuy nhiên, nếu lạm dụng đồ ăn này quá mức, sẽ dẫn đến những nguy cơ khó lường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề để tìm ra những giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thức ăn nhanh là một vấn đề cần thiết góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 2004
  2. 2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng về việc lạm dụng thức ăn nhanh trên thế giới Trên thế giới, Mỹ là nước có ngành công nghiệp thức ăn nhanh và lạm dung thức ăn nhanh nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của Trung tâm thống kê y tế Hoa Kỳ (NCHS), từ năm 2013-2016 có 36,6% người trưởng thành - khoảng 85 triệu người tiêu thụ thức ăn nhanh trong một ngày nhất định. Tỷ lệ này cao hơn đối với những người trong độ tuổi từ 20 đến 39 (44,9%) và từ 40 đến 59 tuổi (37,7%). Có 34% trẻ từ 2 đến 19 tuổi tại Hoa Kỳ ăn thức ăn nhanh mỗi ngày. Các nhà hàng thức ăn nhanh ở Mỹ liên tục phục vụ trên 50 triệu khách mỗi ngày. Và theo nhật báo The Mercury News (Karen D’Souza, 2018), một báo cáo từ Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), 22,7% người Mỹ dùng bữa sáng bằng một chuỗi thức ăn nhanh. Đối với bữa trưa, 43,7% người Mỹ cũng sẽ lựa chọn những bữa ăn nhanh chóng và 42% sẽ lặp lại điều này cho bữa tối. 22,8% khác thì dùng thức ăn nhanh cho bữa ăn nhẹ. Gần nửa số đàn ông, 48,3% ăn trưa bằng thức ăn nhanh vào bất kì các ngày (trong khi chỉ 39,1% phụ nữ làm như vậy). Ở Úc, theo tờ báo Business Insider (Chris Pash, 2016), một báo cáo về lượng thức ăn nhanh trung bình mỗi tuần của người Úc cho biết trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 2,7 khẩu phần thức ăn nhanh tùy ý mỗi ngày, tương đương với tiêu thụ 19 khẩu phần trong một tuần. Con số này đã vượt qua so với khuyến nghị tối đa trung bình là 0-2.5 khẩu phần một ngày. Theo thống kê của General Social Survey (Canadians at work at home), 2016, có 54% người Canada sử dụng thức ăn nhanh thay thế bữa ăn chính ít nhất mỗi tuần một lần hoặc hơn thế. 40% người dân nói rằng họ sử dụng thức ăn nhanh vì sự thuận tiện phù hợp với đa số mọi người và họ không có thời gian để nấu ăn hoặc không thích / biết nấu ăn. Lạm dụng thức ăn nhanh đang dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển. 2.2 Thực trạng về việc lạm dụng thức ăn nhanh tại Việt Nam Tại Việt Nam, nhắc tới thức ăn nhanh là nhắc tới những món gà rán, pizza. Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) năm 2019, tổng doanh thu năm 2018 của 5 chuỗi thức ăn nhanh KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut hay The Pizza Company đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Qua khảo sát thực tế tại thị trường Việt Nam của Công ty Ogilvy & Mather châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: ‚Có đến 51,4% người tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang ưa chuộng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn‛. Ông David Elworth, với vai trò Giám đốc kế hoạch, phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Ogilvy & Mather, phát biểu tại cuộc hội thảo ‚Những xáo trộn về thói quen ăn uống‛ được tổ chức tại TP HCM ngày 4/12: ‚Trong các cuộc phỏng vấn gần 400 người tiêu dùng Việt Nam, có đến 35% người ăn tại quán hơn 3 lần/tuần (TP HCM: 51,4%, Hà Nội 18,6%), 50% người cho biết họ ăn lặt vặt suốt cả ngày thay vì trước đây chỉ ăn 3 bữa ăn chính. Trong khi đó đến 70% trẻ em cũng ăn uống không điều độ.‛ Bên cạnh đó, các loại mì, phở, bún ăn liền cũng là một loại thức ăn nhanh. Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu tại châu Á (Thuận Hải, 2012), (Anh Vũ, 2012). Số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho biết ước tính trong năm 2018 người Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỉ 2005
  3. gói mì, xếp thứ 5 thế giới. Nếu tính dân số 95 triệu dân vào năm 2018 thì trung bình một người Việt ăn gần 55 gói mì một năm, cao hơn cả quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ mì gói là Trung Quốc (31 gói), Indonesia (46,4 gói), Nhật Bản (45,8 gói). Cũng theo WINA, trong bốn năm trở lại đây, mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Điều này cho thấy sự phổ biến, ưa chuộng và tiêu dùng quá nhiều thức ăn nhanh của người Việt Nam. Người Việt Nam đang ngày càng sử dụng nhiều các loại thức ăn nhanh, có thể nói là quá lạm dụng vào nó. Đã có một sự thay đổi lớn trong thói quen ăn uống, cách ăn, đặc biệt là ở các thành thị lớn. Nhưng sự thay đổi này không theo sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. 2.3 Nguyên nhân thức ăn nhanh được ưa chuộng và lựa ch n TS. Trịnh Hòa Bình - năm 2014 đã cho biết: ‚Tâm lý phổ biến hiện nay của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng là chuộng ‚đồ Tây‛, tất nhiên trong đó có thức ăn ‚Tây‛. Việc sử dụng ‚đồ Tây‛ được xem như một phương tiện thể hiện đẳng cấp, phong cách sành điệu so với người chung quanh. Truyền thống ẩm thực Việt Nam khác xa phương Tây, thức ăn nhanh khi xuất hiện trên thị trường đã tạo nên sự khác biệt. Người dân tò mò, muốn thử xem món ăn này như thế nào. Tâm lý được ăn ở một nhà hàng sang trọng, đẳng cấp rõ ràng đã chi phối không nhỏ tới một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ. Tiếp đến là việc phản ứng tâm lý theo kiểu ‚dây chuyền‛ cũng là một tác nhân khiến cho giới trẻ đổ xô tới các cửa hàng thức ăn nhanh‛. Có thể nói, các thương hiệu thức ăn nhanh đã đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng thích ‚sính ngoại‛, ‚tâm lý đám đông‛ của một bộ phận thị trường tiêu dùng dồi dào người trẻ. Với nguồn lực tài chính, các thương hiệu lớn dễ dàng lựa chọn những vị trí đắc địa, đầu tư trang trí nội thất cũng như có các hình thức quảng bá, marketing hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2017, ‚khách hàng của các cửa hàng fast food này chủ yếu là các bạn thanh thiếu niên, khi đã ăn quen họ luôn có cảm giác thèm các loại thức ăn này, vì fast food là những thức ăn không mất thời gian chế biến, tiện dụng, có thể vừa ăn vừa tán chuyện, hương vị khá ngon, màu sắc hấp dẫn, cộng thêm nhiều chương trình quảng cáo trẻ trung hết sức bắt mắt và những hình thức khuyến mại dễ hợp lòng người, đã níu chân nhiều bạn trẻ mỗi khi đi qua các cửa hàng này. Ăn đồ ăn nhanh đang là một xu hướng của giới trẻ tại các thành phố lớn, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện của lối sống hiện đại‛. Ngày nay, các thương hiệu thức ăn nhanh đang phát triển mạnh mẽ và có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ta có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng KFC, Lotteria, Burger King, Pizza Hut, Subway… ở nhiều nơi. Các cửa hàng này còn nhận tổ chức tiệc sinh nhật, họp mặt nếu ai có nhu cầu. Ngoài ra, có các dịch vụ giao hàng tận nơi vô cùng tiện lợi, khách hàng không cần đến nơi bán mà vẫn có thể thưởng thức những món ăn yêu thích của mình ngay tại nhà. Tất cả những điều trên đã góp phần làm thức ăn nhanh ngày càng được ưa chuộng và lựa chọn nhiều. 2.4 Hậu quả của việc lạm dụng thức ăn nhanh Sự lên ngôi của thức ăn nhanh trong thời đại công nghiệp hiện nay đã trở thành một thực tế không thể phủ nhận. Và chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì đang ngày càng 2006
  4. gia tăng. Đó là hậu quả từ việc lạm dụng thức ăn nhanh. Bệnh béo phì sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý về rối loạn chuẩn hóa như rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tim mạch, suy thận, bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đột quỵ… ở người lớn. Theo một báo cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ, ‚so với việc hoàn toàn không sử dụng fast food, nguy cơ bệnh tim mạch tăng hơn 20% ở những người dùng fast food 1 lần/tuần. Nguy cơ này tăng lên 50% đối với những người tiêu thụ fast food 3 lần/tuần và tăng đến 80% với những người dùng nhiều hơn thế‛. Ở trẻ nhỏ, khi ăn quá liều lượng hay ăn thường xuyên thức ăn nhanh sẽ dễ dẫn đến bệnh béo phì. Mà bệnh béo phì ở trẻ cũng sẽ gây ra hiện tượng dậy thì sớm và các đứa trẻ này sẽ bị dừng phát triển chiều cao sớm. Điều này không tốt ở trẻ nhỏ. Trẻ em béo phì có thể mặc cảm tự ti về ngoại hình của mình, lười vận động. Do vậy, cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của trẻ không bằng các đứa trẻ khác và khả năng tập trung cũng kém hơn. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng xương và răng của trẻ nhỏ. Theo Báo cáo tình hình trẻ em thế giới, ‚việc trẻ em tiếp xúc với thực phẩm không lành mạnh càng trở nên đáng báo động. Tỷ lệ trẻ em và vị thành niên bị thừa cân và béo phì ngày càng tăng trên thế giới. Từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ trẻ em thừa cân từ 5 đến 19 tuổi đã tăng gấp đôi, từ 1 trong 10 trẻ thành 1 trong 5 trẻ. So với năm 1975, ngày nay số trẻ em gái ở nhóm tuổi này mắc bệnh béo phì tăng gấp 10 lần và trẻ em trai tăng gấp 12 lần‛. Ở Việt Nam, đặc biệt là thức ăn nhanh đường phố ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh tật từ việc nhiễm khuẩn khói bụi đường phố, chế biến không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguyên liệu làm thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ hay lây nhiễm từ chính người buôn bán tác động làm cho thức ăn bị nhiễm bẩn thì người ăn sẽ chịu mọi hậu quả. 3 GIẢI PHÁP 3.1 Không nên ăn thường xuyên thức ăn nhanh, hạn chế khẩu phần ăn Thức ăn nhanh đem lại sự tiện lợi cho con người trong cuộc sống bận rộn, nhưng cũng tiềm tàng những nguy hại cho sức khỏe nếu ăn một cách thường xuyên, liên tục hàng ngày. Vì thế, một trong những giải pháp cần thực hiện ngay chính là giảm thiểu việc ăn uống thức ăn nhanh cũng như khẩu phần ăn. Thay vì chọn khẩu phần ăn loại lớn, thì chọn loại nhỏ và ít hơn. Thay vì ăn liên tục hàng ngày thì chỉ nên ăn 1 lần/tháng. 3.2 Mang theo đồ ăn bên người Những lúc bận rộn, con người thường hay ăn thức ăn nhanh. Nhưng vẫn có những cách để hạn chế điều này. Chúng ta nên tự nấu ăn ở nhà và mang theo để ăn khi đi làm hoặc đi học để ăn sáng, ăn trưa vừa tốt cho sức khỏe, tiết kiệm tiền cũng như rèn luyện khả năng nấu nướng. Bên cạnh đó, cũng có thể mang theo bên người một số đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như các loại hạt đậu, socola đen, rong biển sấy… để khi đói thì lấy ra ăn, hoặc ăn lót dạ trong khi chờ đến bữa ăn chính. Như vậy sẽ không đói, và giảm cảm giác thèm ăn, cũng như không ăn thức ăn nhanh nữa. Những bữa tối, thay vì ra cửa hàng thức ăn nhanh ăn thì nên tự nấu nướng và ăn ở nhà cũng rất tốt. 2007
  5. 3.3 Slow food Có thể nói đây là một khái niệm đối lập với ‚fast food‛. Thay vì lựa chọn sự tiện lợi nhất thời thì khái niệm này hướng người dùng đặt niềm tin vào những giá trị lâu đời của nền ẩm thực truyền thống. ‚Slow‛ nghĩa là chậm chạp, ở đây có thể hiểu là nấu chậm, ăn chậm, tốt cho sức khỏe và ít gây hại đến môi trường. Các món ăn được chú trọng việc chế biến theo các phương pháp truyền thống như ninh, hầm, kho… sẽ giữ được nét đặc trưng của mùi vị cũng như chất lượng của món ăn. Tuy các phương pháp chế biến này tốn nhiều thời gian nhưng lại tốt cho sức khỏe của người dùng. Ưu tiên sử dụng các nguyên liệu địa phương, thực phẩm theo mùa vừa dễ mua mà nhờ vào việc ăn thuận theo tuần hoàn tự nhiên còn có thể giúp cho các nguyên liệu thực phẩm có thể tự sinh sản và tăng trưởng mà không cần sự hỗ trợ của các hóa chất giúp bảo vệ môi trường. Phong trào này khuyến khích việc ăn chậm lại để thức ăn nạp vào cơ thể hoạt động tốt hơn, vừa có thể thưởng thức hương vị món ăn đúng nghĩa hơn lại có thể tận hưởng bầu không khí bữa ăn cùng mọi người và cũng để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Tự nấu ăn ở nhà vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, tốt cho sức khoẻ, vừa hợp khẩu vị, lại có thể tiết kiệm chi phí và các khoản chi phí phát sinh khi đi ăn uống bên ngoài như chi tiêu cho giải trí, mua sắm… 3.4 Thay đổi thói quen ăn uống khi đi ra ngoài Sử dụng thức ăn nhanh một cách khoa học. Mặc dù chúng ta nên hạn chế ăn uống ở ngoài nhưng vẫn có những trường hợp bất đắc dĩ vẫn phải sử dụng thức ăn nhanh thì bạn vẫn có thể hoàn toàn lựa chọn các loại thức ăn ít có hại nhất Đối với đồ uống, hãy hạn chế uống nước ngọt có gas, có hàm lượng đường cao mà hãy thay bằng các loại trà, hồng trà, nước ép trái cây, sinh tố, nước lọc… và có thể giảm lượng đường khi uống. Thay các loại sữa có gốc động vật bằng các loại sữa hạt, sữa thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Đối với đồ ăn, hãy ưu tiên ăn nhiều chất xơ nhất có thể. Khi đi ăn tập thói quen ăn kèm với những thực phẩm giàu vi chất. Ăn kèm các loại rau củ quả như xà lách, giá đỗ, củ cải muối… vừa bổ sung thêm chất xơ, vừa làm chậm quá trình hấp thụ tinh bột và thúc đẩy tiêu hóa. Hãy ăn với thực đơn với món khai vị là các loại salad cùng với món ăn chính vừa đủ no và kết thúc với tráng miệng là trái cây thì sẽ cung cấp đủ các chất xơ, chất khoáng cho cơ thể. Tóm lại, các loại thức ăn nhanh (fast food) đã góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tiện lợi và thoải mái hơn. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chúng cũng mang lại một số nguy hại nếu con người quá lạm dụng vào thức ăn nhanh. Bất cứ một cái gì cũng đều không tốt nếu quá lạm dụng, để rồi mất đi giá trị ban đầu của nó. Chính vì vậy, việc nấu các bữa ăn truyền thống với các thực phẩm tươi ngon và đầy dinh dưỡng sẽ tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều mà còn tiết kiệm chi phí. Chúng ta nên tiêu dùng thức ăn nhanh một cách khoa học và không nên lạm dụng vào nó để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 2008
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cheryl D. Fryar, M.S.P.H., Jeffery P. Hughes, M.P.H., Kirsten A. Herrick, Ph.D., MSc., and Namanjeet Ahluwalia, Ph.D (2018). Fast food Consumption Among Adults in the United States, 2013 ” 2016, Luận án tiến sĩ, Centers for Disease Control and Prevention. [2] Người Lao động (2000). Thói quen ăn uống của người Việt Nam đang bị xáo trộn, [3] Nutrilite. Dân văn phòng và văn hóa thức ăn nhanh, [4] Statistics Canada (2016). Eating out: How often and why? [5] Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2017). Thức ăn nhanh ” tiện nhưng không lợi, [6] Wikipedia. Mì ăn liền, 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2